ĐIỂM BÁO MẠNG
- Đa Chiều: Trung Quốc định giả Mỹ dọa Việt Nam (BVN 22/6/2015)_ Hồng Thủy-Ông Trọng gặp ông Obama đầu tháng Bảy (BVB 22/6/2015)-Trung Cộng thối nát (BVB 22/6/2015)
- Báo chí góp phần ngăn người xu nịnh vào cấp uỷ (VNN 21-6-15) -Học tập tấm gương Nhà báo Hồ Chí Minh lỗi lạc (Petrotimes 21-6-15) - Chuyện làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh (infonet 21-6-15) -- 174 bút danh?! - Nghề báo có dễ không? (TN 21-6-15)-Vợ anh là nhà báo (KP 20-6-15)-Thách thức của báo chí KH&CN dành cho đại chúng (TS 19-6-15)-Ngày kỷ niệm buồn của giới báo cung đình cộng sản (BVN 22/6/2015)- Nguyễn Đình Ấm-Nên chấp nhận báo chí tư nhân, tại sao không? (BVN 22/6/2015)- Kami (blog)-Những tiếng nói lương tri tỉnh táo sẽ vượt hẳn lên (TT 21-6-15) -- P/v Nguyễn Vạn Phú-Nhà báo-Nghiệp vụ hay chỉ là lính Phục vụ ? (BVB 22/6/2015)- Nguyễn Đình Ấm-Có dũng khí mới không sợ vấn đề “NHẠY CẢM” (BVB 22/6/2015)- TS Vũ Ngọc Hoàng
Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân? (DT 1/6/2015)- Lê Xuân Tùng- Về bài báo của Giáo sư Lê Xuân Tùng (BVN 20/6/2015)- TS Nguyễn Thành Sơn
- Không thuê dù, du khách bị nhân viên du lịch dùng gậy, gạch đánh đập? (LĐ 21-6-15) Lý giải tại sao du khách đến Việt Nam ngày càng giảm?-Nhà văn Sương Nguyệt Minh: "Người Hà Nội thanh lịch" chỉ còn trong hoài niệm! (Petrotimes 21-6-15)
- Gây hậu quả xấu, không thể ‘nhận lỗi tập thể’ (TVN 22/6/2015)-'Bó chân' giữa Hà Nội và đại biểu 'mượn oai' (TVN 20/6/2015)
- Cạnh tranh sao nổi với áo sơmi Tàu 70 ngàn (VEF 21-6-15)-Bàn cầu thông minh, gạch ốp kháng khuẩn ‘made-in-VN’ (BĐS 22/6/2015)-Thương vụ mạnh tay, đại gia Việt mua đứt DN Mỹ (Vef 22/6/2015)
- Ra sức "chống", buôn lậu vẫn nhức nhối do "bắt tay trong" (infonet 21-6-15)-Con nợ nghìn tỷ: Nhởn nhơ du lịch nước ngoài, mua ôtô xịn (VNN 21-6-15)
- Cuộc sống gia đình trên chiếc ghe 40 năm tuổi ở Sài Gòn (VnEx 21-6-15)
- Gian lận: mặt trái của nghiên cứu khoa học (tuan's blog 20/6/2015)-TS Nguyễn Quang A giải thích về bằng cấp của GS Trần Văn Nhung (VNN 22/6/2015)
- Giáo án điện tử có làm giáo viên lười hơn không? (GD 21-6-15) -Du học sinh 'nói thật', phụ huynh Việt đau đầu (TVN 21/6/2015)-Cô giáo không thích lạ (VNN 22/6/2015)-Trung cộng nhồi nhét hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa lớp Ba như thế nào? (BVN 22/6/2015)- Phùng Hoài Ngọc-Tát nước theo mưa (BVN 21/6/2015)- Nguyễn Đình Cống
- Trâu rừng tung cú húc móc hầu sư tử (VNN 20/6/2015)-Bí quyết xóa nhăn khiến cụ bà 80 trẻ hơn 30 tuổi (VNN 20/6/2015)- Cá sấu lộng hành cướp mồi của đàn chó hoang (VNN 20/6/2015)
GIAN LẬN: MẶT TRÁI CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bài của GS NGUYỄN VĂN TUẤN / tuan's blog 20/6/2015
Tôi hân hạnh giới thiệu một bài phỏng vấn liên quan đến gian lận trong khoa học (scientific fraud) đến các bạn. Bài phỏng vấn do đài phát thanh RFI (Pháp) có nhã ý thực hiện. Kí giả Ngọc Bích hỏi tôi vài câu hỏi rất thiết thực như (a) định nghĩa thế nào là gian lận trong khoa học; (b) tại sao có gian lận; (c) làm sao phát hiện; (d) nếu bài báo bị phát hiện có gian dối, ai có quyền rút bài báo xuống; và (e) bên VN có gian dối trong khoa học không, vân vân. Bài phỏng vấn ở đây (bấm vào cái nút "play" trên hình):
Có một câu hỏi tôi thấy mang tính thời sự cao: đó là vấn đề tái lập (reproducibility). Một kết quả nghiên cứu [thực nghiệm] sau khi đã công bố mà các nhóm khác không lặp lại được thì trường hợp đó được gọi là vấn đề reproducibility - tái lập. Tính tái lập là nền tảng, là yếu tố để phân biệt khoa học thật với khoa học dỏm. Do đó, nếu khả năng tái lập quá thấp là một vấn đề, một vấn nạn của khoa học.
Trong thực tế, có rất nhiều nghiên cứu không được tái lập. Một phân tích những công trình đình đám trên Nature, Science, Cell cho thấy trong số 53 công trình có triển vọng triển khai thành thuốc điều trị, thì 47 công trình có kết quả không thể tái lập (1). Trong các nghiên cứu RCT thì khả năng tái lập cao hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 46% (tức 54% còn lại không thể tái lập). Còn các nghiên cứu tế bào và trên chuột thì khả năng tái lập còn "thê thảm" hơn nữa, vì hơn 90% kết quả không thể tái lập. Một phân tích nổi tiếng của John Ioannidis (một ông bạn tôi) cho thấy có thể 95% các nghiên cứu được công bố là sai (2).
Thế thì câu hỏi được đặt ra là vấn đề tái lập tốn Nhà nước và giới khoa học bao nhiêu? Mới tuần rồi, có người làm phân tích, và họ đi đến con số là 28 tỉ USD hàng năm (3). Thật ra, con số thật có thể từ 10 đến 50 tỉ USD. Nói cách khác, những nghiên cứu mà kết quả không thể hay khó tái lập tốn cộng đồng đến 10-50 tỉ USD mỗi năm.
Những yếu tố làm cho công trình không tái lập bao gồm chất liệu nghiên cứu (sinh phẩm, chiếm 36%), thiết kế nghiên cứu (28%), phân tích dữ liệu (26%). Những yếu tố này làm cho 53% những công trình nghiên cứu công bố quốc tế không thể tái lập (4).
Đọc xong nghiên cứu này, tôi chợt nảy ra một số câu hỏi cho tình hình khoa học ở VN. Bao nhiêu công trình nghiên cứu ở VN là vô bổ và vô ích? Trong số những công trình đã công bố, bao nhiêu là gian dối, và những gian dối này gây thiệt hại cho xã hội bao nhiêu tiền? Tôi nghĩ nếu làm cho đến nơi đến chốn, qui mô gian lận và thiệt hại cho xã hội có thể trở thành một xì căng đan chẳng kém gì Vinashin.
====
(1) http://www.nature.com/nature/journal/v483/n7391/full/483531a.html
(2) http://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371%2Fjournal.pmed.0020124
(3) http://journals.plos.org/plosbiology/article?id=10.1371%2Fjournal.pbio.1002165
(4) http://www.nature.com/news/irreproducible-biology-research-costs-put-at-28-billion-per-year-1.17711
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét