ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ vượt Trung Quốc về số ca Covid-19, Iran khiến cả thế giới bất ngờ (VNN 27/3/2020)-Tiền không thành vấn đề, Donald Trump đối mặt 2 cơ nguy chưa từng có (VNN 27/3/2020)-LHQ chất vấn chính phủ Việt Nam: “Phạm Chí Dũng bị bắt vì kêu gọi hoãn EVFTA” (BVN 27/3/2020)-Minh Luật-Chiến lược của Hoa Kỳ cho mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Cộng (BVN 27/3/2020)-Lợi dụng dịch Covid 19, TQ âm thầm xây thêm cơ sở ở Biển Đông (BVN 26/3/2020)-Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa (罪犯扮演着重视大义的角色) (BVN 26/3/2020)-Nguyễn Ngọc Chu- Nhật muốn mở rộng CPTPP để tránh phụ thuộc Trung Quốc (KTSG 26/3/2020)-Nữ họa sĩ người Ý: ‘Tôi hoảng loạn vì bị người Việt tấn công trên mạng’ (BBC 26-3-20)-Singapore: người từ hải ngoại về nhận 'lời lẽ cay nghiệt' (BBC 26-3-20)-Chiến tranh thế giới có thể xảy ra hay không? (TD 26/3/2020)-Trương Nhân Tuấn-
- Trong nước: Giả danh cán bộ nhà nước để quyên góp kinh phí chống dịch Covid-19 (GD 27/3/2020)-Việt Nam công bố phác đồ mới chẩn đoán và điều trị Covid-19 (VNN 27/3/2020)-Việt Nam đã có 153 ca nhiễm Covid-19, 3 người lây trong cộng đồng (VNN 27/3/2020)-TPHCM: Ra đường không đeo khẩu trang sẽ bị phạt (KTSG 26/3/2020)-Thủ tướng: "Chúng ta có 2 tuần để hành động" (KTSG 26/3/2020)-Hơn 9.000 lao động nước ngoài, chủ yếu người Trung Quốc thuộc diện ưu tiên nhập cảnh (KTSG 26/3/2020)-
- Kinh tế: Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho 4 tỉnh (GD 27/3/2020)-Kiện toàn Ban chỉ đạo Trung ương cải cách chính sách tiền lương (GD 27/3/2020)-Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài (GD 27/3/2020)-FLC khó gọi vốn vì vướng Covid-19 (KTSG 27/3/2020)-Thanh toán điện tử tăng nhanh nhờ kích cầu thời Covid-19 (KTSG 26/3/2020)-Chính phủ muốn chuyển 8 dự án cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công (KTSG 26/3/2020)-Du lịch Đà Nẵng: phát triển dịch vụ cao cấp có hài hòa với bảo tồn tự nhiên? (KTSG 26/3/2020)-Momo, Moca và ZaloPay chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử (KTSG 26/3/2020)-Bộ Y tế khuyến khích nhập khẩu thiết bị, sinh phẩm chẩn đoán (KTSG 26/3/2020)-Doanh nghiệp oằn mình chống đỡ (GD 26/3/2020)-Du lịch tạm “nghỉ”, chờ ngày trở lại (GD 26/3/2020)-Doanh nghiệp tìm cơ hội từ dự án đầu tư công của Đà Nẵng (KTSG 26/3/2020)-Giá lúa gạo đảo chiều sau lệnh ngưng xuất khẩu (KTSG 26/3/2020)-Giá trị chuyên nghiệp sau một năm ‘chung tay’ làm du lịch ở Hậu Giang (KTSG 26/3/2020)-Vàng thỏi rơi vào khan hiếm khi nguồn cung cạn kiệt vì Covid-19 (KTSG 26/3/2020)-Doanh nghiệp Mỹ chạy đua tích trữ tiền mặt (KTSG 26/3/2020)-600.000 người ở TP HCM mất việc vì Covid-19 (VnEx 26-3-20)-Xuất khẩu gạo: Có cần phải đóng van? (DV 26-3-20)-Chuyển nước từ miền Đông sang miền Tây để cứu ĐBSCL? (ĐV 26-3-20)-Xin hỗ trợ BĐS, giáo dục tư thục...: Sao cứu người giàu? (ĐB 26-3-20)-Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới (GD 26/3/2020)-Đảm bảo chi trả đủ trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian chống dịch Covid-19 (GD 26/3/2020)-
- Giáo dục: Giá sách giáo khoa tăng hơn gấp 3 lần là quá vô lý (GD 27/3/2020)-Giáo viên phải biết tiêu chí đánh giá mới để khỏi bị... cắt hợp đồng (GD 27/3/2020)-Bộ trưởng Nhạ: Tinh giản nội dung nhưng không buông lỏng chất lượng (GD 27/3/2020)-Một bộ phận học sinh, sinh viên ngại học trực tuyến (GD 27/3/2020)-Giữa mùa dịch phức tạp, Hiệu trưởng trường Nguyễn Hữu Tiến vẫn mời sinh nhật con (GD 27/3/2020)-Nhiều thay đổi trong quy chế thi quốc gia năm 2020 (GD 27/3/2020)-Đã có 26 trường hợp là du học sinh ở nước ngoài về bị nhiễm COVID-19 (GD 27/3/2020)-Gánh nặng tiền sách giáo khoa lại đè nặng lên vai phụ huynh (GD 27/3/2020)-Học sinh Hải Phòng chỉ thi 2 môn Ngữ văn và Toán để vào lớp 10 (GD 27/3/2020)-Miễn phí toàn bộ cước phí dạy học từ xa trong mùa dịch Covid-19 (GD 27/3/2020)-Tinh giản chương trình môn Ngữ văn chỉ giảm số tiết chứ không giảm bài học! (GD 27/3/2020)-Đại học Đà Nẵng sẵn sàng sử dụng ký túc xá làm cơ sở cách ly tập trung (GD 27/3/2020)-Giáo sư Mai Hồng Quỳ xin thôi làm Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen (GD 27/3/2020)-Thầy giáo trường Lương đề xuất không đưa nội dung lớp 11 vào đề thi quốc gia (GD 27/3/2020)-Đánh giá định kỳ, cuối kỳ phải thực hiện tại trường khi học sinh đi học trở lại (GD 27/3/2020)-Thầy trò bắt tay sáng chế máy sát khuẩn tự động (GD 27/3/2020)-Công đoàn viên trường tư thục thuộc diện khó khăn sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng (GD 27/3/2020)-
- Phản biện: Những tượng đài đã chết (TD 26/3/2020)-Trương Châu Hữu Danh-Hệ thống tồn trữ lúa gạo (TD 26/3/2020)-Mai Bá Kiếm-Bán hay dừng? (TD 25/3/2020)-Tạ Duy Anh-Đừng để nông dân mãi cúi đầu như cây lúa (TD 25/3/2020)-Hữu Danh-Đúng là… chỉ Việt Nam mới thế! (TD 25/3/2020)-Trân Văn/BlogVOA-Blogger Mẹ Nấm qua vụ lên tiếng về nước Mỹ và Tổng thống Mỹ (TD 25/3/2020)-Jackhammer Nguyễn-Ném đá (TD 25/3/2020)-Từ Thức- Nhân sự đại hội: Ai chạy ai? (TD 25/3/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Không cần và không nên dừng xuất khẩu gạo (TD 25/3/2020)-Vũ Kim Hạnh-Vì đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Chính trị nên… ở đâu ngồi đó! (Blog VOA 25-3-20)-Trân Văn-Ứng phó với cú lao dốc của giá dầu (TVN 25/3/2020)-Lương Bằng-
- Thư giãn: Bỏ quên xe máy dưới gốc đa, 35 năm sau thành siêu phẩm độc lạ (VNN 18/3/2020)-
NHÂN SỰ ĐẠI HỘI: AI CHẠY AI ?
NGUYỄN NGỌC CHU/ TD 26-3-2020

Trong lúc chống dịch virus Vũ Hán đang ở vào cao trào thì thấy việc bổ nhiệm nhân sự cũng liên tục xuất hiện trên truyền thông. Trước khi Bộ Chính Trị (BCT) họp về dịch sáng ngày 20/2020 thì TBT cũng đã chủ trì Tiểu Ban nhân sự Đại hội 13 họp ngày 19/3/2020. Để thấy được việc làm nhân sự cho Đại hội 13 đang được tiến hành gấp rút.
Một vấn đề được bàn luận công khai bởi các cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng là việc chạy nhân sự trung ương. Đây là vấn đề của Đảng, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến Nhân Dân. Còn chạy nhân sự trong Đảng thì hàng ngũ cán bộ mãi còn yếu kém, nạn hối lộ, tham nhũng còn gia tăng, quốc khố bị rút ruột, kinh tế bị tàn phá, xã hội bị băng hoại.
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng chạy nhân sự ở cấp tỉnh thành và trung ương?
1. MẤY ẢI CŨNG QUA
Theo lời ông Tô Huy Rứa – cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (TBTCTƯ), thì cách đây hơn 5 năm đã quy hoạch nhân sự cho Đại hội 12 và một phần cho cả Đại hội 13 nữa. Phát biểu tổng kết công tác quy hoạch cán bộ ngày 27/1/2015, ông Tô Huy Rứa thông báo đã quy hoạch 22 UVBCT và 290 UV TƯ cho Đại hội 12. Ông Rứa cũng cho biết là đã “nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc”:
“Về phía Ban Tổ chức trung ương khi mới nhận nhiệm vụ này cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, đã tính đến việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc. Qua làm việc với lãnh đạo các cấp của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc có chuẩn bị nhân sự cấp cao, nhưng không hoàn toàn như cách của Việt Nam là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược không những cho nhiệm kỳ này mà cho các nhiệm kỳ sau.”
“Chúng ta đã làm thành công, cuối cùng trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định danh sách 290 đồng chí trung ương cho các khóa sắp tới, đã quyết định được 22 đồng chí vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Và tới đây chúng ta sẽ tiếp tục giới thiệu, bổ sung theo đúng quy định, quy trình.”
Điều nhấn mạnh của ông Tô Huy Rứa là “Quy trình làm nhân sự” không cho phép “chạy”:
“Khi làm nhân sự anh không được tiếp xúc. Nếu anh tiếp xúc ở cơ quan, ở nhà hay quán xá là anh vi phạm. Ngược lại nếu cán bộ thuộc diện xem xét mà cứ tìm cách gặp gỡ cán bộ phụ trách nhân sự ở ban cũng là vi phạm”.
“Không thể “chạy” được 5 cơ quan ở trung ương và thêm địa phương nữa là 6 cơ quan. Mặc dù có đồn thổi nhưng chắc chắn là không có “chạy””.
Nhiều người thừa biết, nhận định trên của ông Tô Huy Rứa là không đúng thực tế. Thứ nhất, là không cần tiếp xúc như cách ông Tô Huy Rứa đã nói, mà vẫn liên lạc được với người làm nhân sự. Thứ hai, lý do nhiều đến “6 cửa” thì không thể “chạy” qua hết được là sai thực tiễn. Hiển nhiên, cũng có người “chạy” đến cửa thứ 5 thì “hết hơi”. Thậm chí có người “hết đạn” ngay sau cửa thứ nhất. Nhưng “6 cửa” chứ “60 cửa” vẫn có người “chạy” được. Thực tiễn đã chứng minh điều đó. Ngồi yên thì không đến được Trung ương!
2. CẤP TRÊN CHẠY CẤP DƯỚI
Điều cần làm rõ là ai chạy ai?
Mọi người thường chỉ nói đến chiều cấp dưới chạy cấp trên. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng họ quên mất tính biện chứng 2 chiều. Rằng còn chiều ngược lại là cấp trên chạy cấp dưới.
Người làm nhân sự đưa cấp dưới vào cơ cấu, giữ chức vụ nào đó, thì đến lượt mình, cấp dưới có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người làm nhân sự: Sau khi rời chức, ở lại nguyên chức, hay thăng tiến vào cấp cao hơn nữa. Muốn vào BCT thì phải có phiếu các UVTƯ. Muốn được cơ cấu TBT thì phải có phiếu của UVBCT.
3. NHỮNG TÁC HẠI CỦA CHẠY PHIẾU NGẦM
Việc chạy phiếu không có gì phải bàn nếu nó được công khai, minh bạch. Thậm chí có vị ĐBQH đã từng nói các “Tổng thống Mỹ cũng phải chạy phiếu”.
Nhưng điều khác biệt cốt lõi là ở Mỹ chạy phiếu công khai, còn ở ta lại chạy phiếu bí mật, ở Mỹ chạy phiếu toàn dân, còn ở ta chạy phiếu ở một số ít các nhóm người. Ở ta chạy phiếu bí mật vì không có tranh cử công khai. Khi có tranh cử công khai thì không phải chạy phiếu bí mật.
Chạy phiếu bí mật đưa đến những tác hại to lớn:
3.1. Hình thành những phe phái bí mật, từ đó sinh ra những chia rẽ ngầm.
3.2. Vì chạy bí mật nên không sòng phẳng, dẫn đến bất công – tạo ra lợi thế cho người này nhưng lại đưa đến bất lợi cho người khác.
3.3. Vì che dấu, không công khai, nên không cho phép người ứng cử bộc lộ mọi khả năng. Từ đó không đánh giá đúng năng lực của người chạy phiếu. Kết quả là người tài hơn không trúng cử.
3.4. Làm cho nhân cách con người bị thấp kém. Vẻ ngoài thì tỏ ra vô tư, nhưng bên trong thì chạy chọt. Đó là khuyến khích thói đạo đức giả. Phải chạy chọt mọi cấp mọi cách, đâm ra thấp hèn. Không từ cả kế bẩn kế ác, dẫn đến độc địa.
Từ những điều tai hại trên, cần thiết phải tiến hành tranh cử công khai.
4. CÁC THỂ THỨC TRANH CỬ CÔNG KHAI VÀ HỆ LỤY
Không phải cứ tranh cử công khai là sòng phẳng. Có hai nhân tố rất quan trọng làm thay đổi bản chất kết quả của tranh cử công khai. Đó là thể thức tranh cử công khai, và tranh cử công khai trên số lượng cử tri nào.
4.1. THỂ THỨC TRANH CỬ: LOẠI TRỰC TIẾP HAY CHỌN TỪ SỐ ĐÔNG
Cùng tranh cử công khai, nhưng thể thức tranh cử đưa đến kết quả người thắng cử khác nhau. Thông thường có 2 thể thức tranh cử công khai: LOẠI TRỰC TIẾP và CHỌN TỪ SỐ ĐÔNG.
LOẠI TRỰC TIẾP là thể thức khốc liệt mang tính sống còn. Tranh cử qua nhiều vòng đối đầu. Mỗi vòng 2 ứng cử viên đối đầu nhau, người thắng sẽ lọt vào vòng đấu sau. Ở thể thức này, không thể mặc cả, mua chuộc, không thể có cơ hội khác – thua là bị loại. Người thắng cuộc cuối cùng luôn là người rất giỏi.
CHỌN TỪ SỐ ĐÔNG. Là bàu chọn 1 người từ số đông cùng lúc. Rất khó lựa chọn, bị tác động nhiều nhân tố. Giống như thể thức đấu bảng của thể thao, thể thức này có nhược điểm là khi tranh cử diễn ra ở số ít, thì xuất hiện khả năng bị khống chế, hối lộ, mua chuộc, móc ngặc. Người thắng cuộc thường không phải là người có tính quyết liệt. Nhưng khi tranh cử trên số đông, chẳng hạn toàn tỉnh, toàn quốc, thì các lỗi vừa nêu sẽ bị loại trừ.
4.2. TRANH CỬ TRÊN SỐ ÍT HAY TRÊN SỐ ĐÔNG
Tranh cử ở số ít luôn bị khống chế, thông đồng, hối lộ, mặc cả, mua chuộc. Vì số ít dễ khống chế, thông đồng, hối lộ, mặc cả, mua chuộc. Tranh cử trên số lớn thì khó khống chế, khó mặc cả, khó mua chuộc và khó hối lộ. Vì muốn làm thì phải bao hết trên 50% cử tri cả nước – đó là điều không thể, ngoại trừ mang đến lợi ích cho đại đa số cử tri.
Bởi thế, kẻ độc tài bao giờ cũng chỉ muốn bầu cử trong một nhóm người. Kẻ độc tài không bao giờ cho phép bầu cử ở đại chúng.
5. KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH TẬP TRUNG DÂN CHỦ
Từ tranh cử trên số ít và trên số đông vừa nêu trên, dễ dàng rút ra những khuyết tật của mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ.
Mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ trong thực tiễn luôn tiến hành bầu cử trên số ít. Từ đó xuất hiện các khả năng: Bị khống chế, thông đồng, mặc cả, mua chuộc, hối lộ ngầm. Cuối cùng luôn dẫn đến sự thắng thế của kẻ độc tài. Nói cách khác, kẻ độc tài đã vô hiệu hóa sự dân chủ trong bầu cử, biến bầu cử trở thành hình thức, giả tạo.
Nếu mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thực thi trên số lớn, chẳng hạn là cử tri toàn tỉnh, cử tri toàn quốc, thì các lỗi vừa nêu sẽ bị triệt tiêu dần tới không. Lượng người bỏ phiếu càng lớn thì khả năng tiêu cực càng nhỏ.
Lịch sử cho thấy, ở tất cả các nước vận dụng mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ thì đều đưa đến sự xuất hiện những kẻ độc tài.
6. KẾT LUẬN
6.1. Mọi quy trình nhân sự, dù bao nhiêu lớp, bao nhiêu cửa – vẫn không chống được tiêu cực.
6.2. Không chỉ cấp dưới chạy cấp trên mà cả cấp trên chạy cấp dưới.
6.3. Mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ vận dụng trên số ít luôn đưa đến sự độc tài.
6.4. Không có biện pháp nào chống được chạy nhân sự – ngoài tranh cử công khai trên toàn bộ tập hợp. Nghĩa là lãnh đạo ở địa phương cấp độ nào thì tranh cử trên toàn bộ địa phương đó. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh thì tranh cử toàn tỉnh, lãnh đạo thành phố thì tranh cử toàn thành phố, lãnh đạo quốc gia thì tranh cử toàn quốc.
6.5. Thể thức tranh cử tốt nhất là thể thức LOẠI TRỰC TIẾP.
Con đường chống chạy nhân sự đã rõ. Con đường chọn ra người tài cũng đã rõ. Vấn đề còn lại là có dám đi theo hay không. Vì đi theo là phải từ bỏ quyền lực của số ít mà trao lại quyền lực cho số đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét