ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Kêu gọi hợp tác, TQ vẫn không ngừng gây bất ổn (TVN 28/1/2016)-TQ hứa hẹn lợi ích 'khủng' nhưng toan tính khó lường (TVN 28/1/2016)-3.000 tỷ USD cất kho: Trung Quốc không ngán Mỹ (Vef 28/1/2016)-Đe dọa đáng sợ mới của Triều Tiên (VNN 28/1/2016)-Nga ráo riết truy bắt kẻ bắn phi công Su-24 (VNN 28/1/2016)-Trung Quốc xuống đáy lịch sử: Mối đe dọa toàn cầu (BVN 28/1/2016)-V.Minh-Lào tuyên bố sẽ hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông (BVN 27/1/2016)-Đức Huy-
- Trong nước: Danh sách ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 12 (VNN 26-1-16) 14 Bộ trưởng dự kiến sẽ nghỉ (TBKTSG 26-1-16) Bảy Ủy viên Bộ Chính trị tái cử Trung ương khóa XII (TP 26-1-16)-5 đồng chí lãnh đạo Bộ Công an được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (CAND 26-1-16)- Những lãnh đạo doanh nghiệp trong Ban chấp hành Trung ương khóa mới (BizLive 26-1-16) -Điểm danh Ủy viên Trung ương tuổi 40 (BizLive 16-1-16)-'Tái cử nhưng không trúng cử là chuyện rất bình thường' (VTC 26-1-16) -- Vũ Ngọc Hoàng 4/5 trường hợp 'đặc biệt' trúng cử (VTC 1-1-16) -- Huỳnh Phong Tranh -Bộ Quốc phòng có nhiều ủy viên Trung ương nhất (VnEx 27-1-16)-Tôi bất ngờ khi gần 100% đại biểu bầu làm Tổng bí thư' (VNN 28/1/2016)-Tổng bí thư: Sẽ gần dân, trọng dân, vì dân (VNN 28/1/2016)-
- Kinh tế: Giảm biên chế: Khéo lại né ‘hậu duệ’, loại người tài? (TVN 28/1/2016)-Mốt đặc sản gà ri ăn tết: Cháy hàng, lãi lớn (VNN 28/1/2016)-
- Giáo dục: Bệnh thành tích đang kéo giáo dục Việt Nam tuột dốc (GD 26-1-16)
- Phản biện: Lãnh đạo và cầm quyền (viet-studies 26-1-16)-Giáp Văn Dương- Đại hội Đảng: Hy vọng của dân chúng không phải là của đảng viên (RFA 25-1-16) - PVVũ Hồng Lâm,-Đại hội 12: ‘Thái tử đảng’ thắng thế (VOA 26-1-16)-Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII - Những điều cần nhìn lại, từ phía người dân (RFA Blog/Song Chi 26-1-16) -Tàn cuộc, hạ màn (Diễn Đàn 27-1-16)-TBT Trọng tái cử: phân bổ nhân sự và đường lối (BBC 27-1-16) --. Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư (VOA 27-1-16) -- Bài này cho biết ý kiến của vài "nhà quan sát" Trung Quốc- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, củng cố thêm quyền lực (VOA 27-1-16) -Ủy viên BCH TƯ khóa 12 Lê Viết Chữ: "Bối cảnh năm 2016 khác xa so với năm 1986" (infonet 27-1-16)-Tổng bí thư phải có phẩm chất đặc biệt (VNN 27-1-17) -Ý tưởng 1 (BVN 28/1/2016)-Nguyễn Văn Thạnh-Nước ta có thể giải được bài toán Trung Quốc không? (BVN 28/1/2016)-Giang Đoàn Lê-Bức tranh tương lai của Việt Nam sau Đại hội XII Đảng CSVN (BVN 27/1/2016)-Trần Quý Cao-Thư gửi công dân Nguyễn Phú Trọng và công dân Nguyễn Sinh Hùng (BVN 27/1/2016)-Vi Toàn Nghĩa-‘Ổn định chính trị’ – từ nhận thức đến hành động (BVB 28/1/2016)-Bùi Văn Bồng-Ổn định cái gì, hay ‘ổn định cho…ổ chuột’? (BVB 28/1/2016)-BBC-‘Thái tử’ vào Trung ương – thỏa thuận nội bộ đảng? (BVB 28/1/2016)-Đất Việt/VOA-Tổng Bí thư tái cử và nhân sự, đường lối (BVB 28/1/2016)-BBC-Hụt hẫng Đại hội 12? (BVB 27/1/2016)-TS Đoàn Xuân Lộc-
- Thư giãn: Mách bạn 4 cách bày giò chả đẹp mắt chuẩn bị đón năm mới (VNN 28/1/2016)-Xe buýt "quái vật" triệu đô của Obama (VNN 28/1/2016)-Thầy giáo Tây đọc rap động từ bất quy tắc cực hay (VNN 28/1/2016)-
"ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ"-TỪ NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Bài của BÙI VĂN BỒNG/ BVB 28/1/2016
Trả lời báo chí về nhân sự Đại hội 12, Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, nói: “Lần này, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 người quá tuổi trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với mục đích là ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân và đặc biệt và giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng”.
Trong giới lãnh đạo và dư dư luận xã hội đều cho rằng: Hiện nay, ổn định chính trị là vấn đề rất quan trọng. Không ổn định chính trị thì sẽ bất ổn cho công cuộc đổi mới và trì kéo tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.
Thế nào là “ổn định chính trị”?
Không riêng Việt Nam mà ở tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới, bất cứ một thể chế xã hội nào cũng mang màu sắc chính trị riêng và ai chẳng cần ‘ổn định chính trị’. Điều hiển nhiên, không ổn định chính trị thì không một xã hội nào có thể tồn tại và phát triển.
Trước hết, không phải cái tiêu chí đảng vẫn cầm quyền, không được ai xen vào hoặc thay thế...là "ổn định chính trị"! Cũng không phải 'hệ thống lãnh đạo của đảng vẫn còn vững từ Trung ương đến cơ sở, không ai dám đụng đến đảng...là "ổn định chính trị"! Trong các kỳ Đại hội Đảng vẫn có những đánh giá như một thành tích, đầy tự hào, rất mỹ mãn về “giữ vững ổng định chính trị”. Nhưng, cần xem xét, phân tích rõ: “Thực chất của ổn định chính trị là gì?”.
Trong chế độ chính trị do Đảng cầm quyền, ổn định chính trị trước hết là chế độ đó phải được lòng dân, phải thực sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Hiệu quả này phải do khả năng lãnh đạo, uy tín của Đảng đối với quần chúng, khả năng tập hợp để phát huy sức mạnh nội lực từ trong quần chúng, sức mạnh của cả hệ thống chính trị gắn chặt với sức mạnh toàn dân, của cả dân tộc; thể hiện bằng hiệu quả, chất lượng kinh tế-xã hội phát triển mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đó chính là xã hội có nền dân chủ xã hội thực sự đúng nghĩa ‘của dân, vì dân, do dân’, không chỉ là ‘khẩu hiệu suông’. Sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền phải kết hợp chặt chẽ kỷ cương phép nước với phát triển lành mạnh xã hội dân sự. Dân chủ tư sản, dân chủ chuyên chế, nền quân chủ, hay dân chủ XHCN cũng đều đi đến kết cục là sự hài lòng, tin tưởng của người dân đối với chế độ chính trị, tán thành với thể chế quản lý, điều hành xã hội.
Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chủ nghĩa Mác”. Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh được gì, mặc dù đã cả hơn chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ loại hình “học tập, làm theo…”!
Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại: Mất thiêng rồi!
Chỉ nhìn từ hơn 20 năm qua, 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng, vấn đề uy tín lãnh đạo của Đảng, vấn đề ổn định chính trị đã được nêu ra, thấy hết thực chất, thực trạng, nhìn rõ mạnh-yếu ở chỗ nào, nhưng dù hô hào mạnh mà khắc phục lại quá yếu kém, uy tín lãnh đạo mất dần. Nhiều mặt cho thấy ngày càng bị xuống cấp. Vai trò lãnh đạo của Đảng mờ nhạt dần, sức chiến đấu kém, đội ngũ đảng viên đông đảo, nhưng không mạnh. Gọi là “phai nhạt lý tưởng”, nhưng thực chất là không có lý tưởng. Sự hào nhoáng, tô vẽ vẫn gia tăng, nhưng thực chất bên trong ngày càng biểu hiện sự mục ruỗng, kém, nát. Thực tế đó không nên có ai đó cố tình ngụy lý, phủ nhận, tiếp tục “tự hào cái không có”.
Hãy bình tĩnh đọc lại những câu chữ được dùng trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng, tháng 6-1991: “Nhiều đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, một bộ phận đã tha hoá, tham nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đổi mới còn chậm, cơ cấu tổ chức còn nhiều bất hợp lý, bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả.
Phương hướng tới cần chú trọng thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội một cách đúng hướng, vừa phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện quyền công dân, vừa bảo đảm sự ổn định về chính trị”. Tuy nhiên, trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vẫn không quên đánh giá: “Mặc dù những khó khăn trở ngại còn nhiều, nhưng những thành tựu đổi mới đã xác nhận khả năng tự đổi mới của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đó cũng là thói quen tự khen, chủ quan, vỗ ngực, tự huyễn hoặc, tự PR cho chính mình?
Từ tháng 6 -1991 đến nay, cái cụm từ “ổn định chính trị” liên tục được nhắc tới, nhấn mạnh, và có vẻ rất tự hào, coi là thành tích: “Giữ vững ổn định chính trị”. Nhưng, cần phân định rõ, đánh gía một cách nghiêm túc: “Thực chất ổn định chính trị” là gì? Chỉ cần gõ vào mục tìm kiếm trên trang Google, trong 0,20 giây đã hiện lên trên 11.600.000 kết quả của 4 từ:“Ổn định chính trị”.
Thực tế cần khẳng định rằng ít nhất đã hơn 20 năm qua, thực chất xã hội ta chưa có ổn định chính trị, nền chính trị-xã hội đặt trong những hoàn cảnh bấp bênh.
“Một đảng mà che giấu khuyết điểm là một đảng hỏng” (HCM). Đâu phải che đậy sai lầm, khuyết điểm, tung hô khen ngợi lên tận mấy xanh, lấy tiếng tốt cho đảng là giữ uy tín, là “ổn định chính trị”. Kinh tế-xã hội ra sao, chất lượng dân sinh dân chủ thế nào? Niềm tin của dân với đảng lãnh đạo còn bao nhiêu? Công khai, minh bạch hóa các hiện trạng xã hội như thế nào? ...Đó là thước đo ổn định chính trị.
Không thể coi việc xây dựng trụ sở đảng, chính quyền tốn tiền, hoành tráng, tuyển dụng đội ngũ biên chế đông đảo, hội nghị và lễ lạt băng cờ khẩu hiệu đỏ rực, các cấp bộ đảng sinh hoạt đều đặn, báo cáo đầy đủ ...là 'ổn định chính trị'.
Không thể coi việc xây dựng trụ sở đảng, chính quyền tốn tiền, hoành tráng, tuyển dụng đội ngũ biên chế đông đảo, hội nghị và lễ lạt băng cờ khẩu hiệu đỏ rực, các cấp bộ đảng sinh hoạt đều đặn, báo cáo đầy đủ ...là 'ổn định chính trị'.
Sự mất ổn định chính trị, tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ có 6 biểu hiện cơ bản như sau:
- Nội bộ Đảng chưa thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng, có những biểu hiện tranh quyền, đoạt lợi, thiếu đoàn kết, xuất hiện các nhóm khác nhau về quyền lợi, quyền hành.
- Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
- Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không nghiêm.
- Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.
- Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.
- Pháp luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh, biểu tình gia tăng.
Những việc cần làm:
- Trước hết, về đổi mới nhận thức tư tưởng và quan điểm: Nền chính trị-xã hội vì dân,vì nước, hay chỉ vì ‘bộ phận không nhỏ’ trong đảng?
- Cần phân biệt rõ bạn-thù, đối tác, đối tượng, đối trọng trong quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế, nhất là với các nước tiên tiến trên thế giới theo quan điểm: “Làm bạn với tất cả các nước, hai bên cũng có lợi, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tránh mọi sự lệ thuộc, áp đặt”. Không bị ràng buộc, chi phối bởi ‘ý thức hệ’ sinh ra bảo thủ, giáo điều, cực đoan, thiếu chí quyết, mạnh dạn trong đổi mới.
- Tránh được những rập khuôn, công thức, máy móc, giáo điều, nặng về ‘diễn ngôn’ trong các nghị quyết của đảng như nếp quen từ xưa đến nay.
- Nâng cao sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, biến chất, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ, ‘tự diễn biến’. Tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
- Cần xác định chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
- Coi trọng dân chủ và nhân quyền, tự do báo chí, tự do lập hội.
- Nhìn rõ nguy cơ “tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm quyền
- Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo, đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
- Không nên dùng quyền đảng, quyền của chính quyền, huy động công an, quân đội “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.
Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã nói: “Cái luận thuyết: ‘Ổn định chính trị’ là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận ‘ổn định chính trị để phát triển kinh tế’ là ngụy biện”. Thực tế, không phát triển được kinh tế, không bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh thì rất khó “Ổn định chính trị”. Muốn ổn định chính trị thì Độc lập phải đi liền với Tự chủ. Chừng nào vẫn còn vì cái “Đại cục” mông lung nào đó, còn lệ thuộc nước khác, còn bị chi phối bởi những “ánh sáng soi đường” của người khác, không phân biệt rõ bạn-thù, thì làm sao có được ổn định chính trị?
Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất dân.
BVB
ỔN ĐỊNH CÁI GÌ HAY "ỔN ĐỊNH CHO... Ổ CHUỘT"?
Bài của NGUYỄN HƯNG QUỐC/ NHQ' Blog/ VOA/ BVB 28/1/2016
Đôi lời: Tướng Võ Tiến Trung nói là ông Trọng cần ‘ở lại’ để giữ “ổn định chính trị”. Năm ngoái, ông Trọng tuyên bố thẳng thừng về chống tham nhũng là “đánh chuột sợ võ bình”. Vậy có phải chăng thực chất các UVTW ngán ngại một TBT sắc sảo, bản lĩnh, chí quyết, mạnh bạo đổi mới, nên bầu cho ông Trọng tiếp tục giữ chức TBT, trước hết là ‘giữ ổn định cho…ổ chuột’!?/
Thế là cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo chóp bu tại Việt Nam đã kết thúc: Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng về hưu, Nguyễn Phú Trọng được lưu nhiệm để làm Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ hoặc nửa nhiệm kỳ nữa với lý do là để giữ sự “ổn định” trong guồng máy lãnh đạo đảng.
Điều này làm giới quan sát Việt Nam cũng như quốc tế khá ngạc nhiên. Từ một, hai năm gần đây, hầu như người nào cũng tiên đoán chiếc ghế tổng bí thư ấy sẽ lọt vào tay của Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có thế lực nhất trong Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Không những ngạc nhiên, nhiều người còn luyến tiếc. Trên các diễn đàn mạng, số lượng những người thiên vị Nguyễn Tấn Dũng nhiều hơn hẳn những người khác. Người ta ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng là thực tế, thực dụng, cấp tiến, thân Mỹ và Tây phương, có tính cách mạnh mẽ, do đó, có hy vọng thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam. Nhiều người còn vẽ lên một bức tranh xán lạn: Nguyễn Tấn Dũng sẽ hợp nhất chiếc ghế tổng bí thư với chiếc ghế chủ tịch nước để tạo nên một guồng máy lãnh đạo giống như Trung Quốc, hoặc lạc quan hơn hơn, giống hình thức tổng thống chế ở Tây phương.
Với ý nghĩ như thế, người ta đâm ra thất vọng và hụt hẫng khi biết người chiến thắng trong cuộc giành giật chiếc ghế tổng bí thư lại là Nguyễn Phú Trọng.
Xin lưu ý là từ mấy năm nay trong những trận đối đầu công khai giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, hầu như lúc nào Nguyễn Tấn Dũng cũng thắng. Năm 2012, trong Hội nghị thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã bác bỏ đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng của Nguyễn Phú Trọng. Năm 2013, trong Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương lại bác bỏ đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị của Nguyễn Phú Trọng; ngược lại, hai người được bầu, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là những người thân cận với Nguyễn Tấn Dũng.
Vậy mà, hiện nay, trong cuộc tranh chấp quan trọng và quyết định nhất đối với sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng, ông lại bị Nguyễn Phú Trọng đánh bại.
Một câu hỏi không thể không được đặt ra: Tại sao Bộ Chính trị cũng như Ban Chấp hành Trung ương đảng lại chọn lựa Nguyễn Phú Trọng thay vì Nguyễn Tấn Dũng?
Ai cũng biết Nguyễn Phú Trọng là người bảo thủ, giáo điều và tuyệt đối không sắc sảo. Sự thiếu sắc sảo ấy khiến Nguyễn Phú Trọng, một mặt, sau 5 năm nắm giữ chức vụ cao nhất trong đảng, chưa bao giờ có một chính sách, hay thậm chí, một câu nói nào để lại ấn tượng sâu trong lòng quần chúng; mặt khác, bị dân chúng khinh bỉ, hoặc, nhẹ nhàng hơn, coi thường, xem là “lú”. Tính chất bảo thủ và giáo điều làm cho Nguyễn Phú Trọng, một mặt, xa rời thực tế và mù loà trước những xu thế vận động của lịch sử thế giới; mặt khác, ít nhiều ngả về phía Trung Quốc với cái ảo tưởng là cả hai đều có một lý tưởng chung: chủ nghĩa cộng sản.
Chính ba đặc điểm, bảo thủ, giáo điều và thiếu sắc sảo ấy của Nguyễn Phú Trọng làm cho dân chúng nói chung dễ có khuynh hướng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Người ta thừa biết Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng, lợi dụng chức quyền để đưa con cái vào guồng máy cai trị cũng như làm giàu một cách bất thường. Tuy nhiên, người ta vẫn tin, với Nguyễn Tấn Dũng, đất nước còn có chút hy vọng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Với Nguyễn Phú Trọng thì không. Tuyệt đối không.
Vậy tại sao Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng lại chọn Nguyễn Phú Trọng?
Lý do chính, theo tôi, là: Người ta sợ sự sắc sảo. Những người thông minh sắc sảo bao giờ cũng có những phản ứng và những chính sách bất khả đoán đối với những người tầm thường. Điều này giải thích tại sao trong mấy kỳ đại hội đảng vừa qua, bao giờ người ta cũng bầu những người bình bình nhàn nhạt lên chiếc ghế tổng bí thư. Hết Đỗ Mười (1991-97) đến Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và từ Đại hội XI đến nay là Nguyễn Phú Trọng.
Tâm lý sợ sự sắc sảo ấy gắn liền với một tâm lý khác: sợ sự thay đổi. Người ta biết chắc Nguyễn Phú Trọng không phải là một lãnh tụ tài giỏi nhưng ít nhất dưới sự lãnh đạo của ông sẽ không có gì thay đổi cả. Không thay đổi trong thể chế chính trị. Không thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc. Và, đặc biệt, quan trọng nhất, không có gì thay đổi trong bộ máy quyền lực của đảng cũng như những quyền lợi mà các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đang có.
Tâm lý này phù hợp với một trong những mục tiêu chính Ban Chấp hành Trung ương đảng nêu ra trong nhiệm kỳ tới: “giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”. Nói đến “hoà bình”, người ta chủ yếu nhắm đến quan hệ với Trung Quốc; nói đến “ổn định”, người ta nhắm đến sinh hoạt chính trị đối nội: không có thay đổi gì mới trong cơ chế cũng như trong cấu trúc quyền lực trong nội bộ đảng.
Tâm lý sợ thay đổi ấy đi ngược hẳn lại xu hướng chung của lịch sử và niềm tin chung của mọi người. Việt Nam đang là nước yếu, yếu về cả kinh tế lẫn chính trị; điều Việt Nam cần nhất, do đó, không phải là giữ nguyên trạng mà phải thay đổi để tiến bộ. Sự quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, khi coi sự “ổn định” là tiêu chí quan trọng nhất để chọn lựa người lãnh đạo là một quyết định hoàn toàn sai lầm. Năm ngoái, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế tại Việt Nam, có một nhận xét rất hay về tình trạng Việt Nam hiện nay: “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển!”
Đất nước không chịu phát triển. Chỉ có quyền thế và quyền lợi của giới lãnh đạo là…phát triển vượt bậc.
Nguyễn Hưng Quốc’s blog/VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét