ĐIỂM BÁO MẠNG
- Nguyên Chủ tịch nước trăn trở về hòa hợp dân tộc (VNN 27-4-15)-Vị Đại sứ lên truyền hình Pháp bác chuyện 'tắm máu' trả thù (VNN 28/4/2015)-LỜI AI ĐIẾU CHO NAM VIỆT NAM (BVN 28/4/2015)-Peter R. Kann-Những suy nghĩ tản mạn nhân ANZAC Day (BVN 28/4/2015)-Trần Thạnh-Cần 'san phẳng' hố sâu thù hận ! (BVB 28/4/2015)-Sau chiến thắng, 'mọc' ra ngày càng nhiều 'Tư bản Đỏ' (BVN 28/4/2015)- Nick Davies
- ASEAN: Trung Quốc đe dọa «an ninh và hòa bình» ở Biển Đông (BVN 28/4/2015)- Thanh Hà-Hồng Kông bắt 8 người biểu tình đòi dân chủ (BVN 28/4/2015)- Thu Hằng-Tổng thư ký ASEAN chỉ trích dự án 'lấn biển xây đảo' của TQ ở Biển Đông (BVB 28/4/2015)
- Hà Nội hãy biết yêu những gì mình có (BVN 28/4/2015)- Đoan Trang-Tuần hành vì cây xanh: người dân đã biết thực hiện quyền của mình (BVN 28/4/2015)- Mặc Lâm / RFA
- Nông sản ế khi mỗi Bộ nhìn về một hướng (VnEx 27-4-15)-Không thể "giải cứu" nông sản bằng việc "Thứ trưởng đi bán dưa" (VTC 27-4-15) -Nhạc Đàm kích lợn thụ thai, giao hưởng dụ vịt trời về chuồng (VNN 28/4/2015)
- Đại gia Việt co cụm, tài phiệt ngoại tấn công (VEF 28-4-15)
- Mạnh tay với nạn "người đẹp thi chui" (ND 26-4-15)- Dùng bạo lực ?
- Lọc dầu Dung Quất tiếp tục xin giảm thuế (VnEx 26-4-15)
- Triết hiện sinh: "Tiến lên để sống" (VHNA 27-4-15) --Bùi Văn Nam Sơn
- Ngóng chờ... hiệu trưởng (TT 27-4-15)
- Bạn đọc trẻ với việc tiếp nhận văn học mạng (VHQN 26-4-15)
THỦ TƯỚNG CÓ THỰC TÂM ĐỂ TRÍ THỨC THAM GIA PHẢN BIỆN ?
Bài của ANH VŨ / RFA 26/4/2015
Thủ tướng vừa quyết định cho thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức, để cho trí thức tham gia hoạt động tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách. Tuy nhiên nội dung của quyết định này cho thấy không chỉ vi Hiến, mà còn cho thấy Thủ tướng không thực sự cởi mở và thậm chí còn nhiều nghi ngại.
Vậy Thủ tướng có thật tâm mong muốn để trí thức tham gia phản biện hay không?
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách của nhà nước đối với các chính sách phát triển kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
Hoạt động này nhằm bổ sung thêm các luận cứ khoa học, dựa trên cơ sở thực tiễn chân thực, khách quan, nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội, đồng thời phát huy tính hiệu quả của các dự án hay chính sách của nhà nước.
Nói về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội dưới góc độ khoa học, Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên - Trường ĐH Hoa Sen cho biết:
“Tư duy phản biện là một khả năng phân tích đánh giá, tìm hiểu thông tin rồi sau đó lập luận và chứng minh cái lập luận của mình bằng các chứng minh đo đạc được, kiểm chứng được để đưa ra một kết luận cuối cùng mang tính thuyết phục phù hợp với quy luật logic. Cái chữ phản biện nghĩa thật là cãi ngược lại, song phản biện không có nghĩa là như thế, mà nó có thể là đồng ý hoàn toàn, cũng có thể là đồng ý một nửa hoặc là không đồng ý hay không cãi lại. Nhưng nó là quá trình suy nghĩ cân nhắc sâu và rộng.”
Theo website Chính phủ cho biết, Thủ tướng vừa ban hành quyết định 501/QĐ-TTg nhằm thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, đây là diễn đàn khoa học chuyên nghiệp hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, trung thực, khách quan, để đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích của quốc gia và tuân thủ luật pháp VN.
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A nói với chúng tôi:
“Tôi cũng không quan tâm lắm khi ông Thủ tướng vẽ ra cái phản biện hay là cái nghiên cứu, ông ấy có giỏi hay cởi mở thì ông hãy hủy cái quyết định 97 của ông ấy 5-7 năm trước đi thì lúc ấy tôi mới có thể tin được. Chứ còn cái quy định về phản biện hay về thế nọ thế kia cho các nhà khoa học thì cũng là cái chả ra đâu vào đâu cả. Một mặt thì ông ấy vẫn muốn nghe, nhưng một mặt thì ông áy vẫn muốn bịt mồm những người khác và ông ấy chỉ muốn nghe để cho ông ấy nghe thôi thì tôi nghĩ rằng một môi trường như thế chẳng phải là một môi trường phản biện và cũng chẳng phải là một môi trường khuyến khích. ”
Đánh giá về vai trò của trí thức trong việc tham gia phản biện các vấn đề của nhà nước cũng như cộng đồng xã hội, GS. Nguyễn Huệ Chi cho biết:
“Đã nói đến trí thức thì phải có cái tầm nhìn để dẫn dắt xã hội được, muốn thế thì trước các vấn đề lớn của đất nước hay của cộng đồng thì anh phải có ý kiến. Mà ý kiến này phải là một ý kiến độc lập tự anh, chứ không phải bị lệ thuộc bởi một thế lực nào hết. Đã là trí thức thì phải là người có cái tầm, và có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội như thế. Cho nên tôi nghĩ rằng phản biện xã hội là chức năng của trí thức chứ không phải của ai hết. ”
Chính quyền vi phạm pháp luật nhiều nhất
Viện IDS là một viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở VN, chỉ trong một thời gian ngắn viện này đã thu hút nhiều sự chú ý của giới quan tâm chính trị - thời sự trong và ngoài nước. Đây là tổ chức khoa học và công nghệ được các nhà khoa học tự thành lập. Tuy vậy, Viện IDS đã phải giải tán trước các áp lực của Chính phủ dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nói về sự kiện này, TS. Nguyễn Quang A – nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS cho biết:
“Cái Viện (IDS) của chúng tôi ra đời khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã là Thủ tướng rồi, chúng tôi hoạt động được 2 năm thì ông Thủ tướng ra một cái quyết định 97, ông ấy thay đổi môi trường pháp lý để chúng tôi không thể hoạt động được. Với tư cách là những người phản biện độc lập về chính sách, thì chúng tôi đã tự giải tán. Tôi nghĩ rằng nếu thực sự ông ấy muốn phản biện thật thì ông ấy hãy hủy cái quyết định do chính ông ấy ký 5-7 năm trước. Lúc đó mới có thể tin được một chút gì, chứ còn bây giờ vẽ ra cái quy chế phản biện thì tôi nghĩ không có ý nghĩa gì.”
Trên trang Văn Việt, nhà báo Huy Đức đã bình luận cho rằng, việc Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức, nếu so với cung cách “đóng cửa làm chính sách” của nhà nước VN lâu nay thì quyết định 501/QĐ-TTg đã có vẻ như cởi mở hơn. Tuy vậy, theo Điều 25 - Hiến pháp VN năm 2013 quy định công dân có quyền “Tiếp cận thông tin và phát biểu công khai ý kiến của mình về các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế – xã hội” thì thấy quyết định của Thủ tướng quy định “chỉ những trí thức được chọn mới có quyền phản biện" lại là vấn đề vi hiến.
Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A khẳng định:
“Tôi nghĩ rằng với quyết định như thế chứng tỏ rằng ông Thủ tướng đã vi phạm Hiến pháp. Và rất đáng tiếc là Đảng CSVN, Chính phủ và các cơ quan của nhà nước VN đã là các tổ chức vi phạm Hiến pháp, vi phạm luật của chính họ đưa ra là nhiều nhất. Do đó các tổ chức XHDS và người dân hãy lên tiếng để nói cho họ biết rằng họ là những người vi phạm Hiến pháp, vi phạm pháp luật nhiều nhất. Hãy bớt vi phạm đi!”
Trả lời câu hỏi để trí thức có thể góp phần vào việc phản biện các chính sách phù hợp và đạt hiệu quả thì Nhà nước VN cần phải làm gì?
Với một thái độ rất thẳng thắn, TS. Nguyễn Quang A ghi nhận:
“Tôi nghĩ rất đơn giản, nhà nước hãy thực hiện đúng cái Hiến pháp mà họ đã nêu ra, nhà nước hãy thực hiện đúng những cái luật của họ đã thông qua, cho dù nó vẫn chưa thực sự tốt lắm, nhưng họ vẫn phải nghiêm túc thực hiện. Đó là cái thứ nhất. Nhưng mà người dân và các nhà khoa học, đừng phải đợi họ tạo điều kiện gì cả, hãy đối chiếu theo đúng Hiến pháp là chúng tôi có quyền tiếp cận thông tin và góp ý. Và cứ thế góp ý, bất luận là ông ấy có thích hay không? Bất luận có theo các quy định của các ông ấy không, vì quyết định của các ông ấy là quyết định vi Hiến.”
Phản biện của trí thức không có nghĩa là phản đối, nhưng nó là quá trình suy nghĩ cân nhắc sâu và rộng của các trí thức trước các vấn đề quan trọng của đất nước hay cộng đồng xã hội. Để thấy hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách của mỗi quốc gia có tầm hết sức quan trọng. Ở các quốc gia phát triển, chính quyền luôn coi trọng và có các chính sách phù hợp để khuyến khích các hoạt động này đối với các trí thức.
***
CHUYÊN GIA KINH TẾ HUỲNH BỬU SƠN:"NẾU ĐƯỢC LẮNG NGHE, TRÍ THỨC SẼ ĐỐNG GÓP HẾT SỨC MÌNH"
Bài của NHẬT LỆ / LĐ 27/4/2015
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chụp cùng một số thành viên nhóm Thứ Sáu, gồm ông Nguyễn Ngọc Bích (ngưới ngồi bên trái), ông Phan Chánh Dưỡng (đứng, bìa trái) và ông Huỳnh Bửu Sơn (đứng, bìa phải). Ảnh: T.L
Thời mở cửa, có một nhóm Thứ Sáu chuyên tụ hội các chuyên gia kinh tế để thực hiện các “đơn đặt hàng” từ lãnh đạo TPHCM cũng như cả nước về các vấn đề “kinh bang tế thế” một cách hiệu quả. Họ đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi tư duy làm kinh tế thị trường trong buổi chập chững đầu tiên sau đổi mới. Ông Huỳnh Bửu Sơn - một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu, thành viên của nhóm Thứ Sáu - nhớ lại:
“Ban đầu, nhóm Thứ Sáu chỉ gồm một số chuyên viên được anh Phan Chánh Dưỡng mời nghiên cứu khai thác một số mặt hàng xuất khẩu cho Công ty Cholimex. Cho đến năm 1986, khi cải cách “giá - lương - tiền” gây ảnh hưởng nền kinh tế khá nặng nề, T.Ư yêu cầu mỗi tỉnh, thành có một bản đúc kết, nhận định. Tại TPHCM, ông Võ Trần Chí - Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ - nghe ở quận 5 có một nhóm chuyên viên, liền mời tham gia. Từ đó, anh Phan Chánh Dưỡng mời thêm một số anh em, như Lâm Võ Hoàng, Hồ Xích Tú, Đỗ Nguyên Dũng, Lê Văn Bỉnh…
Lúc đó, tôi làm việc trong ngành ngoại thương, có điều kiện tiếp cận với các số liệu, nên được giao chủ nhiệm đề tài. Anh em cùng nhau bàn giải pháp làm sao để cải thiện tình hình kinh tế. Rồi từ đó, khi trình bày đề tài với ông Võ Văn Kiệt, ông Ba Châu (tức ông Lữ Minh Châu - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) đề nghị nghiên cứu giúp đề tài biến ngân hàng từ một cấp thành hai cấp. Năm 1989, ông Kiệt gọi ra làm đề án đổi mới ngân hàng, rồi sau đó anh em làm một số đề tài có liên quan đến TP, T.Ư, như phát triển kinh tế vùng, phát triển ngoại thương, thành lập khu chế xuất...
Thành thử, đầu tiên nhóm làm theo yêu cầu của một số ban ngành đặt ra, hoặc do nhận định. Từ khi anh Trần Trọng Thức tham gia nhóm, nhất là trong thời kỳ anh chuyển sang làm ở Báo Lao Động, chúng tôi tham gia nhiều bài báo mang tính chất xây dựng cũng như phản biện nhiều hơn”.
Sở dĩ nhóm Thứ Sáu làm được nhiều việc như vậy là nhờ may mắn gặp những vị lãnh đạo biết nghe, biết sử dụng chất xám của trí thức, có phải không, thưa ông?
- Bất cứ thời đại nào, bất cứ ở đâu, những người có học đều muốn góp tiếng nói cho sự phát triển của xã hội mà họ đang sống. Nếu được lắng nghe thì người ta nói nhiều được, nếu trên không nghe thì họ sẽ viết sách lặng lẽ. Quan trọng nhất là người cầm quyền lúc đó có chịu lắng nghe hay không. Người ta nói “trung ngôn nghịch nhĩ”, ai không chịu nghe trái tai thì làm sao nghe được lời nói thẳng.
Lúc đó, nhóm họp vào thứ hai, tư, sáu vì nhiều đề tài phải làm khẩn trương. Có một văn bằng hợp thức hóa hoạt động của chúng tôi, là Nhóm nghiên cứu chuyên đề quận 5, gồm 3 thành viên là anh Dưỡng, anh Trần Bá Tước và tôi. Anh em hoạt động 5 không, trong đó không lương, không biên chế… Lúc đó mới bắt đầu đổi mới, nên nhiều vấn đề cần giải quyết trong nền kinh tế thị trường, và bản thân lãnh đạo cũng biết lắng nghe, nên điều kiện phù hợp để anh em sẵn sàng góp sức.
Đánh giá của ông về đóng góp của nhóm Thứ Sáu thời đó?
- Có người nói câu rất hay: Tụi này giống như con gà mắc đẻ, ra bụi đẻ trứng, người ta lấy về luộc, nấu, hay ấp thành con đều được. Chúng tôi làm theo nhu cầu ban ngành, hoặc tự thấy có vấn đề thì viết ra, gửi đi, còn ai sử dụng được thì tốt. Mình đưa ra ý kiến, còn chính giới chức, những người có trách nhiệm tại TP hoặc T.Ư thực hiện được phần nào còn tùy. Thực ra, xu hướng của xã hội đi lên là như vậy, tiếng nói đó cũng chỉ là một trong những ý kiến đóng góp của những người có ăn học thôi. Nói thay đổi cái này, cái kia là do nhóm thì hơi quá.
Câu chuyện của nhóm Thứ Sáu còn là câu chuyện của niềm tin đối với giới trí thức dù ở chế độ nào… Nhưng hiện tại, giới trí thức đang bị đánh đồng thành những người có học vị, bằng cấp, theo ông, điều đó nguy hiểm ra sao?
- Khi mình quá trọng cái bằng thì sự học sẽ bị mai một. Trên thực tế, để làm gì hữu dụng cho mình và môi trường xung quanh thì phải học thật. Đó là một vấn nạn về não trạng ở ta, dẫn tới một thời gian quá chuộng học vị, văn bằng mà quên đi thực học. Chỉ có thực học mới đóng góp cho đất nước phát triển được.
Ngày trước, những người như ông đã chọn ở lại, còn ở thời nay, trí thức khó trở về sau một thời gian học hỏi và nghiên cứu thành công ở nước ngoài.
- Nước nào cũng thế. Người có học được sử dụng, họ sẽ quay về. Những người trẻ sẽ tập trung ở nơi nào sử dụng tài năng của họ. Chẳng hạn như nước Mỹ là nơi hội tụ rất nhiều tài năng. Còn ở nơi nào không trọng dụng, thì chất xám sẽ bị mai một. Với tôi, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ ra đi cả. Và thực sự những người ra đi cũng có đóng góp của họ. Họ quay về giúp ích cho bản thân, gia đình, hay có người đầu tư, đóng góp cho cộng đồng. Chuyện đi hay ở không trở nên quá quan trọng bằng chuyện anh có là người Việt Nam hay không, có nghĩ về quê hương hay không, vậy thôi.
Nhìn lại 40 năm qua, ông có thể khái quát về tình hình kinh tế phát triển ra sao?
- Nhìn chung, 40 năm qua có nhiều thay đổi rất lớn, nhưng lẽ ra có thể thay đổi nhiều hơn nữa. Dường như kỳ vọng mong muốn đất nước phát triển vẫn lớn hơn so với kết quả đạt được. Thực sự, nếu đổi mới tới nơi tới chốn, có lẽ nước ta cũng không thua kém các nước trong khu vực đâu, nhưng vì đi chậm nên không tránh khỏi những đáng tiếc.
Ông nghĩ gì về tiến trình hòa giải dân tộc?
- Mỗi nước có một kinh nghiệm lịch sử. Nước nào cũng muốn có sự đoàn kết, cho dù là cộng đồng trong nước hay hải ngoại. Nước mình cũng có thúc đẩy hòa giải, nhưng mức độ còn chậm. Ví dụ như chính sách với Việt kiều càng ngày càng cởi mở, đời sống văn hóa cũng thông thoáng hơn, có bước tiến hơn, tuy nhiên vẫn chưa được nhanh như mong muốn.
- Xin cảm ơn ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét