ĐIỂM BÁO MẠNG
Quốc tế: Nga hoan nghênh vai trò của Trung Quốc, tố Mỹ phản đối ngừng bắn ở Ukraine (VNN 20/3/2023)-Lộ hình ảnh Ukraine nhận xe phòng không Avenger đầu tiên từ Mỹ (VNN 20/3/2023)-Vũ khí "sát thủ" không người lái mặt đất của Nga nguy hiểm cỡ nào? (VNN 20/3/2023)-Ông Putin nêu lý do không tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2014 (VNN 20/3/2023)-Ông Tập Cận Bình tiết lộ mục đích thăm Nga và lập trường về xung đột ở Ukraine (VNN 20/3/2023)-Chuyến thăm ‘chưa từng có’ của cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc đại lục (VNN 20/3/2023)-Ukraine ồ ạt chuyển vũ khí đến Bakhmut, triển khai hệ thống HIMARS gần Donetsk (VNN 19/3/2023)-Chi tiết mới về cuộc điều tra vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc (VNN 19/3/2023)-Tổng thống Nga Putin bất ngờ lái ô tô đến Crưm (VNN 19/3/2023)-Ba Lan có thể khó giao MiG-29 cho Kiev, IMF thay đổi quy tắc vì Ukraine (VNN 19/3/2023)-Tỷ phú Elon Musk nói ông Trump sẽ 'thắng áp đảo' nếu bị bắt (VNN 19/3/2023)-Quân đội Ukraine dùng vũ khí thế kỷ 19 để bảo vệ Bakhmut (VNN 19/3/2023)-Nga bác bỏ lệnh bắt Tổng thống Putin của Tòa Hình sự quốc tế (VNN 18/3/2023)-‘Quái thú’ đổ bộ đường không Typhoon VDV của Nga phô diễn sức mạnh ở Ukraine (VNN 18/3/2023)-
- Trong nước: Chánh án TAND tối cao: Án hành chính đang có rất nhiều tồn tại (VNN 20/3/2023)-Câu chuyện về tiếp viên hàng không Canada vướng vòng lao lý vì 210kg ma tuý (VNN 20/3/2023)-Kiểm soát thói hư, tật xấu của cán bộ công chức (VNN 20/3/2023)-Vụ án ở Xi măng Hoàng Thạch: Trách nhiệm lãnh đạo VICEM giai đoạn vi phạm ra sao (GD 19/3/2023)-Cảnh soi chiếu lộ rõ ‘lô’ ma túy trong hành lý của 4 tiếp viên Vietnam Airline (VNN 19/2/2023)-Mức độ nguy hiểm của vi khuẩn khiến 1 người tử vong khi ăn cá chép muối ủ chua (VNN 19/2/2023)-Cán bộ, công chức không được chửi thề, nói tiếng lóng, quát, dọa dân (VNN 18/3/2023)-Điều chờ đợi 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma tuý (VNN 18/3/2023)-Diễn biến mới vụ khách tố mất 46,9 tỷ đồng gửi trong ngân hàng (VNN 18/3/2023)-Tạm giam một chủ tịch phường ở Quảng Ninh (VNN 18/3/2023)-
- Kinh tế: Podcast 20-3-2023 – Thấy gì từ một vụ ngân hàng sụp đổ? (KTSG 20/3/2023)-Giá dầu có thể rơi về 40 đô la/thùng trong kịch bản xấu nhất (KTSG 20/3/2023)-Thay đổi tại Ngân hàng Thế giới (KTSG 20/3/2023)-‘Dám nghĩ, dám làm’ và thượng tôn pháp luật (KTSG 20/3/2023)-Startup được đầu tư 100 triệu đô la để phục hồi rừng Amazon và bán tín chỉ carbon (KTSG 19/3/2023)-Khuyến mãi giảm giá khi khách mua vé tàu nguyên phòng,nguyên toa (KTSG 19/3/2023)-Lãi suất giảm, có sẵn tiền tỷ, nên đầu tư bất động sản khu vực nào? (VNN 20/3/2023)-Quản chặt việc đăng ký tài khoản và lọc nội dung để làm “sạch” TikTok (VNN 20/3/2023)-Thanh niên xuống đường hỗ trợ người dân cài VNeID, thanh toán không dùng tiền mặt (VNN 20/3/2023)-Góc khuất bán bảo hiểm: 'Mổ ngan, mổ ngỗng để lấy trứng' cho nhanh (VNN 20/3/2023)-Giá xăng dầu hôm nay 20/3: Phục hồi sau tuần giảm mạnh (VNN 20/3/2023)-Đóng BHXH 15 năm hưởng lương hưu, có ngăn được người lao động rút 'một cục'? (VNN 20/3/2023)-Chuyên gia “điểm mặt” 3 mối nguy hại về an ninh mạng từ ChatGPT (VNN 20/3/2023)-Loạt doanh nghiệp được nhập thiết bị bay không người lái (VNN 20/3/2023)-
- Giáo dục: Nếu còn quảng cáo kiểu “đánh lận con đen”, tuyển sinh khối CĐ sẽ còn lao đao (GD 20/3/2023)-Lấy phiếu tín nhiệm giữa kỳ lãnh đạo trường: Không cần đợi dư luận xấu mới làm (GD 20/3/2023)-GV nhận xét CTGDPT mới nhiều trải nghiệm nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng (GD 20/3/2023)-Sau vụ tham ô tại Trường Bách khoa: Đại học Đà Nẵng “siết” quản lý tài chính (GD 20/3/2023)-Trải nghiệm "Tiết học biên cương" do thầy giáo mang quân hàm xanh đứng lớp (GD 20/3/2023)-Sau 2 năm sáp nhập, trường cao đẳng vẫn trong giai đoạn bố trí nhân sự dôi dư (GD 20/3/2023)-Kỳ thi đánh giá để xét tuyển vào khối trường công an dự kiến diễn ra ngày 2-3/7 (GD 20/3/2023)-Cô giáo Phượng đưa tiếng Anh trở thành thế mạnh của Trường THCS Đằng Hải (GD 20/3/2023)-Những lưu ý quan trọng dành cho thí sinh xét tuyển vào khối trường quân đội (GD 20/3/2023)-Quản trị trường học: Ngành học sáng giá dành cho bạn trẻ có đam mê lĩnh vực GD (GD 20/3/2023)-Kiên trì tập luyện thể thao, thầy hiệu trưởng đạt 2 kỷ lục để giúp đỡ HS nghèo (GD 20/3/2023)-Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học khơi dậy lòng yêu nước của HS (GD 20/3/2023)-Toán phổ thông quá khó, học đại học và đi làm có cần đến? (VNN 20/3/2023)-Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip (VNN20/3/2023)-
- Phản biện: Hạn chế 'doanh nghiệp sân sau', 'doanh nghiệp thân hữu' (TVN 20/3/2023)-Nguyễn Văn Đỉnh-Triệt tiêu sáng tạo vì thủ tục nhiêu khê (TVN 19/3/2023)-Trần Văn Tường-HĐGSNN nói gì về khuyến cáo công trình khoa học có sự trợ giúp của AI? (GD 18/3/2023)-Từ đăng kiểm ô tô ở Đức nghĩ về đăng kiểm ở Việt Nam (TVN 18/3/2023)-Nguyễn Thị Thu Hà-Lợi nhuận không đủ trả lãi vay ngân hàng (TVN 17/3/2023)-Tư Giang-Gỡ vướng cơ chế: nói dễ làm khó (KTSG 17/3/2023)-Chính sách tiền tệ đang nới lỏng trở lại? (KTSG 17/3/2023)-Dân số 100 triệu và nguy cơ 'chưa giàu đã già' (TVN 16/3/2023)-Trần Thuỷ-Bàn về những thay đổi trong quy định về giải quyết tranh chấp đất đai (KTSG 15/3/2023)-TS Nguyễn Đình Cung: ‘Vốn cho doanh nghiệp đang khô cạn’ (TVN 15/3/2023)-Lan Anh-Các quy định của Đảng bảo vệ phẩm chất liêm chính (TVN 13/3/2023)-Nguyễn Văn Đáng-Sự thật văn bản lấy ý kiến trẻ mầm non về dự thảo Luật Đất đai (VNN 13/3/2023)-“Sòng phẳng” với quyền sở hữu chung cư (TVN 12/3/2023)-Nguyễn Văn Đỉnh-
- Thư giãn: Mẹ chồng Hàn Quốc và cuốn sổ ghi chép 'thần kì' chinh phục nàng dâu Việt (VNN 19/3/2023)-Truyền thuyết ám ảnh về loài cua 'Samurai' có mai giống hệt khuôn mặt người (VNN 12/3/2023)-
Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời và đang ở trong thời kỳ dân số vàng kéo dài từ 2007 đến 2039. Liệu nguy cơ "chưa giàu đã già" có phải là định mệnh với đa số chúng ta?
Cơ hội dân số vàng
Theo Tổng cục Thống kê, dự kiến vào trung tuần tháng 4/2023, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời. Chúng ta sẽ chính thức nằm trong nhóm 15 quốc gia trên thế giới có quy mô dân số từ 100 triệu người trở lên. Sự kiện chào đón công dân thứ 100 triệu sẽ là một dấu mốc quan trọng của quốc gia. Việt Nam không chỉ là một thị trường rộng lớn mà còn có là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là lại đang trong thời kỳ dân số vàng với rất nhiều cơ hội để tăng tốc phát triển.
Theo tiêu chí của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), một quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi tối đa chiếm 30% và người già từ 65 tuổi trở lên chiếm dưới 15% tổng dân số, được coi là trong thời kỳ dân số vàng.
Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam dự báo sẽ chấm dứt vào năm 2039 và không quay trở lại. Ảnh Hoàng Hà.
Năm 2022 Việt Nam có trên 50% số người trong độ tuổi lao động, còn số người từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 8% tổng dân số. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ dân số vàng cho dù tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh.
Theo dự báo, số người từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% vào năm 2039, là thời điểm chấm dứt thời kỳ dân số vàng ở Việt Nam và sẽ không quay lại. Như vậy, thời kỳ dân số vàng ở Việt Nam chỉ diễn ra trong thời gian có hơn 30 năm từ 2007 đến 2039. So với thời kỳ dân số vàng của Pháp kéo dài tới 140 năm, Thụy Điển 85 năm, Hoa Kỳ 72 năm, thì giai đoạn dân số vàng của Việt Nam ngắn hơn nhiều.
Hơn nữa, già hóa dân số xảy ra khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2040 mới đạt khoảng 15.000 USD/năm, so với mức trên 30.000 USD/năm ở các nước phát triển, theo kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và các mục tiêu lớn của quốc gia.
Vì vậy, giai đoạn từ 2020-2030 được cho là khoảng thời gian tối ưu, là cơ hội cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Nếu không tạo ra sự phát triển thần kỳ sẽ khó vượt qua bẫy thu nhập trung bình và sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia phát triển mà kinh nghiệm của các nước đang phát triển trên thế giới đã chỉ ra.
Cơ hội dân số vàng không tự động mang lại tác động tích cực, ví dụ tạo ra lực lượng lao động vàng. Nói cách khác, cơ cấu dân số vàng chỉ là khả năng và cơ hội, chứ không phải là bảo đảm cho những đột phá về kinh tế. Điều quan trọng là những người trong độ tuổi lao động phải có khả năng lao động, có việc làm và tạo ra năng suất cao.
Chất lượng chưa vàng
Hiện năng suất làm việc của lao động Việt Nam chỉ bằng 11% của Singapore, 23% của Hàn Quốc và 24% của Nhật Bản... Trong khu vực Ðông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia (2,4 lần), Myanmar (1,6 lần) và Lào (1,2 lần). Trong khi đó, năng suất lao động cao chính là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng của quốc gia.
Theo Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê năm 2019, toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hiện chúng ta đang tận dụng nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là giá rẻ và giản đơn; chất lượng công việc nằm trong chuỗi giá trị thấp.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu lao động nhưng chỉ có 24,5% có bằng cấp, chứng chỉ. Con số này chỉ bằng 1/3 so với các nền công nghiệp phát triển như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore...
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tại Việt Nam lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm đa số. Việt Nam hiện ở nhóm thấp về các chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, liên quan đến nguồn nhân lực. Chẳng hạn, về kỹ năng lao động chỉ đạt 46/100 điểm, xếp thứ 103/141 quốc gia có xếp hạng. Đặc biệt, các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng hành vi và kỹ năng mềm của người lao động Việt còn khá yếu. Chất lượng đào tạo đứng thứ 102/141 quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao là “điểm trừ” của năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đối với Chỉ số phát triển con người (HDI), thước đo chất lượng dân số do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, Việt Nam chưa bao giờ lọt vào top 100 quốc gia phát triển nhất, chưa thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới. Trong đó, năng suất lao động vẫn là yếu tố yếu nhất khi xét đến chất lượng dân số.
Tại Việt Nam lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm đa số. Ảnh Hoàng Hà.
Việt Nam đang thiếu trầm trọng những lao động lành nghề, các nhóm có chuyên môn kỹ thuật, nhà quản lý, đổi mới sáng tạo. Đây mới là những nhóm có khả năng dẫn dắt nền kinh tế.
Kinh nghiệm từ Nhật Bản và Đức cho thấy, tuy bị thiệt hại nặng nề trong thế chiến thứ hai nhưng đã vươn lên mạnh mẽ trở thành những quốc gia phát triển nhờ có lực lượng lao động lành nghề, được đào tạo bài bản.
Chìa khóa nằm ở giáo dục
Liệu Việt Nam có học được những bài học của họ như xây dựng được một hệ thống chính sách quản lý tốt thị trường lao động, có quy định cụ thể để gắn cơ sở đào tạo, dạy nghề với thị trường?
Liệu hệ thống giáo dục có đảm đương được việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để nguồn nhân lực thực sự trở thành động lực mạnh mẽ của nền kinh tế, đưa Việt Nam lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu?
Phải quyết liệt đổi mới mô hình giáo dục một cách hiệu quả, hướng tới khoa học và thực tiễn. Thông qua giáo dục - đào tạo, để tác động, thay đổi chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, nâng cao năng suất lao động… Giáo dục phải gắn với lợi ích, đời sống của nhân dân.
Một dân tộc hiếu học thì không thể chấp nhận tụt hậu về khoa học và tri thức! Một dân tộc thông minh, cần cù thì không thể bằng lòng với năng suất lao động thấp!
Xin minh họa bằng một cảnh báo rất xác đáng của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung: “Tăng trưởng kinh tế nước ta đang suy giảm nhanh chóng, cứ 10 năm tăng trưởng GDP trung bình sụt giảm hơn 0,5 điểm phần trăm. Như vậy, thời gian tăng trưởng cao là quá ngắn, không đủ để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Mười năm lần thứ nhất (1991-2000) tốc độ tăng GDP bình quân là 7,56%; 10 năm lần thứ hai (2001-2010) là 6,61%; 10 năm lần thứ 3 (2011-2020) đạt 6%; và hiện nay 3 năm đầu của 10 năm lần thứ tư dự kiến chỉ đạt 5,6%. Nếu muốn đạt mục tiêu nhiệm kỳ trung bình 7%, năm 2024 và 2025 phải đạt trung bình 9%/năm. Đó là nhiệm vụ rất cao tại thời điểm hiện nay”.
Như vậy, khát khao đạt các mục tiêu thịnh vượng là rất thách thức; nguy cơ đối với tuyệt đại đa số người dân là "chưa giàu đã già" là rất hiện hữu. Vì vậy, cần phải có rất nhiều nỗ lực, quyết tâm và hành động để tạo ra bước ngoặt để đảo chiều xu thế nói trên.
Trần Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét