ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tổng thống Ukraine lên tiếng vụ máy bay Nga rơi ở Belgorod (VNN 25/1/2024)-Ukraine không loại trừ bắn rơi máy bay Nga, Moscow yêu cầu HĐBA họp khẩn (VNN 25/1/2024)-Bỉ trao cho Ukraine 666 triệu đô của Nga, EU sẽ áp trừng phạt mới với Moscow (VNN 25/1/2024)-Israel bác tấn công cơ sở Liên Hợp Quốc, Houthi bắn tên lửa đạn đạo vào tàu Mỹ (VNN 25/1/2024)-Tiếp sau Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary mở đường cho Thụy Điển gia nhập NATO (VNN 25/1/2025)-Mỹ phủ nhận rút quân khỏi Syria, kêu gọi Trung Quốc giục Iran kiềm chế Houthi (VNN 25/1/2024)- 'Bê bối túi Dior' của đệ nhất phu nhân Hàn Quốc (VNN 25/1/2024)-
- Trong nước: Người mẹ cho con 6 tuổi lên Mẫu Sơn đá tuyết: Cháu chạy nhảy ầm ầm, còn kêu nóng (VNN 25/1/2024)-Triệu chứng, mức độ lây lan của biến thể Covid-19 vừa được phát hiện tại TP.HCM (VNN 25/1/2024)-Giả mạo cơ quan chức năng chiếm 9% tổng số cuộc tấn công lừa đảo tại Việt Nam (VNN 25/1/2024)-Chủ tịch hội đồng thành viên và giám đốc công ty PLC Vị Thanh bị bắt (VNN 25/1/2024)-Tuyển Việt Nam thua Iraq: Không tiếc nuối (VNN 25/1/2024)-Xế cổ Toyota Land Cruiser BJ40 của vị cán bộ hưu trí rong ruổi khắp Việt Nam (VNN 25/1/2024)-Cán bộ bắt 'bệnh trời' trên đỉnh Mẫu Sơn (VNN 25/1/2024)-Tài xế ô tô thông chốt kiểm tra nồng độ cồn, kéo xe cảnh sát tóe lửa trên đường (VNN 25/1/2024)-Diễn biến mới vụ đại úy công an bị đứt lìa 2 chân khi bắt cát tặc (VNN 25/1/2024)-Liên tiếp mất tiền tỷ khi nghe những cuộc điện thoại mạo danh công an (VNN 25/1/2024)-
- Kinh tế: Giấc mơ xe điện của Saudi Arabia đối mặt thực tế phũ phàng (KTSG 25/1/2024)-Trải nghiệm xanh qua ‘Top 7 điểm du lịch sinh thái’ năm 2023 (KTSG 25/1/2024)-Nhiều nhà đầu tư muốn được phát triển KCN Phạm Văn Hai ở TPHCM (KTSG 25/1/2024)-Công ty bất động sản Trung Quốc sử dụng chiêu tiếp thị 'đọc, lạ' để bán nhà (KTSG 25/1/2024)-Cơ hội đầu tư ở nhóm cổ phiếu có thông tin hỗ trợ! (KTSG 25/1/2024)-Người lao động không hạnh phúc có thể khiến nền kinh tế Mỹ mất 1.900 tỉ đô la (KTSG 24/1/2024)-Hơn 7 tỷ USD dư nợ cho vay chứng khoán và 'nghịch lý' của thị trường (VNN 25/1/2024)-Thủ tướng: Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu (VNN 25/1/2024)-Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp xanh là xu thế không thể đảo ngược (VNN 25/1/2024)-Giá vàng lên đỉnh lịch sử 80,3 triệu đồng, đại gia kinh doanh vàng lãi kỷ lục (VNN 25/1/2024)-Ngư dân Bình Định lãi lớn từ chuyến ra khơi đầu năm (VNN 25/1/2024)-Ngân hàng muốn bán 800 tấn quặng để thu hồi nợ (VNN 25/1/2024)-Giá xăng dầu hôm nay 25/1/2024: Thế giới và trong nước có thể cùng đi lên (VNN 25/1/2024)-Loại quả giá rẻ ở miền Tây thành đặc sản Tết, bán 500 nghìn/kg vẫn đắt hàng (VNN 25/1/2024)-dừa!-Hé lộ danh sách những thành phố tốt nhất thế giới năm 2024 (VNN 25/1/2024)-Hàng không sẽ ngắt mạch lỗ cuối năm nay, giá vé sẽ giảm? (VNN 25/1/2024)-
- Giáo dục: Cục trưởng Cục Nhà giáo: Giấy chứng nhận nghề nghiệp được cấp miễn phí (GD 25/1/2024)-CĐ Đại Việt Sài Gòn cấp bằng cho SV ngành Y sỹ đa khoa khi chưa có phép mở ngành (GD 25/1/2024)-Lo ngại trường đại học phải đóng một số ngành vì thiếu giáo sư, phó giáo sư (GD 25/1/2024)-4 năm học phí giữ nguyên, Trường ĐH Luật TP. HCM làm gì để tăng nguồn thu? (GD 25/1/2024)-Tỉnh Quảng Nam sẽ cấp thêm 4,6 tỷ đồng để Trường CĐ Y tế chi trả nợ lương (GD 25/1/2024)-Sau 5 năm, ĐH Thương mại thêm 10 ngành mới, điểm chuẩn ngành hot biến động (GD 25/1/2024)-Tổng thống CHLB Đức tới thăm Trường Đại học Việt Đức (GD 25/1/2024)-TPHCM: Hai sinh viên xuất sắc trúng tuyển viên chức sẽ về dạy tại trường chuyên (GD 25/1/2024)-Đề xuất bỏ kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, đổi mới thi cấp huyện, tỉnh (GD 25/1/2024)-Lời nhắn ấm lòng của hiệu trưởng: ‘Nếu rét quá các em ngủ quên, thầy sẽ mở cổng' (VNN 25/1/2024)-
- Phản biện: Một câu chuyện pháp luật (TVN 24/1/2024)-Chân Luận-‘Sẽ không còn rào cản giữa sinh viên và nhà nghiên cứu nhờ AI’ (VNN 24/1/2024)-Doanh nghiệp nội khó khăn và phản ứng chính sách (TVN 23/1/2024)-Tư Giang-Hai tin vui, một tin kém vui cho thị trường bất động sản (TVN 21/1/2024)-Nguyễn Văn Đỉnh-Khơi thông nguồn lực đất đai (TVN 19/1/2024)-Nguyễn Văn Đỉnh-Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi, công bố bảng giá đất mới từ 1/1/2026 (VNN 18/1/2024)-Làm gì để ngữ liệu đề kiểm tra Ngữ văn bớt "sạn"? (GD 18/1/2024)-Thế giới ảo, nỗi lo pháp lý thật (KTSG 17/1/2024)-Vẻ đẹp của hoa hậu (TVN 14/1/2024)-Đỗ Hải-Nguyên nhân dẫn tới viễn cảnh suy tàn của các mạng xã hội (VNN 14/1/2024)-
- Thư giãn: Nét độc đáo của cặp rồng đá vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia (VNN 25/1/2024)-Biệt thự 500m2 'hoa nở quanh năm' tuyệt đẹp của MC Quyền Linh và vợ doanh nhân (VNN 21/1/2024)-Ngắm đường cong tuyệt mỹ của 'Vịnh biển đẹp nhất thế giới' ở Việt Nam (VNN 17/1/2024)-
“Luật ở trên trời, cuộc đời dưới đất”. Đây là một nhận xét mà các nhà xây dựng chính sách ở VCCI từng tổng quát nhiều năm trước sau quá trình dài phân tích, góp ý cho các luật liên quan đến doanh nghiệp.
Trên thực tế đã có nhiều nỗ lực từ cơ quan lập pháp, hành pháp nhằm rút ngắn khoảng cách này để luật đi vào cuộc sống. Luật pháp cần được thiết kế sao cho vừa quản lý nhà nước hiệu quả, vừa tạo ra hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân phát triển mới là lựa chọn tốt nhất, chứ không phải cách tiếp cận “không quản được thì cấm”.
Cân bằng được các mục tiêu trên không phải dễ dàng.
Mấy năm gần đây, dư luận lên tiếng về hiện tượng các ngân hàng thương mại yêu cầu phải mua bảo hiểm mới được vay hay được giải ngân khoản vay sớm, làm tăng thêm chi phí đầu vào của doanh nghiệp, người dân. Thậm chí có tình trạng lạm dụng tín nhiệm, đưa thông tin sai lệch để lừa khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm. Nỗi bức xúc này lớn đến nỗi nhiều cơ quan đã lên tiếng và có văn bản chỉ đạo.
Ảnh: Hoàng Hà
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua của Quốc hội, có một số ý kiến của đại biểu cho rằng, nên cấm ngân hàng thương mại liên kết bán bảo hiểm; cấm bán chéo bảo hiểm nhân thọ… Có ý kiến thậm chí còn tăng thêm sức nặng bằng cách mô tả rằng, có người vay 300 triệu mà phải mua bảo hiểm 20 triệu, cầm về được có 280 triệu đến nỗi “nước mắt chảy dài kèm tiếng khóc nấc”…
Đó là cuộc đời đấy. Nếu hiện tượng trên xấu xa đến mức như vậy, thì cấm luôn cho đỡ nhức đầu?
Nhưng cuộc đời cũng không đơn giản. Rất may, một số đại biểu có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đã ý kiến phản bác, rằng nước ngoài người ta đã làm việc này cả trăm năm nay, không có vấn đề gì do có cơ chế giám sát, thanh tra chặt chẽ, công khai, minh bạch. Các ngân hàng muốn ép khách hàng cũng không dám, không thể ép được.
Và lại cũng thật may, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã có quy định khá hợp lý khi chỉ cấm ngân hàng ép khách hàng mua các loại bảo hiểm “không bắt buộc” khi cho vay, chứ không “cấm tiệt” chuyện ngân hàng bán bảo hiểm.
Cách tiếp cận này cho thấy, cuộc sống và luật pháp gần với nhau hơn.
Tuy nhiên, Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) vốn được thiết kế để điều chỉnh, quản lý ngành ngân hàng lại giao thêm trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát… các hoạt động của ngân hàng liên quan đến chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu cho ngành tài chính.
Đương nhiên, ngành tài chính phải nhận nhiệm vụ này nhưng có vẻ nhiệm vụ “thanh tra, kiểm tra, giám sát” các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu… lại không thuận tay. Tài chính và ngân hàng, tưởng là hai lĩnh vực gần nhau, nhưng lại khác nhau.
Nhiều lần, nhất là sau kỳ họp thứ 6 hồi tháng 10-2023, ngành tài chính đã có văn bản góp ý với ban soạn thảo không nên quy định trách nhiệm của ngành tài chính như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng phải thuộc về cơ quan quản lý ngân hàng với bộ phận thanh tra đông đảo, nghiệp vụ, chuyên môn phù hợp; còn ngành tài chính chẳng thuận tay về quản lý ngành, trong khi đã có nhiều việc khác.
Mặt khác, thực tiễn nhiều vụ việc gần đây liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chuyện ngân hàng bán bảo hiểm… vừa qua cho thấy: nếu các ngân hàng được giám sát chặt hơn, công khai, minh bạch hơn thì đã không xảy ra chuyện “bia kèm lạc” trong hoạt động cho vay và cũng không xảy ra chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” khi mập mờ trong cung cấp sản phẩm tín dụng với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Điều ấy cũng phù hợp với báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội trong nhiều kỳ họp qua là: “thực thi pháp luật vẫn là khâu yếu”.
Nguyên tắc chung về thanh tra, kiểm tra, giám sát… phải tuân thủ pháp luật chuyên ngành, dựa trên quan hệ quản lý. Ví dụ, ở trường hợp này, tổ chức niêm yết, tổ chức cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các ngân hàng là doanh nghiệp niêm yết sẽ theo pháp Luật Chứng khoán; doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các đại lý bảo hiểm tổ chức của các tổ chức tín dụng. Do vậy, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng phải là phạm vi và trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành ngân hàng, trong đó sẽ phải bao gồm cả việc các ngân hàng cung cấp các dịch vụ về chứng khoán và đại lý bảo hiểm.
Ở góc độ khác, việc quy định trách nhiệm của ngành tài chính hay thanh tra trong Luật (điều 206, 207) vô hình chung lại lấy đi nhiều quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng.
Ở góc độ lớn hơn, một số đại biểu đề nghị phải có một cơ quan giám sát tài chính độc lập, bên cạnh mô hình thanh tra, giám sát ngân hàng tại Luật Ngân hàng nhà nước, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thành lập một cơ quan giám sát tài chính độc lập là một định hướng rất lớn, thay đổi về mặt thiết kế hệ thống quản lý nhà nước đối với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia. Do vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng và cụ thể và ở lần sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng lần này chưa nghiên cứu, bổ sung vào được.
Dông dài như vậy để thấy: nguyên lý phải đưa cuộc sống vào luật không phải lúc nào cũng có thể thực hiện triệt để. Bởi vì, nguyên lý ấy còn phụ thuộc vào một nguyên lý khác là pháp luật thường “lạc hậu” hơn so với cuộc sống.
Chân Luận
NGUỒN: Một câu chuyện pháp luật (TVN 24/1/2024)- Chân Luận [https://vietnamnet.vn/mot-cau-chuyen-phap-luat-2242983.html]
TIN LIÊN QUAN:
- Khó tiếp cận vốn ngân hàng, doanh nghiệp như những cánh đồng khô hạn [https://vietnamnet.vn/kho-tiep-can-von-ngan-hang-doanh-nghiep-nhu-nhung-canh-dong-kho-han-2144429.html]
- Nhiều doanh nghiệp FDI lỗ, đóng góp ngân sách chưa tương xứng [https://vietnamnet.vn/nhieu-doanh-nghiep-fdi-lo-dong-gop-ngan-sach-chua-tuong-xung-2143535.html]
- Doanh nghiệp nội khó khăn và phản ứng chính sách [https://vietnamnet.vn/doanh-nghiep-noi-kho-khan-va-phan-ung-chinh-sach-2242381.html]
- Chữa bệnh thừa tiền [https://vietnamnet.vn/chua-benh-thua-tien-2225854.html]
Chính phủ đã nỗ lực cải cách trước tình thế khó khăn của khu vực doanh nghiệp trong nước với Nghị quyết 02/NQ-CP.
Một năm gặp thách thức chưa có tiền lệ
Đầu năm 2023 chứng kiến một sự kiện hy hữu khi một nhóm 36 nhà đầu tư tư nhân có các dự án điện mặt trời, điện gió với tổng vốn đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng gửi đơn kiến nghị kêu cứu tới các nhà hoạch định chính sách do những vướng mắc trong cơ chế làm họ không bán được điện, đứt gãy thanh khoản.
Cho đến cuối năm, khó khăn của họ vẫn tiếp tục kéo dài. Luồng đầu tư mới trong ngành năng lượng tái tạo khựng lại, chấm dứt thời kỳ đỉnh cao kéo dài 4 năm trước đó thu hút tổng cộng hơn 20 tỷ USD từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Khó khăn của các doanh nghiệp nêu trên mang tính đặc thù của ngành điện, nhưng thật đáng tiếc, cũng đại diện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói chung.
Có lẽ, cần nhắc lại đánh giá của Bộ Công Thương trong báo cáo tổng kết: Nền kinh tế bước vào năm 2023 trong bối cảnh hết sức khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế chung suy giảm mạnh so với cuối năm 2022… Các khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thiếu đơn hàng, đà tăng trưởng thị trường trong nước có dấu hiệu chững lại, giá xăng dầu và nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí sản xuất, vận tải còn ở mức cao, áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu, nhiều bất cập, vướng mắc nội tại sau nhiều năm tích tụ tiếp tục bộc lộ…, tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và đời sống của người lao động.
Tình hình nêu trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư khái quát: nền kinh tế đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm qua số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lên đến 172.578, cao hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 159.294, nếu không tính 58.412 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Sức khỏe của doanh nghiệp như trên đáng báo động khi xem xét thêm thêm góc khác: đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng 2,7% trong năm 2023, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 14,5%, 3,0%, 7,1% và 8,1% tương ứng cho các năm 2019, 2020, 2021 và 2022.
Như vậy, tốc độ tăng đầu tư của khu vực tư nhân năm 2023 còn thấp hơn của năm 2020 và 2021, những năm chịu tác động nặng nề của chính sách chống đại dịch Covid-19. Hay nói cách khác, tình hình còn khó khăn hơn thời Covid-19.
Doanh nghiệp nội rất khó khăn
Tình thế này cũng được Nghị quyết 02 của Chính phủ ghi nhận: Cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn so với các năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Năng lực hấp thụ vốn sụt giảm khiến tăng trưởng tín dụng chậm. Xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, chậm phục hồi.
Bên cạnh đó, các gói kích cầu như giảm thuế giá trị gia tăng đã được triển khai, nhưng tiêu dùng trong nước tăng chậm, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Thực tế này phần nào phản ánh sự suy giảm nhu cầu đầu tư, kinh doanh; thể hiện mức độ khó khăn và sức chống chịu suy yếu của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, do đơn hàng suy giảm khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh rất rõ khi chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam tháng 12/2023 đạt 48,9 điểm, là tháng thứ tư liên tiếp nằm dưới ngưỡng 50 điểm, cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
Sức khỏe của doanh nghiệp được phản ánh rất rõ trong việc tiếp cận vốn. Cuối năm 2022, tình trạng thiếu tiền, khó khăn về thanh khoản đã là mối lo cho sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đến cuối năm 2023, lãi suất giảm kỷ lục mà hệ thống ngân hàng thương mại “thừa tiền” cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế suy kiệt hơn.
Báo cáo chuyên đề khảo sát tình hình doanh nghiệp cuối năm 2023 và nhận định bối cảnh kinh doanh năm 2024 của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho thấy tình trạng sức khỏe cụ thể hơn.
Trong tổng số 2.734 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82.4% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023; 69.1% đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế năm 2024.
Về sức mạnh nội tại và dự kiến kinh doanh, có 72.8% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong năm 2024. Trong số đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 11.8%; dự kiến tạm ngừng kinh doanh là 12.2%; dự kiến giảm mạnh quy mô là 28.2% và dự kiến giảm nhẹ quy mô là 20.6%.
Trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2024, có 58.9% có thể giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 16.6% giảm trên 50%; có 60.2% DN dự kiến giảm doanh thu, trong đó tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 17.3%.
Xu hướng này cũng được phản ánh trong các báo cáo của Tổng cục Thống kê. Tháng 4/2023, có 5.837 doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và 1.509 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; đến tháng 12/2023 con số này đã cao lên tương ứng là 8.687 và 1.866.
Giám đốc Văn phòng Ban IV bà Phạm Thị Ngọc Thủy nhận xét, “Doanh nghiệp kiệt sức là sự thật, đặc biệt sau 2 năm Covid-19 và 2 năm phải đối mặt với những bất ổn của kinh tế vĩ mô toàn cầu”.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, một trong những tác giả của Luật Doanh nghiệp tính toán, sau 23 năm sau khi luật được triển khai, sửa đổi, mang lại các làn sóng thành lập doanh nghiệp, thì đến nay, mật độ doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất thưa thớt. Tính trung bình cả nước chỉ có 9 doanh nghiệp/1.000 dân; có 40 tỉnh có mật độ 4 doanh nghiệp/1.000 dân trở xuống; chỉ có 6 địa phương có 12 trở lên, bao gồm Hà Nội và TP.HCM.
Khu vực doanh nghiệp tạo ra khoảng 15 triệu lao động, khoảng 30% lực lượng lao động trong nền kinh tế. Trong số đó, khoảng 2/3 làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và bán buôn, bán lẻ; khoảng 60% trong việc làm trong khu vực doanh nghiệp tư nhân, 33% trong FDI; 70% doanh nghiệp là siêu nhỏ, hơn 25% là nhỏ; thiếu vắng đội ngũ doanh nghiệp vừa; 2,6% doanh nghiệp lớn.
Chưa đầy 30% số doanh nghiệp siêu nhỏ kinh doanh có lãi. Hiệu quả kinh doanh trên tất cả các chỉ số của doanh nghiệp nhóm này nói chung rất thấp, thường bằng 0 hoặc âm. Hay nói cách khác, phần đông doanh nghiệp siêu nhỏ không bảo toàn được vốn, không thể tự tích luỹ để tái đầu tư.
Thời điểm để thay đổi, phục hồi
Xin nói thêm, khó khăn của doanh nghiệp trong nước rất tương phản với doanh nghiệp FDI. Trong năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng hơn 32% so với năm 2022. Trong đó, vốn đăng ký đầu tư mới đạt gần 20,2 tỷ USD, tăng hơn 62% so với năm 2022, phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam. FDI thực hiện năm 2023 ước đạt khoảng 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.
Số vốn FDI cao kỷ lục như trên cho thấy, vai trò của Việt Nam không ngừng được củng cố trên trường quốc tế, tạo lập được lòng tin của các nhà đầu tư FDI.
Trong bối cảnh thuận lợi cho khu vực FDI, khó khăn cho doanh nghiệp nội địa, Ban IV trong báo cáo gửi Thủ tướng cho rằng, đây là “thời điểm vàng” của cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như của mô hình phát triển để tạo ra các động lực phát triển mới.
Họ kiến nghị: “Nếu không được vun đắp kịp thời, sức lực của doanh nghiệp sẽ cạn kiệt. Vì thế, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế”.
Nỗ lực của Chính phủ
Chính phủ đã nhận ra rõ tình thế này và đã ban hành Nghị quyết 02 để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 sau khi nghị quyết này vắng bóng năm 2023.
Nghị quyết yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Tư Giang
NGUỒN: Doanh nghiệp nội khó khăn và phản ứng chính sách (TVN 23/1/2024)-Tư Giang [https://vietnamnet.vn/doanh-nghiep-noi-kho-khan-va-phan-ung-chinh-sach-2242381.html]
TIN LIÊN QUAN:
- Chính sách tài khóa kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp [https://vietnamnet.vn/chinh-sach-tai-khoa-kip-thoi-ho-tro-doanh-nghiep-2207241.html]
- Nhà ở xã hội, vì sao cả dân và doanh nghiệp đều khó? [https://vietnamnet.vn/nha-o-xa-hoi-vi-sao-ca-dan-va-doanh-nghiep-deu-kho-2190656.html]
- Tín hiệu tích cực, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn giảm hơn 60% [https://vietnamnet.vn/tin-hieu-tich-cuc-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-van-giam-hon-60-2198364.html]
- ‘Sự tàn phá sáng tạo’ quanh chuyện doanh nghiệp đóng cửa [https://vietnamnet.vn/su-tan-pha-sang-tao-quanh-chuyen-doanh-nghiep-dong-cua-2226206.html]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét