ĐIỂM BÁO MẠNG
- Đảng mất mình đi đâu? (NV 27-2-15)
- Vẫn là ông Tuyển của 10 - 20 năm về trước (LĐ 28-2-15)
- Vì sao nông dân miền Tây thất bại mùa hoa Tết? (TGTT 28-2-15)
- Ba chìa khóa phát triển (TS 24-2-15) -- Bài Giáp Văn Dương
- Phát triển đô thị: Xe máy, nhà ống và kinh tế vỉa hè (TT 28-2-15) -- Bài Huỳnh Thế Du
- Thói sĩ diện, rượu bia nhiều là nguyên nhân ẩu đả ngày Tết (VnEx 28-2-15)
- Khi lễ hội bị biến tướng (RFA 28-2-15) -- P/v GS Ngô Đức Thịnh
- “Xã hội lành mạnh sẽ có nền nghệ thuật lành mạnh” (VNN 28-2-15)
- Trăm tuổi vẫn phải cẩn trọng ngôn hành (VHNA 28-2-15)
- Cái ác từ ngoài đời đến Lễ hội !? (BVB 28/2/2015)-
- “Xã hội lành mạnh sẽ có nền nghệ thuật lành mạnh” (BVB 28/2/2015)
- THỨC CÙNG HỘI LIM (BVB 28/2/2015)
- Biển Đông và sự thật phía sau chiếc mặt nạ hữu nghị (BVB 1/3/2015)
NHẬN THỨC MỚI VỀ KINH TẾ THỊ TƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Tổng hợp GIA BẢO trên TCCS 28/2/2015
TCCSĐT - Sáng 28-02-2015, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tọa đàm được tổ chức nhằm góp phần phục vụ trực tiếp việc tiếp tục hoàn thiện Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 30 năm đổi mới và Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Các đồng chí: Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì tọa đàm.
Thực tiễn 30 năm đổi mới ở nước ta chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, phát triển ổn định; tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, bền vững và ấn tượng, được cộng đồng thế giới công nhận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện. Vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng hơn.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Hầu hết các loại giá cả hàng hoá, được xác lập theo nguyên tắc thị trường.
Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội. Việc huy động và phân bổ các nguồn lực gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã từng bước phù hợp với cơ chế thị trường; hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình này, chúng ta còn có nhiều hạn chế, yếu kém và gặp không ít trở ngại, khó khăn.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề xoay quanh nhận thức khái niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau 30 năm đổi mới có giá trị định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ; nêu rõ những vấn đề cần cụ thể hóa nhận thức khái niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam và những biến đổi của tình hình quốc tế, khu vực trong 5 - 10 năm tới; đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp mang tính đột phá, những điều kiện, cơ chế và chính sách thiết yếu cụ thể để thực hiện.
Trên cơ sở thống nhất nhận thức về nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII đã tiếp tục cụ thể hoá, nêu ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 5 - 10 năm tới. Đó là:
“Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích và làm rõ thực trạng nhận thức và thực tiễn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ đó đề xuất ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội./.
Tin, ảnh: Gia Bảo
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ MỞ WIKIPEDIA NGÀY12/2/2015
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990[1] cho đến nay. Việc áp dụng cơ chế này cũng được ghi vào Hiến pháp Việt Nam mới nhất.
Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.[1]Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử[2] Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn[2] Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ.[2] Đến hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa[1]. Tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.
Mục lục
[ẩn]
Cơ sở lý luận và thực tiễn[sửa | sửa mã nguồn]
Không nên lầm tưởng kinh tế thị trường chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa xã hội thì không. Quan niệm này xuất phát từ mô hình kinh tế bao cấp của Liên Xô và Đông Âu trước kia, song chính Liên Xô trong giai đoạn lãnh đạo của Lenin cũng có nền kinh tế thị trường. Thực ra, theo lý luận của Lenin thì chủ nghĩa xã hội là bước chuyển giữa chủ nghĩa tư bản tiến lênchủ nghĩa cộng sản. Trong đó mô hình kinh tế là hỗn hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó, Lenin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường được tồn tại, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Sau khi Lenin mất, Stalin đã xóa bỏ NEP và xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch, khiến nhiều người lầm tưởng chủ nghĩa xã hội chỉ gắn liền với kinh tế bao cấp.
Những lý luận đầu tiên về kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội được nhà kinh tế Enrico Barone người Ý nêu ra vào năm 1908 trong tác phẩm "Il Ministro della Produzione nello Stato Collettivista"[3]. Barone đã đưa ra một mô hình toán về một nền kinh tế tập thể, theo đó các quan hệ tiền tệ hàng hóa trong nền kinh tế đều có thể tính toán được và từ đó có thể điều chỉnh để sao cho phúc lợi tập thể đạt mức tối ưu.
Năm 1929, Fred Manville Taylor người Mỹ trong công trình "The Guidance of Production in a Socialist State," tạp chí American Economic Review, số 19(1), trang 1-8, đã nêu ra những điều kiện để nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể, về mặt lý thuyết, đạt được hiệu quả trong phân phối nguồn lực.
Trên cơ sở mô hình của Barone, vào năm 1936 nhà kinh tế Ba Lan Oskar Ryszard Lange đã công bố cuốn sách của mình mang tên Lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa xã hội trong đó ông kết hợp kinh tế học Marxist với kinh tế học tân cổ điển. Lange ủng hộ việc sử dụng các công cụ thị trường (giá cả) và đồng thời ủng hộ việc kế hoạch hóa. Lange cho rằng các nhà làm kế hoạch có thể tính toán và đặt ra các mức giá và chờ đợi phản ứng của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy nền kinh tế sẽ có hiệu quả cao hơn thay vì để cho thị trường quyết định hoàn toàn.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Chủ nghĩa xã hội kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con đường thứ ba (để phân biệt với hai con đường khác làkinh tế thị trường tự do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Pháp và Nhật trong thế kỉ 20 cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng giảm thiểu sự can thiệp của bộ máy nhà nước (mô hình kinh tế hỗn hợp) [cần dẫn nguồn].
Các đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]
Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau[2]:
- Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng, các mạch máu kinh tế và các ngành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phòng...) được nhà nước quản lý. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
- Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công.
- Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
- Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.
Chính sách thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ trương khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong thực tế bằng việc thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty 90, tổng công ty 91. Tuy nhiên, hiện không ít doanh nghiệp nhà nước lớn này hoạt động không hiệu quả và/ hoặc thua lỗ triền miên, dẫn tới yêu cầu phải tái cấu trúc và cổ phần hóa các doanh nghiệp này.[4],[5]
Một số vấn đề đang tồn tại cần được nghiên cứu giải quyết[sửa | sửa mã nguồn]
Do nhà nước (thông qua các doanh nghiệp nhà nước) nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên (economic resources) của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoán sản, tín dụng, ưu đãi chính sách.v.v. nên các chính sách chống tham nhũng, chống lãng phí.v.v. nếu không chặt chẽ sẽ dẫn đến tiêu cực: cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi và hệ thống phải gồng mình tập trung chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, thay vì tập trung toàn lực cho sản xuất.
Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế và tham nhũng thất thoát cao trong hệ thống dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền kinh tế đạt hiệu quả thấp. Tuy vậy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới là khu vực hiệu quả kém nhất, nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc chuyển giá giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến trong những năm qua.[6]. (xem chỉ số ICOR). Ví dụ, để có giá trị tăng thêm tương đương với 1 đồng, thì Việt Nam phải đầu tư 5,1 đồng (năm 2008) so với 4,1 đồng của Thái Lan. Chi phí đầu tư cao dẫn đến một nguy cơ nền kinh tế luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ xảy ra quá tải (overheat) cùng lúc với dễ dàng suy thoái. Để đưa đất nước lên trở thành công nghiệp hóa, Việt Nam phải tốn kém gấp 1,5 lần các quốc gia NIC như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, mà hệ lụy của sự tốn kém "bất thường" này là mục tiêu công nghiệp hóa sẽ khó đạt được, hoặc cho dù đạt được thì chi phí "bảo trì" cho một nền kinh tế như vậy cũng sẽ cao, dẫn đến hàng hóa do nền công nghiệp của Việt Nam sản xuất ra thường phải bán giá cao mới đủ lợi nhuận, từ đó dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Để tăng sức cạnh tranh phải giảm giá hàng hóa, thì chi phí lao động phải bị kiềm chế, vì các loại hàng hóa khác phải theo cơ chế thị trường. Sự kiềm chế chi phí lao động sẽ khiến thị trường lao động bị bóp méo và nguy cơ mất ổn định cao vì lãn công, đình công.[cần dẫn nguồn]
Sự thành công trong công cuộc chống tham nhũng lãng phí ở khu vực kinh tế Nhà nước, đồng thời tổ chức lại khu vực kinh tế FDI và không kêu gọi đầu tư bằng mọi giá, chỉ chấp nhận đầu tư có chọn lọc đối với khu vực FDI, sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Trong những năm đầu áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có hiệu quả. Nhưng đến nay đã bộc lộ những bất cập và mâu thuẫn, vì: Nhà nước (NN) quản lý, điều tiết 1 số giá được cho là chiến lược như giá điện, nhiên liệu...[cần dẫn nguồn] do vậy, khi cần thì NN tăng hoặc giảm giá, và như vậy khi cần tiến hành lập, phân tích triển khai 1 dự án sẽ khó khăn khi xác định giá thành sản phẩm vì nó phụ thuộc vào sự điều tiết giá đầu vào của NN, nếu sự điều tiết này là tăng cơ học quá lớn thì làm đảo lộ tất cả các hoạch định, tính toán hiệu quả của 1 dự án, thậm chí làm phá sản. Nhưng nếu NN không điều tiết thì DNNN sẽ bị lỗ (như ngành điện chẳng hạn) và các thành phần kinh tế khác hưởng lợi.[cần dẫn nguồn]
Trong những năm đầu áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có hiệu quả. Nhưng đến nay đã bộc lộ những bất cập và mâu thuẫn, vì: Nhà nước (NN) quản lý, điều tiết 1 số giá được cho là chiến lược như giá điện, nhiên liệu...[cần dẫn nguồn] do vậy, khi cần thì NN tăng hoặc giảm giá, và như vậy khi cần tiến hành lập, phân tích triển khai 1 dự án sẽ khó khăn khi xác định giá thành sản phẩm vì nó phụ thuộc vào sự điều tiết giá đầu vào của NN, nếu sự điều tiết này là tăng cơ học quá lớn thì làm đảo lộ tất cả các hoạch định, tính toán hiệu quả của 1 dự án, thậm chí làm phá sản. Nhưng nếu NN không điều tiết thì DNNN sẽ bị lỗ (như ngành điện chẳng hạn) và các thành phần kinh tế khác hưởng lợi.[cần dẫn nguồn]
Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiều người cho là khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn rất mập mờ.
- Theo luật sư Trương Thanh Đức cần được xác định rõ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì trong dự thảo Hiến pháp, để tránh trường hợp áp dụng kinh tế kế hoạch hoá tập trung vào kinh tế thị trường.[7]
- Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập "định hướng xã hội chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự công bằng tương đối về xã hội và chế độ an sinh xã hội phổ cập đối với người dân.[7] Điều này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức, và khác với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ.[7] Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường đang trở thành gánh nặng cho người nghèo.[7] Hậu quả của việc không xác định mô hình kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa Nhà nước và thị trường, sẽ biến các doanh nghiệp thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào Nhà nước.[8]
“ |
Câu hỏi tại sao sau hơn hai mươi năm chuyển sang kinh tế thị trường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột như vậy và chủ yếu lấy cơ chế xin-cho làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh... phải chăng đã tìm được câu trả lời từ chính sự mập mờ của khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" này?
| ” |
- Về câu hỏi, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013, trả lời:
“ |
Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.[9]
| ” |
Dẫn nguồn[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă â Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.
- ^ a ă â b Nghị quyết 22/2008/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW.
- ^ tạp chi Giornale degli Economisti, số 2, tháng Chín-Mười, trang 267-293
- ^ Khi Kiểm toán Nhà nước "bắt mạch" doanh nghiệp Nhà nước
- ^ Các công ty 'định hướng xã hội chủ nghĩa' tiếp tục lỗ Người Việt, 20.05.2013
- ^ “Hiệu quả đầu tư nhìn từ hệ số ICOR”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
- ^ a ă â b Băn khoăn thể chế kinh tế trong dự thảo Hiến pháp vneconomy, 21/3/2013
- ^ Băn khoăn thể chế kinh tế trong dự thảo Hiến pháp thuvienphapluat, 23.03.2013
- ^ Cải cách thể chế từ câu hỏi chưa có lời giải thesaigontimes, 3/5/2014
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Kinh tế Việt Nam
- Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.
- Nghị quyết 22/2008/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Embassy of Vietnam in United States: Socialist-oriented market economy: concept and development soluti
- Tran Quang Nhiep (2007), "Fundamental Features of the Socialist-Oriented Market Economy in Viet Nam," paper presented at the Congrès Marx International V – Section Socialisme – Paris-Sorbonne et Nanterre – 3/6 octobr.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét