ĐIỂM BÁO MẠNG
Quốc tế: Ukraine tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ Nga ở Donetsk (VNN 4/3/2023)-Mỹ - Hàn tập trận lớn nhất trong 5 năm bất chấp cảnh báo từ Triều Tiên (VNN 4/3/2023)-Cựu Tổng thống Nga vạch lằn ranh đỏ về xung đột trực tiếp với NATO (VNN 3/3/2023)-Người Ukraine vượt qua mùa đông khó khăn nhất (VNN 3/3/2023)-Hình ảnh giao tranh dữ dội giữa nhóm Wagner và quân đội Ukraine ở Bakhmut (VNN 3/3/2023)-Mỹ phủ nhận chuyển dữ liệu cho Ukraine tấn công Nga (VNN 3/3/2023)-Lý do Nga quyết giành bằng được thành phố nhỏ Bakhmut (VNN 3/3/2023)-Sự cố chết người tại nhà máy sản xuất máy bay quân sự Nga (VNN 3/3/2023)-Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói quân đội không đủ khả năng bảo vệ đất nước (VNN 2/3/2023)-Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc về xung đột Ukraine (VNN 2/3/2023)-
- Trong nước: Xác minh người nước ngoài với tấm biển 'xin tiền' trên đường phố Đà Nẵng (VNN 4/3/2023)-Tổng thống Nga, Chủ tịch Triều Tiên chúc mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (VNN 4/3/2023)-Ông Võ Văn Thưởng được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước (VNN 2/3/2023)-Sáng nay, Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước (GD 2/3/2023)-Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước (VNN 2/3/2023)-UBKT Trung ương hướng dẫn quy định của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng (GD 28/2/2023)-
- Kinh tế: Xem bói online (KTSG 4/3/2023)-Chứng khoán điều chỉnh – những áp lực nào đang đè nặng lên thị trường?(KTSG 4/3/2023)-Podcast 4-3-2023 – Cân đối giữa tỷ giá và lãi suất trong một chính sách tiền tệ linh hoạt (KTSG 4/3/2023)-Thống nhất triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, lãi suất thấp hơn 1,2-1,5% (KTSG 4/2/2023)-Thành lập Nhóm công tác đối tác công tư (PPP) ngành hàng lúa gạo (KTSG 4/3/2023)-ACV xin tăng thời gian xây dựng ga hành khách sân bay Long Thành (KTSG 4/3/2023)-Người của ông Trịnh Văn Quyết có thể trở lại Tập đoàn FLC (VNN 4/3/20230-Một công ty bất động sản đến hạn trả 180 tỷ đồng trái phiếu, chỉ trả được 2 tỷ (VNN 4/3/2023)-Bộ trưởng Bộ Công Thương: Đảo đảm đủ nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm (VNN 4/3/2023)-Phó Tổng Giám đốc KienlongBank Đỗ Anh Tuấn xin từ nhiệm (VNN 4/3/2023)-Giá hàng tỷ đồng mỗi m2, các TTTM Vincom là 'gà đẻ trứng vàng' của tỷ phú giàu nhất (VNN 4/3/2023)-Không thể đăng kiểm xe, người dân nơm nớp lo quá hạn 1 ngày cũng bị phạt (VNN 4/3/2023)-
- Giáo dục: Giáo viên trưng tập về Phòng GD mong ổn định không phải chạy đi, chạy lại (GD 4/3/2023)-Bắc Ninh: Sở Giáo dục ra đề kiểm tra cuối kỳ để ngăn chặn "đánh bóng" học bạ (GD 4/3/2023)-Năm nay, thí sinh đạt 29 điểm chỉ được cộng 0,1 điểm ưu tiên khu vực (GD 4/3/2023)-Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng bị "rút ruột" hơn 136 tỷ, đã kê biên tài sản 100 tỷ (GD 4/3/2023)-Giáo viên nêu băn khoăn một số kiến thức trong sách giáo khoa Vật lí 10 (GD 4/3/2023)-Dù có học bạ điện tử nhưng tuyển sinh ĐH có nơi vẫn yêu cầu học bạ giấy, vì sao? (GD 4/3/2023)-Cần phải có công cụ đánh giá được năng lực của học sinh (GD 4/3/2023)-Địa phương không cấp kinh phí theo NĐ116: Năm nay, Bộ GD sẽ không cấp chỉ tiêu (GD 4/3/2023)-Công đoàn GD Nam Định nêu 4 hoạt động trọng tâm kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (GD 4/3/2023)-Năm 2023, các trường mong được giao khoán trong tuyển dụng giáo viên (GD 4/3/2023)-TS đạt bậc 5 VSTEP được quy đổi thành điểm 10 khi xét tuyển vào Học viện Báo chí (GD 4/3/2023)-CTGDPT mới khiến thầy cô không thể giữ tư duy của giáo án cũ, cách dạy cũ (GD 4/3/2023)-GV Lịch sử gợi ý thêm cách đặt câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp năm 2023 (GD 4/3/2023)-
- Phản biện: Vừa đi làm vừa học… đã khiến tấm bằng thạc sĩ không thực chất (VNN 3/3/2023)-Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức (VNN 2/3/2023)-Để nền kinh tế hạ cánh mềm (TVN 2/3/2023)-Tư Giang-Ý niệm về văn hóa Đảng (TVN 28/2/2023)-Nguyễn Văn Đáng-Kiên quyết chống lại mọi sự xâm lăng về văn hoá (VNN 27/2/2023)-Nguyễn Xuân Thắng-Tiêu chí bảng xếp hạng VNUR dùng chưa đại diện cho chất lượng dạy học ở đại học (GD 25/2/2023)-Tôi kỳ vọng lấy phiếu tín nhiệm sẽ loại được cán bộ "tầm gửi", "ngồi không" (GD 24/2/2023)-
- Thư giãn: Khu phi quân sự Hàn - Triều trở thành thiên đường của động vật hoang dã (VNN 25/2/2023)-Chồng Tây trổ tài nấu cơm cho vợ Việt, 30 ngày không trùng món nào (VNN 21/2/2023)
Dù đã mở hơn với đầu vào thạc sĩ nhưng mỗi năm vẫn thừa hàng chục nghìn chỉ tiêu. Theo các nhà giáo dục, số ngành, trường đào tạo sau đại học tăng mạnh, người học cũng đã không còn nghĩ thất nghiệp thì đi học thạc sĩ.
Đào tạo hàng chục nghìn thạc sĩ mỗi năm
Năm 2019, chỉ tiêu cho đào tạo trình độ thạc sĩ cả nước là 59.518 nhưng các cơ sở giáo dục cả nước chỉ tuyển được 41.551, đạt tỷ lệ 69,81%. Năm 2020, chỉ tiêu cho trình độ thạc sĩ là 56.069 nhưng cũng chỉ tuyển sinh được 40.640 chỉ tiêu, đạt tỉ lệ 72,48%. Năm 2021, chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 56.607 nhưng chưa có số thống kê tuyển sinh được.
Tại ĐH Quốc gia TP.HCM có giai đoạn 5 năm liền từ năm 2012-2017, không tuyển đủ chỉ tiêu thạc sĩ đặt ra. Từ hơn 10.000 thí sinh đăng ký đăng ký dự thi mỗi năm (năm 2012, 2013) đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 6.706 thí sinh. Đặc biệt, năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao gần 400 người.
Số lượng thí sinh dự tuyển thạc sĩ năm sau giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể, số thí sinh dự tuyển 2013 giảm trên 537 người, năm 2014 giảm 3.476 người, năm 2015 giảm 1.973 người, năm 2016 giảm 870 người, năm 2017 giảm 649 người.
Chỉ tiêu đào tạo sau đại học của các trường, viện thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM cũng giảm xuống rõ rệt. Số lượng học viên trúng tuyển ở mức hơn 60% so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ là 3.550, đến năm 2017 còn 3.320 (giảm 9,35%). Số thí trúng tuyển thạc sĩ năm 2012 là 3.443 người, tới năm 2016 còn 2.375 người.
Đại học này lý giải, nguyên nhân làm giảm số lượng thí sinh dự thi là do tính cạnh tranh trong đào tạo sau đại học. Số trường được đào tạo sau đại học đã tăng nhanh từ năm 2010 về sau này. Số ngành đào tạo và trùng với những ngành ĐH Quốc gia TP.HCM đang đào tạo đã tăng lên.
Cụ thể như ở lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn chỉ tập trung đào tạo sau đại học tại 3 đơn vị lớn là Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Cần Thơ thì hiện nay có rất nhiều các trường công lập và ngoài công lập đào tạo cao học. Lĩnh vực Khoa học Công nghệ trước đây chỉ có 4 đơn vị lớn là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì hiện đã mở rộng rất nhiều. Tương tự lĩnh vực kinh tế trước đây chỉ có 3-4 đơn vị lớn đào tạo sau đại học thì hầu như tất cả các trường đều đào tạo thạc sĩ...
Hiện tại một số trường công lập vẫn giữ cách tuyển sinh bằng thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Trong khi gần như các trường ngoài công lập tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.
Trước thông tin một số trường ngoài công lập tuyển được nhiều người muốn học thạc sĩ, lãnh đạo một trường đại học nói: "Mỗi trường sẽ có chiến lược đào tạo sau đại học khác nhau, đó có thể chiến lược tập trung vào chất lượng. Còn một số người cần bằng cấp hơn thì sẽ chọn trường nhẹ nhàng hơn".
Theo PGS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, yêu cầu các trường thành viên có những ngành đạt chuẩn kiểm định mới được phép mở đào tạo sau đại học. Tại Trường ĐH Bách khoa, tất cả các ngành đều đạt chuẩn kiểm định chất lượng, ngoài ra có 5 ngành đào tạo cao học đạt chuẩn kiểm định quốc tế.
“Chúng tôi đang hướng tới việc đăng ký kiểm định quốc tế cho các ngành đào tạo cao học. Đây là điều rất ít trường làm nhưng trường hướng tới vì mục tiêu chất lượng. Và đó cũng có thể là nguyên nhân khiến số lượng tuyển thạc sĩ không được nhiều” - ông Phúc nói và cho hay, dù khó khăn nhưng nhà trường muốn giữ chất lượng về lâu về dài. Mặt khác dù có sự cạnh tranh nhưng nhà trường không ngại và tin rằng sẽ có phân khúc trong nhóm người có nhu cầu đi học.
Lý do là vì khi "làm" chỉ tiêu, các nhà làm chỉ tiêu sẽ căn cứ vào năng lực đào tạo và 1 phần thị trường sử dụng. Tuy nhiên, không phải khi nào thị trường sử dụng cũng trùng với năng lực đào tạo của cơ sở. Do đó, chuyện thừa, thiếu chỉ tiêu là bình thường. Nếu dự báo tốt thì tương đối sát, còn không tốt cũng không vấn đề gì. Vấn đề là đơn vị đào tạo đã sử dụng đúng chỉ tiêu được giao và đúng năng lực được đào tạo không?
Ngoài ra là việc các trường đại học thực hiện chỉ tiêu như thế nào. Vì dù Bộ GD-ĐT có quy định 1 tiến sĩ được hướng dẫn tối đa 5 thạc sĩ, nhưng các cơ sở đào tạo có thể chưa liên thông với nhau nên trên thực tế có những cơ sở, tiến sĩ hướng dẫn sau đại học nhiều hơn số họ được quyền hướng dẫn.
Thứ hai, đối với đào tạo sau đại học, nhiều ngành nghề không có nhu cầu nhưng vẫn có người học. Thứ ba, đứng ở góc độ phát triển đất nước, tốt nhất phải chia làm hai nhóm, một nhóm do nhu cầu quyết định, còn một nhóm nhà nước phải tham gia điều tiết thị trường nhất là những ngành không có người học cao.
"Sau cùng, gần nửa số người học cao học hiện nay là vừa tốt nghiệp đại học. Trên thế giới thông thường sau vài ba năm hoặc 5-7 năm đi làm có kinh nghiệm, họ mới học cao học, tức là học cho nghề nghiệp. Còn ở chúng ta rất nhiều người học sau đại học vì không có điều kiện đi làm, cho nên học sau đại học để lấy suất chuẩn bị đi làm. Có nghĩa là lấy bằng cấp để đi làm và việc tuyển theo bằng cấp Việt Nam đang làm" - ông nói.
Theo các nhà giáo dục, để cấp tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa phải giải quyết việc các trường tư đang “lùa” đầu vào còn đào tạo thạc sĩ thì như tại chức.
Đầu vào thoáng, đào tạo lỏng
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng muốn nâng chất lượng đào tạo thạc sĩ phải thẳng thắn nhìn nhận việc đào tạo bậc học này đang có hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất, đầu vào không được tuyển chọn chặt chẽ do sự cạnh tranh khốc liệt, thu hút học viên sau đại học. Đặc biệt, các trường tư gần như đang “lùa” người học vào trường. Trong khi đó, người học thấy trường nào dễ vào, đào tạo dễ thì nhào vào học vì bằng cấp theo Luật giáo dục mới là như nhau.
Những trường chú trọng chất lượng đầu vào như Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hoặc một số trường lớn khác đang thực hiện chất lượng đầu ra tốt thì đầu vào phải tốt. Thế nhưng thí sinh thấy những cơ sở đào tạo khắt khe thì không dám vào học cũng không dám ứng tuyển. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là phải siết đầu vào, phải làm thế nào để không còn sự cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển sinh cao học.
“Nhiều trường, đặc biệt các trường đại học tư thục dù không đúng chuyên ngành vẫn đang đào tạo thạc sĩ các ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh tế… Họ cứ “lùa” ai đăng ký học là vào học”- ông Dũng nói và cho rằng phải chấn chỉnh việc này bằng cách những trường cùng một hệ đào tạo thạc sĩ thì phải thi chung, cụ thể là chung đề thi.
Vấn đề thứ 2, theo ông Dũng là quá trình đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở rất lỏng lẻo. Nhược điểm lớn nhất của việc học thạc sĩ thực chất là học tại chức. Phần lớn người học thạc sĩ đã có công ăn việc làm và khoảng 90% người học từ các cơ quan nhà nước. Họ học để lấy bằng thạc sĩ.
Có bằng làm bàn đạp tiến thân chức này, chức nọ. Cho nên, không học tập trung mà chỉ học vào cuối tuần hoặc buổi tối. Đặc biệt, một số trường đại học ở phía Bắc không tuyển sinh được tại chỗ nên mở các lớp cao học ở nhiều địa phương và triển khai học theo kiểu cuốn chiếu.
“Với cách mở lớp như vậy, giảng viên những trường này sẽ giảng dạy trong khoảng thời gian 1 tuần. Học viên đã yếu về chất lượng, nhà trường lại dạy theo kiểu cuốn chiếu, học liên tục trong 1 tuần thì làm sao thấm kiến thức vào trong đầu được”- ông Dũng thẳng thẳn.
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng, các học viên cao học đang học thạc sĩ theo kiểu tại chức nên không tập trung sức lực vào việc học mà coi như học thêm. Ban ngày họ vẫn đi làm việc ở cơ quan để khỏi mất ghế. Buổi tối hoặc cuối tuần thì đi học thạc sĩ. Cách đào tạo như vậy dẫn tới chất lượng yếu kém vì học viên không nắm được gì, học chủ yếu hợp thức hoá để được cấp bằng.
“Để có tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa thì phải siết đầu vào bằng cách thi chung, siết quá trình đào tạo bằng cách học tập trung. Siết đầu ra bằng đánh giá kiểm tra chính xác đúng với năng lực”- ông Dũng đề xuất.
Phải trả lời được tại sao xã hội cần tấm bằng ấy
Một thạc sĩ ở TP.HCM cho rằng đối với một số ngành nghề hiện nay để làm tốt công việc cần có kiến thức thạc sĩ. Thế nhưng, nếu tốt nghiệp cử nhân rồi học thạc sĩ thì kiến thức cũng chỉ nhỉnh hơn chương trình kỹ sư. Bởi xét theo tín chỉ thì số tín chỉ của chương trình kỹ sư khoảng 160, gần bằng chương trình cử nhân 120 tín chỉ và 60 tín chỉ thạc sĩ.
Do vậy, nếu đã xác định học thạc sĩ thì học viên phải học tập và nghiên cứu đàng hoàng. Các trường phải đầu tư chương trình đào tạo, cơ sở vật chất bài bản, có thêm chính sách hỗ trợ cho người học thạc sĩ nghiên cứu.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ cứ lấy đúng chuẩn đã được quy định. Khi các cơ sở đào tạo không làm “bậy” mà đúng chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra thì chất lượng thạc sĩ chắc chắn sẽ tốt lên.
Ông Hoàn cũng nói rằng, người học sẽ có đánh giá cơ sở đào tạo nào tốt, cơ sở nào không tốt. Bộ GD-ĐT làm nghiêm ngặt công tác thanh kiểm tra sẽ biết chất lượng đào tạo của cơ sở như thế nào.
“Nếu siết chuẩn đầu ra nhưng trong quá trình đào tạo buông lỏng chất lượng thì cũng “hỏng” nên việc đào tạo phụ thuộc chính các trường”- ông Hoàn nói.
Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tinh thần của
giáo dục đào tạo là khuyến khích học và học suốt đời. Nhưng người học phải thực
sự cần thiết, không phải lấy bằng để chờ thăng quan, tiến chức. Các cơ sở giáo
dục phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Nếu đào tạo dễ dãi, một thời gian rất
ngắn, uy tín của cơ sở đào tạo sẽ bị hạ thấp.
GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah, Mỹ đưa ra quan điểm, muốn nâng cao chất
lượng thạc sĩ thì phải trả lời câu hỏi tại sao xã hội cần tấm bằng ấy và nó có
đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hay không? Như vậy Bộ GD-ĐT và xã hội đưa ra
mục tiêu của đào tạo sau đại học là gì cho người học, người dạy và người quản
lý.
“Văn hóa của chúng ta quá coi trọng chức danh, hay trình độ học thuật.
Điều này giống như cái “mũ” chứ không phải trách nhiệm công việc. Ở nước ngoài,
giáo sư, tiến sĩ hay thạc sĩ là một trách nhiệm công việc, có nghĩa cá nhân này
ở cái tầm đó chứ không có hào nhoáng, còn Việt Nam thì không. Chính từ cái nhu
cầu đó mà gây ra hậu quả”- GS Thành nói.
GS Thành cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức, mà muốn thay đổi
đổi nhận thức thì phải thay đổi nhu cầu, từ đó sẽ thay đổi hành vi. Cụ thể, nếu
vị trí này không cần phải có bằng sau đại học thì không ai dại gì bỏ tiền ra đi
học. Quan trọng nữa là các đơn vị tuyển dụng, các chính sách tuyển dụng có nhận
ra sự thay đổi là có cần thiết phải có bằng thạc sĩ hay không.
Mặt khác, phải giải quyết việc họ cố lấy bằng sau đại học cho bằng được nhưng “bỏ xó” khi đã có một vị trí, công việc như mong đợi. Do đó ngày nào xã hội còn có cầu thì ngày đó còn có cung. Vì vậy, giải quyết bài toán này từ khía cạnh kinh tế thì may ra giải pháp có thể bền vững.
VỪA ĐI LÀ VỪA HỌC...ĐÃ KHIẾN TẤM BẰNG THẠC SĨ KHÔNG
THỰC CHẤT
LÊ HUYỀN/VNN 3-3-2023
Bạn
đọc cho rằng đào tạo thạc sĩ bắt buộc phải học tập trung bởi đây là cơ sở để
các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng, bố trí, đề bạt người có năng
lực.
Trong bài viết “Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức” được
đăng tải trên báo VietNamNet ngày 2/3, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đã nêu ra hai vấn đề trong đào tạo thạc sĩ.
Vấn
đề thứ nhất, đầu vào không được tuyển chọn chặt chẽ, các trường tư gần như đang
“lùa” người học vào trường… Vấn đề thứ hai là đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở rất
lỏng lẻo. Nhược điểm lớn nhất của việc học thạc sĩ ở nhiều nơi là giống như học
tại chức. Phần lớn người học thạc sĩ đã có công ăn việc làm và khoảng 90% người
học từ các cơ quan nhà nước, học để lấy bằng thạc sĩ rồi thăng quan, tiến chức…
Sau
quan điểm này của ông Dũng, nhiều kẽ hở, hỉ nộ ái ố về việc đào tạo thạc sĩ
được độc giả nêu ra. Trên báo VietNamNet bạn đọc Giang Vo Kien cho rằng khi xét bổ nhiệm, chỉ xét bằng thạc sĩ
chuyên ngành và được cơ quan cử đi học, có thi đầu vào. Còn đi học riêng thì
không xét vì họ chọn trường có tiêu chuẩn đầu vào thấp, chủ yếu là đóng tiền
để lấy bằng thạc sĩ. Cũng
theo bạn đọc này thực trạng học thạc sĩ hiện nay là có lớp chỉ tập trung 1 lần khoảng vài ngày để
viết bài thi cuối khóa cho tất cả các môn. Hai năm sau học viên sẽ ra trường để
bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Đồng
tình với quan điểm này bạn đọc Bình Bông cũng nêu, trước đây khi mọi người từng lan truyền tốt
nghiệp đại học xong thì học thêm bằng 2 hay học lên thạc sỹ rất nhẹ nhàng, mình
không tin nhưng sự thực thì đúng như vậy.
Theo Hiệu trưởng
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tinh thần của giáo dục đào tạo là
khuyến khích học và học suốt đời. Nhưng người học phải thực sự cần thiết, không
phải lấy bằng để chờ thăng quan, tiến chức. Các cơ sở giáo dục phải đặt chất
lượng lên hàng đầu. Nếu đào tạo dễ dãi, một thời gian rất ngắn, uy tín của cơ
sở đào tạo sẽ bị hạ thấp.
GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah, Mỹ đưa ra quan điểm, muốn nâng cao chất
lượng thạc sĩ thì phải trả lời câu hỏi tại sao xã hội cần tấm bằng ấy và nó có
đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hay không? Như vậy Bộ GD-ĐT và xã hội đưa ra
mục tiêu của đào tạo sau đại học là gì cho người học, người dạy và người quản
lý.
“Văn hóa của chúng ta quá coi trọng chức danh, hay trình độ học thuật.
Điều này giống như cái “mũ” chứ không phải trách nhiệm công việc. Ở nước ngoài,
giáo sư, tiến sĩ hay thạc sĩ là một trách nhiệm công việc, có nghĩa cá nhân này
ở cái tầm đó chứ không có hào nhoáng, còn Việt Nam thì không. Chính từ cái nhu
cầu đó mà gây ra hậu quả”- GS Thành nói.
GS Thành cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức, mà muốn thay đổi
đổi nhận thức thì phải thay đổi nhu cầu, từ đó sẽ thay đổi hành vi. Cụ thể, nếu
vị trí này không cần phải có bằng sau đại học thì không ai dại gì bỏ tiền ra đi
học. Quan trọng nữa là các đơn vị tuyển dụng, các chính sách tuyển dụng có nhận
ra sự thay đổi là có cần thiết phải có bằng thạc sĩ hay không.
Mặt khác, phải giải quyết việc họ cố lấy bằng sau đại học cho bằng được nhưng “bỏ xó” khi đã có một vị trí, công việc như mong đợi. Do đó ngày nào xã hội còn có cầu thì ngày đó còn có cung. Vì vậy, giải quyết bài toán này từ khía cạnh kinh tế thì may ra giải pháp có thể bền vững.
Nhiều bạn đọc còn thẳng thắn chỉ ra rằng học viên các lớp học
thạc sĩ luôn có một khoản đóng quỹ lớp để thi dễ dàng, đạt điểm cao. Bạn đọc
Hungnguyen đã thẳng thắn đặt câu hỏi, những học viên đi làm rồi học
thêm buổi tối cần được ghi nhận sự nỗ lực vừa làm vừa học nhưng có học viên nào
chưa từng nộp "tiền quỹ lớp" để thi dễ dàng hơn.
Trong khi đó bạn đọc Đỗ Bảo Học
đã nêu thực trạng, đào
tạo có 1-2 năm, học buổi tối, vừa đi làm vừa học…đã khiến những tấm bằng tại
chức, văn bằng hai và cả bằng thạc sỹ nữa đều không thực chất.
Theo bạn đọc Dương Văn Tuấn, ở các nước tiên tiến, muốn cầm cái bằng
thạc sĩ không dễ dàng. Học viên phải mất từ 2 đến 3 năm học ròng rã vừa học vừa
thực hành, làm luận án trình trước hội đồng. Vì vậy khi cầm tấm bằng thạc sĩ họ
rất tự hào về công sức học tập bỏ ra có kết quả. “Còn nước ta thì sao”?- bạn đọc Văn Tuấn trả lời
luôn cho câu hỏi của mình là: “Chắc nhiều người ai cũng biết, học thạc sĩ, đóng tiền nhiều. Từ
đó chất lượng như thế nào thì cũng rất dễ hình dung. “Dường như khoản thu học
phí chương trình thạc sĩ mới quan trọng cho các trường”.
Bạn đọc Hai Nguyen cho rằng,
hiện nay các trường đại
học đang hướng tới tự chủ, vì vậy giáo dục cũng như 1 ngành dịch vụ, muốn có
"khách hàng" thì phải tạo điều kiện từ đầu vào đến quá trình học. Nếu
trường làm căng, khó khăn thì ít người học và nhà trường không có nguồn
thu. Theo
Hai Nguyen trong vài năm trở lại
đây, đầu vào thạc sỹ dường được mở quá, ai có nhu cầu học hầu như là đỗ vì xét
tuyển, vì chỉ tiêu nhiều. Trong quá trình đào tạo cũng xuất hiện nhiều lỗ hổng.
Bạn đọc Thanhan nhìn
nhận, danh hiệu tiến sỹ,
thạc sỹ ở Việt Nam đã bị"biến thể" thành cái "ghế" quyền
lực, hệ số lương/tháng, nên không còn ý nghĩa trong vai trò nghiên cứu, phát
minh, cải tiến khoa học. Vì vậy đào tạo tại chức chuyên tu, học thêm ngoài giờ
hay chính quy cũng như nhau.
Nhiều bạn đọc đã hiến kế để
tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa. Theo bạn đọc Khánh Nam, vấn đề là làm sao đưa cái bệnh háo danh trong
đa số công chức nhà nước ra khỏi đầu thì lúc đó mới có học là để hành, để phục
vụ cho công việc, lấy trí tuệ của người tài, người giỏi phục vụ đất nước.
Bạn đọc Tạ Lê Minh cũng nêu,
nếu không phải người
làm về nghiên cứu, hay quản lý thì không cần học thạc sỹ, tiến sỹ, bởi có những
ngành nghề kiến thức đại học cũng không sử dụng hết. Trước thực trạng đào tạo thạc
sĩ như hiện nay, bạn đọc Khai Pham Quang đề nghị ngành giáo dục vào cuộc thanh tra các hoạt động đào tạo học thạc
sỹ.
Theo bạn đọc Công
Thành, đào tạo thạc sĩ bắt
buộc phải học tập trung bởi đây là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước
tuyển dụng, bố trí, đề bạt người có năng lực. Đối với cán bộ có đủ điều kiện
thì được cử đi học tập trung, không nên và cương quyết không để "thả
cửa" đào tạo thạc sĩ kiểu "tại chức" vì chỉ được cái
"mác", cái "vỏ" còn kiến thúc không hơn đại học. Ngoài ra
nên cương quyết không đào tạo tại chức thạc sĩ nếu học viên chưa từng học đại
học chính quy vì không ít người từ trung cấp, đại học đến thạc sĩ đều là
"tại chức, ban đêm, ngoài giờ". Những người này không có chuyên môn
và kiến thức chuyên ngành có thể còn kém hơn cả học trung cấp hay cao đẳng
chính quy. Do vậy họ chỉ học để mong "giữ ghế, lên chức”.
Trong khi đó theo bạn đọc
Nguyễn Đình, khi nào nền giáo dục
thôi chuộng bằng cấp và không còn thương mại hoá giáo dục thì lúc đó bằng cấp
mới thật sự có giá trị. Còn hiện nay chủ yếu là làm đẹp hồ sơ, nhiều người có
trình độ đại học mà kiến thức không bằng trình độ cao đẳng mặc dù bậc lương cao
hơn.
Đặc biệt bạn đọc Pha Thanh
Luu đã thẳng thắn chỉ ra một thực trạng hiện nay là: Nhiều người học thạc sĩ chỉ mục đích chụp hình
khoe mạng xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét