ĐIỂM BÁO MẠNG
- Điếu Cày 'bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ' (BBC 21-10-14) Việt Nam trả tự do và trục xuất blogger Điếu Cày sang Mỹ? (RFA 21-10-14) Chính quyền Việt Nam thả blogger Điếu Cày (RFI 21-10-14) Điếu Cày, người tù nổi tiếng nhất Việt Nam sang Mỹ (RFA 21-10-14) Blogger Điếu Cày được phóng thích sang Mỹ (VOA 21-10-14)
- TP.HCM chốt việc bảo tồn Thương xá Tax vào phút chót (ĐV 21-10-14)
- Đại biểu Quốc hội lo đất nước tụt hậu (TBKTSG 21-10-14) -- Có muộn?
- Thủ tướng: 'Nợ công tăng nhanh' (VnEx 20-10-14) -- Nợ công đã đến mức báo động đỏ (SGGP 21-10-14) -- Nợ công gia tăng, nợ xấu còn cao và chậm xử lý (LĐ 21-10-14) PTT Vũ Văn Ninh: "Áp lực trả nợ lớn vì vay ngắn, lãi suất cao" (TBKTSG 21-10-14) Giảm gánh nợ cho quốc gia (TN 21-10-14) -- Báo cáo kinh tế của thủ tướng Việt Nam đầy mâu thuẫn (NV 20-10-14) “Cứ chi hết thì sau này lấy gì đầu tư phát triển?” (infonet 21-10-14) Toàn văn báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII của Thủ tướng Chính phủ (LĐ 20-10-14)- Đã nêu nhiều, khỏi đọc.
- Ông Trần Du Lịch: Chớ đổ tiền ngân sách cứu nợ xấu (infonet 21--10-14) -- Dùng ngân sách xóa nợ xấu: Mọc nợ xấu trong tương lai (ĐV 21-10-14) -
- Bộ trưởng Thăng: 'Sân bay Long Thành lỡ nhịp vì nỗi lo nợ công' (VnEx 21-10-14) Sân bay Long Thành: 24 nghìn tỷ là con số quá lớn (VNN 21-10-14) Bộ trưởng Thăng: Ai bảo đầu tư sân bay không hiệu quả? (VTC 21-10-14) -
- Nói sân bay VN tệ là 'chưa khách quan' (BBC 21-10-14) Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất có thực sự bị oan? (NLĐ 21-10-14)
- Mỹ "bắt tay" Việt Nam về hạt nhân: Quả ngọt đầu tiên (ĐV 21-0-14)
- Khổ như phóng viên tác nghiệp tại Nhà Quốc hội mới (infonet 21-10-14)- chuyện lạ đây !
- Vụ nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Chính quyền chịu trách nhiệm thế nào? (VTC 21-10-14) -- Vụ cháy KCN Quang Minh: Xe cứu hoả thiếu nước để dập lửa(LĐ 21-10-14)
- “Bệnh” của du lịch Việt (SGGP 19-10-14)
- Xe tải chở nước ngọt lật nhào, nhiều người xông vào 'hôi của' (PLTP 21-10-14) -
- Tốn tiền tỷ thành phi công, tiếp viên hàng không (VEF 21-10-14)
- Văn chương thêm một lần nhập thế (VHQN 21-10-14)
- Đạo văn sinh sôi (NLĐ 21-10-14)
- Lại lỗi của ngành xuất bản (DNSG 21-10-14)
- "Bạn" như thế thì ai cần thêm kẻ thù (QC 21/10/2014)- GS Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
- Báo cáo kinh tế của thủ tướng Việt Nam đầy mâu thuẫn (QC 21/10/2014)- G.Đ / Người Việt
- Hong Kong - Sáng thứ ba 21/10/2014 (QC 21/10/2014)- Theo FB Mẹ Nấm
- Hong Kong - Sáng thứ ba 21/10/2014 (QC 21/10/2014)- Phạm Duy Nghĩa/ Tuổi Trẻ
- “Im lặng” là quyền của … chìa khóa? (QC 21/10/2014)- Xuân Dương/ GDVN
- Điếu Cày 'bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ' (QC 21/10/2014)- Theo BBC
- Blogger Điếu Cày được phóng thích sang Mỹ? (QC 21/10/2014)- Trà Mi/VOA
- Đặt tên 03 loại trí thức (QC 22/10/2014)- GS Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
- Ba cản trở trong quan hệ VN - Vatican (QC 22/10/2014)- LS Nguyễn Đức Khánh /BBC
- Vẫn chưa ra khỏi vòng u mê (QC 22/10/2014)- Trần Kinh Nghị / Blog Bách Việt
- Họ gọi đây là buổi đàm phán ư? (QC 22/10/2014)-Tóm tắt diễn biến buổi đàm phán giữa đại diện chính quyền Hồng Kông và đại diện sinh viên học sinh Hồng Kông- Mẹ Nấm/ FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
- Trung Quốc: Chế độ kiểm duyệt đang tự cắt vào thịt mình (QC 22/10/2014)- Tuấn Khanh/ Blog Tuấn Khanh
- Tự do trong lưu đày. (QC 22/10/2014)- Cánh Cò ? Blog RFA
- Tìm hiểu chính sách đào tạo lớp trí thức mới của nhà nước Nga Xô Viết để hiểu trí thức được đào tạo ở Hà Nội sau 1954 (QC 22/10/2014)- Vương Trí Nhàn / Blog Vương Trí Nhàn
- "Gạc Ma – Phú Lâm – Chữ Thập": Trung Quốc không đánh mà thắng! (QC 22/10/2014)-Trương Văn Khoa/ FB Trương Văn KHoa
- Sự lựa chọn của Trung Quốc (QC 22/10/2014)-Wong Chin-Huat*-Phạm Gia Minh dịch/ BVN
HỌC VĂN ĐỂ LÀM CHI HÈ?
Bài của NGUYỄN QUANG LẬP trên Quechoa 17/10/2014
***
O Kim Tiến xinh đẹp, Bộ trưởng Y tế xinh đẹp của chúng ta nói rằng “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được (...). Môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”.
Từ câu nói của người đẹp Kim Tiến dân tình bàn loạn cả lên. Tui để ý xem có nhà văn nào lên tiếng không. Không. Hoàn toàn không. Bởi vì đó không phải việc của nhà văn. Đó cũng không phải vấn đề mà nhà văn quan tâm. Hi hi... thiệt rứa đó. Riêng tui, gút lại một câu cho nó máu: Nghe O Tiến nói tui nghi O nỏ biết văn là cái chi.
Bảo rằng học văn để nói năng lưu loát, xin thưa trật lấc! Muốn nói năng lưu loát thì đi học môn hùng biện chứ không phải đi học văn. Tất cả nhà văn hàng đầu nước ta đều nói năng không hề lưu loát chút nào. Kim Tiến đã nghe nhà văn Nguyễn Minh Châu nói chuyện lần nào chưa? Nếu chưa bây giờ thử mời nhà văn Bảo Ninh đến Bộ y tế nói chuyện. Trình nói chuyện của Bảo Ninh cũng xêm xêm Nguyễn Minh Châu, họ đều thuộc trường phái ngậm hột thị. Ngậm hột thị hãy còn khá, có nhà văn không hề biết nói, điển hình là nhà thơ Tế Hanh. Rời cây bút ra là ông không sao diễn đạt được điều ông nghĩ cho mọi người hiểu.
Bật mí cho người đẹp Kim Tiến nhé: Ở đâu không biết chứ ở nước ta phàm ông nào trước đám đông nói năng lưu loát, trơn tuột như cháo chảy, thì hoặc ông đó không phải nhà văn hoặc là nhà văn dốt, tức nhà văn bất tài. Chắc chắn 100%.
Bảo rằng học văn để viết lách gãy gọn, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, xin thưa cũng trật lấc nốt. Muốn giỏi mấy món đó thì lo đi học môn soạn thảo văn bản. Hơn 90% phần trăm nhà văn nước ta viết sai chính tả, trong đó có tui. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chẳng những viết sai chính tả mà sai luôn cả lỗi đánh máy, đọc bài ông viết lắm khi muốn nổi khùng. Thế nhưng ông là nhà thơ được yêu mến hàng đầu Tổ quốc mình đấy O Kim Tiến ạ. Bạn đọc đọc thơ ông chứ chẳng ai đọc chính tả của ông bao giờ, không tin O Kim Tiến hỏi họ mà xem.
Một nhà thơ hàng đầu đất nước khác đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật, ông còn không viết nổi biên bản một cuộc họp nửa tiếng của ban biên tập báo Văn nghệ. Một hôm ông Hữu Thỉnh giao cho Phạm Tiến Duật làm biên bản. Phạm Tiến Duật mừng lắm, vì nghĩ mình được coi trọng, ra sức viết một biên bản 4 trang A4. Họp xong,Phạm Tiến Duật đọc biên bản. Mọi ngơ ngác không ai hiểu sao cả. Chỉ riêng Hữu Thỉnh là xuýt xóa khen hay. Xuýt xoa khen hay xong Hữu Thỉnh hỏi Phạm Tiến Duật, nói này ông Duật, cái này là biên bản hay thơ hậu hiện đại?
O Kim Tiến ơi! Môn văn chẳng cần để làm chi hết, nói chung học sinh nước ta không cần phải học văn. Ông Bảo Ninh có lần tâm sự với tui, nói tao nói thật, sở dĩ bây giờ tao thành nhà văn vì ngày xưa tao chán học văn khủng khiếp. Đúng vậy. Ở một xã hội lấy đạo đức giả làm căn bản thì văn chương (thứ thiệt) là thứ nguy hiểm càng tránh xa càng tốt. Ở một xã hội mà bọn đạo đức giả luôn lấy món nhân văn ( giả cầy) làm ngọn cờ gương mẫu uy tín thì càng học văn càng nguy hiểm, càng học văn càng giết chết văn, giết chết luôn tính người trong mỗi chúng ta. Điều đó giải thích vì sao càng học văn thì tình trạng cướp giết hiếp càng dâng cao, y đức ngành của O càng suy sụp.
Rứa đo O Tiến nờ.
HỌC VĂN ĐỂ LÀM GÌ ?
Bài của NGUYỄN VẠN PHÚ trên Quechoa 19/10/2014
Phải công nhận Bộ Giáo dục & Đào tạo rất tài tình; chỉ bằng một động tác thay đổi cách tuyển sinh đại học là bộ này bắt cả xã hội phải thao thức với câu hỏi muôn đời: Học văn để làm gì?
Với ngành y tế thì câu trả lời dường như có sẵn: Dùng môn văn xét tuyển ngành y?
Lý do được người đứng đầu ngành y tế lý giải rất gọn: “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được” (Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến).
Bà Tiến nói quá chính xác và đó cũng có thể là lý do để hàng ngàn ngành nghề khác đòi hỏi người dự tuyển cần giỏi văn bởi không chỉ riêng bác sĩ, y tá cần viết đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả mà hàng ngàn ngành nghề khác cũng cần.
Nói đâu xa, ngay cả Mark Zuckerberg mà có quyền ở Việt Nam, ắt anh ta sẽ yêu cầu người nào muốn tham gia cái mạng Facebook do anh điều hành phải viết sạch nước cản, diễn đạt rõ ràng, không viết lung tung như gã ngọng. Nói cho cùng anh chàng Mark này đang làm tờ báo khổng lồ trong đó mọi người dùng là kẻ viết bài liên tục cho anh ta, còn nhân viên của Facebook chỉ việc lo bán quảng cáo kiếm tiền. Viết bài cho Mark mà sai ngữ pháp, sai chính tả, ai mà chịu.
Nhưng, khoan đã! Những kỹ năng nói ở trên là kỹ năng ngôn ngữ, tức là môn tiếng Việt chứ đâu phải môn Văn?
Môn Văn nó phức tạp hơn nhiều. Ví dụ nhà văn William Faulkner nổi tiếng (Giải Nobel Văn chương năm 1949) chuyên viết những câu văn đọc muốn bể cái đầu, dài như cọng rau muống, câu dài nhất ông này từng viết trong cuốn Absalom, Absalom! dài đến 1.288 chữ. Thế mà khi lên nhận giải Nobel ông nói như thế này về sứ mệnh nhà văn và qua đó gián tiếp nói về vai trò của văn học: “Tiếng nói của nhà thơ không chỉ để ghi lại câu chuyện con người, nó còn là cột chống, trụ đỡ để giúp con người trụ lại và vượt qua”.
Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đồng tình là cần dùng môn văn để tuyển bác sĩ tương lai, không phải vì chuyện chính tả mà cao sang hơn, là mong muốn người bác sĩ giỏi văn sẽ không chơi ép bệnh nhân, kê thuốc không vì chữa bệnh mà vì tỷ lệ hoa hồng. Mong muốn của họ là văn sẽ giúp hình thành nhân cách con người, kể cả lòng tự trọng, nói chung là cái người ta thường gọi là y đức.
Nhưng, hượm đã! Cái đó là chuyện đạo đức, hiện được giao cho các môn như giáo dục công dân chứ đâu phải môn văn? Còn nếu môn giáo dục công dân đi dạy các chuyện xa vời như “phủ định siêu hình”, “phủ định biện chứng”… đó là chuyện của môn này, không bàn ở đây.
Nhà phê bình Dana Stevens viết trên tờ New York Times để lý giải người ta cần văn chương làm gì. Cô viết: “Văn chương là kẻ sinh đôi thất lạc từ lâu của cuộc đời, là kẻ đóng thế xấu xa, là tấm lót mượt như nhung, là hồn ma than khóc của cuộc đời”. Ý cô muốn nói văn chương ghi lại tất cả những gì còn lại từ cuộc đối thoại của mọi nhân chứng cuộc đời, giữa những người đang còn sống và mọi kẻ quá vãng về đam mê, thương yêu, thù hận, giận dữ, nỗi buồn, niềm vui… Còn có ai dạy cho ta biết về những điều đó ngoài văn chương.
Chính ở đây mà chúng ta mới hiểu vì sao những nhà khoa học, những nhà toán học, kể cả những bác sĩ tài ba, hầu như tất cả đều đam mê văn chương, rành rẽ về văn chương – và chính ở đây mới tồn tại niềm hy vọng những người bác sĩ tương lai, nếu từng học được lòng trắc ẩn, sự cảm thông, lòng tự trọng, sự phù du của đồng tiền mới tự miễn dịch chống lại mọi lề thói xấu xa đang bao bọc lấy anh ta.
Điều đáng buồn, môn Văn ở nhà trường hiện nay chưa làm được ngay cả mức độ thấp là trao cho người học kỹ năng ngôn ngữ để đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ. Ở mức độ rung lên từng sợi dây cảm xúc của học trò để những cái như lòng cam đảm, đam mê, hoài bão, nói chung là mọi xúc cảm cần thiết để làm người trọn vẹn thì môn Văn đang bế tắc, đang giết lần giết mòn những rung cảm còn sót lại ở học sinh vì sự khô cứng, khuôn mẫu và gò ép.
Vậy, phải chăng đừng hỏi “Học văn để làm gì?” – hãy hỏi “Học văn thế nào”, mới chính là câu hỏi đúng.
Tác giả gửi Quê Choa
bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét