ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nhật Bản chạy đua với thời gian giải cứu nạn nhân bị vùi lấp sau động đất (VNN 2/1/2024)-Ông Putin nói Nga sẽ tăng cường tập kích ở Ukraine, nêu tên đối thủ thực sự (VNN 2/1/2024)-Iran điều chiến hạm đến Biển Đỏ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng (VNN 2/1/2024)-Tổng thống Ukraine nói Nga hứng chịu tổn thất lớn (VNN 2/1/2024)-Lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc bị đâm ở cổ (VNN 2/1/2024)-Israel công bố video binh sĩ tập kích cứ điểm Hamas tại Khan Younis (VNN 2/1/2024)-
- Trong nước: Chuỗi sai phạm trong vụ Việt Á khiến Phan Quốc Việt và 37 bị cáo phải hầu tòa (VNN 2/1/2024)-Một năm sau lời hứa hồi sinh công viên của Chủ tịch TP Hà Nội (VNN 2/1/2024)-Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia ở giải bán marathon Quốc tế Việt Nam 2024 (VNN 2/1/2024)-Không cần người lớn giúp, bé 4 tuổi chinh phục những đỉnh núi cao nhất Việt Nam (VNN 2/1/2024)-
- Kinh tế: Kỳ Lân đang chết! (KTSG 2/1/2024)-Các hãng smartphone đặt cược vào điện thoại màn hình gập (KTSG 2/1/2024)-Hồng Kông khôi phục chính sách đầu tư định cư (KTSG 2/1/2024)-Doanh nhân chính truyện: Đồng hành cùng những vui buồn của thương trường (KTSG 2/1/2024)-Nguồn cung dầu khí dồi dào của Mỹ giúp kiểm soát giá năng lượng toàn cầu (KTSG 2/1/2024)-Kinh tế châu Á liệu có chạm đến ‘điểm ngọt ngào’ trong 2024? (KTSG 2/1/2024)-Yếu tố then chốt để tạo lập ‘kỷ lục’ phát triển cao tốc (VNN 2/1/2024)-Sắp đổi cách thức xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (VNN 2/1/2024)-Cãi vợ nuôi 'đặc sản' dân nhậu thích mê, anh tài xế Vĩnh Long kiếm hàng tỷ đồng (VNN 2/1/2024)-Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2024? (VNN 2/1/2024)-Phố Việt Nam – Vietnam Town đầu tiên trên thế giới: Niềm tự hào và giấc mơ (VNN 2/1/2024)-Lượng khách kì nghỉ Tết Dương lịch: Con số bất ngờ từ Quảng Nam và Đà Nẵng (VNN 2/1/2024)-Thế giới bắt đầu thích mê, 'trái cây vua' của Việt Nam sẽ thu 3,5 tỷ USD (VNN 2/1/2024)-Một lọ thuốc chữa ung thư giúp vị bác sĩ trở thành tỷ phú (VNN 2/1/2024)-Những vấn đề nổi bật của ngành ô tô toàn cầu năm 2023 (VNN 2/1/2024)-Sự thật thịt bò giá rẻ hơn lợn, chỉ từ 80.000 đồng/kg (VNN 2/1/2024)-Chăn nuôi khó khăn, doanh nghiệp ngậm ngùi nhìn ngân hàng siết nợ (VNN 2/1/2024)-Những nơi nổi tiếng du khách không còn có thể ghé thăm trong năm 2024 (VNN 2/1/2024)-Loại lươn trong suốt như thủy tinh, được ví như 'vàng trắng' (VNN 2/1/2024)-Apple chính thức phá bỏ truyền thống đã tồn tại suốt 12 năm (VNN 2/1/2024)-Tiến sĩ ĐH Stanford: Việt Nam cần lộ trình quốc gia về công nghiệp bán dẫn (VNN 2/1/2024)-
- Giáo dục: Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì thừa nhận tuyển sinh khó, có ngành 1 SV nhập học (GD 2/1/2024)-Lĩnh vực tài nguyên môi trường chưa có trường trọng điểm, cơ sở GDĐH kiến nghị (GD 2/1/2024)-Nếu VSTEP được miễn thi ngoại ngữ, trường ĐH sẽ điều chỉnh trong tuyển sinh (GD 2/1/2024)-GV vẫn miệt mài viết sáng kiến kinh nghiệm để có "điểm nhấn" khi xét thi đua (GD 2/1/2024)-Những điểm mới về tập sự, hướng dẫn tập sự, giáo viên cần biết (GD 2/1/2024)-Tiền thu nhập tăng thêm, thưởng Tết cuối năm cho giáo viên lấy từ nguồn nào? (GD 2/1/2024)-3 đại học Bách khoa ký kết trao đổi SV nhưng hơn 1 năm chưa em nào tham gia (GD 1/1/2024)-Thanh Hóa lý giải ‘sót’ gần 200 triệu tiền lương cho viên chức phòng giáo dục (VNN 2/1/2024)-Nam sinh lớp 11 đạt điểm SAT thuộc top 1% thế giới trong lần thi đầu tiên (VNN 2/1/2024)-
- Phản biện: Tiến sĩ ĐH Stanford: Việt Nam cần lộ trình quốc gia về công nghiệp bán dẫn (VNN 2/1/2024)-Ra mắt “ChatGPT phiên bản Việt", công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2023 (VNN 31-12-2023)-Phật tại tâm (TVN 30/12/2023)-Đỗ Hải-Bóng đá Việt Nam năm 2023: Những gam màu sáng, tối (VNN 30/12/2023)-Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 10 dấu ấn của ngành trong năm 2023 (GD 30/12/2023)-Những dấu ấn nổi bật của ngành TT&TT trong năm 2023 (VNN 29/12/2023)-Lời khuyên cho Việt Nam của vị kiến trúc sư ngành công nghiệp bán dẫn Singapore (VNN 26/12/2023)-
- Thư giãn: Người 'đỡ đầu' cho loài cây quý hiếm mãi xanh trên đỉnh thiêng Yên Tử (VNN 1/1/2024)-Mỹ Linh tiết lộ chuyện giận ông xã Anh Quân 6 tháng không nói chuyện (VNN 31/12/2023)-Sống cùng con trai lúc tuổi già, cha mẹ phải nằm lòng '3 không' này (VNN 25/12/2023)-
Ra mắt ViGPT - “ChatGPT phiên bản Việt"; Công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2023;... là những thông tin công nghệ trong nước nổi bật tuần qua.
Công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2023
Ngày 26/12/2023, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam (ICT Press Club) đã công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2023.
10 sự kiện ICT tiêu biểu được hơn 50 nhà báo chuyên theo dõi ICT từ 43 cơ quan báo chí hàng đầu Việt Nam đề cử và lựa chọn.
Top 10 sự kiện ICT tiêu biểu của Việt Nam năm 2023
Ra mắt ViGPT - “ChatGPT phiên bản Việt"
Tối ngày 27/12, VinBigdata đã chính thức ra mắt ViGPT, “phiên bản ChatGPT tiếng Việt” đầu tiên cho cộng đồng tại Việt Nam.
Theo Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học VinBigdata: Việc ra mắt một “ChatGPT phiên bản Việt" đánh dấu khả năng làm chủ công nghệ của Việt Nam.
Cao hơn thế nữa, qua việc làm chủ công nghệ, có thể tự chủ khai thác, bảo vệ an ninh dữ liệu quốc gia, cùng hệ tri thức, tư tưởng mang bản sắc Việt Nam.
Sẽ có 3 phiên bản ViGPT được đưa đến người dùng cuối, trong đó,phiên bản cho cộng đồng sở hữu lượng tri thức rộng lớn, với khả năng sáng tạo nội dung, tìm kiếm, tổng hợp, trích xuất thông tin, giải đáp các câu hỏi thường thức.
Phiên bản tiếp theo sẽ được dành riêng cho cộng đồng khoa học với những kiến thức đặc thù riêng biệt.
Phiên bản doanh nghiệp được tích hợp trong nền tảng trí tuệ nhân tạo VinBase 2.0, sẽ góp phần làm thay đổi thói quen vận hành và nâng tầm hiệu quả kinh doanh, marketing, dịch vụ khách hàng, quản trị rủi ro.
Việt Nam phát triển kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á
Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp thứ 7 của Ủy ban nhằm tổng kết hoạt động năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024.
Theo thông tin tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022, 2023.
Thủ tướng đánh giá năm 2023, chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Năm Dữ liệu số quốc gia 2023 đã tạo những nền tảng cơ bản trong tạo lập và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước, tạo nền móng cho phát triển cả 3 trụ cột (Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số).
Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022, 2023); thương mại điện tử tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán số tăng 19% (theo Google, Temasek). Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số năm 2023 đã đóng góp khoảng 16,5% GDP.
Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam tăng khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2023, Việt Nam đã có hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính.
Công bố phương án đấu giá băng tần cho 5G
Thông tin về kế hoạch đấu giá tần số cho 5G của Việt Nam tại tọa đàm chủ đề “Thương mại hóa 5G, xây dựng hạ tầng số cho Việt Nam” được Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức ngày 26/12 tại Hà Nội, bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) khẳng định: Hiện tại, các quy định pháp luật để triển khai đấu giá tần số 5G đã đầy đủ và hoàn thiện.
Bộ TT&TT dự định sẽ đấu giá trước băng tần tầm trung cho 5G và hiện nay Cục Tần số vô tuyến điện đang triển khai.
“Dự kiến tháng 1/2024, Bộ TT&TT sẽ công bố phương án tổ chức đấu giá băng tần để các doanh nghiệp nắm bắt và tham gia. Hy vọng cuộc đấu giá sẽ thành công tốt đẹp và kết thúc vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/2024”, bà Vũ Thu Hiền thông tin thêm.
Cũng theo đại diện Cục Tần số vô tuyến điện, sau khi đấu giá xong băng tần tầm trung, Bộ TT&TT sẽ đánh giá nhu cầu của thị trường để thực hiện việc đấu giá tiếp các băng tần khác.
Quy hoạch hiện đã xác định các băng tần khác cho 5G, ví dụ như băng tần thấp 700MHZ hay băng tần cao 26GHZ, sẽ là những băng tần trong tương lai Việt Nam được xem xét để cấp phép cho 5G.
NGUỒN:Ra mắt “ChatGPT phiên bản Việt", công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2023 (VNN 31-12-2023)
TIN LIÊN QUAN:
- TP.HCM muốn trở thành trung tâm phát triển công nghiệp vi mạch
- ViGPT cộng đồng sẽ được cung cấp miễn phí cho những đơn vị phi lợi nhuận
- 5G là động lực thúc đẩy kinh tế số phát triển
Thể chế cho chuyển đổi số Việt Nam đã cơ bản hình thành
Theo TS Shankar của Đại học Stanford, lộ trình quốc gia về bán dẫn sẽ thúc đẩy các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ trong nước tham gia, đi theo định hướng chung của đất nước.
TS. Sadasivan (Sadas) Shankar - nhà quản lý nghiên cứu, phát triển công nghệ ở Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia (SLAC) tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ) - đã có những chia sẻ với báo chí nhân chuyến công tác tới Việt Nam hồi cuối tháng 12/2023.
Liệu Việt Nam có cơ hội trong cuộc đua bán dẫn với các ông lớn trong ngành này như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (TQ)?
TS. Shankar: Ngành bán dẫn là một chuỗi cung ứng rất lớn và các quốc gia đều có thể lựa chọn tham gia vào từng bước của ngành công nghiệp này. Việt Nam chắc chắn sẽ tham gia và đã tham gia rồi.
Việc tham gia có thể bắt đầu từ quá trình đóng gói các phần mềm, ứng dụng trong hoạt động sản xuất bán dẫn, tiếp đó là phát triển phần mềm, xa hơn là sản xuất những vật liệu phục vụ các mô hình máy tính lớn máy lượng tử, sản xuất bán dẫn sinh học hay bán dẫn hữu cơ,...
Việt Nam hiện có một đội ngũ kỹ sư trẻ, tài năng, đã phát triển rất nhiều phần mềm, ứng dụng. Những ứng dụng này không chỉ thuần túy về giải trí mà còn góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể. Tôi cho rằng các kỹ sư trẻ Việt Nam có điều kiện đóng góp nhiều cho quá trình này.
Từ kinh nghiệm của các nước đi trước, để Việt Nam thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, đâu là yếu tố quan trọng nhất?
TS. Shankar: Tôi nghĩ yếu tố đầu tiên là nguồn tài chính để đầu tư cho lĩnh vực này. Đi cùng với đó là sự tiên phong trong việc ban hành các chính sách về việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.. Đây là yếu tố quan trọng và chính phủ sẽ luôn cần phải đi tiên phong.
Các hội nghị, hội thảo trao đổi chuyên môn sâu thường quy tụ nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đây là cơ hội để thế giới hiểu hơn về Việt Nam và cũng là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam nắm bắt được những xu hướng công nghệ mới của thế giới. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho lộ trình phát triển của Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố như chính sách về thuế, chính sách khích lệ, khuyến khích đầu tư và phát triển ngành bán dẫn. Những chính sách này sẽ thu hút các công ty đến Việt Nam sản xuất các linh phụ kiện và các thiết bị ngành bán dẫn. Cuối cùng, hãy để cho thị trường và người dân có những ý tưởng tuyệt vời.
Làm thế nào để Việt Nam có nhiều hơn các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng ngành bán dẫn?
TS. Shankar: Việt Nam cần có một lộ trình tổng thể cấp quốc gia. Khi có một lộ trình như thế mọi người sẽ biết Việt Nam dự kiến làm gì. Trên cơ sở lộ trình quốc gia chung đó, các công ty trong nước sẽ tham gia, đi theo định hướng chung của đất nước.
Việt Nam có thể tiếp cận theo hướng tìm kiếm liên kết hợp tác với các quốc gia khác. Các bạn có thể hợp tác với Singapore, Vương quốc Anh, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) hoặc nhiều công ty, quốc gia khác, không chỉ dừng lại ở một công ty hay một quốc gia nào.
Việt Nam đang xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Ông có khuyến nghị gì để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam?
TS. Shankar: Rất tiếc là tôi chưa đọc kỹ chiến lược của Việt Nam. Vì chưa tìm hiểu nên tôi chưa đưa ra được nhận định gì. Nếu có điều kiện thời gian, tôi sẽ xem. Khi biết được lộ trình mà Việt Nam đang dự định, từ đó tôi mới có thể đưa ra bình luận.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng, về mặt trí tuệ, sự thông minh, người Việt chẳng thua kém gì các quốc gia khác.
Cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét