ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Covid-19 tăng tốc lan nhanh toàn cầu, Mỹ 'căng như dây đàn' (VNN 4/3/2020)-Dịch Corona 19: Những khía cạnh ít được lưu tâm (BVN 4/3/2020)-Thục Quyên-Từ ngày 20.3 muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải biết tiếng Việt (LĐ 3-3-20)-Hơn 3.000 người tử vong vì virus SARS-CoV-2 (KTSG 2/3/2020)-Covid-19 tiếp tục lan rộng, Mỹ có ca tử vong đầu tiên (VNN 1/3/2020)-Nhật Bản trợ cấp cho phụ huynh ở nhà chăm con do Covid-19 (KTSG 1/3/2020)-Thành triệu phú VN thời 'lấy xẻng xúc vàng' ở Đông Âu (BBC 1-3-20)-Ông Trump tái đề cử đồng minh làm giám đốc tình báo Mỹ (VNN 29/2/2020)- Kinh tế Mỹ và toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái (KTSG 28/2/2020)-Hơn 60% công ty ở các đô thị lớn của Trung Quốc chưa mở cửa (KTSG 28/2/2020)-Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 (VNN 28/2/2020)-
- Trong nước: Việt Nam đã có kịch bản ứng phó nếu Covid-19 tiếp tục lan rộng trên thế giới (GD 3/3/2020)- Bộ trưởng Tô Lâm: Việc ra mắt lực lượng Kỵ binh CSCĐ thời gian tới rất cần thiết (NLĐ 3-3-20)-để làm gì?-Những luận điệu nguy hại hơn dịch bệnh (GD 3/3/2020)-QĐND-6 bộ chuẩn bị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 3/3/2020)-PGS.TS Bùi Xuân Đính: ‘Bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ’ (VNN 2-3-20)-Đàn áp thân nhân để áp lực người đấu tranh: ‘mưu hèn, kế bẩn’ của Hà Nội! (RFA 2-3-20)-Bác sĩ tuyến đầu chia sẻ sáng tạo chống dịch Covid-19 của Việt Nam (VNN 1/3/2020)-Thư ngỏ gửi Thủ tướng (BVN 1/3/2020)-Quy định mới người dùng mạng xã hội cần biết (PLTP 1-3-20)-Thận trọng trong ứng xử với Covid-19 (GD 29/2/2020)-Diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp, tuyệt đối không được chủ quan (GD 29/2/2020)-NXP-Việt Nam có âm thầm giấu dịch Covid hay không? (DT 29-2-20)-
- Kinh tế: Xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (GD 4/3/2020)-Chuẩn hóa chế độ báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương (GD 4/3/2020)-Chuẩn bị trình phương án kinh phí bảo trì đường sắt (GD 4/3/2020)-Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động khoa học công nghệ tại Việt Nam (GD 4/3/2020)-Bộ Tài chính nói về mức giảm trừ gia cảnh bị cho là “chưa áp dụng đã lỗi thời”? (GD 3/4/2020)-Robot đa năng - y tá đắc lực giúp giảm tải bệnh viện (KTSG 3/3/2020)-Tội phạm mạng “ăn theo” Covid-19 (KTSG 3/3/2020)-Du lịch thiệt hại 7 tỉ đô la Mỹ vì dịch Covid-19 (KTSG 3/3/2020)-Chuyển đổi số giúp các tiệm tạp hóa “lên mây” (KTSG 3/3/2020)-TPHCM tái khởi động một loạt dự án BT ở Thủ Thiêm (KTSG 3/3/2020)-Sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong tháng 2 do Covid-19 (KTSG 3/3/2020)-Khung năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp trong chuyển đổi số (KTSG 3/3/2020)-Du lịch Đà Nẵng: Chăm sóc khách Nhật, thâm nhập thị trường Lào (KTSG 3/3/2020)-Hội An đếm khách du lịch nước ngoài từng ngày (KTSG 3/3/2020)-Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu các khó khăn của doanh nghiệp (KTSG 3/3/2020)-Mỹ hoãn việc đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam (KTSG 3/3/2020)-Nhiều nghịch lý từ chuyện “giải cứu” nông sản (KTSG 3/3/2020)-Gần triệu tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 (KTSG 3/3/2020)-Quốc hội Việt Nam góp phần cản trở nền kinh tế? (BBC 3-3-20)-16.200 doanh nghiệp chết lâm sàng: Bơm vốn hay... (ĐV 3-3-20)-Nam Trung Bộ gồng mình ứng phó hạn mặn đến sớm (LĐ 3-3-20)-Công nghệ cao không phải ngành "mì ăn liền" (ĐV 3-3-20)-Việt Nam có thể mất 26% việc làm do việc đưa sản xuất về ‘chính quốc’ (Zing 3-3-20)-Nhìn điện mặt trời, lo cho điện gió (TVN 3/3/2020)-Lương Bằng-Phấn đấu 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do (GD 3/3/2020)-Quy định giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước (GD 3/3/2020)-Phấn đấu có ít nhất 10 nghiên cứu công bố trên Tạp chí ISI hoặc Scopus (GD 3/3/2020)-về phát triển dân số-Vietnam Airlines dừng các chuyến bay khứ hồi tới Hàn Quốc từ 5-3 (KTSG 3/3/2020)-Người Việt chọn iPhone trái ngược thế giới (VnEx 3-3-20)-
- Giáo dục: Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội phải chuẩn bị phương án dạy học qua truyền hình (GD 4/3/2020)-Nhiều thay đổi ở các trường học vì Covid-19 (GD 4/3/2020)-Khó khăn khi trường học không có nhân viên y tế (GD 4/3/3030)-"Phải tìm và thanh lọc được nhân sự có vấn đề về bằng cấp" (GD 4/3/2020)-Quản trị giáo dục tư thục ngày càng hiệu quả vượt trội hơn khối công lập (GD 4/3/2020)-Sách giả, sách lậu tinh vi và biến tướng (GD 4/3/2020)-Hiệu trưởng viết thư gửi sinh viên: "Hy vọng cuộc sống sớm bình thường trở lại" (GD 4/3/3030)-Nếu chỉ cho phép xây trường học 4 tầng thì gay lắm! (GD 4/3/2020)-
- Phản biện: Kỷ luật cán bộ: Lách luật hay nhờn luật? (GD 4/3/2020)-Xuân Dương-Hiện đại hóa để đảm nhiệm vai trò thống lĩnh của Đảng (TVN 4/3/2020)-Nguyễn Văn Đáng-Phản biện vài điều của Quy định 214 (BVN 4/3/2020)-Nguyễn Đình Cống-Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để giải quyết hạn mặn ở miền Tây Nam bộ (BVN 4/3/2020)-Lâm Viên-Tôi không đồng tình việc tái lập Bộ Giáo dục (GD 3/3/3030)-Nông dân cạp đất để chính quyền tri ân Lenin (Blog VOA 2-3-20)-Trân Văn-Hạn mặn ở ĐBSCL: Tác động của con người nhanh và lớn hơn biến đổi khí hậu (TT 2-3-20)-Hồng Vân-Người Việt tới Úc: Những thách thức bước đầu ở Melbourne (BVN 2/3/2020)-Nguyễn Quang Duy-Khi Việt Nam bị 'ốm': Số phận một dân tộc giữa những trận dịch (PN 2-3-20)-Vũ Đức Liêm-Nhân chuyện con Covid-19 ở Vũ Hán hôm nay: TRUNG CỘNG – NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT TỪ RẤT, RẤT LÂU! (BVN 1/3/2020)-Lê Phú Khải-Viết thêm về tội ác Đồng Tâm (Blog Hoàng Xuân Phú 1-3-20)-Cần trả lại cho dân quyền tự do kinh doanh đã được hiến định (TVN 28/2/2020)-Hải Lộc-Quan hết thời cũng thành dân oan (BVN 28/2/2020)-Đỗ Thành Nhân-
- Thư giãn: Gương mặt biến dạng của 10X phẫu thuật thẩm mỹ 60 lần từ năm 13 tuổi (VNN 3/3/2020)-Có nên chia tay người đàn ông nghèo bao năm cưu mang mình? (VNN 3/3/2020)-
QUAN ĐIỂM CỦA BỘ NỘI VỤ VỀ ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP LẠI BỘ GIÁO DỤC
TRINH PHÚC/ GDVN 23-2-2020
Ngày 19/02/2020, Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã tổ chức Hội thảo khoa học góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026”.
Trong Hội thảo có báo cáo đề xuất: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ, theo đó hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Tài chính – Kế hoạch, Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng.
![]() |
Ông Vũ Đăng Minh, chánh văn phòng Bộ Nội vụ cho rằng, các đề xuất liên quan đến cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang trong quá trình nghiên cứu chứ chưa phải ý kiến chính thức của Bộ Nội vụ (ảnh Trinh Phúc). |
Ngoài ra, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa một số bộ, cơ quan ngang bộ như giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ.
Đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo.
Đồng thời, điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học – Công nghệ và Đào tạo. Thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa – Thể thao và Thanh niên.
Về cơ cấu nhân sự của Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ; 04 Phó Thủ tướng Chính phủ và 20 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ[1].
Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Bởi nếu được áp dụng thì sẽ tác động lớn đến tổ chức bộ máy và hoạt động của nhiều bộ ngành hiện nay.
Để hiểu rõ hơn thông tin trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ.
Xung quanh vấn đề này, ông Minh cho rằng đây là đề xuất của một công trình nghiên cứu độc lập ở một góc độ khoa học. Đang trong quá trình nghiên cứu và tổ chức hội thảo khoa học để lấy ý kiến góp ý.
Những đề xuất này ở góc độ của Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Đến nay, Bộ Nội vụ và lãnh đạo Bộ chưa báo cáo.
Ông Minh nhấn mạnh rằng: “Các đề xuất trên chỉ ở góc độ nghiên cứu độc lập, luận cứ khoa học chứ chưa phải ý kiến của Bộ Nội vụ”.
Tài liệu tham khảo
THUỲ LINH/ GDVN 3-3-2020
Tại hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026” của Bộ Nội Vụ diễn ra ngày 19/2, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ), cho biết cơ cấu Chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới có quy mô dân số, nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động con số dưới 20.
Vì lẽ đó, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo; điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học - Công nghệ và Đào tạo; thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa-Thể thao và Thanh niên.
Trước đề xuất này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - thành viên nhóm tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo cho rằng, trước khi thiết kế một bộ máy thì chúng ta phải xác định được chức năng cốt lõi của bộ máy đó là gì.
![]() |
Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, việc tách Bộ Giáo dục và Đào tạo ra để tái lập Bộ Giáo dục là đi ngược lại với nguyên tắc cải cách hành chính và không phù hợp về chức năng nhiệm vụ của hệ thống. (Ảnh: Thùy Linh) |
“Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đều có chức năng cốt lõi là phát triển nguồn nhân lực cho mọi ngành nghề của đất nước, quản lý hệ thống giáo dục đào tạo từ mầm non, phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.
Do vậy, trước tiên cần phải chuyển mảng giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo để thống nhất chức năng phát triển nguồn nhân lực”, ông Vinh nói.
Tiến sĩ Vinh chia sẻ, hiện ngành giáo dục đã phân cấp rất nhiều nhiệm vụ cho địa phương về giáo dục phổ thông, còn ở đại học đã đẩy mạnh tự chủ nên việc tái cơ cấu Bộ Giáo dục và Đào tạo là cần thiết theo hướng giảm biên chế và ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại.
Tuy nhiên, việc tách Bộ Giáo dục và Đào tạo ra để tái lập Bộ Giáo dục là đi ngược lại với nguyên tắc cải cách hành chính và không phù hợp về chức năng nhiệm vụ của hệ thống.
Tiến sĩ Vinh nói thêm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có chức năng lo về chính sách xã hội, việc làm do đó để mảng giáo dục nghề nghiệp cho Bộ này quản lý là không hợp lý xét về mặt chức năng căn bản.
“Nếu nói đào tạo nghề gắn với tạo việc làm là quan điểm sai, mà tạo ra việc làm là do nền kinh tế, trong khi Bộ đó chỉ có chức năng là lo về chính sách việc làm, những vấn đề bảo trợ xã hội, thông tin thị trường lao động...”, ông Vinh nhấn mạnh.
Vị này cũng thừa nhận, hiện nay, Bộ Khoa học công nghệ quản lý một số viện nghiên cứu có quy mô khá lớn nhưng sự hợp tác với các trường đại học rất kém. Điều này dẫn đến các viện nghiên cứu không khai thác được nguồn lực và chất xám của trường đại học còn các trường đại học không tận dụng được trang thiết bị nghiên cứu hiện đại của các viện.
Nếu muốn giảm đầu mối, tinh giản biên chế mà tách mảng đào tạo ra khỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Khoa học công nghệ thì biên chế ở Bộ Giáo dục và Đào tạo không giảm được bao nhiêu vì vẫn phải duy trì các vụ, cục (như Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tài chính, Quản lý chất lượng giáo dục, Hợp tác quốc tế... trừ Vụ Giáo dục đại học).
Do đó, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh đề xuất: “Theo tôi, nên ghép Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp thành một bộ, lấy tên là Bộ Giáo dục – Khoa học công nghệ để hệ thống giáo dục được liên thông từ mầm non đến đại học, sau đại học.
Làm được như vậy thì đầu vào, đầu ra, hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ theo mạch, gắn chương trình giáo dục phổ thông ở đầu vào với thị trường lao động, khai thác được nguồn lực của các bên. Điều này vừa đảm bảo được chức năng và sự hợp tác phát triển, lại có thể giảm xuống chỉ còn 19 Bộ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét