ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và FOIP (BVN 8/3/2020)-Đinh Hoàng Thắng-Tại sao COVID-19 có thể đe dọa đến kinh tế của nước Mỹ nhiều hơn của Trung Quốc (viet-studies 7-3-20)-Đài Hàn Quốc ‘xin lỗi’ vì đã chỉ trích điều kiện cách ly ở Việt Nam (VOA 7-3-20)-Covid-19 lan mạnh ở Mỹ-Âu, thế giới dốc sức chặn dịch (VNN 7/3/2020)-2020: Cơ hội và Thử thách - Việt Nam Chủ tịch ASEAN và tại Hội đồng Bảo an (BVN 7/3/2020)-Lưu Tường Quang- HKMH Mỹ thăm Đà Nẵng: Ý nghĩa song phương, đa phương và triển vọng của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng” (BVN 7/3/2020)-Đinh Hoàng Thắng-Việt Nam nhích về Mỹ, nhưng không quá gần (VOA 6-3-20)-Trung Quốc đình trệ, Mỹ lao đao, 2 trụ cột trước mối nguy lớn (VNN 6/3/2020)-Hơn 95.000 người nhiễm Covid-19, thế giới dồn sức dập dịch (VNN 5/3/2020)-
- Trong nước: Đà Nẵng cách ly bốn du khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân Covid-19 thứ 17 (GD 8/3/2020)-Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm tại Hà Nội (GD 8/3/2020)-Bí thư thành ủy Hà Nội gửi thông điệp về niềm tin tới nhân dân Thủ đô! (GD 7/3/2020)-Nghiêm cấm thu gom, vận chuyển trái phép khẩu trang đã qua sử dụng (GD 7/3/2020)-Hà Nội phun khử khuẩn BV Hồng Ngọc sau ca nhiễm Covid-19 thứ 17 (VNN 7/3/2020)-Hà Nội sẽ xem xét lại quyết định cho học sinh đi học (VNN 7/3/2020)-Gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng tháo gỡ khó khăn do Covid-19 (GD 7/3/2020)-Bình tĩnh, tự tin mới giúp chống dịch bệnh (TVN 7/3/2020)-Sức mạnh tàu USS Bunker Hill (CG 52) của hải quân Mỹ vừa đến Đà Nẵng (GD 6/3/2020)-Mỹ và Việt Nam cùng im lặng ở Đà Nẵng (TD 6/3/2020)-Tăng cường phối hợp công tác giữa Chính phủ và Mặt trận tổ quốc Việt Nam (GD 6/3/2020)-Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, tình hình dịch bệnh ra sao (GD 6/3/2020)-NXP-
- Kinh tế: Luật nghiêm cấm kê khai khống vốn điều lệ, nhưng... (KTSG 8/3/2020)-Sếp trả lương nhân viên không đúng hạn, bị phạt ngay 100 triệu (VNN 8/3/2020)-Giá cà phê co giật mạnh, nhà vườn lo (KTSG 7/3/2020)-Tôm hùm ế khắp thế giới khi nhu cầu của Trung Quốc mất hút (KTSG 7/3/2020)-Kinh tế tháng 2 “ngấm đòn” Covid-19 (KTSG 7/3/2020)-Dữ liệu có là vấn đề phát triển của Việt Nam? (KTSG 7/3/2020)-Biết có thể nhiễm Covid-19 vẫn trốn khai báo, phạt hay không? (KTSG 7/3/2020)-Gom hàng, tích trữ: Lo lắng không đáng! (KTSG 7/3/2020)-SCMP: Vì sao Việt Nam khó lòng thay thế vai trò công xưởng thế giới của Trung Quốc? (NCĐT 7-3-20)-Trung Quốc cũng thiệt hại vì hạn, mặn ở 'vựa lúa' Việt Nam (TN 7-3-20)-Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu dịch Covid-19 kéo dài (NLĐ 7-3-20)-Vì sao biểu giá điện sinh hoạt chia 5 bậc? (VnEx 7-3-20)-Tiền lương danh nghĩa bình quân sẽ đạt 6,53 triệu đồng vào năm 2021 (VNN 7-3-20)-
- Giáo dục: Giáo viên đồng ý cắt bớt chương trình học, nhưng vẫn lo lắng (GD 8/3/2020)-Tôi chia sẻ với khó khăn của trường tư thục, một số kiến nghị cần được xem xét (GD 8/3/2020)-Đóng góp hãy xin ý kiến phụ huynh, đeo khẩu trang vào lớp nên hỏi ngành y tế (GD 8/3/2020)-Khi học sinh đi học lại sau dịch, nên tạm dừng dự giờ tập thể (GD 8/3/2020)-Các địa phương cần tính tới phương án xét tuyển lớp 10 trong năm nay (GD 8/3/2020)-Thầy cô Gò Công Tây còn nghèo lắm, sao lại bắt quyên góp lương (GD 8/3/2020)-Các trường tư thục chỉ mong sao không đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19 (GD 8/3/2020)-Trường học mua 10.000 cái khẩu trang đón học sinh lớp 12 quay lại học (GD 8/3/2020)-Nghe cô giáo Ê đê kể chuyện đi vận động học sinh đến trường (GD 8/3/2020)-Tài năng trẻ Thanh Mai với giải P-Seminar về phần mềm toán học (GD 8/3/2020)-Những khoản thu chồng chéo tại trường Na Ngoi (GD 8/3/2020)-Sẽ luân chuyển hiệu trưởng Nguyễn Thị Nguyệt khi hết dịch Covid-19 (GD 8/3/2020)-Hợp tác công tư trong giáo dục còn khó khăn do thiếu minh bạch (GD 8/3/2020)-Hải Phòng, Hải Dương cho học sinh nghỉ học đến hết 15/3 (GD 8/3/2020)-Dịch Covid-19 phức tạp, Quảng Ngãi hủy kế hoạch cho học sinh đi học trở lại (GD 8/3/2020)-Tất cả học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội tiếp tục nghỉ học đến 15/3 (GD 7/3/2020)-
- Phản biện: Sông cạn (BVN 8/3/2020)-Tưởng Năng Tiến-Người thứ 17: Chẳng có gì đáng ngạc nhiên (TD 7/3/2020)-Từ Thức-Covid-19: Việt Nam có thêm 3 ca mới ngay sau ca thứ 17 (TD 7/3/2020)-BTV-Nỗi lo thời “hậu dịch” (TD 7/3/2020)-Nguyễn Như Phong-Điểm tan vỡ từ những khác biệt (TD 7/3/2020)-Tuấn Khanh-Thông minh giết người (TD 7/3/2020)-Vũ Kim Hạnh-Biết làm sao bây giờ? (TD 7/3/2020)-Nguyễn Đình Cống-Đất nước tôi… Ôi thôi trái khoáy! (BVN 7/3/2020)-Nhân Hoà-Tôi tố cáo (BVN 6/3/2020)-Nguyên Ngọc-Tội ác Đồng Tâm (BVN 6/3/2020)-Hoàng Xuân Phú-Viết thêm về tội ác Đồng Tâm (BVN 6/3/2020)-Hoàng Xuân Phú-Khẩu trang lột trần thân phận thảm thương (BVN 6/3/2020)-Trân Văn-Phía sau một bản tin (BVN 6/3/2020)-Mai Quốc Ân-Đồng Tâm: cùng ngồi xuống và đối thoại (BVN 6/3/2020)-Hữu Sự-Để Việt Nam đi nhanh trên các 'xa lộ' FTA (TVN 6/3/2020)-Nguyễn Huy Viện-
- Thư giãn: Mỗi năm có đôi ba ngày phụ nữ... (KTSG 8/3/2020)-Vùng đất của các cao thủ bắt chuột, gửi thịt chuột đi khắp nơi (VNN 7-3-20)-Đi tìm miền Tây yêu dấu - Kỳ cuối: Khô cá tra phồng thơm lừng bữa cơm chiều (TT 7-3-20)
BÌNH TĨNH, TỰ TIN MỚI GIÚP CHỐNG DỊCH BỆNH
TƯ GIANG/ TVN 7-3-2020
“Chống dịch như chống giặc”. Hà Nội đã tổ chức họp báo lúc 10h đêm qua với sự tham dự của các lãnh đạo cao nhất của thành phố và đầy đủ ban ngành về ca nhiễm virus thứ 17 ở Việt Nam cho thấy tinh thần đó, thậm chí hơn cả tinh thần đó.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết sẽ phối hợp với các cơ quan để xác định tất cả hành khách trên chuyến bay VN00054 cùng với chị N, toàn bộ số y tá, bác sĩ của bệnh viện Hồng Ngọc,… để có cơ sở thực hiện biện pháp cách ly. Việc này “làm trong đêm nay và ngày mai”.
“Mọi thông tin liên quan đến Covid-19 sẽ được công khai, minh bạch để toàn bộ người dân Thủ đô nắm được, trên cơ sở đó bình tĩnh xử lý các vấn đề”, ông cam kết.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhắn nhủ thêm: “Chúng ta tuyệt đối không được lơ là chủ quan, nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh, không quá hoang mang, lo lắng".
Thủ tướng yêu cầu "chống dịch như chống giặc". |
Ca bệnh thứ 17 xuất hiện rốt cuộc cũng đã đến sau hơn 2 tuần bình yên ở Thủ đô, ở cả nước. Đó là thực tế không thể tránh khỏi.
“Bệnh nhân N. tự biết có khả năng lây bệnh nên chủ động không tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là người nhà của mình, nhưng lại không chủ động khai báo với nhà chức trách. Không phải tự bệnh nhân không biết. Mặt không mong muốn ở đây là bệnh nhân giấu, không khai báo”. Đây là điều không thể chấp nhận được.
Singapore đang cố gắng kiểm soát dịch rất mạnh và xử rất mạnh với các đối tượng vi phạm quy định về phòng chống dịch như sau. Một cặp vợ chồng Trung Quốc đang bị đưa ra toà xét xử vì tội khai báo không trung thực về lịch trình tại Singapore, cản trở nỗ lực kiểm soát dịch của chính phủ. Nếu bị kết án, họ có thể ngồi tù 6 tháng hoặc nộp phạt 10,000 đô hoặc cả hai. Một người khác bị tước thẻ cư trú và cấm nhập cảnh lại do vi phạm yêu cầu cách ly tại nhà sau khi trở về từ nơi có nguy cơ dịch bệnh cao. Nhiều công ty và nhân viên bị phạt vì không chấp hành yêu cầu cách ly tại nhà. Nhân viên nước ngoài thì bị tước giấy phép lao động và đuổi về nước ngay lập tức.
Khai báo gian dối hoặc giấu lịch sử di chuyển, nhất là khi biết mình có nguy cơ cao, là tội hình sự và tội ác chống lại cộng đồng.
Bệnh nhân 31 ở Hàn Quốc đã làm lây lan bệnh cho biết bao nhiêu người, đưa cả đất nước vào tình thế rất khó khăn.
Vì thế, tất cả những ai đã và sắp trở về từ vùng có dịch, hãy trung thực khai báo y tế về những nơi mà mình đã đi qua, về tình trạng sức khoẻ của mình trong những ngày gần đây, hãy chủ động xin cách ly để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, của gia đình, bạn bè, người thân và của cả cộng đồng.
Ca thứ 17 này không khai báo đã làm hỏng nỗ lực của bao nhiêu người căng mình ngày đêm chống dịch. Tuy nhiên, chuyện đã xảy ra rồi, chúng ta cần bình tĩnh mà đối phó chứ không nên hoảng loạn. Đừng gieo rắc fake news để gây thêm bất an, đừng đổ thêm dầu làm bùng lên ngọn lửa sợ hãi.
Những cảm xúc đó sẽ làm tê liệt xã hội, gây tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội. Xúc cảm đó kéo dài sẽ gây tốn phí bao nhiêu cho cả xã hội, cả nền kinh tế. Thủ đô không nên và không thể có chuyện người dân đổ xô đi mua sắm. Hi vọng người dân bình tĩnh vì đổ xô đi tích trữ hàng hóa sẽ tạo một loạt phản ứng dây chuyền. Lo lắng - tích trữ - tăng giá - tiền mất giá - kinh tế khó khăn - tinh thần xuống dốc - xã hội rối ren. Chất giấy vệ sinh đầy nhà lắm làm gì, mỳ tôm ở Việt Nam lúc nào chả có đầy. Bài học dân đổ xô đi mua đồ tích trữ ở Nhật, Úc, Mỹ cần được tránh.
Việt Nam có đầy đủ năng lực cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng hóa thì người dân không nên tích trữ. Đó là trách nhiệm với cộng đồng!
Hôm nọ, Vĩnh Phúc chính thức dỡ bỏ lệnh cách ly đối với xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, sau 20 ngày phải phong tỏa hơn 10 nghìn người để phòng chống dịch Covid-19. Điều đó cho thấy sự khao khát bình yên như thế nào trước đại dịch Covid-19 đang gây bất an cho nhân dân khắp toàn cầu. Đó là nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương phải cùng vào cuộc và nỗ lực với trách nhiệm cao nhất.
Chúng ta vẫn phải mở cửa với thế giới, vẫn phải làm ăn, kinh doanh và như vậy rủi ro có thêm ca bệnh là hoàn toàn có thể. Nhưng cần bình tĩnh để đối phó. Chẳng biết ai ủ bệnh ai không, nên tốt nhất là chúng ta cần tự bảo vệ mình và người thân tốt nhất theo các khuyến cáo chuyên môn.
Với những gì đã diễn ra, với sự quyết tâm bền bỉ của cả hệ thống, với năng lực của ngành y tế và sự cảnh giác cao độ của toàn dân, Việt Nam có đủ năng lực, kinh nghiệm, tự tin để khống chế dịch bệnh này.
Và quan trọng nhất, không thể để cảm xúc hoảng loạn đè bẹp mọi lý trí. Chống dịch như chống giặc mà quân thù mới trước ngõ đã quân hồi vô phèng thì sao mà chống được!
Tư Giang
ĐIỂM TAN VỠ CỦA NHỮNG KHÁC BIỆT
TUẤN KHANH/ TD 7-3-2020
Sự kiện một người phụ nữ thuộc giới thượng lưu của Việt Nam đột ngột ngã bệnh, dẫn đến sự hoang mang lan tràn trong dân chúng, cho thấy xuất hiện điểm tan vỡ của nhiều vấn đề tiềm ẩn, không chỉ là từ dịch bệnh, mà còn cả những điều âm ỉ trong lòng cuộc sống lâu nay.
Ngay trong đêm, khi người dân Hà Nội xao xuyến hỏi nhau về tin tức, đang lan đi đến mức chóng mặt, thì cũng lúc đó, các siêu thị, hàng buôn cũng bắt đầu đón làn sóng khách hàng mua đồ tích trữ, thậm chí tệ hơn, có cả những gia đình chất đồ lên xe riêng, tháo chạy ra khỏi thành phố với dự đoán sẽ có những vùng cách ly mới hình thành.
Và cũng trong thời khắc ấy, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã nhóm họp khẩn cấp vào lúc 10g tối, chuyện thật hiếm hoi từ hàng chục năm nay. Sáng hôm sau, lại họp. Việc hối hả ấy bộc lộ thấy rõ, phía chính quyền dường như đã có nhiều thông tin hay kịch bản nguy nan hơn những gì dân chúng biết. Ấy vậy mà, mới tuần trước, phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn mạnh dạn tuyên bố không có ai nhiễm nữa, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới đã ngăn chận được nạn dịch.
Dĩ nhiên, bất kỳ ai tỉnh táo, cũng sẽ nhìn thấy tuyên bố lạc quan như ông phó thủ tướng Đam, hay nói quấy quá như ông thủ tướng Phúc về việc nguồn yểm trợ 50 tỷ USD cho các nước khó khăn chống dịch nhưng không có tên Việt Nam, là Việt Nam đã thành công chặn dịch trước thế giới, là những chủ trương và thái độ chính trị nhiều hơn là nhằm thành quả bảo vệ người dân. Ngay cả một quốc gia đóng kín cửa với thế giới như Bắc Hàn, hay tuyên bố thẳng thừng là bắn bỏ bất cứ người Trung Quốc nào xâm nhập bất hợp pháp vào Nga lúc này – không ai có đủ can đảm tuyên bố như vậy.
Dĩ nhiên, đủ hiểu biết, và đủ lo ngại cho xã hội, họ mới không thể mạnh miệng.
Đã có lời bàn, bối cảnh xã hội Việt Nam trước đại hội 13, thời điểm mà giới lãnh đạo cấp cao, ai cũng muốn chứng minh mình là người tốt nhất cho vị trí, luôn dẫn đến sự bất nhất tuyên bố và gây hỗn loạn trong suy nghĩ của người dân.
Cũng cần nhắc lại. Tháng 1-2020, khi thủ tướng Phúc khẩn cấp tuyên bố có thể sẽ áp dụng phương thức toàn dân đeo khẩu trang. Chỉ một tuần sau đó – hàng loạt các ngôn luận, mà cao nhất là từ Bộ Y tế, đã phản bác chuyện đeo khẩu trang. Thậm chí vào ngày 3-2, báo Thanh Niên còn có một bài như tạt nước “Đừng lầm tưởng đeo khẩu trang là phòng được virus corona”.
Ngày 24/2, thủ thướng Phúc tuyên bố rằng chưa thể chốt việc cho học sinh- sinh viên đi học lại vào tháng Ba, vì lo lắng thời điểm đỉnh dịch bùng phát. Nhưng chỉ hai ngày sau đó, xuất hiện lời tuyên bố của phó thủ tướng Đam rằng có thể Việt Nam sẽ tuyên bố là nước không có dịch, nếu trong 7 ngày không còn ai nhiễm nữa.
Rõ ràng, mọi thứ đối chọi nhau chan chát, giữa lúc hàng chục triệu người Việt ngay ngáy dõi theo truyền thông “chính thống” để lựa chọn cách bảo vệ mình. Những khác biệt trong phát ngôn đó, cũng cho thấy, chính quyền đang nắm nhiều thông tin đáng lo hơn những gì người dân quyết, nhưng cũng từ đó suy đoán các tranh cãi mang tính chủ trương ổn định và chính trị đã luôn gay gắt với ý kiến khoa học và thực tế trong nội bộ của giới lãnh đạo cấp cao. Dĩ nhiên, điều nhìn thấy là các suy đoán lạc quan cố hữu cùng sự cấp bách của kinh tế, thường giành vị trí ưu tiên của các quyết sách.
Nhưng chuyện người phụ nữ từ Ý về, được ưu tiên không qua kiểm dịch, để rồi trở thành điểm tan vỡ của không gian mơ hồ của tin tức về dịch bệnh ở Việt Nam, cũng cho thấy các giai tầng của xã hội Việt Nam đã hình thành ổn định, theo một đường lối phản bội lại chủ thuyết của một quốc gia vốn có tuyên ngôn đấu tranh giai cấp.
Đây không phải là lần đầu tiên, và duy nhất, đã diễn ra những điều ưu tiên bất cần luật pháp và giá trị tôn nghiêm của một quốc gia – nếu như được gọi là một quốc gia.
Tháng 9/2019, câu chuyện 9 người nào đó – rất đặc biệt – đi chuyên cơ cùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội đã trốn ở lại Hàn Quốc, nhưng có lẽ mãi mãi người dân không bao giờ biết tên. Thô bỉ hơn, Tổng thư ký Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc còn khẳng định là không thể tiết lộ thân phận của những người đó. Cả hệ thống Viện Kiểm sát, đại biểu quốc hội, báo chí “chính thống”… đều tê liệt. Sự nắm tay nhau im lặng trong cả nước, cho thấy xã hội Việt Nam đang có một giai cấp đỏ hàng ưu tiên tuyệt đối, được bảo vệ, được đứng trên luật pháp và đứng trên cả danh dự của một dân tộc.
Người phụ nữ về từ Ý, không phải là thủ phạm tội ác. Có thể chính cô ta cũng không biết mình đã nhiễm bệnh. Nhưng quyền lực ngầm ấy đã thành lệ, ban phát im lặng cho giai cấp đỏ ưu tiên ấy, cũng tiếp sức giúp cô ấy mang mầm bệnh vào cộng đồng. Đừng nguyền rủa người phụ nữ đang đau yếu, mà hãy tự hỏi vì sao cô ấy có thể ung dung đi qua mọi thứ từ máy bay đáp xuống Việt Nam chỉ bằng nụ cười và sự dễ dãi của cả hệ thống chính trị. Hãy tìm trên các trang mạng, nụ cười trên gương mặt của hơn 10.000 dân ở Vĩnh Phúc sau khi hết bị cách ly 20 ngày, bạn sẽ thấy đó là những nụ cười khác.
Ai đã tạo ra những sự khác biệt. Và ai phải chịu đựng những sự khác biệt trong xã hội Việt Nam?
Điểm tan vỡ, có thể chỉ là khởi đầu. Những mạch máu trong xã hội Việt Nam vẫn chảy, vẫn căng phồng cùng những áp lực chịu đựng của các bất cập, chờ đến ngày bùng phát, tan vỡ, mà câu chuyện diễn ra trong một ngày 6/3/2020 ở Việt Nam, đang giới thiệu cho việc phải nhìn lại mọi thứ, để thay đổi, trước khi quá muộn.
NỖI LO THỜI 'HẬU DỊCH'
NGUYỄN NHƯ PHONG/ TD 7-3-2020
Cứ nhìn hình ảnh này là đủ biết cái “Cô… Nhung” kia từng ăn chơi thác loạn đến thế nào?
Và đến bây giờ, khi cô ả con nhà giàu này đang gây họa cho xã hội bằng sự thiếu ý thức, vô cảm với xã hội của mình thì chúng ta đã thấy một thực tế là:
– Việt Nam đang có một lớp thanh niên con nhà giàu, sống bằng tiền của cha mẹ kiếm được bằng hai con đường “Hợp pháp” và “bất chính”… Bọn này sống phè phỡn, ăn chơi đàng điếm và hoàn toàn vô cảm với cộng đồng, vô ý thức chính trị và hành động vô thiên, vô pháp.
– Chúng đã tạo ra một “tầng lớp” người sống chỉ biết ăn bám và chỉ biết tiền, biết ăn chơi… Mặc dù cha mẹ chúng có thừa tiền cho chúng đi học Mỹ, học Úc hoặc quốc gia nào khác, nhưng với chúng, (như kiểu Cô… Nhung) này, đích thực là những đứa có chữ nhưng vô văn hóa.
– Đã có không ít vụ chúng gây tai nạn giao thông, chúng vi phạm pháp luật, hoặc có những lối sống, hành động vô đạo đức…! nhưng rồi vì có tiền, có rất nhiều tiền nên đã thoát tôi.
– Và điều rất đáng phê phán nhiều báo chí lại tung hô, cổ vũ cho bọn này bằng miêu tả tỷ mỉ những trò ăn chơi, những bộ váy, áo, đồ trang sức, hoặc xe cộ của chúng.
Ngày trước, khi còn là phóng viên an ninh thế giới, tôi đã từng đi viết phóng sự “Con nhà giàu phạm tội”. Và đã biết có trường hợp có đứa mừng sinh nhật mình bằng cách mua cho các bạn hơn chục chiếc Spacy…
Có một đặc điểm của đám con nhà giàu này là chúng được bố mẹ chiều chuộng hết mức, sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu quái gở của chúng. Rồi khi chúng vi phạm pháp luật thì gân cổ bảo vệ rằng “cháu ngoan lắm; học giỏi lắm…”
Anh Hùng Cụ bảo tôi rằng: “Dịch nào rồi cũng qua, nhưng dịch do đám con nhà giàu này gây ra sẽ là thảm họa lâu dài cho văn hóa Việt“. Ngẫm thấy lời “tiên tri” này của anh rất có lý.
____
Ảnh trên cắt từ video clip của Kubet: Nguyễn Hồng Nhung 1993 nhiễm Covid 19 và Thánh Rắc Muối:
KHẨU TRANG LỘT TRẦN NHỮNG THÂN PHẬN THẢM THƯƠNG
TRÂN VĂN/ BVN 6-3-2020
Khẩu trang vốn là vật được dùng để che chắn mũi, miệng, ngăn ngừa những yếu tố ngoại lai xâm nhập gây nguy hại cho cơ thể. Tuy nhiên tại Việt Nam, từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 gây ra, bùng phát đe dọa cộng đồng, một số scandal liên quan đến khẩu trang lại lột trần thân phận con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa…
***
Ông N.H.T - giáo viên tiếng Anh của trường THCS Nguyễn Huân tọa lạc tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - vừa phải “cúi đầu nhận tội” vì “vi phạm chủ trương, chính sách về khẩu trang”: “Bán khẩu trang không đúng giá qui định”! Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì ngày 2 tháng 2, ông T. đưa con từ Đầm Dơi đến thành phố Cà Mau học. Trên đường về, ông được một người bán hàng rong mời mua khẩu trang. Bởi khẩu trang là mặt hàng càng ngày càng khan hiếm, ông T bỏ ra 260.000 mua hai hộp khẩu trang...
Đến trường, khi nghe học trò than rằng không thể tìm được khẩu trang, ông T. quyết định chia lại một ít khẩu trang đã mua cho những đứa trẻ cần chúng với giá 3.000 đồng/cái. Con gái ông T cũng chia lại cho hai người hai cái khẩu trang mà cha cô đã mua với giá 4.000 đồng/cái.
Thế rồi chính quyền huyện Đầm Dơi ra lệnh cho Phòng Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Quản lý thị trường (QLTT)… điều tra việc ông T… “bán khẩu trang không đúng giá qui định”. Sau khi QLTT huyện lập biên bản, Phòng GDDT huyện Đầm Dơi đã ra lệnh cho trường PTCS Nguyễn Huân thành lập Hội đồng Kỷ luật để kiểm điểm ông T!
Đem 130.000 (giá một hộp khẩu trang mà ông T đã mua) chia cho 50 (số lượng khẩu trang/hộp) thì giá mỗi khẩu trang là 2.600 đồng. Chia lại cho học sinh với giá 3.000 đồng/cái, ông T. lời… 400 đồng/cái. Tuy Việt Nam chưa thu hồi giấy bạc mệnh giá 200 đồng nhưng đó là của hiếm vì không ai dùng. Nếu lấy đúng giá vốn (2.600 đồng/cái), ông T. sẽ không có tiền thối và có lẽ chẳng đứa học trò nào được ông chia lại khẩu trang, mặn mà với hai tờ giấy bạc loại 200 đồng mà ông ráng tìm để đưa lại cho chúng.
Tương tự, tại Việt Nam, cho dù giấy bạc mệnh giá 500 đồng vẫn còn giá trị sử dụng nhưng lạm phát cũng khiến loại giấy bạc này thành của hiếm. Đó cũng là lý do khi chia lại hai khẩu trang cho người khác, con gái ông T tính với giá 4.000 đồng/cái. Theo… điều tra của “các cơ quan chức năng liên ngành” (Phòng GDĐT và QLTT) tại huyện Đầm Dơi thì cha con ông T đã “thu lợi bất chính” số tiền là… 8.000 đồng từ hành vi… “bán khẩu trang không đúng giá qui định”.
Cần phải lưu ý, khoảng cách từ Đầm Dơi đến Cà Mau khoảng 60 cây số, cả đi lẫn về khoảng 120 cây số. Giá xăng tại Cà Mau là 19.220 đồng/lít. Tính cho tới khi bị điều tra, lập biên bản vì “bán khẩu trang không đúng giá qui định”, khoản lợi… “bất chính” mà cha con ông T. đã… “hưởng” vẫn còn thiếu 1.610 đồng mới đủ để mua… nửa lít xăng!
***
Tháng trước, từng có một scandal khác cũng liên quan đến quan hệ giữa giáo viên, học sinh và… khẩu trang. Ngày 6 tháng 2, bà L.T.P - Thủ thư trường Tiểu học và THCS Phà Đánh tọa lạc tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đưa lên facebook những tấm ảnh chụp học sinh trường Phà Đánh phải dùng giấy để che mũi, miệng thay cho khẩu trang! Những tấm ảnh không chỉ gây xúc động vì phơi bày sự thiếu thốn của trẻ con miền núi mà còn làm thiên hạ ái ngại về nỗ lực, khả năng phòng ngừa COVID - 19 tại Việt Nam.
Sau đó ông Nguyễn Quế Trường, Hiệu trưởng trường Phá Đánh, tiết lộ thêm, rất ít học sinh của trường Phà Đánh có khẩu trang y tế, hoặc khẩu trang vải để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Trường Phá Đánh từng cử người đi tìm mua khẩu trang cho học sinh nhưng các cửa hàng ở xã và trung tâm huyện không có, thành ra đa số học sinh đành phải dùng giấy che mũi miệng thay khẩu trang...
Câu chuyện vừa kể khiến Sở GDĐT tỉnh Nghệ An nổi giận. Lãnh đạo sở này đã… nhắc nhở Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn. Cũng vì vậy, Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn đã triệu tập một hội đồng để xem xét - lựa chọn hình thức kỷ luật bà L.T.P và ông Trường. Cả hai bị phê bình trên phạm vi toàn huyện vì dù “có sao, nói vậy” nhưng “làm ảnh hưởng đến uy tín của địa phương và ngành, trái ngược với những gì huyện Kỳ Sơn cũng như ngành giáo dục đặc biệt quan tâm và chỉ đạo”(1).
Bị công chúng chỉ trích, Sở GDĐT tỉnh Nghệ An - nơi từng “nhắc nhở” Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn phải có biện pháp đối với cô L.T.P và ông Trường - vội vàng phân bua rằng, việc Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn gửi thông báo kỷ luật cả hai đến các trường trong toàn huyện là sai. Tổ chức kiểm điểm để “phê bình” khác với phát hành thông báo kỷ luật nên Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn phải thu hồi thông báo vừa kể(2).
Tương tự, sau khi công chúng thi nhau nêu thắc mắc, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: Đã yêu cầu Phòng GDĐT huyện Đầm Dơi nhắc nhở thầy T. rút kinh nghiệm để tránh bị hiểu lẩm là giáo viên đầu cơ khẩu trang, kiếm lợi trong thời gian có dịch, chứ không kiểm điểm hay kỷ luật. Song Chủ tịch huyện Đầm Dơi không đồng tình, ông Chủ tịch huyện - người chỉ đạo… điều tra và xem xét kỷ luật ông T - vẫn khăng khăng: Việc nhỏ nhưng không ai cho phép bán khẩu trang(3)!
Giống như lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn, lãnh đạo trường Phà Đánh, đứng giữa các làn đạn, lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Đầm Dơi, lãnh đạo trường Nguyễn Huân chọn đi… hai hàng, không thừa nhận việc tổ chức kiểm điểm, xem xét kỷ luật ông T. là sai. Tuy nhiên vì ông T. “thành thật và cam kết không tái phạm” nên chỉ yêu cầu ông “rút kinh nghiệm”. Việc kiểm điểm ông T. được cho là cần thiết vì cần xử lý để làm gương do chính phủ đã cấm bán khẩu trang quá giá quy định đã là thầy giáo phải chấp hành nghiêm những quy định pháp luật(4).
***
Ông N.H.T - người có 20 năm làm giáo viên - cũng như cô L.T.P và ông Nguyễn Quế Trường ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, không dám kêu oan! Ông chỉ tâm sự là ông không ngủ được vì buồn. Sau khi báo chí loan tin, có người chửi, có người thương. Ai thương thì cảm ơn và ông không oán trách ai cả vì mình sai - không biết qui định, không biết giá qui định đối với khẩu trang, chia lại cho học sinh theo đề nghị của chúng - thì mình chịu thôi!
Khẩu trang khan hiếm, cả phụ huynh lẫn trường học không thể tìm được khẩu trang đúng quy cách, lũ trẻ phải tự phòng vệ bằng cách dùng giấy che mũi miệng thay khẩu trang là sự thật nhưng tường trình thì… “phản cảm”. Dẫu cũng xác định khẩu trang là hàng hóa đặc biệt cần kiểm soát về giá nhưng Nam Hàn cấp phát miễn phí khẩu trang cho trẻ con và những người thu nhập thấp(5) còn Việt Nam thì không. Thậm chí chia lại cho những người có nhu cầu như ông N.H.T chia lại cho học trò của ông cũng có thể chuốc vạ!
Ngay cả những viên chức hữu trách ở vị trí thừa hành như lãnh đạo các Phòng Giáo dục ở huyện Kỳ Sơn, trường Phà Đánh, huyện Đàm Dơi, trường Nguyễn Huân cũng không biết đường đâu mà lần giữa đúng và sai. Phẩm giá của những đứa trẻ, của những người giữ vai trò chuyển - trao tri thức ở Kỳ Sơn (Nghệ An), ở Đầm Dơi (Cà Mau),… rõ ràng là rẻ nhưng so với nhận thức - cách hành xử của cấp trên, phẩm giá của những viên chức thừa hành cũng chẳng cao hơn là bao!
Nếu “phản cảm” chỉ đơn thuần là gây khó chịu, làm tổn thương cảm xúc của người khác, xét ở khía cạnh… “phản cảm”, chuyện những đứa trẻ phải dùng giấy che mũi miệng thay khẩu trang, hay xin thầy chia lại khẩu trang, hoặc chuyện những giáo viên phải cúi đầu nhận tội, chuyện những viên chức trong ngành giáo dục bị phê bình vì để những người chuyển - trao tri thức chia sẻ những chuyện “mắt thấy, tai nghe”,… có lẽ mức độ “phản cảm” thua xa những tuyên bố kiểu như: Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay(6)… Ai, nơi nào sẽ tổ chức kiểm điểm, nhắc nhở, phê bình?
T.V.
_________
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/phe-binh-giao-vien-va-hieu-truong-vi-tam-anh-hoc-sinh-deo-khau-trang-bang-giay-20200220162710619.htm (2) https://tuoitre.vn/yeu-cau-thu-hoi-thong-bao-ky-luat-co-giao-dang-anh-hoc-sinh-deo-khau-trang-giay-2020022210390769.htm (3) https://tuoitre.vn/thay-giao-ban-khau-trang-3-000-dong-co-can-ca-lanh-dao-tinh-vao-cuoc-20200302110918897.htm (4) https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/thay-giao-ban-20-khau-trang-phong-dich-covid-19-gia-3-000-dong-cai-bi-kiem-diem-620602.html (5) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&id=Po&Seq_Code=44688 (6) https://www.sggp.org.vn/dat-nuoc-ta-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-tiem-luc-uy-tin-va-vi-the-nhu-ngay-nay-643397.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét