ĐIỂM BÁO MẠNG
Ngày tàn của Trung Quốc đang đến (BVB 29/3/2015)- David Brow
Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD (TT 28-3-15) Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao? (TT 29-3-15)Dự án bôxit: TKV đã “sập bẫy giá rẻ”? (TT 29-3-15)- Dự án bôxit: TKV đã “sập bẫy giá rẻ”? (BVB 29/3/2015)- CÁCH GÌ THÌ BÔ XÍT VẪN THUA LỖ (BVB 29/3/2015) - Tô Văn Trường
Khi kinh tế tư nhân là động lực, CN Marx-Lenine sẽ ra sao? (BVB 30/3/2015)- Kami
- TS. Võ Trí Thành: Đừng mơ tín dụng tăng "sốc", lãi suất giảm sâu (infonet 29-3-15)
- Thủ tướng Singapore: Cha tôi là một chiến binh (VNN 303/2015)-Giản dị nơi đặt linh cữu ông Lý Quang Diệu (VNN 29/3/2015)-Hình ảnh lễ rước thi hài ông Lý Quang Diệu (VNN 30/3/2015)
- “Muốn hợp tác, đầu tiên phải tôn trọng quyền con người” (VnE 29-3-15) -- Ý kiến Nguyễn Sinh Hùng
- Ai có quyền “phát ngôn”? (TBKTSG 29-3-15)
- Sập giàn giáo ở Formosa: Người giàu chẳng khóc! (MTG 28-3-15) -
- Lấp sông Đồng Nai: Chính quyền nóng vội? (VNN 30/3/2015)- Phản đối chặt cây - Bảo vệ sự sống ! (BVB 30/3/2015)
- Cách tốt nhất để đối xử với trí thức (VNN 30/3/2015)- ý kiến Đặng Kim Sơn
- Gian dối trong giới khoa học Tàu (tuan's blog 29/3/2015)- GS Nguyễn Văn Tuấn
- “Văn hóa nhậu” chốn quan trường (Petrotimes 28-3-15)
- Độc đáo chợ nông sản Tây giữa lòng Hà Nội (LĐ 29-2-15)
- Rủ Tây về làng: Ta lo Tây ngán (VEF 29-3-15)
- Lũ về bất ngờ, nông dân Quảng Nam trắng tay (VTC 29-3-15)
- Bon chen vào trường khủng của Mỹ để làm gì? (TVN 29-3-15)
- Những dị bản sách kinh hoàng: Do NXB bán giấy phép! (Petrotimes 29-3-15)
- Cổ ngữ bí ẩn trong ngôi làng thủ đô (LĐ 28-3-15)
- Góc buồn đời nghệ sĩ: Huyền thoại trong làng văn Việt (NLĐ 27-3-15) -
BON CHEN VÀO TRƯỜNG KHỦNG CỦA MỸ ĐỂ LÀM GÌ ?
Bài NGUYỄN ANH THI/ TVN 29/3/2015
Cho đến nay ở Việt Nam có khá nhiều bài báo ca ngợi học sinh vào được khối trường Ivies, nhưng rất hiếm bài báo nói rõ những học sinh này đạt thành tích gì khi học trong trường khủng toàn thiên tài và con em các gia đình quyền thế bậc nhất thế giới đó.
Hàng năm Việt Nam có khoảng 10-20 học sinh được nhận vào nhóm các trường Ivies tại Mỹ. Ivies được hiểu là top các trường ĐH tên tuổi hàng đầu trên thế giới như Havard, Yale, Stanford, Columbia, MIT…
Danh tính các học sinh này sau đó thường xuất hiện trên các trang báo lớn với sự ngưỡng mộ. Thậm chí có cả phụ huynh còn lên báo nói cách dạy con vào được Havard. Nhiều người Việt Nam nghĩ hễ vào Ivies tức là thành công.
Mục tiêu 250 ngàn USD ” trúng thưởng”
Con số trung bình 250 ngàn USD hỗ trợ tài chính (chứ không phải học bổng) do chính sách Need Blind của các trường Ivies giúp cho một học sinh gia cảnh không đủ điều kiện được vào học (mà đa số học sinh VN có gia cảnh này mới được hưởng) là rất lớn. Thêm vào đó, chất lượng giáo dục cao ở nhóm các trường hàng đầu thế giới này vốn đã được khẳng định.
Vì vậy, nó trở thành mục tiêu hàng đầu cuộc đua cho học sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Cuộc đua này không đơn giản chỉ nằm ở tài năng của học sinh mà còn có hệ thống dịch vụ tư vấn đi kèm với chi phí khá đắt đỏ.
Ngoài ra, để làm đẹp hồ sơ cho con, một số bậc cha mẹ đã vận dụng tối đa mọi mối quan hệ, sáng kiến, đầu tư tiền bạc… Để có một dòng tốt hơn trên hồ sơ theo chuẩn Mỹ, họ sẵn sàng bỏ tiền túi cho con tham gia một kỳ thi nghệ thuật quốc tế dù chẳng ai biết đến, thuê cả nhà hát lớn và dàn nhạc tham gia biểu diễn cùng con. Hoặc thay vì để cho con tự đi quyên góp tiền thiện nguyện, họ bỏ luôn ra vài chục triệu để tạo ra thành tích cho nhanh…Việt Nam cũng đang có các lò luyện phục vụ nhu cầu này của học sinh và phụ huynh. Mục đích là làm sao giúp học sinh làm đẹp hồ sơ, có mọi điểm theo tiêu chuẩn cần thiết và trau chuốt các bài luận sẽ nộp cho trường. Chi phí cho dịch vụ này không rẻ, có thể tính bằng nhiều ngàn USD. Và dù năm ăn năm thua thì nhiều cha mẹ học sinh vẫn lăn vào nộp tiền, hy vọng con có một cơ hội ngang bằng... trúng số.
Sự bon chen để có thể nộp hồ sơ thành công vào ĐH Mỹ hạng tốt, hỗ trợ học phí cao có thể dẫn đến sự gia tăng khả năng gian lận và giả dối. Trung Quốc đã và đang là một “địa chỉ đỏ” khiến các nhà giáo dục ĐH thế giới đau đầu vì dịch vụ làm hồ sơ giả, viết bài luận thay với trình độ tinh vi.
Scandal mới nhất được phát hiện tại bốn ĐH danh giá nhất của tiểu bang New South Wales, Australia cho thấy có hơn 70 SV bị đuổi học (chủ yếu là các du học sinh và phần lớn đến từ Trung Quốc) đã mua bài luận và thi hộ các kỳ thi online để nộp cho trường. Giá một bài luận có thể lên tới 1.000 USD. Nếu có HS Việt Nam rơi vào tình trạng này thì danh tiếng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ivies có phải là cây đũa thần?
Cho đến nay ở Việt Nam có khá nhiều bài báo ca ngợi học sinh vào được khối trường Ivies, nhưng rất hiếm bài nói rõ những học sinh này đạt thành tích gì khi học trong trường khủng toàn thiên tài và con em các gia đình quyền thế bậc nhất thế giới đó.
Hãy hình dung Havard chú trọng dạy SV làm lãnh đạo. Bởi thực sự rất nhiều SV ở đây khi ra trường sẽ giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt, vì vốn là con cái nguyên thủ quốc gia, các trùm tài phiệt. Còn bạn dù có là bạn đồng học với họ nhưng khi ra trường thì đơn giản chỉ mong có một cơ hội đi làm thuê, hy vọng ngày nào có cơ đổi đời .
Cũng rất khó khăn để tìm ra thông tin học sinh VN vào Ivies tốt nghiệp xong làm gì? Rõ nhất là một vài học sinh có tên tuổi, tốt nghiệp các trường Ivies hàng đầu của Mỹ trở về VN hành nghề dạy SAT và làm dịch vụ tư vấn du học. Những điều này cho thấy Ivies không phải là cây đũa thần, học xong muốn ra đời thành công cũng chẳng dễ dàng.
Cũng như bất cứ một SV nào mới tốt nghiệp ĐH, để thành công thì cần nhiều kỹ năng mềm xuất sắc, nỗ lực và may mắn chứ không chỉ là tấm bằng ở một trường danh giá. Ivies chỉ là điểm khởi đầu của con đường. Hơn nữa, dù Ivies có nhiều tiền hỗ trợ tài chính hơn cả, nhưng không thiếu các ĐH khác tại Mỹ vẫn cung cấp tiền đi học cho các học sinh xuất sắc.
Tìm những gì phù hợp với mình
Trên trang facebook của mình, một thầy giáo dạy SAT cho học sinh VN từng nhận học bổng toàn phần của một trường giáo dục đại cương hàng đầu của Mỹ viết: “Là người trong ngành, mình muốn nhắc lại rằng chỉ có khoảng 20 bạn được vào Ivies được ca tụng thôi, nhưng danh sách các bạn du học Mỹ hàng năm rất dài, trong số đó có nhiều bạn vào những trường phù hợp và tiếp tục phát huy tiềm năng của mình. Tất cả chỉ mới bắt đầu!”.
Trong bài báo mới nhất trên New York Times với tựa đề “How to Survive the College Admissions Madness”, Frank Bruni, nhà báo Mỹ nổi tiếng đã ngụ ý rằng hãy vào ĐH tốt để thực sự học tập và mài giũa, để có được những gì cần thiết và phù hợp với từng học sinh khi ra đời chứ không phải chỉ vì chạy đua theo danh tiếng.
Ông cũng dẫn ra lý lịch của 10 CEO hàng đầu trong số 500 công ty lọt vào danh sách của Fortune. Thật bất ngờ, phần lớn những CEO này không hề học trong các trường Ivies mà từ những tên tuổi khá bình dị như ĐH Arkansas, Texas, California( Davis), Nebraska, Auburn, Texas A & M, ĐH Kettering, St. Louis…
Nguyễn Anh Thi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét