ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Vương Nghị đi Philippines thúc đẩy khai thác chung trên Biển Đông (GD 28/10/2018)-Diễn đàn Hương Sơn để Trung Quốc độc thoại, đại biểu bị hạn chế bàn về Biển Đông (GD 28/10/2018)-Hợp tác kinh tế có ràng buộc cạnh tranh an ninh Trung - Nhật? (GD 27/10/2018)-Mỹ cự tuyệt đàm phán thương mại trừ phi Trung Quốc nhượng bộ (KTSG 27/10/2018)-Trung Quốc tìm cách đối phó với ông Donald Trump bằng nghe trộm điện thoại? (GD 25/10/2018)-Sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua? (BVN 25/10/2018)-Jude Kirton-Darling-Phản hồi bài ‘’Ghét hay cuồng Trump’’ của Phạm Đỗ Chí (BBC 27-10-18)
- Trong nước: Ai đứng sau vụ anh Cà Rê bị phạt? (GD 28/10/2018)-Ông Vũ Mão: Không thể để cán bộ lạm quyền, làm khổ dân (GD 28/10/2018)-Đại biểu Quốc hội chỉ rõ thất thoát lớn từ đất đai nông lâm trường (GD 28/10/2018)-Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lo việc cài cắm nhân cốt tạo ra nhiều Vũ “nhôm” (GD 28/10/2018)-Thư ngỏ về Chu Hảo của nhóm trí thức (viet-studies 27-10-18)-Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang thoái Đảng, ủng hộ GS Chu Hảo (VOA 26-10-18)-Giữ gìn phẩm giá, uy tín của người trí thức chân chính (QĐND 26-10-18)-Thiện Văn-
- Kinh tế: "Không bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền để hỗ trợ cho xuất khẩu" (GD 28/10/2018)-Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD (GD 28/10/2018)-Tách dần các đơn vị mua, phân phối điện ra khỏi EVN (KTSG 28/10/2018)-Cần một sàn giao dịch cà phê đúng nghĩa (GD 28/10/2018)-Đại biểu QH: "Ta hơi quá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế" (GD 27/10/2018)-Cân bằng tâm thế trong gọi vốn khởi nghiệp (KTSG 27/10/2018)-Thanh toán điện tử phải về nông thôn (KTSG 27/10/2018)-Mua nhà chung cư: Tránh rủi ro khi chủ đầu tư thế chấp dự án (KTSG 27/10/2018)-Săn lùng thông tin (KTSG 27/10/2018)-Việt Nam xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới (NTD 28-10-18)
- Giáo dục: Nỗi khổ của giáo viên khi bị ép học nâng ngạch (GD 28/10/2018)-Cám ơn VNEN, cám ơn Thông tư 22 (GD 28/10/2018)-Địa phương buông lỏng quản lý, làm sao dẹp được dạy thêm không phép? (GD 28/10/2018)-Bộ Giáo dục làm sao đảm bảo được chất lượng nếu thiếu giáo viên (GD 28/10/2018)-Cô giáo Liệu, người truyền cảm hứng cho học sinh yêu môn Lịch sử (GD 28/10/2018)-Nhà trường liên kết, tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên ở nước ngoài (GD 28/10/2018)-5 tân Tiến sĩ và 210 Thạc sĩ được nhận bằng tốt nghiệp (GD 28/10/2018)-Bất cập của 3 Thông tư liên tịch làm khổ giáo viên (GD 27/10/2018)-Đại biểu QH lo ngại lỗ giả, lãi thật, chuyển giá, trốn thuế trong khu vực FDI (GD 27/10/2018)-
- Phản biện: Thư Ngỏ (viet-studies 27-10-18)-Nguyễn Trung-Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo: Đảng tự cởi truồng (Blog RFA 27-10-18)-JB Nguyễn Hữu Vinh-Cuộc chia ly màu đỏ (BVN 27/10/2018)-Ls Lê Văn Luân- Suy ngẫm chuyện thời sự tháng 10 năm 2018 (BVN 27/10/2018)-Tô Văn Trường-Nhà văn Nguyên Ngọc đã ra Đảng từ lâu, nay mới tuyên bố thôi! (BVN 27/10/2018)-Hoàng Hưng-Tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (viet-studies 26-10-18)-Nguyên Ngọc-Chúc mừng ông, Giáo Sư Chu Hảo (Mặc Lâm/Blog VOA 26-10-18)-Di sản của một người (FB Nguyễn Anh Tuấn 26-10-18)-Về việc Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước (NĐT 25-10-18)-Vũ Ngọc Hoàng-Trí thức, đảng viên kỳ cựu từ bỏ đảng sau khi GS Chu Hảo bị kỷ luật (BVN 27/10/2018)-RFA-Nước Việt buồn quá lâu rồi (BVN 27/10/2018)-Cự Trình Tử-Viết nhân chuyện ông Chu Hảo bị kỷ luật đảng (BVN 27/10/2018)-Nguyễn Đình Cống-Những cuốn sách không chịu kỷ luật của bất kỳ ai (BVN 27/10/2018)-Phạm Xuân Nguyên-Tuyên bố về kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với ông Chu Hảo(BVN 26/10/2018)-Lão Mà Chưa An-Về việc ông Trọng làm Chủ tịch nước (BVN 26/10/2018)-Nguyễn Đình Cống-Chúc mừng anh Chu Hảo (1) (GD 26/10/2018)-Hoàng Dũng- Cảnh báo của Tổng bí thư–Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (TVN 25/10/2018)-Nguyễn Văn Hải-Vì sao Thủ tướng Phúc phải đề nghị ‘ODA ưu đãi hơn’ ở Nhật?(BVN 25/10/2018)-Phạm Chí Dũng-Nên xem xét lại một cách toàn diện Luật An ninh mạng(BVN 25/10/2018)-Huy Đức-Nghĩ linh tinh nhân Tổng bí thư nhậm chức Chủ tịch nước (BVN 25/10/2018)-Tạ Duy Anh-Lá thư gửi bà Quyết Tâm trên Fây bốc(BVN 25/10/2018)-Nguyễn Thùy Dương
- Thư giãn: Con trai cố TBT Lê Duẩn: 'Mẹ tôi và những nỗi đau không nói hết thành lời” (SOHA 28-10-18)-Chạm mặt trong quán 'tay vịn', bố vợ và con rể khẩu chiến kịch liệt (VNN 28/10/2018)-Miễn không phải đảng cướp là được (BVN 28/10/2018)-Lưu Trọng Văn-Bổ sung sáng kiến kỷ luật GS Chu Hảo (BVN 27/10/2018)-Huy Đức-Bay và bay (BVN 27/10/2018)-Phạm Xuân Nguyên-
SUY NGẪM CHUYỆN THỜI SỰ THÁNG 10 NĂM 2018
TÔ VĂN TRƯỜNG/ BVN 27-10-2018

1. Chủ tịch nước lẩy Kiều
Một số bạn hữu hỏi tôi bình luận về câu Kiều mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vận vào mình khi phát biểu trong buổi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước:
"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn cho không" [mà hay]
Đây là câu Kiều được ông Trọng từng lẩy cách đây hơn chục năm khi được bầu là Chủ tịch Quốc hội. Đúng là tâm trạng vừa mừng-vừa lo. Truyện Kiều là tuyệt tác có một không hai trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Thi hào Nguyễn Du được UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới năm 1965. Truyện Kiều được ngưỡng mộ, ngoài tài sử dụng câu từ của Nguyễn Du, còn ở 2 điểm mà người đọc-suy ngẫm có thể nhận ra:
- Một là, Nguyễn Du "tả cảnh ngụ tình" … nói về tâm trạng của 2 nàng Kiều đi trảy hội “đạp thanh” vào mùa xuân sao mà đẹp thế "Cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Còn khi nàng Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích thì "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
- Hai là "thuyết định mệnh". Ngay mở đầu thiên tuyệt tác, Nguyễn Du đã tả vẻ đẹp của Thúy Vân: "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"
và vẻ đẹp của Thúy Kiều: "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
Với Thúy Vân, thiên nhiên chỉ "thua" và "nhường” thôi, còn với Thúy Kiều, thiên nhiên phải "ghen" và "hờn" thì làm sao nàng có thể sống yên ổn được. Đó là dự cảm, là sự báo trước, là định mệnh.
Có người bảo lẩy câu Kiều ấy là hơi “sái” khi được trao việc lớn. Nhưng là người học Văn, ông Nguyễn Phú Trọng hai lần được trao việc lớn đều "lẩy" câu Kiều này hẳn không phải ngẫu nhiên. Có lẽ điều đó xuất phát từ cảm nhận của ông về hai đặc điểm trên của Truyện Kiều. Nó cũng thể hiện khá rõ tính cách của một quan văn đầu Triều trước vận mệnh của mình và vận mệnh của đất nước. Đó là sự thận trọng cần thiết của một chính khách, sỹ phu Bắc Hà trước cơ hội được trao, trước con đường sự nghiệp còn đầy chông gai trước mắt. Bởi ông Trọng chắc chắn còn biết đến 2 câu thơ chữ Hán khác rất nổi tiếng của chính tác giả Truyện Kiều:
" Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
Dịch:" Không biết ba trăm năm sau có còn ai khóc cho Tố Như (hiệu của Nguyễn Du) không?". Xem ra, dù là vô thần, mỗi chúng ta đều không khỏi bị ám ảnh bởi những câu thơ mơ mòng sương khói "ý tại ngôn ngoại" của đại thi hào Nguyễn Du!
Người dân cảm thông, trân trọng tâm tư, biểu lộ tình cảm của Chủ tịch nước lúc phát biểu nhậm chức nhưng “giá như” được nghe đôi ba điều về đường đi, nước bước và nhiệm vụ phía trước đặt ra cho quốc gia thì mới trọn vẹn hơn.
Ngẫm suy về vận nước, người dân lại âu lo:
“Trời thì cao đất thì sâu
Hỏi đời ai thấy tổ đâu chuồn chuồn”
2. Cần phải xem lại luật an ninh mạng
Huy Đức mới có bài viết :”Nên xem xét lại một cách toàn diện luật an ninh mạng”. Những ý kiến này là có cơ sở, đã được nhiều chuyên gia phân tích. Huy Đức biết nội tình, viết gọn và chính xác. Vấn đề bây giờ là Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lắng nghe các luật sư và các chuyên gia, báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị đề nghị hoãn thi hành để nghiên cứu kỹ, không để vi phạm các hiệp định mà ta tham gia, cũng không để vi hiến. Phải báo cáo rõ cho Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng biết. Và đây sẽ là thách thức với tân Chủ tịch nước.
Trong bài viết của Huy Đức có nội dung có thể dùng làm căn cứ để yêu cầu Quốc hội hoãn thi hành và xem lại Luật an ninh mạng: "Đặc biệt, cách làm Luật An ninh mạng và các nghị định là một ví dụ điển hình vi phạm các nguyên tắc căn bản khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đòi, một luật nếu cần “văn bản quy định chi tiết” (thông tư, nghị định) thì các “dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh”(Điều 11). Hậu quả của việc không tuân thủ nguyên tắc này là, không chỉ dân chúng mà cả Quốc hội cho đến tận bây giờ cũng chưa hiểu hết tầm ảnh hưởng của Luật An ninh mạng".
Bài viết của Huy Đức đã nêu được nhiều vấn đề quan trọng phải xử lý, song cần kết luận dứt khoát: “Nên làm lại Luật An ninh mạng”.
Những người có trách nhiệm và quan tâm đến thời cuộc nên đọc, tham khảo các bài viết gần đây về chuyên đề luật an ninh mạng của Giáo sư Hoàng Xuân Phú phân tích đầy đủ nhất những sai lầm và yếu kém của Luật an ninh mạng (Xin xem ở đây: Luật An ninh mạng 1, Luật An ninh mạng 2, Luật An ninh mạng 3).
3. Con số GDP
Tôi đã đọc bài báo trên VNTB “Doanh nghiệp lăn ra ‘chết’, sản xuất xuống nhưng GDP vẫn tăng mạnh”, của tác giả Thường Sơn phê phán phương pháp thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam là ‘có vấn đề’ hay về thực chất là ‘thống kê chính trị’ theo chỉ đạo của chính Thủ tướng Phúc nhằm phục vụ cho những mục đích tô hồng cá nhân của ông ta?” v.v…
Bài viết này, có nhiều lập luận tôi nghĩ, chưa thật thuyết phục người đọc am hiểu về chuyên môn kinh tế. Khi nói thu (thuế) không đạt dự toán, thì không có nghĩa là kinh tế lụn bại. Dự toán quá cao, tất nhiên là không đạt. Điều này không có nghĩa là kinh tế không tăng. Tuy nhiên, tôi chia sẻ với quan điểm của chuyên gia Vũ Quang Việt dù sao vẫn không tin lắm con số tăng trưởng gần 7% của Tổng cục thống kê vì lý do đơn giản là họ cho tốc độ tăng trưởng của khu vực hành chính đoàn thể nhà nước, giáo dục và y tế tăng rất cao, gần như toàn thể là hơn 7%. Minh chứng tham khảo bảng tốc độ tăng 9 tháng đầu năm 2018.
Lý do gì làm cho nó tăng cao, vượt mức như vậy? Đây là khu vực phi sản xuất, gần như không kinh doanh, buôn bán gì. Cho nên tăng trưởng sẽ chủ yếu là tăng số lao động và tăng khấu hao tài sản như nhà cửa, máy móc đã được đầu tư ở những năm trước (cái này thì không thể tăng mạnh). Nói chung số lao động không tăng đáng kể, ít nhất là không thể tăng ở mức 7%, vậy thì nguồn tăng GDP của khu vực dịch vụ này từ đâu? Chắc là có sai lầm trong việc tính toán. Để biết chắc, cần có chuyên gia kiểm toán phương pháp và số liệu sử dụng trong tính toán, rà soát đánh giá lại về GDP.
4. Coi chừng tiền lệ xấu
Dư luận cả nước đang nóng lên về vụ đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng và khám nhà ở Cần Thơ. Người dân nhận thấy sự hài hước của việc áp dụng luật pháp nước nhà ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và niềm tin của xã hội. Pháp luật của ta chỉ như 1 hàng rào mỏng, ngăn ngừa/ trừng trị “gà vịt” còn để “hổ báo” nhảy qua và “rắn rết” chui qua. Những người ra quyết định khám xét, xử phạt vụ đổi tiền 100 đô la nói trên chưa thấm nhuần câu “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Ngay cả TS Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cũng hồ đồ cho rằng việc UBND TP. Cần Thơ ra quyết định xử phạt là đúng. Thi hành pháp luật chỉ lợi dụng sự cứng nhắc của câu chữ (có lỗi của cả người soạn luật) để ức hiếp người dân bình thường mà không có trái tim nhân bản.
5. Kỷ luật GS Chu Hảo
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỳ họp thứ 30 vừa qua đã yêu cầu kiểm tra dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng của GS Chu Hảo Giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức về xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm của Đảng, Nhà nước và có một số phát ngôn, bài viết trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng vv…
Thông báo xem xét kỷ luật hàng loạt quan chức ở trung ương và địa phương của Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng lâu nay đều được đảng viên, nhân dân đón nhận, tán thành “đưa củi tươi, củi ướt vào lò” nhưng ngược lại, thông báo xem xét kỷ luật GS Chu Hảo lại bị dư luận xã hội phản ứng dữ dội.
GS Chu Hảo là một trí thức lớn từng giữ chức Thứ trưởng Bộ KHCN trong cơ quan Nhà nước lại xuất thân từ gia đình có truyền thống Cách mạng. GS Chu Hảo luôn dấn thân vì ông thấm nhuần tư tưởng của chí sĩ Phan Châu Trinh :”Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.”. Ngay từ khi còn đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ KHCN ông đã luôn thể hiện chính kiến của mình, luôn đặt lợi ích của dân tộc của đất nước lên trên tất cả, điển hình là một trong những người đi đầu đưa internet vào Việt Nam. Ông không phải típ người khi nghỉ hưu mới “đi tìm lại những “cái tôi” đã mất”!
GS Chu Hảo như tôi biết là người yêu nước, mong muốn thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tủ sách Tinh Hoa do Nhà xuất bản Tri thức xuất bản có giá trị rất lớn về nhiều mặt. Tôi đã đọc một số cuốn sách của nhà xuất bản Tri thức như :”Dân chủ và giáo dục” (John Dewey), “Chủ nghĩa tự do của Hayek” (Gilles Dostaler) vv…bị “soi chiếu” chứng tỏ đầu óc của những người tham mưu, thẩm định sách cho Ban Kiểm tra trung ương Đảng mới chính là người có vấn đề.
Vì vậy, việc "kỷ luật" GS Chu Hảo là không đúng, có hại về tư tưởng học thuật và không hợp thời về chính trị. GS Chu Hảo là người tích cực, kiên trì đấu tranh hòa bình (không bạo lực) cho sự phát triển đất nước theo con đường dân tộc, dân chủ. Một số bài viết trên mạng của GS Chu Hảo đương nhiên trái với thể chế độc đảng toàn trị nên bị quy kết là "suy thoái về tư tưởng chính trị", nhưng nói là "suy thoái về đạo đức, lối sống" (Trích kết luận của Ủy ban Kiểm tra) thì hoàn toàn vô căn cứ. Tôi được biết là Đảng đoàn Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Chi bộ Nhà xuất bản Trí thức ủng hộ GS Chu Hảo, không đồng tình với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Quyết định của Ủy ban kiểm tra trung ương về GS Chu Hảo nói lên sự nô dịch ý thức hệ của những người ra quyết định này, hoàn toàn có hại cho Đảng và cho đất nước. Khi thời thế thay đổi thì cáo trạng hôm nay có thể sẽ là công trạng trong tương lai. Quá trình phấn đấu theo lý tưởng của đảng quả là gian truân. Ông Trần Độ, ông Trần Xuân Bách,.... và nhiều nhận vật uy tín lẫy lừng, đạo đức trong sáng, tư cách đàng hoàng, từng là công thần lập quốc cuối đời vẫn bị khép cho nhiều trọng tội. Lịch sử và lòng DÂN mới là những nơi đánh giá trung thực nhất. Kỷ luật GS Chu Hảo chỉ cho thấy sự tụt hậu và yếu kém của năng lực lý luận và hành xử của ngành Đảng. Càng kỷ luật thì GS Chu Hảo càng được xã hội gắn huân chương.
6. Bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội.
Ngẫm suy, bỏ phiếu tín nhiệm đánh giá về con người là một bài toán xã hội rất khó có được lời giải đúng và duy nhất, cho nên nói chuẩn xác hơn đó không chỉ là đẳng thức mà là "bất đẳng thức"!. Bởi vì trong toán học, nếu ta có một quan hệ A>B và cần chứng minh bất đẳng thức này thì sẽ tìm các biến đổi chuyển vế hoặc giữ nguyên và tính toán quy về cùng một hệ giá trị để so sánh trong thực tế là rất khó.
Lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay, để đạt được chất lượng như mong muốn của cử tri có lẽ còn xa lắm, nhưng cần định hướng nó để đi nhanh hơn. Vì vậy, phải cụ thể hóa hơn nữa điều 12 và 13, Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Trước hết, không nên bỏ phiếu tín nhiệm kiểu “cào bằng”. Ở các nước phát triển, các quan chức không bị bỏ phiếu tín nhiệm định kì như vậy. Chỉ những ông bà nào đang có vấn đề mới được đưa ra xem xét thôi. Và chỉ cần một số lượng nhất định đại biểu kiến nghị, Quốc hội đã phải bàn xem có chấp nhận kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm với quan chức nhất định hoặc toàn bộ Chính phủ không. Nếu đa số đại biểu nói “Yes” thì Quốc hội tiến hành bỏ phiếu. Và khi bỏ phiếu cũng chỉ có 2 câu trả lời “Yes” hay “No”. “Yes” quá bán thì ở lại, “No” quá bán thì ra đi.
Không nên có 3 loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Để rạch ròi và minh bạch, chỉ nên có 2 loại phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm. Cũng có thể thêm hình thức phiếu trắng.
Quốc hội nên công khai danh sách người bỏ phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu không tín nhiệm và bỏ phiếu trắng đối với mỗi chức danh. Như vậy, rõ ràng, rành mạch, giúp cử tri biết chính kiến của người đại diện cho mình. Qua 3 lần bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội, nhiều người có nhận xét số phiếu cảm tính, nể nang, ngại va chạm với các “bộ quyền lực” còn nhiều. Nếu công khai chính kiến của đại biểu thì chính đại biểu cũng sẽ được cử tri giám sát, chất vấn và dần dần sẽ phải nghiên cứu, suy nghĩ rất nghiêm túc để bỏ phiếu đánh giá chính xác hơn.
Kết quả bỏ phiếu thường có sự phân hóa rõ rệt, khối lập pháp số phiếu tín nhiệm thấp không nhiều, chủ yếu rơi vào khối hành pháp và tư pháp vì hoạt động “đụng chạm” nhiều đến quốc kế dân sinh và gắn với nhiều loại lợi ích. Do đó, nếu tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm đối với tất cả mọi quan chức từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên thì cũng nên xem xét lại, không thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm với các quan chức khối lập pháp nữa.
Vì quy chế lấy phiếu tín nhiệm hiện nay vẫn chưa được đầu tư xây dựng phù hợp, vẫn còn mang tính dân chủ hình thức nên việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội đến bây giờ vẫn không thể được như mong muốn của cử tri. Cách làm của Quốc hội ta giống như một người ban ngày "ăn chay" song tối lại "ngủ mặn", cho nên cử tri không nên quá kỳ vọng để rồi lại thất vọng.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
GIỮ GÌN PHẨM GIÁ, UY TÍN CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH
THIỆN VĂN/ QĐND 26-10-2018
QĐND - Trí thức là những người đặc biệt trong xã hội. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ họ có tư duy, hiểu biết, kiến thức hơn người, có khả năng tìm ra những phát minh, sáng chế, sáng kiến góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ và làm giàu của cải vật chất, văn hóa, tinh thần cho xã hội. Nói đến trí thức là nói đến phẩm chất lao động sáng tạo.
Không có tính sáng tạo thì khó có thể gọi là trí thức. Tuy nhiên, một trí thức chân chính, ngoài phẩm chất say mê lao động sáng tạo, thì còn phải có lòng tự trọng, đồng thời phải biết đồng hành, gắn bó thủy chung với cộng đồng, dân tộc, đất nước đã sinh ra, nuôi dưỡng mình lớn khôn, trưởng thành.
Thời gian qua, trong khi phần đông trí thức Việt Nam luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình và có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, thì vẫn còn một số trí thức có những hành vi làm tổn hại đến sự nghiệp chung, gây bất lợi cho ổn định chính trị và sự đồng thuận xã hội.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp thứ 30 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: TTXVN
Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về những sai phạm rất nghiêm trọng của một trí thức, đó là ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Theo thông tin của cơ quan chức năng cung cấp, từ năm 2005 đến 2018, với vai trò là Giám đốc-Tổng biên tập, ông Chu Hảo đã để Nhà xuất bản Tri thức xuất bản 29 cuốn sách có nội dung sai phạm; trao giải thưởng một số đầu sách có nội dung phức tạp, nhạy cảm. Là một đảng viên, nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhưng từ năm 2011 đến nay, ông Chu Hảo đã tham gia ký tên, soạn thảo và trực tiếp soạn thảo 7 kiến nghị, thư ngỏ với nhiều nội dung chưa đúng, không phù hợp, trái với đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, để các phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Không chỉ vậy, ông Chu Hảo đã “Vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vi phạm, khuyết điểm này là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”-như thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra.
Nhiều ý kiến cho rằng, đáng ra ông Chu Hảo phải bị thi hành kỷ luật từ lâu, vì vi phạm của ông diễn ra trong thời gian dài. Mặc dù đã được các cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng, tổ chức nghề nghiệp nhiều lần chân thành góp ý, nhắc nhở, nhưng ông vẫn không khắc phục khuyết điểm. Tuy nhiên, vì ông Chu Hảo từng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo của một bộ, lại là một trí thức có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội, nên cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm đã rất thận trọng trong xử lý, xem xét toàn diện ở mọi khía cạnh rồi mới thống nhất đề xuất cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật. Tất nhiên, phải quyết định kỷ luật đối với một trí thức là việc không ai mong muốn. Nhưng như người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng định: “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.
Qua sự việc này, chúng ta mới thấy không phải cứ là trí thức thì sẽ được mọi người vị nể, trọng vọng. Tài năng đến mấy nhưng không mang tài năng ấy ra phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, mà lại lợi dụng khả năng, vị thế công tác của mình để làm phương hại đến sự nghiệp chung, tác động xấu đến dư luận xã hội, niềm tin trong nhân dân, thì rất đáng phê phán. Không riêng ông Chu Hảo, thời gian qua, nhân danh “kẻ sĩ yêu nước”, “trí thức thương nòi”, một số tri thức, văn nghệ sĩ đã lợi dụng tên tuổi của mình, lợi dụng bầu không khí tự do sáng tạo, đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong đó nổi lên các biểu hiện như: Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”, thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”; nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật; cổ xúy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội; sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng…
Trí thức trước hết là một công dân, nên phải có ý thức, bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội như bao công dân khác. Trong xã hội pháp quyền lại càng đòi hỏi mọi công dân có ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đối với trí thức là đảng viên thì còn phải chấp hành điều lệ, kỷ luật Đảng. Không những vậy, người trí thức-đảng viên chân chính còn phải tham gia xây dựng, giữ gìn và làm lan tỏa ảnh hưởng vị thế, uy tín, danh dự của Đảng trong xã hội, góp phần làm cho hình ảnh của Đảng ăn sâu vào tình cảm, niềm tin trong nhân dân.
Là người lao động trí óc, có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tiến bộ xã hội phát triển. Bất cứ một quốc gia nào muốn phồn vinh, hưng thịnh thì cũng phải đề cao vị thế, vai trò và biết khơi nguồn tiềm năng to lớn, sức mạnh dồi dào của đội ngũ trí thức. Nhận thức rõ vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán là “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”. Một mặt, Đảng ta khẳng định, thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì những mục tiêu tốt đẹp của đất nước, xã hội; mặt khác cũng mong muốn đội ngũ trí thức có bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Bầu không khí tự do vừa là bệ đỡ, vừa là động lực nuôi nguồn cảm hứng và thúc đẩy tài năng sáng tạo cho trí thức. Nhưng cần hiểu tự do ở đây không phải là tự do vô giới hạn, mà là tự do có giới hạn và giới hạn đó không gì khác chính là ranh giới cần thiết để phòng ngừa những lệch lạc có thể làm tổn hại đến thanh danh, uy tín của trí thức và tác động không thuận đến sự ổn định, phát triển lành mạnh của xã hội, đất nước. Nói như một nhà văn, đối với trí thức và văn nghệ sĩ chân chính, không có tự do nào tuyệt đối bằng tự do tuyệt đối phụng sự Tổ quốc, phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân. Khi tâm huyết, tài năng của mình được thể hiện tự do trong tình yêu Tổ quốc, tình yêu nhân dân, tình yêu dân tộc thì nhất định công trình, tác phẩm của trí thức, văn nghệ sĩ sẽ được xã hội công nhận và đi vào lòng công chúng. Nếu không nhận thức thấu đáo vấn đề này, trí thức, văn nghệ sĩ sẽ đi chệch khỏi "đường ray" cuộc sống và dễ bị đào thải.
Lịch sử đã chỉ ra rằng, một khi trí thức giàu lòng tự trọng, trách nhiệm, tâm huyết với nhân dân, với Tổ quốc, biết giải quyết hài hòa giữa thực hiện vai trò, sứ mệnh của trí thức với đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân trong cuộc sống và trong hành trình sáng tạo của mình thì mới để lại danh thơm tiếng tốt cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, nếu để “cái tôi” cá nhân lấn át “cái ta” cộng đồng, thiếu sự thủy chung, tinh thần xây dựng và ứng xử tiền hậu bất nhất... thì khó có chỗ đứng trong lòng công chúng.
THIỆN VĂN
THƯ NGỎ
NGUYỄN TRUNG/ viet-studies 27-10-2018
Kính gửi bạn bè gần xa,Tôi là Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, xin thưa với bạn bè gần xa như sau:
Một thời gian sau khi có bức thư ngày 09-08-1995 của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCSVN, nhất là sau khi các anh Lê Hồng Hà (nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công An), anh Hà Sỹ Phu (tức Nguyễn Xuân Tụ) và anh Nguyễn Kiên Giang bị bắt và bỏ tù về tội “làm lộ bí mật nhà nước” – lí do thật là 3 anh đã đọc và giữ bản sao bức thư 09-08-1995 của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, do một ai đó trong những người ở cương vị được nhận thư chuyển cho đọc, – tôi hiểu ra những hệ lụy của bức thư và những khó khăn gây ra cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngay lâp tức tôi trình bầy bằng thư và nói miệng với Thủ tướng quyết định cá nhân của tôi: Vì không thể chấp nhận cách bức thư 09-08-1995 bị đối xử như vậy, tôi quyết định từ chức trợ lý Thủ tướng, và xin nghỉ hưu ngay tức khắc.
Trao xong thư từ chức và quyết định cá nhân về nghỉ hưu, từ hôm sau trở đi tôi không đến nhiệm sở cơ quan nữa.
Sau đó tôi được mời với tư cách chuyên gia tham gia Tổ Nghiên cứu Kinh tế đối ngoại của Văn phòng Chính Phủ (gọi tắt là Tổ Kinh tế đối ngoại, do Bộ trưởng Đậu Ngọc Xuân làm tổ trưởng, làm nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề kinh tế đối ngoại). Sau một thời gian, tổ Nghiên cứu Kinh tế đối ngoại giải thể theo quyết định của Văn phòng Chính phủ. Ngày 21-11-2006 đảng ủy Văn phòng Chính phủ làm hồ sơ chuyển đảng tịch của tôi về đảng ủy Quận Ba Đình – nơi tôi cư trú; nhân dịp này tôi đã xin nghỉ sinh hoạt đảng với lý do đưa ra là tuổi tác, lý do không nói ra: Tôi muốn làm người tự do. Từ đó tôi không còn là đảng viên ĐCSVN, và không tham gia sinh hoạt đảng.
Cả hai câu chuyện xin thưa trên đây đều là chuyện riêng tư cá nhân của tôi, và cho đến nay tôi lặng lẽ sống như vậy.
Thế nhưng mấy ngày qua, Ban Kiểm tra Trung ương của ĐCSVN có kết luận quyết định kỷ luật PGS TS Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phụ trách nhà xuất bản Tri Thức. Án kỉ luật đưa ra nhiều lý do, nhưng theo tôi mục đích thật là nhằm trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của PGS TS Chu Hảo về những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đồng thời qua việc ra tay này muốn răn đe và bóp nghẹt những nỗ lực của giới trí thức cả nước – những người ngày đêm mong mỏi góp phần mở mang dân trí nước nhà cho sự nghiệp xây dựng dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Tình thế nói trên buộc tôi viết thư ngỏ này nói ra 2 chuyện riêng tư cá nhân mà ngay từ đầu tôi đã có ý thức xếp lại một bên. Hôm nay sở dĩ phải thưa thốt như thế, cốt chỉ để biểu thị sự đoàn kết của tôi với PGS TS Chu Hảo, và đồng thời bầy tỏ sự bất bình với kết luận sai trái của Ban Kiểm tra Trung ương.
Đất nước ta đang đứng trước thách thức cực kỳ hiểm nghèo chưa từng có sau 43 năm độc lập thống nhất, song cơ hội cũng vô cùng to lớn, do bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay tạo ra. Tôi đã nhiều lần viết ra trên công luận chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung này với cả nước, kể cả với ĐCSVN – người có trách nhiệm ràng buộc pháp lý và đạo lý không thể thoái thác về hưng vong và thịnh suy của đất nước. Bài mới đây nhất là “Đại hội XIII…”[1]
Tôi tự hỏi, trước tình hình và nhiệm vụ của đất nước như nêu trên, chẳng lẽ không có việc nào đáng làm hơn là từng ly từng tí chăm lo vun đắp sự quần tụ của dân tộc như chăm lo cho con ngươi của mình, khơi dậy ý chí và trí tuệ cả nước, tất cả với nỗ lực hợp quần cao nhất, quyết giành bằng được một vị thế đáng sống cho quốc gia trong thế giới hỗn loạn hôm nay hay sao - nhất là lúc này khu vực Biển Đông đang cận kề miệng hố chiến tranh! - mà lại đi làm những việc chia rẽ dân tộc, phân tán nỗ lực đất nước như kết luận quyết định kỷ luật PGS TS Chu Hảo hay sao? Ban Kiểm tra Trung ương chẳng lẽ vô cảm hết mức, hay không thấy gì trước những thách thức sống còn đối với vận mệnh đất nước, mà lại đưa ra một quyết định kỉ luật như vậy hay sao?
Tôi mong cả nước cùng nhau suy nghĩ và tìm câu trả lời, để nhân dân cả nước chúng ta nhất trí hành động. Nhất là mong ĐCSVN với trách nhiệm ràng buộc không thể thoái thác của mình đối với đất nước cũng cùng suy nghĩ như vậy, để cùng với nhân dân cả nước nhất trí hành động!
Nguyễn TrungViết tại Hà Nội – Võng Thị, ngày 27-10-2018
[1] Tìm xem: Nguyễn Trung, http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_DaiHoiXIII.html
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 27-10-18
KỶ LUẬT GIÁO SƯ CHU HẢO: ĐẢNG TỰ CỞI TRUỒNG
JB NGUYỄN HỮU VINH/ VOA 27-10-2018
Có lẽ, trong hàng ngũ cán bộ cao cấp của hệ thống chính trị cộng sản mà tôi đã gặp, Giáo sư Chu Hảo để cho tôi nhiều ấn tượng nhất.
Ấn tượng đầu tiên, là dưới mái tóc bạc trắng phau của ông, luôn thường trực một nụ cười thân thiện và dễ mến. Và sau đó, khi nói chuyện, là một tấm lòng luôn đau đáu với vận mệnh đất nước, với những tiến bộ xã hội, với những đau khổ của người dân Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản.
Dù khi đó, ông vẫn là một đảng viên cộng sản.

Tôi gặp Gs Chu Hảo khá nhiều lần. Mỗi lần gặp, câu chuyện ông trao đổi vẫn là câu chuyện về hiện tình đất nước, một thao thức với tấm lòng nhiệt huyết và trăn trở với thực tại xã hội, nhất là những khi nói về những việc cần làm để cho xã hội có nhiều tiến bộ, cải thiện tình hình đất nước trước nguy cơ nô lệ, trước những vấn nạn khó giải thoát dưới ách cộng sản, với những người đang phải tù tội vì dám cất tiếng nói của mình cho sự thật, công lý, hòa bình... ông như trẻ hơn nhiều so với tuổi tác và mái tóc bạc phơ của ông.

Nói về những cống hiến cho đất nước của ông, có lẽ nhiều người đã nói. Kể từ khi tham gia xây dựng Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam, rồi Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho đến khi ông về hưu làm Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, những đóng góp của ông trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật rất lớn lao cho nước nhà.
Trong đó, có cả việc ông là một trong những người đã góp phần quan trọng cho việc đưa Internet vào Việt Nam, một lối mở tri thức cho người dân Việt Nam thoát khỏi bức màn sắt thông tin một chiều của Cộng sản – một nỗi sợ hãi của nhà cầm quyền độc tài, nhưng là một lối đi lên văn minh, tiến bộ theo hướng đi của nhân loại.
Trong các câu chuyện hoặc các cuộc trao đổi, ông luôn điềm tĩnh và khách quan, biết kiềm chế trong lời nói, cũng như sự thuyết phục của ông đối với người khác khá lớn bởi tri thức, bởi những kinh nghiệm sống và sự chính xác của một nhà khoa học.
Thế nhưng, điều cần nói, điều nổi bật ở ông, là ngay cả khi đã có thể “kê cao gối mà ngủ” sau khi đã về hưu, lẽ ra, ông chỉ cần im lặng, chỉ cần ngậm miệng nếu không muốn rầy rà, được yên ổn, được xưng tụng và nhiều thứ khác nhau được ban từ đảng, thì ông lại không như muôn ngàn quan chức cộng sản khác. Trái lại, ông vẫn muốn cống hiến những gì có thể cho đất nước, xã hội được tốt đẹp hơn bằng sự hiểu biết, bằng sự ôn hòa và đoàn kết, bằng cách cung cấp tri thức cho người dân được “thông não’.
Từ rất lâu, tôi đã có một nhận định rằng: Đừng hy vọng gì ở các quan chức cộng sản có những người tốt. Bởi trong một cỗ máy rệu rã, tàn tạ và mục nát này, thì một chiếc đinh ốc tốt, tự nó cũng sẽ phải văng ra ngoài vì không thể tồn tại trong cỗ máy đó, nếu nó vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Khi gặp Giáo sư Chu Hảo, đã có lúc tôi nghĩ rằng, với một người mang thẻ đảng như ông, thì khó có thể kết luận rằng đã quan chức cộng sản thì đều đểu giả, bẩn thỉu và thiếu liêm sỉ.
Thế nhưng, đến hôm nay, thì những suy nghĩ hiếm hoi đó của tôi đã bị đánh đổ hoàn toàn khi ông vừa bị đảng hăm he kỷ luật vì “tự diễn biến”.
Thế là đã rõ, cỗ máy cộng sản độc tài không thể dung dưỡng một người có nhân cách và liêm sỉ như Giáo sư Chu Hảo, con ốc vít kia đã phải văng ra khỏi bộ máy chính trị đầy bất nhân và bạo tàn.

Việc đảng cộng sản kỷ luật một người có nhân cách, có tri thức và nhất là có một tấm lòng với quê hương, đất nước, biết đau nỗi đau của dân tộc trước họa nô lệ, biết lo lắng tìm cách để dân tộc thoát sự tăm tối của nạn thiếu tri thức, biết tìm cách để đưa đất nước ra khỏi bất công, bần hàn và quyền con người được tôn trọng, được đông đảo người dân yêu mến như Giáo sư Chu Hảo đã nói lên một điều: Rõ ràng, hệ thống độc tài man rợ này không thể chấp nhận những con người tốt, những con người có nhân cách và liêm sỉ. Nó chỉ dung dưỡng những tên rước voi về dày mả tổ, những tên cướp cạn bằng chính sách, bằng cái miệng với công cụ của “nhà nước chuyên chính vô sản” nhằm vinh thân, phì gia cho đám quan chức trong đó. Nó cũng không khác mấy với đám băng đảng lục lâm thảo khấu trong các câu chuyện cổ tích năm xưa.
Chính việc nhà cầm quyền CSVN cho rằng: “Giáo sư Chu Hảo đã tự diễn biến”, “trái với đường lối, chủ trương của đảng” đã thú nhận một điều mà xưa nay nhiều người dù đã thấy, đã nghe nhưng chưa hẳn đã được chứng minh cụ thể như trường hợp này: Đó là cái đường lối, chủ trương của đảng là những thứ gì mà nó đối nghịch với quyền con người, với sự tiến bộ của xã hội cũng như việc đưa đất nước thoát vòng nô lệ?

Cái gọi là “chống tự diễn biến”, tai ác thay lại chính đảng cộng sản đang tự vả vào mồm mình khi tuyên thệ “lấy Chủ nghĩa Mác – Lenin làm kim chỉ nam, làm nền móng tư tưởng cho xã hội Việt Nam”. Bởi chính Chủ nghĩa Mác – Lenin đã cho rằng: Con người, sự vật luôn luôn vận động, đứng im có nghĩa là chết, là không thể tồn tại và nó luôn vận động theo hình xoáy trôn ốc, nghĩa là mức độ lặp lại ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Bởi khi “lượng” đổi, dẫn đến “chất” đổi, đó là một quy luật.
Thế cho nên, khi đảng đã cố gắng chống lại quy luật, thì điều tất yếu là đảng sẽ bị quy luật nghiền nát – Điều này cũng chính Chủ nghĩa Mác – Lenin khẳng định.
Đó cũng chính là hành động tự cởi truồng của đảng trước quốc dân đồng bào, trước bàn dân thiên hạ.
Và hậu quả đã ngay lập tức hiển hiện trước mặt đảng. Hàng loạt các đảng viên đua nhau bỏ đảng không thương tiếc. Họ là nhà khoa học, nhà giáo, nhà văn, là sĩ quan quân đội, là đảng viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Họ đã vứt bỏ không thương tiếc một cách công khai, khi việc Kỷ luật một con người như Gs Chu Hảo là một minh chứng cụ thể nhất rằng: Cái đảng này đã thật sự phản bội lại dân tộc, đất nước và nhân dân này. Cái đảng này cũng đang chống lại các nguyên tắc, quy luật mà chính nó tuyên truyền, rao giảng bấy lâu nay để thực hiện bằng được việc cướp bóc, trấn lột người dân. Thực chất, nó là một băng đảng của bóng tối và ma quỷ.
Vậy thì không có lý do gì, để những người có lương tri, có nhân cách lại có thể đứng chung hàng ngũ với những kẻ tham nhũng, cướp bóc, dối trá và chỉ bao gồm những thành phần cơ hội, cặn bã trong xã hội vô luân, vô pháp mang danh XHCN.
Nhìn hiện tượng bỏ đảng rầm rộ những ngày qua, sự hân hoan của cộng đồng mạng trước việc các đảng viên “quay đầy về với nhân dân”, người ta mới thấy rõ một điều: Lòng dân đã như sóng cuộn tràn bờ.
Và cơ ngơi, số phận của đảng cộng sản đang dần đến ngày được định đoạt từ chính người dân Việt Nam.
Ngày 27/10/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh
J.B Nguyễn Hữu Vinh
BỔ SUNG SÁNG KIẾN KỶ LUẬT GS CHU HẢO
HUY ĐỨC/FB Trương Huy San/ BVN 27-10-2018
Nhằm tăng cường sức thuyết phục cho quyết định kỷ luật GS Chu Hảo, UBKT TW nên kêu gọi các đảng viên, đặc biệt là các đảng viên đang giữ những trọng trách, những đảng viên đang được quy hoạch... tìm hiểu những việc GS Chu Hảo đã cống hiến (từ những nỗ lực của ông trong "Task Force" đưa internet vào VN...); tìm đọc tủ sách Tinh Hoa và những tác phẩm của NXB Tri thức.
Sau khi đã đọc những cuốn căn bản: Bàn về tự do, Chính thể đại diện (John Stuart Mill); Đường về nô lệ (Friedrich Hayek), Chủ nghĩa tự do của Hayek (Gilles Dostaler); Nền dân trị Mỹ (Tocqueville); Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Max Weber); Dân chủ và Giáo dục (John Dewey)... UBKT nên yêu cầu các đảng viên nói trên viết bản thu hoạch và có thể tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị từ cấp cơ sở, chỉ ra những điểm cần phê phán và sự nguy hiểm của hiện tượng Chu Hảo.
H.Đ.Nguồn: FB Trương Huy San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét