ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hàng vạn du khách mắc kẹt ở châu Á vì đóng cửa biên giới (VNN 28/3/2020)-CIVICUS yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh (BVN 28/3/2020)-Dân quân Biển Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp (BVN 28/3/2020)-Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Trung Quốc lừa dối cả thế giới, cuối cùng tới một ngày sẽ bị truy cứu trách nhiệm (BVN 28/3/2020)-
- Mỹ vượt Trung Quốc về số ca Covid-19, Iran khiến cả thế giới bất ngờ (VNN 27/3/2020)-Tiền không thành vấn đề, Donald Trump đối mặt 2 cơ nguy chưa từng có (VNN 27/3/2020)-LHQ chất vấn chính phủ Việt Nam: “Phạm Chí Dũng bị bắt vì kêu gọi hoãn EVFTA” (BVN 27/3/2020)-Minh Luật-Chiến lược của Hoa Kỳ cho mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Cộng (BVN 27/3/2020)-Lợi dụng dịch Covid 19, TQ âm thầm xây thêm cơ sở ở Biển Đông (BVN 26/3/2020)-Có thật Bắc Kinh “không bận tâm” khi tàu sân bay Mỹ ghé thăm Đà Nẵng? (Blog RFA 26-3-20)-Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa (罪犯扮演着重视大义的角色) (BVN 26/3/2020)-Nguyễn Ngọc Chu- Nhật muốn mở rộng CPTPP để tránh phụ thuộc Trung Quốc (KTSG 26/3/2020)-Nữ họa sĩ người Ý: ‘Tôi hoảng loạn vì bị người Việt tấn công trên mạng’ (BBC 26-3-20)-Singapore: người từ hải ngoại về nhận 'lời lẽ cay nghiệt' (BBC 26-3-20)-Chiến tranh thế giới có thể xảy ra hay không? (TD 26/3/2020)-Trương Nhân Tuấn-
- Trong nước: Dừng các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng (GD 27/3/2020)-Thủ tướng: Xử lý nghiêm những người chống đối cách ly Covid-19 (KTSG 27/3/2020)-Lợi dụng dịch, tà giáo tuyên truyền ngày tận thế, xuyên tạc chính sách của Đảng (VNN 27-3-20)-Bầu cử trong Đảng: Đề cử người không đủ tiêu chuẩn sẽ bị xử lý (VNN 27-3-20)- từ nay hết đề cử?-Giả danh cán bộ nhà nước để quyên góp kinh phí chống dịch Covid-19 (GD 27/3/2020)-Việt Nam công bố phác đồ mới chẩn đoán và điều trị Covid-19 (VNN 27/3/2020)-Việt Nam đã có 153 ca nhiễm Covid-19, 3 người lây trong cộng đồng (VNN 27/3/2020)-TPHCM: Ra đường không đeo khẩu trang sẽ bị phạt (KTSG 26/3/2020)-Thủ tướng: "Chúng ta có 2 tuần để hành động" (KTSG 26/3/2020)-Hơn 9.000 lao động nước ngoài, chủ yếu người Trung Quốc thuộc diện ưu tiên nhập cảnh (KTSG 26/3/2020)-
- Kinh tế: Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Trung ương cải cách chính sách tiền lương (GD 28/3/2020)-Thay thành viên Tổ công tác thi hành Luật Quy hoạch (GD 28/3/2020)-Phối hợp vận hành trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (GD 28/3/2020)-Lo sợ dịch bệnh kéo dài, nhiều nước tạm dừng xuất khẩu lương thực (KTSG 28/3/2020)-Làm gì với tiền thời Covid-19? (KTSG 28/3/2020)-Ồ ạt về Việt Nam, giá thịt lợn nhập khẩu rẻ hơn ngoài chợ (VNN 28/3/2020)-TPHCM đóng cửa điểm tham quan để chống dịch Covid 19 (KTSG 27/3/2020)-Các hãng xe công nghệ tăng cường phòng dịch (KTSG 27/3/2020)-Doanh nhân bàn chuyện 'sống sót' thời Covid-19 (KTSG 27/3/2020)-Ngân hàng và bảo hiểm tăng trưởng trái chiều trong thời Covid-19 (KTSG 27/3/2020)-Tăng trưởng GDP quý I dự kiến 3,82% (KTSG 27/3/3030)-TPHCM miễn, giảm thuế cho hộ kinh doanh ngưng hoạt động do dịch (KTSG 27/3/2020)-Việt Nam mất hơn 960.000 lượt khách quốc tế trong tháng (KTSG 27/3/2020)-Lao động mất việc do Covid-19 ở TPHCM được trợ cấp 1 triệu đồng mỗi tháng (KTSG 27/3/2020)-Châu Á - nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong đại dịch (KTSG 27/3/2020)-Việt Nam dư hơn 8 triệu tấn gạo có thể phục vụ cho xuất khẩu (KTSG 27/3/2020)-Dè chừng với những cú sốc tỷ giá (KTSG 27/3/2020)-Lãnh đạo Hậu Giang ra giải pháp ứng phó 'bão' dịch bệnh và hạn mặn (KTSG 27/3/2020)-Xe khách, xe công nghệ vẫn hoạt động ở TPHCM trong cao điểm dịch Covid-19 (KTSG 27/3/2020)-Điều hành tỷ giá, 'chắc tay' vượt bão Covid (KTSG 27/3/2020)-TPHCM rà soát thủ tục, tiến độ hơn 1.700 dự án có sử dụng đất (KTSG 27/3/2020)-Chính phủ chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng (KTSG 27/3/2020)-Vụ rút kiệt sông rồi đổ lỗi cho nhau: Bí cách giải quyết (NLĐ 27-3-20)-Thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong quý 1 gấp 9 lần cùng kỳ năm 2019 (SGGP 27-3-20)-TP HCM thu ngân sách chỉ đạt một nửa (VnEx 27-3-20) -TP HCM chi hơn 2.750 tỷ đồng chống Covid-19 (VnEx 27-3-20)-Hãng bay Việt thiệt hại thế nào sau 2 tháng đương đầu với Covid-19? (Zing 27-3-20)-
- Giáo dục: Bộ sách dăm chục ngàn còn thiếu tiền mua, nay vài trăm ngàn thì con thất học? (GD 28/3/2020)-Hai lý do để không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay (GD 28/3/2020)-Hai tháng nay, gia đình tôi đã có những bữa cơm đầm ấm (GD 28/3/2020)-Tập huấn trực tuyến: Thực hành khai thác Tài nguyên Giáo dục Mở (GD 28/3/2020)-Hải Phòng chỉ thi 2 môn tuyển sinh lớp 10, Hà Nội cũng nên giảm áp lực số môn (GD 28/3/2020)-Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải thích lý do giá sách giáo khoa mới cao (GD 28/3/2020)-Tuyển sinh vào đại học không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 (GD 28/3/2020)-Được lấy kết quả học tập trên internet, truyền hình để xếp loại cuối năm (GD 28/3/2020)-Cô giáo sắp về hưu vẫn dạy học trực tuyến giỏi (GD 28/3/2020)-Sáng chế máy rửa tay sát khuẩn tự động chống Covid-19 của cậu học trò Quảng Trị (GD 28/3/2020)-Giáo viên mầm non mất việc do Covid-19, thành phố hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng (GD 28/3/2020)-Hải Phòng hướng dẫn các nhà trường lựa chọn sách giáo khoa thế nào? (GD 28/3/2020)-Giáo viên ở Sài Gòn phải có chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc (GD 28/3/2020)-Đảm bảo đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 (GD 28/3/2020)-
- Phản biện: Hạt gạo Việt: Sau cả thập kỷ tổn thất vì chính sách giờ là lúc Việt Nam có cơ hội sửa chữa sai lầm (BVN 28/3/2020)-Mộc Trà-Dân tộc tính và cuộc chiến coronavirus (BVN 28/3/2020)-Mạnh Kim-Chuyển nước từ miền Đông sang miền Tây để cứu ĐBSCL? (BVN 28/3/2020)-Thành Luân-Không nên đưa hộ kinh doanh vào Luật (TVN 27/3/2020)-Nguyễn Đình Cung-Những tượng đài đã chết (TD 26/3/2020)-Trương Châu Hữu Danh-Hệ thống tồn trữ lúa gạo (TD 26/3/2020)-Mai Bá Kiếm-Bán hay dừng? (TD 25/3/2020)-Tạ Duy Anh-Đừng để nông dân mãi cúi đầu như cây lúa (TD 25/3/2020)-Hữu Danh-Đúng là… chỉ Việt Nam mới thế! (TD 25/3/2020)-Trân Văn/BlogVOA-Blogger Mẹ Nấm qua vụ lên tiếng về nước Mỹ và Tổng thống Mỹ (TD 25/3/2020)-Jackhammer Nguyễn-Ném đá (TD 25/3/2020)-Từ Thức- Nhân sự đại hội: Ai chạy ai? (TD 25/3/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Không cần và không nên dừng xuất khẩu gạo (TD 25/3/2020)-Vũ Kim Hạnh-Vì đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Chính trị nên… ở đâu ngồi đó! (Blog VOA 25-3-20)-Trân Văn-Ứng phó với cú lao dốc của giá dầu (TVN 25/3/2020)-Lương Bằng-
- Thư giãn: Bên trong biệt thự 21 tỷ sang trọng của MC Quyền Linh (VNN 28/3/2020)-Người cũ xuất hiện sau 3 năm biệt tăm, trao lại 500 triệu cùng lời đề nghị sốc (VNN 28/3/2020)-
NHỮNG TƯỢNG ĐÀI ĐÃ CHẾT
TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH/ TD 26-3-2020

Năm 2003, tỉnh An Giang dựng tượng đài con cá basa ngay tại ngã ba sông Châu Đốc để tôn vinh loài cá da trơn nổi tiếng của vùng sông nước Cửu Long. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, từ con cá danh giá được xuất khẩu đi Tây, đi Mỹ, cá basa lặng lẽ về lại ao nhà, sản lượng chưa bằng 1% so với cá tra…
Gần 20 năm nay, khách du lịch khi qua công viên ngã ba sông Châu Đốc đều thấy Tượng đài cá basa nổi bật, vươn mình giữa vùng sông nước yên bình.
Tôn vinh con cá da trơn – loài cá mà rất nhiều người nhầm lẫn không biết là có gì khác biệt so với cá tra, thậm chí còn nói là “tượng đài cá vồ”, loại cá được gán với tính năng ăn dơ, ăn tạp cũng là sự kiện gây xôn xao tại thời điểm dựng tượng vào năm 2003.
Hơn 15 năm trước, cá basa có giá trị kinh tế rất cao, chiếm hơn một nửa trong sản lượng cá bè phục vụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Không chỉ có đóng góp về kinh tế, cá basa cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành những nét đặc trưng trong ẩm thực của người miền Tây nói chung. Chính vì thế, Tượng đài cá Basa xây dựng được đông đảo người dân hưởng ứng nhiệt liệt. Tại thời điểm 2003, chính quyền địa phương đã mạnh tay chi 2 tỷ đồng xây dựng tượng với chiều cao 14m, có thiết kế khung thép, đế tượng đài ốp đá granit, cùng tượng cá bằng inox. Tượng đài này là tượng đài sinh vật đầu tiên ở An Giang và là tượng cá basa đầu tiên trên thế giới.
Tượng đài vẫn đứng sừng sững giữa ngã ba sông, nhưng con cá basa đã hết đường xuất khẩu 6, 7 năm nay. Năm 2014, sản lượng cá tra của ĐBSCL đạt trên 1,1 triệu tấn. Trong đó, cái nôi của con cá tra là An Giang chiếm khoảng 300.000 tấn. Trước những con số ấn tượng này, sản lượng cá basa của An Giang chỉ vào khoảng 2.000 tấn – với số người nuôi “có thể đếm được”.
Vì sao con cá “huyền thoại” lại bị thất sủng, là một câu chuyện khá dài. Những năm 1990, sau khi thịt cá basa philê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đã mở ra thời cơ vàng cho người nông dân An Giang xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Với mức giá cá basa xuất khẩu lên đến 8USD/kg, làng bè cá mới mọc lên san sát bên sông Hậu, các nhà máy, chế biến tấp nập ra đời. Do con cá basa là loại cá “đỏng đảnh”, chỉ nuôi trong lồng bè, có dòng nước chảy và cá giống phải vớt trong tự nhiên nên chỉ có một số địa phương đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu như Châu Đốc, Phú Tân, Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp) nuôi được. Do lợi nhuận từ cá basa quá cao, người ta nghiên cứu và cho cá basa sinh sản nhân tạo, hết lệ thuộc thiên nhiên. Chỉ cần có lồng bè, không có dòng chảy thì người nuôi đưa máy bơm xuống sông, cho máy bơm nước tạo dòng.
Suốt nhiều năm, con cá basa được nuôi kiểu tự phát, chèn ép lẫn nhau, cạnh tranh tự do dẫn tới không bảo đảm chất lượng, khâu giống có nhiều gian dối vì giá con giống khá cao. Ông Nguyễn Minh Nhị – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, xót xa: Họ nói “thị trường là tự do, Nhà nước không can thiệp”. Tiếp nữa, khi nhu cầu cá basa tăng nhanh, khách hàng ở Mỹ gợi ý, một số Việt kiều ở Mỹ gợi ý đưa cá tra vào nuôi đội lốt cá basa để kiếm lời. Cá tra dễ nuôi, năng suất lại cao đã nhanh chóng “đè bẹp” cá basa – loài cá vốn dĩ thịt thơm ngon nổi tiếng trên thế giới này chỉ có Việt Nam nuôi thương phẩm thành công.
Chỉ trong vòng vài năm lao vào nuôi cá tra, nhiều nông dân ở ĐBSCL cũng như nhiều nhà máy bắt đầu đổ nợ. Khoảng năm 2004 trở đi, con cá tra, cá basa cùng nhau thua lỗ.
Cũng ở An Giang, năm 2003 UBND tỉnh khởi công xây dựng tượng đài Bông lúa – biểu tượng của nền nông nghiệp tỉnh. Tượng đài được làm bằng đồng cao 15,3 m; phần bông lúa cao 9,5 m. Tượng đài được đặt ngay trước trụ sở UBND tỉnh. Tổng trị giá công trình 3,86 tỉ đồng…
Và cũng như thân phận con cá, dân trồng lúa ĐBSCL mấy mươi năm nay luôn nghèo. Gạo xuất khẩu, giá luôn đứng bét thế giới khi mỗi kg bán ra nước ngoài giá chỉ bằng một nửa giá nội địa. Người trồng lúa được vay vốn lãi suất chỉ khoảng 7%, rồi DN tạm trữ được ưu đãi vốn, rồi hàng chục ngàn tỷ đồng đổ vào thủy lợi đê điều… Có thể thấy, nguồn lực quốc gia được dồn vào cây lúa, để rồi hạt gạo xuất đi với giá thảm hại. 6 – 7 triệu tấn gạo xuất đi với giá rẻ mạt, đã bao gồm nguồn lực quốc gia. Và nguồn lực đó, nước ngoài hưởng!
Tượng đài bông lúa, hay con cá basa, rõ ràng rất ý nghĩa ở thời điểm nó xuất hiện. Tượng vẫn rất đẹp, với giá trị lịch sử không thể chối bỏ.
Nhưng 20 năm trôi qua, cứ loay hoay con cá và cây lúa, thì nông dân miền Tây còn lâu mới hết khổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét