ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mật vụ Đức từng giúp an ninh VN ra sao? (BBC 5-8-15) -- P/v GS Martin Grossheim -Đại tá an ninh Nguyễn Tài và 2000 ngày đấu trí với CIA (ANTG 14-8-15)- Phá giá tiền và ‘tử huyệt’ khó hồi phục của TQ (TVN 15/8/2015)-Hải quân TQ phô trương sức mạnh bành trướng biển (VNN 15/8/2015)-5 loại vũ khí khủng của Nga có thể đe dọa TQ (VNN 15/8/2015)-Mỹ sẽ không lùi trên vấn đề tự do ở Biển Đông (BVB 15/8/2015)-Ngoại trưởng Kerry thượng quốc kỳ Mỹ tại Cuba (bvb 15/8/2015)-Nhìn người lại ngẫm đến ta (BVB 13/8/2015)
- Trong nước: Một đời đồng hành cùng cách mạng (ĐĐK 14-8-15) -Nguyễn Văn Trân-Thủ tướng phê chuẩn nhân sự Lào Cai, Hưng Yên (VNN 15/8/2015)-Chưa có cuộc đình công nào đúng với 'luật Việt Nam' (NV 13-8-15) -Chủ tịch huyện, xã tự cấp đất cho... vợ mình (LĐ 14-8-15) -Quái chiêu của những cặp “phù thủy Tây balô” (ANTG 13-8-15)
- Kinh tế: Thủ tướng yêu cầu có đối sách với đồng nhân dân tệ (VnEx 14-8-15)- Ông Trương Văn Phước: 'Đừng hốt hoảng khi nhân dân tệ phá giá' (VnEx 14-8-15) -Việt Nam trong vòng xoáy tiền tệ Trung Quốc (BVB 15/8/2015)-Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: Kinh doanh xử lý rác là siêu lợi nhuận (MTG 14-8-15)-Gà Việt đang 'chết' lâm sàng (VnEx 14-8-15) - Người Việt ăn thịt gì? (TBKTSG 13-8-15)-Kiểm tra một thỏi son môi tốn… 2 triệu đồng (PLTP 14-8-15)-
- Giáo dục: “Tiến sĩ” hay “lùi sĩ” (VNCA 11-8-15)- Cấm phân biệt học sinh lớp 1 biết và chưa biết đọc (TT 13-8-15)-Những sai sót trong 'Truyện Kiều' của Hội Kiều học (VNEx 13-8-15)-PGS. Văn Như Cương: Kỳ thi THPT Quốc gia thất bại hoàn toàn! (PN11/8/2015)-"Điểm mặt" những ngành học trên 30 điểm vẫn có thể trượt đại học (PN 13/8/2015)
- Phản biện: Tháng 8/1945: Cách mạng hay Khởi nghĩa? (BBC 14-8-15)-Việt Nam tham gia hội chợ quốc tế: Bán lẻ để thu bạc cắc ! (VTC 14-8-15)- Về ngôi nhà VN ở Expo 2015: Lại nói dối! (tuan's blog 14/8/2015)- Nguyễn Văn Tuấn-Nói thật không sợ mất lòng (Kỳ 5) (BVN 13/8/2015)-Hữu Mạnh-Tây Mĩ nó cũng thế (tuan's blog 12/8/2015)- Nguyễn Văn Tuấn-Đọc chuyện Tàu để hiểu chuyện Việt Nam (tuan's blog 13/8/2015)- Nguyễn Văn Tuấn-‘Lệch pha’ trước Đại hội 12 (!?) (bvb 13/8/2015)- Phạm Trần
- Thư giãn: Những động vật khổng lồ dị thường trong đời thực (VNN 15/8/2015)
PGS. VĂN NHƯ CƯƠNG: "KỲ THI THPT QUỐC GIA THẤT BẠI HOÀN TOÀN !"
Bài của pv THANH LAM/ PNO 11/8/2015
PGS Văn Như Cương
Trước những bất cập trong quá trình nộp hồ sơ xét tuyển ĐH, PGS Văn Như Cương nói đề án thi THPT Quốc gia đã thất bại ngay khi bắt đầu.
- Thí sinh có điểm thi đại học cao nhất nước là người khuyết tật
- 3 phẩm chất và 8 năng lực với học sinh THCS và THPT
- "Điểm mặt" những ngành học trên 30 điểm vẫn có thể trượt đại học
- Nộp hồ sơ xét tuyển ĐH: Phụ huynh ngày theo con đi nộp, tối "cày net"
- Không liên lạc được với Bộ GDĐT sau phát biểu của thầy Văn Như Cương
- 25 điểm mới đỗ khối C, TS Lê Đình Nghị: "Cảm giác có sự bất ổn"
PGS: Kỳ thi THPT diễn ra ngay từ đầu với việc ghép 2 kỳ thi vào làm 1 cho đến thời điểm hiện tại, thí sinh đang sử dụng điểm của kỳ thi THPT Quốc gia để làm điểm xét tuyển vào các trường đại học phù hợp và như mong muốn, tôi luôn theo dõi từng đường đi nước bước của kỳ thi này.PV: Thưa thầy, trong thời gian vừa qua thầy có theo dõi kỳ thi THPT Quốc giakhông?
PV: Sau khi thí sinh biết điểm kỳ thi THPT Quốc gia Bộ GD đưa ra những đề án xét tuyển khá tỉ mỉ. Theo thầy những việc làm đó có ưu và nhược điểm gì?
PGS: Thí sinh khi biết điểm và điểm đủ tiêu chuẩn có quyền nộp 4 khoa / trường/ nguyện vọng 1, 12 khoa/3 trường/ nguyện vọng 2... tiếp đó là các trường phải luôn cập nhật danh sách đăng ký xét tuyển 3 ngày/ lần để thí sinh nắm rõ được vị trí của mình, khả năng có thể đỗ của mình như Bộ đã đưa ra trước đó.
Cách làm này không có bất cứ một ưu điểm nào hết. Thí sinh không hề được định hướng rõ ràng như vẫn nghĩ mà đang lao vào "cuộc chơi đỏ đen", không khác gì đánh bạc hay chơi chứng khoán.
PV: Thí sinh được gì và các trường xét tuyển được gì từ phương thức xét tuyển đại học đó?
PGS: Trong "ván bài" này, cái học sinh biết là điểm của mình, bao nhiêu thí sinh hơn điểm mình, có bao nhiêu trường có thể tuyển, mỗi trường tuyển bao nhiêu.
Cái mà các trường biết là: Mình được tuyển bao nhiêu người, biết phổ điểm (cho tất cả thí sinh thi THPT Quốc gia, chứ không phải thí sinh theo nguyện vọng từng ngành). Cuối cùng đi đến đâu, giải quyết như thế nào, các trường luôn tỏ ra lúng túng trước đề án của BGD.
Tất cả những hành động đó, không có gì là chắc chắn, các thí sinh đang phải chạy đua nhưng không biết hướng đi. Những thông tin mà Bộ liên tục cung cấp phổ điểm chung của từng khối, được nộp nhiều nguyện vọng, liên tục công bố điểm đăng ký hồ sơ xét tuyển, được phét rút hồ sơ trước 20 ngày... thực chất không có một tác dụng gì cả.
Thí sinh hoang mang và lo lắng nộp hồ sơ xét tuyển (Ảnh minh họa)
PGS: Mới đây, có một số trường sau khi nhận đủ số lượng thí sinh đã cấp ngay giấy trúng tuyển tạm thời cho thí sinh. Giấy này không có ý nghĩa đã đem lại những phản ứng tiêu cực cho thí sinh và người nhà, hy vọng và thất vọng. Điều ngay lập tức đã bị phê phán và sửa đổi.PV: Những khó khăn của PHHS và các bạn thí sinh gặp phải là gì? Thầy có thể nói cụ thể hơn không?
Vì những bất cập như trên đã nói, các trường đã phải đưa ra những phương án tuyển sinh với những yêu cầu vòng sơ loại riêng, dùng học bạ để tính điểm xét tuyển vòng sơ loại, như thế là không công bằng, nhưng đối với các trường đó là biện pháp an toàn, và chỉ có thể sử dụng cho năm nay.
Kỳ thi THPT Quốc gia tổ chức hứa hẹn sẽ hạn chế bớt kinh phí cho gia đình thí sinh, nhưng thực chất là tốn kém và căng thẳng hơn rất nhiều. Số lượng lớn thí sinh phải chạy đua trong vòng 20 ngày luôn trong tâm trạng thấp thỏm và lo sợ. Các em không có thời gian nghĩ đến những khoa ngành mà mình thích mà cố gắng làm sao để đỗ được đại học.
PHHS cùng con em phải ra tận nơi để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, đó là điều dở nhất. Tại sao không đăng ký trực tuyến.
PV: Thầy đánh giá về đề án mới này - kỳ thi chung THPT Quốc gia của Bộ như thế nào?
PGS: Không có một phương án nào đảm bảo và có lợi cho thí sinh. Số lượng hồ sơ ảo quá nhiều, loại không kịp, đỗ không hiếm. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện tính đến thời điểm hiện tại chưa có một thành công nào từ đề án. Bất cập và khó khăn hiện ra khá rõ nét.
PV: Triển vọng của đề án THPT Quốc gia?
PGS: Tôi có thể khẳng định rằng, kỳ thi này cùng với những đề án sau đó, sẽ thất bại một cách toàn diện. Nếu cứ tiếp tục thực hiện cách thức này cho các năm sau nữa thì nền giáo dục Việt Nam sẽ thất bại một cách thảm hại.
PV: Từ những bất cập và khó khăn trên thầy có lời khuyên như thế nào dành cho thí sinh xét tuyển năm nay?
PGS: Thí sinh cần phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo, ứng phó với mọi tình huống để có một vị trí xứng đáng với mong muốn và số điểm đạt được của mình.
PV: Xin cảm ơn thầy về những chia sẻ thẳng thắn với PNO.
Thanh Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét