ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ: Bắc Kinh lo nhất ông Tập Cận Bình bị hớ (GD 4/4/2017)-Bóng dáng Lã Bất Vi tại hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ (GD 3/4/2017)-Bảo vệ chủ quyền phải tự lực cánh sinh (GD 3/4/2017)-Biển Đông bày ra một cuộc kiểm tra thực tế cho Mỹ (BVB 3/4/2017)-
- Trong nước: Tài sản của bà Trần Vũ Quỳnh Anh có thể sẽ bị xem xét! (GD 4/4/2017)-Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa phải có trách nhiệm trong vụ Trần Vũ Quỳnh Anh (GD 3/4/2017)-Cảnh giác trước mưu đồ lợi dụng "tôn giáo" để kích động, gây rối, phá hoại (QĐND 3-4-17)-Hậu Giang: Hàng loạt cán bộ cơ sở xin nghỉ việc, vì đâu? (ĐĐK 3-4-17)-Phó ban nội chính Đắk Lắk: 'Sao chỉ phạt mình tôi?' (TT 3-4-17)-Đại biểu Quốc hội đề xuất nghiên cứu hình phạt “thiến sinh học” (DT 3-4-17)-Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự (VNN 4/4/2017)-Bóc đường dây Trịnh Xuân Thanh: Cả loạt sếp 'hội ngộ' trong tù (VNN 4/4/2017)-Trung ương quản lý kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ (VNN 4/4/2017)-Không đảm bảo môi trường Formosa sẽ bị đóng cửa (VNN 4/4/2017)-Bổ nhiệm hotgirl Quỳnh Anh trái quy định: Góc khuất hồ sơ (bvb 3/4/2017)-
- Kinh tế: Bộ Giao thông Vận tải nói gì về đề xuất áp giá sàn vé máy bay? (GD 4/4/2017)-Áp giá sàn vé máy bay là sai với tinh thần kiến tạo của Chính phủ (GD 4/4/2017)-Quí 1 tăng trưởng thấp nhưng hoàn toàn ổn định (KTSG 4/4/2017)-Tư Hoàng-Thủ tướng: Tăng trưởng 5,1% là hết sức lo lắng (KTSG 3/4/2017)-Tư Hoàng-Điều quan trọng trong tái cấu trúc doanh nghiệp (KTSG 4/4/2014)-Đức Tâm--Xem xét trách nhiệm nếu Lee & Man không khắc phục sự cố (KTSG 4/4/2017)-Trung Chánh-Vì sao doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng? (KTSG 4/4/2017)-Đăng Linh-Hội nhập và tính chuyên nghiệp (KTSG 4/4/2017)-Đoàn Khắc Xuyên-
- Giáo dục: Vì sao Albert Einstein nói “sự ngu xuẩn của Con người là không có giới hạn”? (GD 4/4/2017)-Ngăn chặn ngay tình trạng học sinh lên facebook mua Shisha (GD 4/4/2017)-Nếu thí sinh ghi sai nguyện vọng sẽ bị phần mềm loại bỏ (GD 4/4/2017)-Học sinh nói tục phần nhiều do cách giáo dục từ gia đình (GD 4/4/2017)-Trưởng khoa Trường Lao động: "Giảng viên ăn tiền, chạy điểm cho sinh viên" (GD 4/4/2017)-100 năm nữa Việt Nam may ra mới xong việc thành lập Hội đồng trường! (GD 4/4/2017)-Giáo viên phản biện, tức thì vào danh sách hâm, chống phá (GD 2/4/2017)-Chủ nghĩa dân túy trong văn hóa chính trị hiện nay (VHNA 3-4-17) -- P/v Đinh Hoàng Thắng
- Phản biện: Cần áp dụng nguyên tắc phải thu, phải chi trong báo cáo ngân sách (TBKTSG 3-4-17) --Vũ Quang Việt-Xử lý nợ xấu vẫn hoàn toàn bế tắc: Ai là ‘tội đồ’? (BVN 3/4/2017)-Minh Quân-Làm sạch vỉa hè cũng cần văn hóa (TVN 4/4/2017)-Lê Thiết Cương-“Hot Girl” và chuyện những tay “lái lụa” trên… quan trường (TVN 4/4/2017)-Kỳ Duyên-Nguy cơ “biển người Tàu” tràn ngập Việt Nam! (bvb 3/4/2017)-Trần Phong Vũ-Bộ máy công quyền để làm gì ? (BVB 3/4/2017)-Nguyễn Thông-‘Bồi bút tụng ca’ đang ‘giết’ Thủ tướng Phúc như thế nào? (BVN 3/4/2017)-Thiền Lâm-Giới trẻ chia sẻ việc đưa thông tin lên mạng xã hội (BVN 3/4/2017)-Cát Linh/RFA
- Thư giãn: Làm báo tiếng Việt ở hải ngoại dễ hay khó? (BBC 3-4-17)-Đàn gà rừng đột biến gen 500 triệu, đại gia Thái mua không bán (VNN 4/4/2017)-
CẦN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC PHẢI THU, PHẢI CHI TRONG BÁO CÁO NGÂN SÁCH
VŨ QUANG VIỆT/ TBKTSG 3-4-2017

Báo cáo tài chính nhà nước cũng giống như báo cáo doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Ảnh: TL
Nguyên tắc kế toán
Báo cáo tài chính nhà nước cũng giống như báo cáo doanh nghiệp phải dựa trên nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc báo cáo có hai loại:
Thứ nhất, báo cáo lưu chuyển tiền mặt (cash flow accounting).
Thứ hai, báo cáo dựa trên phải thu, phải chi (accrual accounting).
Nguyên tắc thứ nhất cho thấy thu chi tiền mặt. Nguyên tắc thứ hai cho thấy thực thu, thực chi và thực nợ của một tổ chức. SNA2008 và GFSM2014 của IMF đều khuyến nghị các nước chấp hành nguyên tắc thứ hai và coi đó là cơ sở để tính cân bằng ngân sách (thiếu hụt hay dư thừa), nợ chính phủ và cũng đề nghị làm thêm theo nguyên tắc thứ nhất - mà trước đây các nước thường làm. Với các nước chấp hành khuyến nghị SDDS (The special data dissemination standard) của IMF, họ thường dễ dàng mượn tiền trên thị trường và với lãi suất thấp.
Nghị định 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính nhà nước đã không có quy định về nguyên tắc kế toán. Thậm chí, nếu chỉ nhìn vào điều 7 (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) thì có thể hiểu là nghị định này đã không đòi hỏi thực hiện nguyên tắc phải thu, phải chi là nguyên tắc mà các tổ chức quốc tế khuyến nghị thực hiện và các nước EU bắt buộc theo luật phải thực hiện.
Nguyên tắc phải thu và phải chi là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Với nguyên tắc phải thu, phải chi, ví dụ, nếu Nhà nước đã mua mà chưa trả tiền thì vẫn phải ghi là chi và phần chưa trả tiền phải ghi là nợ (liability). Trường hợp này chi tăng và nợ tăng so với cách ghi lưu chuyển tiền mặt. Với nguyên tắc lưu chuyển tiền mặt thì khi nào chi ra mới ghi là chi, ví dụ, chi năm 2016, nhưng đến năm 2017 Chính phủ mới trả tiền. Như thế, nếu theo nguyên tắc lưu chuyển tiền tệ, chi ngân sách năm 2016 thấp, và không có nợ, còn theo nguyên tắc phải thu, phải chi thì chi tăng và nợ tăng. Nguyên tắc lưu chuyển tiền tệ đã được nhiều nước, như Hy Lạp, sử dụng để “làm xiếc” sổ sách nhằm giảm tỷ lệ thiếu hụt ngân sách và giảm thực nợ.
Điều cần để ý nữa liên quan đến bảo hiểm xã hội cho thấy sự nguy hiểm của việc không áp dụng nguyên tắc phải thu, phải chi. Ví dụ, nhân viên nhà nước đi làm thì theo luật có lương hưu (dù chưa nhận). Phần lương hưu này dù người lao động chưa nhận vì chưa về hưu nhưng theo nguyên tắc phải ghi vào chi (dù chưa trả) và dù không có quỹ hưu (hay quỹ hưu không đủ để chi trả trong tương lai) vẫn phải ghi là nợ hưu. Như thế, nợ chính phủ sẽ cao hơn mức ghi hiện nay rất nhiều. Đây cũng là vấn đề của nhiều nước vì không ghi cho nên đến khi số người về hưu tăng cao hơn số người đi làm thì ngân sách sẽ gặp tình trạng không thể chi trả.
Và những điều quan trọng khác
Nhiều tài sản rất quan trọng thuộc sở hữu nhà nước đã không có mặt rõ ràng trong Nghị định 25 về báo cáo tài chính nhà nước (theo các biểu mẫu). Cần đưa chi tiết tài sản dài hạn là giá trị tài sản đất, và tài nguyên thiên nhiên như rừng và hầm mỏ. Trong khi đó, việc bán đất, bán cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước lấy tiền chỉ là hoán đổi tài sản từ các dạng khác sang tiền mặt, và không ảnh hưởng gì đến thu, chi của Nhà nước.
Quan trọng không kém là tài sản phải được định giá theo giá thị trường. Nguyên tắc này cũng không được bàn tới. Khi một nhà nước thu không đủ chi và tài sản khánh kiệt so với nợ thì khả năng phát triển của nền kinh tế trở thành vấn đề bức xúc.
Quan trọng không kém là tài sản phải được định giá theo giá thị trường. Nguyên tắc này cũng không được bàn tới. Khi một nhà nước thu không đủ chi và tài sản khánh kiệt so với nợ thì khả năng phát triển của nền kinh tế trở thành vấn đề bức xúc.
Nghị định 25 cũng rất lơi là trong thời hạn lập và gửi báo cáo. Theo nghị định, cấp huyện mất sáu tháng (khoản 2, điều 10), cấp tỉnh mất 12 tháng (khoản 3, điều 11), cấp nhà nước mất 18 tháng (khoản 3, điều 12).
Rất nhiều nước trên thế giới, báo cáo tài chính của nhà nước chỉ muộn ba tháng. IMF đề nghị làm báo cáo từng quí, và báo cáo mỗi quí ra đời sau một quí. Như thế báo cáo năm ra đời chỉ sau một quí. Thường các báo cáo sẽ được điều chỉnh lần thứ nhất quí sau. Khó hiểu tại sao Việt Nam cần đến một năm rưỡi mới có báo cáo?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét