ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi: Quan hệ Việt - Trung sẽ có những bước phát triển mới, tích cực(ND 28-12-15) -Sứ quán VN ở Nga có 'không gian tâm linh' (BBC 31-12-15) -Thế kẹt chưa từng có của Tổng thống Putin (TVN 2/1/2016)-Bí ẩn cuộc đời của nữ gián điệp lừng danh nước Mỹ (VNN 2/1/2015)-Trung Quốc bắt đầu cải cách quân đội (VNN 2/1/2015)-Phát biểu năm mới đầy bất ngờ của Kim Jong Un (VNN 2/1/2015)-Trung Quốc ‘thông’ đường dây điện thoại quân sự với Việt Nam (BVN 2/1/2016)-VOA-TRÒ ‘CHƠI MÈO’ của TRUNG NAM HẢI. (BVB 2/1/2016)-
- Trong nước: Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh: Từng đảng viên phải sửa chữa khuyết điểm để dân tin vào Đảng (LĐ 1-1-16) -Nhà nước và xã hội dân sự VN cùng đi (BBC 31-12-15)- Người dân quen xả rác đêm giao thừa, biết trách ai? (ĐV 1-1-16)-Chuyện hồi hương của các trí thức Việt kiều (VNN 1-1-16)-Tổng bí thư: Không được lơ là, mất cảnh giác (VNN 2/1/2015)-'Người có trách nhiệm không dễ dàng tự thỏa mãn' (VNN 2/1/2015)-
- Kinh tế: ‘Hạ tầng mềm’ tạo đà chu kỳ tăng trưởng mới (VNN 1-1-16)- Lợi dụng dịp lễ, buôn lậu tuồn đường vào Việt Nam (NLĐ 1-1-15)-Du khách sụt giảm, Việt Nam thêm kỷ lục chặt chém (ĐV 1-1-16)-Bộ trưởng Thăng: Tôi bị mắc bệnh nghĩ (ĐV 1-1-16) -Bộ trưởng Thăng: "Người có trách nhiệm không dễ dàng tự thỏa mãn" (Giao Thông 31-12-15) -Làm thế nào giúp Hà Nội hết cảnh ‘chôn chân’? (TVN 2/1/2016)-Dân Lục Ngạn lên hương: Giải hạn 'đổ cho bò ăn' (VNN 2/1/2016)-Những chính sách mới về ô tô và xe máy có hiệu lực từ 1/1/2016 (Vef 2/1/2016)-Đóng cửa hàng trăm chi nhánh, hàng ngàn nhân viên ngân hàng thất nghiệp (Vef 2/1/2015)-Công nghệ 'điều chế', bán nước mắm siêu rẻ (Vef 2/1/2016)
- Giáo dục: Những nhà giáo “từ bục giảng đến văn đàn” (viet-studies 1-1-16)-Huỳnh Như Phương-Tiền tỉ thu hút tiến sĩ (TT 30-12-15)- Nhà bác học thế giới Trương Vĩnh Ký học ngoại ngữ siêu phàm (TT 1-1-16)-Đi tìm giá trị của sách bán chạy (ND 28-12-15)- Điều ít biết về tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam (VnEx 2-1-16)
- Phản biện: Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc? (viet-studies 1-1-16)-Nguyễn Trung:-Ông Vũ Ngọc Hoàng bàn về kiểm soát quyền lực (TVN 1/1/2015)- Vũ Ngọc Hoàng-Việt Nam 2015 - Vài nét đậm (BVN 2/1/2016)- Nguyễn Vũ Bình-Mười phát ngôn ấn tượng nhất Việt Nam trong năm 2015 do Bauxite Việt Nam chọn (BVN 1/1/2015)-Năm cũ qua, điều gì trong năm mới cho Việt Nam? (BVN 1/1/2015)-Chút ‘hy vọng’ đầu năm của các luật sư (BVB 1/1/2016)-Túi tiền quốc gia: Thu có hạn, chi thiếu kiểm soát (BVB 1/1/2015)
- Thư giãn: Chiêm ngưỡng đàn chim Lạc Hồng đẹp lạ lùng giá hàng trăm triệu (VNN 2/1/2015)-Thần đồng piano 4 tuổi gốc Việt gây sốt trên đất Mỹ (VNN 2/1/2015)
BÀN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
Bài của VŨ NGỌC HOÀNG/ TVN 1/1/2015
Ông Vũ Ngọc Hoàng.
Cần sớm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng,…
LTS: Tuần Việt Nam/báo VietnamNet trân trọng giới thiệu tới quí vị bài viết đầu năm của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung Ương có tựa đề: Ba mươi năm đổi mới: Nhìn lại và suy ngẫm.
Công cuộc đổi mới do Đảng CSVN lãnh đạo đã giành được những thành tựu đáng kể, cải thiện tình hình nhiều mặt của đời sống xã hội; đưa đất nước vượt qua thời kỳ hết sức khó khăn và nghèo đói, trở thành một nước có thu nhập trung bình, thế và lực đã tăng nhiều.
Mặt khác, so sánh với thế giới và khu vực, đến nay, nước ta vẫn còn nhiều mặt tụt hậu, có mặt đã tụt hậu xa hơn so với một số nước. Cần khách quan và cầu thị, nhìn lại và suy ngẫm, để sắp tới tiếp tục công cuộc đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ và căn bản hơn, nhằm tạo sự phát triển vượt bậc, hiệu quả cao và bền vững hơn.
Đã có các tổng kết, các con số, khá đầy đủ về 30 năm đổi mới, kể cả thành tựu, yếu kém và nguyên nhân, bài học. Tôi không nhắc lại mà chỉ xin nêu mấy suy nghĩ chắt lọc từ thực tiễn đổi mới để bạn đọc tham khảo.
Suy ngẫm cho thấu đáo, chắt lọc kỹ, nhiều người cùng thảo luận, dân chủ và công khai, thì cũng có nghĩa là, đổi mới còn cho ta một kết quả nữa, đó là kết quả trong sự phát triển tư duy của con người, nhất là những người lãnh đạo, quản lý và tầng lớp tri thức, để từ đó mà tiếp tục đi tới, xa hơn, bền hơn.
Để chuẩn bị tư tưởng cho cuộc đổi mới, lãnh đạo đất nước ngày ấy đã chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật. Đây là chủ trương rất quan trọng, không né tránh thực tế, đối diện với nó để tìm cách giải quyết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, không che dấu khuyết điểm mà công khai nó để mọi người cùng thấy, cùng khắc phục. Việc đó không làm Đảng mất uy tín như cách nghĩ cũ, mà ngược lại nhân dân và đảng viên thấy tăng niềm tin vì nghĩ rằng như vậy là bản lĩnh, là một Đảng mạnh và chắc chắn.Nhìn thẳng sự thật
Để chuẩn bị tư tưởng cho cuộc đổi mới, lãnh đạo đất nước ngày ấy đã chủ trương phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật. Đây là chủ trương rất quan trọng, không né tránh thực tế, đối diện với nó để tìm cách giải quyết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, không che dấu khuyết điểm mà công khai nó để mọi người cùng thấy, cùng khắc phục. Việc đó không làm Đảng mất uy tín như cách nghĩ cũ, mà ngược lại nhân dân và đảng viên thấy tăng niềm tin vì nghĩ rằng như vậy là bản lĩnh, là một Đảng mạnh và chắc chắn.Nhìn thẳng sự thật
Đổi mới tiếp theo cũng vậy, trước tiên phải nhìn thẳng sự thật, để thấy cái sai, cái yếu kém và tụt hậu của nước ta. Không nhìn thấy những yếu kém và tụt hậu thì không thể khắc phục chúng. Muốn khắc phục tụt hậu thì trước tiên phải nhìn thấy mình tụt hậu. Sự thật là năng suất lao động xã hội, thu nhập đầu người, hiệu quả đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ… của nước ta còn nhiều yếu kém và tụt hậu. Đổi mới không thể không tập trung giải quyết các vấn đề nêu trên.
Tư duy về giữ nước
Bước vào đổi mới, Đảng chủ trương trước tiên phải đổi mới tư duy. Đây là bước đi rất đúng. Không đổi mới tư duy sẽ không thể đổi mới trong công việc, trong hành động, hoặc nếu có chỉ là ngẫu hứng, bất chợt, cảm tính, không đủ cơ sở khoa học, có kết quả cũng không chắc chắn, hoặc kết quả mặt này lại trở ngại cho mặt kia.
Hoạt động đổi mới là hoạt động có mục đích, có tư duy, không thể tự phát, phản ứng tức thì từng việc một, mà cần có cái nhìn tổng quát, có chiều rộng và tầm xa, chủ động trong nhiều bước đi nối tiếp nhau, tiến về phía trước, vượt lên phía trước, vượt lên chính mình.
Tất nhiên tư duy của con người không phải cùng lúc nghĩ hết được mọi việc, mà phải quan sát thực tiễn và nhìn ra thế giới, để tư duy được điều chỉnh và bổ sung liên tục. Tuy nhiên, đổi mới tư duy phải đi trước, có hệ thống, có cơ sở khoa học để bảo đảm thắng lợi, chứ không phải là để làm khác. Lúc đầu quả thật chúng ta có quan tâm việc dổi mới tư duy, rất tiếc là một thời gian sau đó tư duy bị chựng lại không tiếp tục đổi mới, cứ sợ “chệch hướng”, không dám đổi mới tiếp.
Người Việt Nam, từ cha ông để lại, tư duy về giữ nước rất giỏi, không như thế thì làm sao ta có thể thắng được các đội quân lược từ phương Bắc và phương Tây mạnh hơn ta rất nhiều lần. Nói như vậy để tự hào, để thấy mặt mạnh của ta, và tất nhiên không được chủ quan, ngày nay sự phát triển về kỹ thuật công nghệ của thế giới đã có bước tiến rất xa, dẫn đến nhiều thay đổi về phương thức hoạt động của con người.
Mặt khác, tư duy của người Việt Nam về sự phát triển thì không giỏi, chưa giỏi, còn nhiều mặt yếu kém. Nếu không phải thế thì tại sao cho đến nay, sau mấy ngàn năm lịch sử, thời kỳ hòa bình nhiều hơn chiến tranh, đất nước ta vẫn chưa phải là nước phát triển, thậm chí còn không ít mặt tụt hậu xa so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Từ nay, trong đánh giá tình hình nên thường xuyên so sánh với các nước, và trên nền tảng của văn hóa dân tộc, văn hóa giữ nước mà chủ động và tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, văn hóa phát triển.
“Lắng nghe” thực tiễn
Công cuộc đổi mới của chúng ta lúc đầu xuất phát từ thực tế, sau đó khái quát lên, bổ sung vào hoặc biến thành lý luận mới. Thực tế ấy cho phép nghĩ rằng, đổi mới phải bám sát vào thực tiễn, “đọc” kỹ thực tiễn, “lắng nghe” thực tiễn, từ trong đó mà nhìn cho rõ yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
Cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta những vấn đề phải phúc đáp, đồng thời trong cuộc sống cũng luôn manh nha những câu trả lời, dù chưa đầy đủ, chưa toàn diện, nhưng có sức sống, bám rễ từ thực tiễn. Thực tiễn cũng là thước đo của chân lý.
Thực tiễn là người phản biện những lý thuyết, những chủ trương, từ đó mà vượt qua giáo điều, để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý thuyết. Đó là người thầy giúp ta giàu có vốn kiến thức và còn giúp ta phương pháp tiếp cận để đi xa, vượt qua thời gian, vượt qua chính mình, vươn về phía trước.
Đem lại lợi ích cho dân
Cuộc sống và hoạt động của đại đa số nhân dân, đó chính là thực tiễn. Công cuộc đổi mới phải xuất phát từ những mong muốn thiết thực và chính đáng của nhân dân, đáp ứng những mong muốn ấy, từ đó mà tập họp rộng rãi mọi người, thành những phong trào tự nguyện. Trong đấu tranh giành lại đất nước, chiến tranh vệ quốc, với ngọn cờ dân tộc và dân chủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành người lãnh đạo nhân dân.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, cũng phải phát huy truyền thống ấy, với ngọn cờ dân tộc và dân chủ để tiếp tục tiến lên. Vai trò lãnh đạo vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn đường hướng. Nhưng đổi mới phải là sự nghiệp của “trăm họ”, muôn dân. Nhân dân là mục tiêu và lực lượng của đổi mới. Đổi mới phải phục vụ nhân dân, đem lợi ích về cho nhân dân, từ đó mà có lực lượng lớn lao ở nhân dân.
Khi có lực lượng lớn lao thì mới có thể đạt kết quả to lớn, từ đó mà đáp ứng nhiều hơn cho mục tiêu phục vụ nhân dân. Những việc chẳng có lợi cho dân mà vẫn làm, gây phiền hà và tốn phí tiền thuế của dân thì đó không phải đổi mới, thậm chí là cản trở đổi mới.
Kiểm soát quyền lực
Xã hội và cuộc sống là một tổng thể gồm nhiều mặt có quan hệ hữu cơ với nhau. Không thể đổi mới lĩnh vực này mà không đổi mới lĩnh vực khác, gây gập gềnh và cản trở lẫn nhau. Nước ta chủ yếu mới đổi mới về kinh tế, mà cũng mới đi nửa đường, còn văn hóa và chính trị thì cơ bản chưa đổi mới, sắp tới cần đồng bộ và toàn diện trong công cuộc này.
Trung ương đã có Nghị quyết về đổi mới căn bản nền giáo dục, chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang xây dựng nhân cách, phát triển năng lực và xây dựng một nền giáo dục mở, thực học. Đó là việc đúng, nhưng triển khai chậm và chưa chắc, có việc nửa chừng, có việc phải điều chỉnh nhiều mới có thể đi đến thành công. Các cơ quan có trách nhiệm cần tập hợp các chuyên gia để thực hiện cuộc đổi mới căn bản nền giáo dục này, gắn với xây dựng nền văn hóa giàu tính nhân văn và phát triển khoa học – công nghệ.
Khẩn trương nghiên cứu để sớm có các bước đi phù hợp, cụ thể, tích cực nhằm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng,…
Những ý kiến trên đây chắc chắn là chưa đủ, và cần phải thảo luận để điều chỉnh và bổ sung…
Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung Ương.
VIẾT TIẾP THEO ÔNG VŨ NGỌC HOÀNG "HIẾN KẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC"
Bài của TRẦN QUÝ CAO/ BVN 7/1/2016
Viết tiếp theo ông Vũ Ngọc Hoàng “Hiến kế kiểm soát quyền lực”
Ngày 01/01/2016, báo VietnamNet đăng bài “Ủy viên Trung ương Đảng hiến kế kiểm soát quyền lực”, bài viết đầu năm 2016 của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương (http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/281910/uy-vien-trung-uong-dang-hien-ke-kiem-soat-quyen-luc.html)
Bài viết đề nghị “Khẩn trương nghiên cứu để sớm có các bước đi phù hợp, cụ thể, tích cực nhằm đổi mới về chính trị, như việc kiểm soát quyền lực bằng quyền lực nhà nước, bằng cơ chế dân chủ, thông tin đại chúng và tự do ngôn luận, đổi mới quản lý nhà nước và phương thức lãnh đạo của Đảng,…”
Trong khi hoan nghênh đoạn văn trích dẫn trên, tôi xin có góp thêm ý kiến dưới từng đề mục của bài viết như dưới đây:
Mục “Nhìn thẳng sự thật” và “lắng nghe thực tiễn”
Không thể “nhìn thẳng vào sự thật và lắng nghe thực tiễn” nếu không có các biện pháp, phương pháp cần thiết để nhìn thẳng và lắng nghe.
Sự thật và thực tiễn có tính khách quan, không phụ thuộc vào một phe đảng hay một nhóm người riêng lẻ nào. Để tìm hiểu sự thật, tiệm cận sự thật, thông tin sự thật, thăm dò dư luận và công bố kết quả thăm dò… xã hội nhất thiết cần phải có báo chí tư nhân và các viện nghiên cứu, thăm dò xã hội độc lập. Không có một tổ chức, cơ quan thứ ba thì không thể “nhìn thẳng vào sự thật và lắng nghe thực tiễn” được. Nếu các “sự thật và thực tiễn” được công bố bởi chính quyền hay một đảng độc tài thì dân chúng cũng không tin đó là sự thật, và chắc chắn rất nhiều những “sự thật và thực tiễn đó” được bóp méo hay tạo dựng nên phục vụ ý đồ của phe đảng.
Vậy thì, để lời nói đi đôi với việc làm, xã hội Việt Nam nhất thiết phải có báo chí tư nhân và các viện nghiên cứu thăm dò xã hội độc lập.
Mục “Tư duy về giữ nước”
Giữ nước không thể tách rời với phát triển đất nước. Trong đó phát triển đất nước là chính, là mục tiêu xa hơn, lớn hơn. Giữ nước có mục tiêu gần hơn, là để bảo vệ một đất nước phát triển, cụ thể là bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ quyền sống, quyền làm ăn của dân chúng.
Một đất nước phát triển là một đất nước người dân có các quyền sống và các phương tiện sống cao so với tiêu chuẩn phổ quát của thế giới, của thời đại khiến người dân hài lòng. Người dân hài lòng thì mới yêu nó và mới giữ nó. Một đất nước không phát triển được thì không ai cần giữ, người dân bỏ nước ra đi.
Do đó, một chính quyền không phát triển được đất nước là một chính quyền không giữ được nước, hay nói cách khác, một chính quyền có tội ít hay nhiều trong việc làm mất nước, mất từng phần hay toàn thể, mất bây giờ hay trong tương lai.
Các bài học lịch sử gần và xa, của các quốc gia to và nhỏ cho thấy:
Kìm giữ đất nước trong chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa đã bị thế giới vất bỏ, chính là ngăn cản sự phát triển đất nước và giữ nước.
Kìm giữ đất nước trong chính thể độc tài, toàn trị chính là ngăn cản sự phát triển đất nước và giữ nước.
Kìm giữ đất nước trong vòng ngu tối của xã hội độc nguyên chính là ngăn cản sự phát triển đất nước và giữ nước.
Vậy thì, để lời nói đi đôi với việc làm, xã hội Việt Nam nhất thiết phải thoát khỏi chính thể độc tài, độc đảng và toàn trị, phải ủng hộ và phát triển đa nguyên, phải thoát khỏi chủ nghĩa xã hội (cộng sản).
Mục “Đem lại lợi ích cho dân”
Muốn biết một việc làm có mang lại lợi ích cho dân hay không cần phải hỏi ý dân. Hỏi ý dân trước khi làm, và hỏi ý dân sau khi làm để xem dân có hài lòng không.
Hỏi ý dân về các vấn đề quan trọng chính là trưng cần dân ý. Dân có đồng ý với sở hữu đất đai toàn dân không? Dân có đồng ý với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội không? Dân có đồng ý với điều 4 Hiến pháp không? Dân có muốn tổ chức tam quyền phân lập không? Dân có muốn tự do báo chí không? Dân có muốn tự do lập hội, lập đảng không không?...
Sau khi hỏi dân và làm theo ý dân rồi, cần thăm dò xem dân chúng có hài lòng với thành quả của việc làm không.
Các việc trưng cầu dân ý, thăm dò dân ý, không thể tiến hành một cách sòng phẳng và minh bạch trong một xã hội không có báo chí tư nhân và không có các viện nghiên cứu và thăm dò xã hội độc lập.
Ngoài ra, muốn đem lại lợi ích cho dân thì điều rất căn bản là dân phải là người chọn ra chính quyền. Muốn vậy thì phải có quyền tự do ứng cử và bầu cử, cùng với quyền lập hội lập đảng để mọi người dân có thể tham chính, thực thi các việc mang lại lợi ích cho chính mình.
Vậy thì, để lời nói đi đôi với việc làm, xã hội Việt Nam nhất thiết phải có các luật trưng cầu dân ý, có báo chí tư nhân, viện nghiên cứu và thăm dò xã hội độc lập, có quyền tự do lập hội, lập đảng, có quyền tự do ứng cử bầu cử…
Kiểm soát quyền lực
Kinh nghiệm người ông cha đã đúc kết: “Huyện bênh Huyện, Phủ bênh Phủ”. Dân chúng sẽ cho rằng: tất cả quyền hành đều nằm trong tay “anh em chúng nó” thì làm sao mà có công lý? Làm sao mà phát hiện, làm sao mà kiểm soát, mà ngặn chặn các gian dối?
Do đó, nói tới việc kiểm soát quyền lực thì, một cách đương nhiên, người có công tâm nghĩ ngay đến phân tách quyền lực, phân tách trách nhiệm. “Segregation of duties = Phân tách trách nhiệm” là một trong những nguyên tắc tổ chức căn bản của bất kỳ một cơ quan, một tổ chức, một quốc gia nào. Gần bốn trăm năm trước, các bài học này đã được đúc kết trong nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập của việc tổ chức quốc gia. Một nguyên tắc hết sức công bằng, minh bạch và hiệu quả. Hiệu quả tới nỗi người ta xem Tam Quyền Phân Lập là một đặc trưng của quốc gia Dân Chủ.
Ngoài ra sự kiểm soát quyền lực còn nằm ở mức độ tối cao là toàn dân kiểm soát thông qua quyền ứng cử và bầu cử theo nhiệm kỳ. Việc ứng cử và bầu cử tự do có mục đích để dân chúng lựa chọn người lãnh đạo họ nghĩ rằng có đạo đức, có tài năng lèo lái quốc gia trong nhiệm kỳ. Sự kiểm soát này rất công tâm, vì nó thể hiện sự đánh giá nhà cầm quyền sau một nhiệm kỳ và chọn nhà cầm quyền mới.
Và các quốc gia dân chủ thực sự là các quốc gia tiến bộ nhất, văn minh nhất nếu xét trên tiêu chí GDP/đầu người hay tiêu chí tổng hợp.
Vậy thì, để lời nói đi đôi với việc làm, nước Việt Nam nhất thiết phải áp dụng cách tổ chức Tam Quyền Phân Lập. Không thể tập trung mọi quyền hành, quyền lực vào tay một đảng. Cũng không thể có một đảng lãnh đạo toàn diện đất nước.
TÓM LẠI:
Trong khi đồng ý với ông Vũ Ngọc Hoàng rằng “Chậm phát triển là có tội với tiền nhân, hậu thế” (và hơn thế nữa, với các thực tế đang xảy ra trên tổ quốc Việt Nam, chúng ta đã rất có tội với tiền nhân và hậu thế rồi!), tôi cũng đồng ý với ông rằng chính quyền Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam cần tiến hành các việc sau:
Nhìn thẳng sự thật, thay đổi Tư duy về giữ nước, Lắng nghe thực tiễn, Đem lại lợi ích cho dân và Kiểm soát quyền lực.
Tuy nhiên các nội dung trên sẽ chỉ là trống rỗng, nếu chỉ có tuyên bố mong muốn mà không thiết lập một thể chế dân chủ đích thực trên đất nước. Trong thể chế đó, dân chúng phải có các quyền tự do căn bản như tự do lập hội lập đảng, tự do ứng cử, bầu cử, tự do ngôn luận, báo chí, và chính quyền phải được tổ chức theo nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập.
Làm như vậy có nghĩa là trả lại cho dân chúng các quyền của dân chúng, và toàn dân Việt Nam cùng nhau tiến hành thực thi các việc nói trên. Một mình đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm nổi các việc đó, trái lại cơ chế độc đảng, độc tài và toàn trị chỉ khiến đảng nhanh chóng biết thành một phe đảng cướp bóc tài sản của dân chúng, ngăn cản sự phát triển của đất nước, và bất lực trong việc giữ nước.
Mong rằng các đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam có thể biến đại hội sắp tới thành đại hội góp phần chuyển tổ quốc từ độc tài đảng trị sang tự do dân chủ.
Tr.Q.C
Tác giả gửi BVN
NGÀY ĐẦU NĂM 2016 ƯỚC MONG GÌ CHO TỔ QUỐC?
Bài của NGUYỄN TRUNG/ Viet-Studíe 1/1/2015
Hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2016, tôi chủ định trồng vài cây hoa trong vườn rồi nghỉ ngơi, ước mong có được chút thảnh thơi ở tuổi già này. Trồng hoa xong đau gẫy cả lưng, nhưng thảnh thơi không đến. Chỉ đắm đuối trong mối lo khôn nguôi về hiện trạng đất nước. Có lẽ lâu lắm rồi, chưa có ngày đầu năm nào tôi không sao dứt ra được khỏi chính mình như thế này.
Là đảng viên, tôi đã tham gia vào nhiều vấn đề của Đảng từ thời Đại hội đổi mới 1986, ít nhiều có kết quả… Thế nhưng từ khi tham gia góp ý vào các Đại hội từ Đại hội VIII liên tục cho đến Đại hội XII sắp tới.., tôi cảm thấy mình càng cố nói thật bao nhiêu, càng công cốc bấy nhiêu!
Thực là bao phen rất muốn trói cái tay lại để khỏi phải viết, nhưng con tim và cái đầu không cho phép – bởi lẽ còn mong muốn chia sẻ nỗi niềm của mình với nhân dân, với đất nước, và đối với tôi đây là điều quan trọng bậc nhất.
Hôm nay, lời đầu tiên tôi viết cho ngày đầu năm 2016 là nỗi lo sâu thẳm trong lòng: Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay…
Tất cả những gì đang diễn ra đầy kịch tính từ Hội nghị Trung ương 4 (tháng 12-2012) cho đến giờ phút này là sự tranh giành quyền lực ở cấp chóp bu đã đạt tới đỉnh điểm một mất một còn với nhau, lấn át hoàn toàn trách nhiệm bắt buộc lẽ ra phải có của một đảng cầm quyền nhân dịp họp Đại hội. Đất nước chỉ còn lại là miếng mồi ngon cho lợi và quyền để giằng xé nhau giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia… Thực tế này vô cùng béo bở cho tham vọng bá quyền Trung Quốc. Cũng xin nói luôn, cho đến nay, chưa bao giờ lãnh đạo Trung Quốc xía vào nội bộ chóp bu của ĐCSVN nhân dịp Đại hội thâm hiểm và tệ hại như bây giờ.
Để đất nước rơi vào thực trạng hiện nay, như đã được thú nhận phần nào tại Hội nghị Trung ương 4 (tháng 12-2012), trách nhiệm trước hết thuộc về Tổng bí thư, Bộ Chính trị và BCHTW khóa XI.
Trong thư ngỏ ngày 19-02-2013 gửi lãnh đạo Đảng và BCHTW khóa XI, cân nhắc thiệt hơn các mặt, tôi đã đề nghị Bộ Chính trị khóa XI nên thay măt Đảng tự phê bình và tự nhận kỷ luật trước cả nước về thực trạng của đất nước: toàn thể Bộ Chính trị sẽ xin từ chức tập thể và cam kết sau khóa XI này sẽ không tham gia bất kỳ công tác lãnh đạo nào của Đảng, để nhường chỗ cho thế hệ trẻ từ Đại hội XII trở đi.
Cũng trong thư này, tôi đề nghị Bộ Chính trị khóa XI thực hiện trách nhiệm cuối cùng của mình là chuẩn bị mọi điều kiện cho một cuộc cải cách toàn diên mà đất nước đang đòi hỏi; coi nhiệm vụ chuẩn bị cải cách này vừa là sự chuộc lỗi, vừa là trách nhiệm ràng buộc của Bộ Chính trị khóa XI đối với đất nước. Cũng trong thư này, và trong nhiều bài viết khác, tôi đã nhấn mạnh không một đảng viên nào của Đảng (kể cả tôi) là vô can đối với hiện trạng của đất nước, và do đó phải có trách nhiệm đứng lên bảo vệ lợi ích quốc gia và tranh đấu cho sự trong sáng của Đảng.
Ngày 09-08-2015, nhân dịp 20 năm bức thư lịch sử của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi đã nêu lại nội dung cốt lõi của bức thư này, nhân dịp này trình bầy đánh giá của tôi về 40 năm đầu tiên đất nước độc lập thống nhất. Trong thâm tâm, tôi chủ ý trình bầy sự đánh giá của mình sẽ như là một đối chứng đối với dự thảo Báo cáo Chính trị chuẩn bị cho Đại hội XII (được công bố đầu tháng 10-2015), để cả nước và toàn Đảng so sánh. Trong bài viết này, cũng như trong một số bài sau đó, trong một số thư riêng gửi Bộ Chính trị liên quan đến chủ đề chuẩn bị Đại hội XII..,
Tôi đã nhấn mạnh:
(1) Đất nước đứng trước những thách thức và cơ hội chưa từng có: Hoặc là nước ta sẽ buộc phải đầu hàng tiếp trước sự bành trướng vươn lên đế chế của Trung Quốc (giấc mông Trung Hoa), hoặc là nước ta phải nắm lấy cơ hội hiện nay còn lớn hơn cả khi làm Cách mạng Tháng Tám để thoát khỏi thân phận chư hầu của Trung Quốc và dấn thân đi với cả thế giới với tính cách là một nước phát triển.
(2) Dự thảo Báo cáo chính trị chuẩn bị cho Đại hội XII không nhìn nhận thách thức và cơ hội như trình bầy trên (điểm 1). Tôi cho rằng dự thảo hoàn toàn bất cập trong việc tạo ra cho đất nước khả năng đương đầu thắng lợi với thách thức, không động viên đất nước đứng lên nắm lấy cơ hội phấn đấu trở thành một quốc gia có thể cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với Trung Quốc, được Trung Quốc tôn trọng độc lập chủ quyền.
(3) Cần bãi bỏ việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng theo đường mòn như lâu nay. Nhất thiết phải trở lại quy định của Điều lệ Đảng giao cho Đại hội nhiệm vụ là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ trong Đại hội; không được lạm dụng cái gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ” và các tiền lệ (các luật không thành văn) để làm bất cứ việc gì trái với quyền lực của Đại hội; không làm thủ tục như lâu nay là thông qua Dự thảo Báo cáo chính trị - vì nó rất hình thức bất cập, thay vào đó là Đại hội tập trung thảo luận cho vỡ lẽ thách thức và cơ hội trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đòi hỏi phát triển của đất nước, xác định những nhiệm vụ lớn phải giải quyết trong nhiệm kỳ này.
(4) Trên cơ sở các nhiệm vụ cho khóa XII tới đã được Đại hội xác định (chứ không phải dự thảo Báo cáo chính trị), Đại hội thảo luận, tranh luận cân nhắc thiệt hơn mọi mặt, để Đại hội trực tiếp lựa chọn, trực tiếp thực hiện tại Đại hội các nguyên tắc dân chủ trong việc đề cử, ứng cử.., qua đó Đại hội trực tiếp tìm ra ai là những ứng viên xứng đáng nhất và có lợi nhất cho chức vụ Tổng bí thư, đòi hỏi các ứng viên này dự định có chương trình hành động ràng buộc gì trước Đại hội, sau đó Đại hội thảo luận dân chủ cân nhắc các mặt để trực tiếp bầu ra Tổng bí thư với tư cách là người thay mặt Bộ Chính trị và toàn Đảng chịu trách nhiệm ràng buộc trước Đại hội và trước cả nước.
(5) Đại hội sẽ có một Nghị quyết về chương trình hành động của Đảng khóa XII; Đại hội XII sẽ ra một Tuyên ngôn của Đảng trước nhân dân và thế giới, với 3 nội dung: (a) Đảng cam kết tiến hành cải cách chính trị theo tinh thần dân tộc, dân chủ, hòa giải dân tộc, xây dựng hiến pháp mới và đổi tên nước; (b) Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình, nay quyết định thay đổi thành một đảng mới của dân tộc và dân chủ, đổi tên Đảng, xây dựng Cương lĩnh và Điều lệ mới, (c) trong nhiệm kỳ XII thực hiện trưng cầu ý dân và xây dựng xong, sau đó trình Quốc hội thông qua một Luật quy định về đảng phái chính trị, nhằm xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, và nâng cao năng lực của đảng cầm quyền trong khung khổ nhà nước pháp quyền dân chủ.
Vân vân…
Rất tiếc, tất cả những điều tâm huyết nói trên đều rơi vào thinh không. Chỉ có một sự tự an ủi duy nhất: Có thể vẫn còn có những cái tai nào đó trong nhân dân, trong những đảng viên còn khắc khoải lòng yêu nước sẽ lắng nghe, để biết, để so sánh, để đòi hỏi…
Song đập vào tai tôi, vào mắt tôi hàng ngày là những sự việc, những thông tin nát lòng nát ruột: Chưa bao giờ tôi đau lòng về đảng mà tôi đã giơ tay tuyên thệ khi gia nhập như bây giờ, bị dầy vò khốn khổ trong căm phẫn và xấu hổ, lại càng thêm hổ thẹn bội phần cho danh dự và thể diện của quốc gia… - giữa lúc hầu như cả thế giới tiến bộ đang kỳ vọng vào cơ hội manh nha một Việt Nam là đối tác chiến lược của các đối tác, là thành viên có triển vọng của TTP, thành viên nhiều hứa hẹn của cộng đồng ASEAN…
Thế nhưng hôm nay là ngày đầu tiên của năm 2016, tôi vẫn phải nói lên điều gì chứ! Bởi vì, một là tôi không vô can, hai là tôi không thể bàng quan mặc cho con tạo xoay vần… Có rất nhiều điều phải nói tiếp lúc này lắm!
Nghĩ được như thế, mà tôi vẫn không thoát khỏi sự thật trần truồng như ai đó đã nói toạc ra “Nói đến việc đặt đạo lý và tổ quốc lên trên hết trong bối cảnh hiện nay có thể là một điều xa xỉ…” (Người yêu nước). Ngay cả đến cái “chốt” cuối cùng của câu chuyện đang diễn ra là giữa một bên là Nguyễn Phú Trọng hoặc Nguyễn Sinh Hùng, và một bên là Nguyễn Tấn Dũng, Đại hội XII này nên bầu ai… thiên hạ cũng nói nát ra rồi, có nhiều ý rất toạc móng heo, nhiều điểm rất trúng tim đen những nhân vật được đem ra bàn...
Tôi cố nặn óc mình để nói thêm đôi điều gì đó, trong thâm tâm vẫn luyến tiếc phương án tôi đã đề nghị trong thư ngày 19-02-2013: Đất nước đang đứng trước bước ngoặt lịch sử, toàn thể Bộ Chính trị hiện nay nên nghỉ hết, nhường đường cho một đội ngũ lãnh đạo trẻ nắm lấy cơ hội của đất nước!.. Chưa kịp gõ xong mấy chữ này, trong đầu tôi đã hiểu ngay: Mình lại đang nói chuyện đạo lý mất rồi!
- Phải nói gì vào cái “chốt” cuối cùng cơ! Đừng đánh trống lảng như vậy!..
Lý trí của bối cảnh cụ thể này chỉ còn lại vẻn vẹn trong đầu tôi cái điều mà có lẽ ai cũng nói thế: Chọn cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu này vậy!
Vậy thế nào là cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu này?
Nếu đem được lên bàn cân, quả thật cũng sẽ khó nói cái nào đỡ xấu hơn cái nào:
- Tham nhũng tiền bạc và quyền lực hiển nhiên là xấu. Song ai dám nói tham nhũng cơ hội đổi đời của đất nước là tham nhũng nhỏ hơn? Ai nói được giữa hai loại tham nhũng này, loại nào “sạch” hơn loại nào? Loại nào ác hơn?
- Chống tham nhũng là đúng. Nhưng chống tham nhũng mà vẫn kiên định giữ nguyên hệ thống và chế độ hàng ngày hàng giờ đẻ ra tham nhũng là chống thật hay chống nhau?
- Lợi dụng quyền lực thu lợi riêng, so với nhân danh bảo vệ Đảng làm trái Điều lệ để chiếm quyền lực, ai nói được mèo nào cắn mỉu nào?
- Vi phạm đạo đức đảng viên là xấu. Song vin vào giữ gìn điều lệ tạo ra không khí đấu tố làm phân tâm nội bộ Đảng tội nào nặng hơn?
- …
- …
Rõ ràng so giữa cái xấu với nhau như thế sẽ có nhiều cái để so lắm và thật không dễ tìm được chân lý. Nó chẳng khác gì phải đi tìm cái hoàn hảo trong mọi cái không hoàn hảo. Trong khi đó đôi khi có một điều có thể đúng là: Nếu chống cái sai với mưu đồ trị nhau thì làm sao coi được là đúng và đem lại kết quả tích cực?.. Vân vân…
Vậy Hội nghị TƯ 14 và Đại hội XII nên chịu khó mất công hơn nữa để quyết định bầu “ai?” với tinh thần lựa chọn cái gì trong những cái xấu này có lợi hơn cho đất nước hoặc có triển vọng đem lại cái lợi lớn hơn cho đất nước. So đo như vậy may ra sẽ dễ hơn một chút.
Ví dụ:
- Giữa một cái là chống tham nhũng, và một cái là tạo thuận lợi cho thực thi dân chủ và khuyến khích tự do, cả hai cái đều tốt, nên ưu tiên cái nào?
- Chống tham nhũng bằng phá triệt để các vụ án, hay là bằng tạo ra một thể chế minh bạch và có trách nhiệm giải trình để ngăn chặn ngay từ gốc nguy cơ tham nhũng, cách nào hiệu quả hơn? Lúc này ưu tiên cái nào?
- Giữa một bên là cái kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa để bảo toàn chế độ và đất nước, và một bên là phát huy tự do dân chủ để thực hiện dân giầu nước mạnh, nên ưu tiên cái nào? Cái nào lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hơn?..
- Giữa một bên là kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ đại cục, với một bên là nhân dân có tự do thì đất nước sẽ có tất cả, chọn cái gì?
- Nên làm tất cả để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.., hay là nên xây dựng một thể chế chính trị mạnh trên nền tảng kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự làm môi trường xây dựng cho Đảng lớn mạnh để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền?
- Bộ Chính trị là cơ quan cấp trên của Quốc Hội, hay là Quốc hội phải là cơ quan quyền lực tối cao của cả nước? Chọn gì?
- Dân chủ, tự do, các quyền công dân, quyền con người, vấn đề kinh tế thị trường… là những vấn đề chấp nhận miễn cưỡng, thực hiện miễn cưỡng để hội nhập? Hay là phải được biến thành những yếu tố cần lựa chọn làm nên sự phát triển của đất nước và sức mạnh của quốc gia?
- Giữ đại cục bằng lời lẽ lúc nói tránh né là “tầu lạ”, “nước lạ”.., lúc như van xin - thậm chí bỏ qua cả lịch sử, lúc nói như để cho có tiếng nói đúng lập trường - để có cái thanh minh với dân và dư luận thế giới, song trên thực tế là chịu chấp nhận thương lượng tay đôi, đã và đang lùi dần từng bước… Hay là giữ đại cục bằng cách tạo ra cho đất nước thế và lực để trở thành đối tác được Trung Quốc tôn trọng và được sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ? Làm gì để đất nước có thế và lực như vậy?
- Chọn ai là thích hợp nhất cho cái mục đích định chọn…
- Vân vân…
Song đưa ra những cái dễ hơn để chọn như thế lại rơi vào câu chuyện đạo lý mất rồi! Khó thật!
Chỉ có con đường thảo luận dân chủ và công khai ngay trong Hội nghị Trung ương 14 và sau đó là trong các phiên họp toàn thể của Đại hội XII, mới có thể có sự lựa chọn dễ hơn, đúng hơn.
Cũng không thể bắt chước Trung Quốc, sau khi bầu chọn xong, bên thắng sẽ truy nã bên thua, dìm sâu đất nước vào đấu tranh nội bộ triền miên. Tập Cận Bình muốn nắm tất cả quyền lực của đất nước rộng lớn cho mục tiêu đế chế Trung Hoa nên cần làm thế. Còn Việt Nam nếu học mót điều này sẽ là tắm máu với hệ quả có thể tiên liệu được. Chính vì lẽ này – xin nhắc lại – trước khi quyết định bầu chọn ai cấp chop bu, Hội nghi TƯ 14 và Đại hội XII phải quyết định được lựa chọn gì cho đất nước, rồi mới tính đến việc chọn người. Người được chọn cũng phải có cam kết ràng buộc với đất nước và với Đảng; Đại hội nhất thiết phải xây dựng được thể chế và quy định lọai bỏ người được chọn nếu không hoàn thành nhiệm vụ…
Nếu Hội nghị TƯ 14 và Đại hội XII để cho lợi ích của quyền lực cá nhân hay phe nhóm quyết định việc bầu ai ở cấp chóp bu này, người được bầu sẽ là chiến thắng của phe này đối với phe kia, của cá nhân này đối với cá nhân kia… Bầu như thế, sự đấu đá nhau đầy kịch tính như đang diễn ra lâu nay sẽ hứa hẹn một đoạn kết rất đen tối ngay sau đó trên sân khấu quốc gia.
Người thua cuộc chắc chắn trong mọi trường hợp “bầu” như vậy sẽ là đất nước, còn ĐCSVN sẽ đi sâu thêm một bước trên con đường là đảng độc tài cai trị, họa chư hầu cũng sẽ lớn nhanh theo...
Lâu nay và ngay bây giờ đã và đang ồn ào tiếng nói và hành động đầy sát khí chống lại các thế lực thù địch – bao gồm trước hết là sự phản đối ngay trong lòng đất nước của những người dân đang chịu đựng bất công và những người bất đồng chính kiến. Song người có tiếng nói phán xét cuối cùng rồi cũng sẽ là đất nước.
Ngày 01-01-2016 mà phải viết lên những điều đầy lo âu như thế này, thật là vạn bất đắc dĩ! Trong lòng cầu mong: Hay là mình đang được chứng kiến sự bắt đầu của một cơn đau đẻ có thể là khá dài của đất nước và trong ngắn hạn chưa sao biết được cái gì sẽ ra đời?..
Nguyễn Trung
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-1-16
10 PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG NHẤT NĂM 2015 DO BVN BÌNH CHỌN
BVN/ 1/1/2015
(1) Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam” (http://vov.vn/chinh-tri/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-ky-niem-sinh-nhat-bac-401809.vov).
(2) Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nếu để xảy ra đụng độ gì [ở Biển Đông] thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?” (http://dantri.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-cong-tac-nhan-su-dang-lam-bai-ban-nhung-con-rat-kho-khan-2015120812063397.htm)
(3) Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất.” (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151022/dai-tuong-phung-quang-thanh-vn-khong-dung-lech-ve-nuoc-lon-nao/989572.html)
(4) Huỳnh Ngọc Sơn, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội: “Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau… Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi” (http://phapluattp.vn/thoi-su/vi-sao-quoc-hoi-chua-ra-nghi-quyet-ve-bien-dong-565566.html. Câu này sau đó bị tờ báo cắt bỏ vì quá “tế nhị” / trắng trợn)
(5) Đỗ Văn Đương, Đại biểu Quốc hội: “Quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân”. (http://phapluattp.vn/phap-luat/quy-dinh-quyen-im-lang-la-dien-bien-hoa-binh-chong-lai-nhan-dan-556493.html)
(6) Đỗ Văn Đương, Đại biểu Quốc hội: “Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa” (http://baophapluat.vn/trong-nuoc/pham-nhan-viet-nam-con-suong-hon-sinh-vien-thoi-xua-199777.html).
(7) Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại - công nghiệp Việt Nam: “Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác!” (http://infonet.vn/90-nam-truoc-bac-ho-da-dinh-huong-nen-kinh-te-viet-nam-la-kinh-te-thi-truong-post172535.info).
(8) Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc” (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/269501/con-lanh-dao-lam-lanh-dao-la-hanh-phuc-cua-dan-toc.html)
(9) Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Giá bảo hiểm y tế dù tăng cũng chỉ bằng 2-3 bữa nhậu”. (http://vtv.vn/su-kien-va-binh-luan/gia-bao-hiem-y-te-du-tang-cung-chi-bang-2-3-bua-nhau-20151219115015875.htm)
(10) Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng: “Dự án chục tỷ, sai phạm một tỷ là tốt rồi” (http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/du-an-chuc-ty-sai-pham-mot-ty-la-tot-roi-3229270/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét