ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế:Vương Nghị đi Ấn Độ thuyết phục Narendra Modi đừng nhắc đến Biển Đông tại G-20 (GD 7/8/2016)-Narendra Modi đột phá vào ý thức hệ, phá vỡ nạn cát cứ địa phương (GD 7/8/2016)-Nhật tố tàu TQ ồ ạt tràn vào lãnh hải(VNN 7/8/2016)-
- Trong nước: Những bí ẩn xoay quanh “bóng hồng” quyền lực đứng sau Vạn Thịnh Phát (BizLive 6-8-16) -- Bà Trương Mỹ Lan (và ai đứng sau bà Trương Mỹ Lan?)-Tổng bí thư: Vụ Trịnh Xuân Thanh 'còn liên quan người khác' (TN 6-8-16) -Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Phải điều tra và hoàn tất 'hồ sơ Formosa' làm cơ sở xử lý thảm họa (NĐT 6-8-16)-Vì sao Thủ tướng yêu cầu ‘tìm người tài, không tìm người nhà’? (CAND 6-8-16) -
- Kinh tế: Đại gia ôm ngàn tỷ ra nước ngoài xây khách sạn (VNN 6-8-16)- “Bóng ma” nợ xấu đã quay trở lại (infonet 6-8-16)- Ông Võ Kim Cự được vào Ủy ban Kinh tế vì có học vấn phù hợp (TN 6-8-16) - 'Cúng cô hồn' bằng siêu xe, biệt thự khủng đẹp lung linh như ở trần gian (VietQ 6-8-16)- Ai muốn bán bún bò Huế phải đến Huế xin phép? (TT 6-8-16)- Doanh nghiệp ngành ôtô: Chưa tránh được vỏ dưa đã gặp vỏ dừa (ĐĐK 6-8-16)-Khi những “quả đấm” không còn... thép (TP 28-7-16) -- Khi những “quả đấm” không còn...thép - Bài 2: Những cỗ máy yếu, vì sao? (TP 29-7-16)- Rừng bị “xẻ thịt” bởi ‘Văn hoá đại gia’ Việt (TVN 7/8/2016)-Thua lỗ triền miên, AVG vẫn được “định giá” tỷ đô? (Xaluan 4-8-16)-Canh bạc Núi Pháo trong cuộc chơi tỷ USD của Masan (VNF 3-8-16)-
- Giáo dục: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang lo lắng điều gì? (GD 6-8-16)-Bộ trưởng Nhạ ơi, nền giáo dục nước nhà sẽ đi về đâu nếu ta tiếp tục VNEN? (GD 7/8/2016)-Thầy Nguyễn Cao nêu rõ 4 nguyên nhân gây ngộ nhận học thêm là nhu cầu cần thiết (GD 7/8/2016)-Hoàng Xuân Vinh: Từ cậu bé mồ côi đến nhà vô địch Olympic (VNN 7/8/2016)-Bố mẹ Việt và cách dạy con ngược chiều thế giới (TVN 7/8/2016)-
- Phản biện: Hậu đại hội 12, Núi Pháo, MobiFone và ‘hai trong một’ (SBTN 5-8-16)-Vay tiền Trung Quốc làm đường Móng Cái - Vân Đồn: quy trình bán nước? (BVB 7/8/2016)-Lê Anh Hùng/VOA-Hoan nghênh ‘Ngày Môi Trường’ của Giáo phận Vinh. (BVB 6/8/2016)-Nguyễn Khắc Mai-SỰ BÌNH AN HAY FORMOSA? (BVB 6/8/2016)-Hoàng Quốc Hải-Phân tích những lỗi ngụy biện trong nguyên văn câu nói của bà Ngân (BVB 6/8/2016)-Các vấn đề “nhạy cảm” đều cần làm rõ (BVB 6/8/2016)-Nghi Liên/ VNTB/BS-Việt Nam sẽ dân chủ hóa bằng cách nào? (BVB 6/8/2016)-LS Nguyễn Văn Thân/ Viettimes
- Thư giãn: Những cổng nhà có dàn hoa hồng leo khiến ai đi qua cũng phải dừng chân ngắm nghía (BĐS 7/8/2016)-
HẬU ĐẠI HỘI 12, NÚI PHÁO, MONIPHONE VÀ 'HAI TRONG MỘT'
LÊ DUNG/ SBTN 5-82016
Cuối tháng Bảy năm 2016, vụ việc MobiFone mua AVG đến gần 9,000 tỷ đồng đã chính thức được “Thường trực Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra”. Sau vụ “thanh tra môi trường dự án mỏ Núi Pháo”, một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở MobiFone”.
Cần nhắc lại, ngay sau khi đại hội 12 của đảng cầm quyền kết thúc vào tháng Giêng năm 2016 với thất bại không thể ê chề hơn dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng, một bàn tay bí mật đã tung đến từng chi tiết lên mạng xã hội vụ MobiFone mua AVG, và còn thông báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Cho tới nay, “quy trình” đã diễn ra đúng như vậy. Hẳn tác giả của loạt bài viết về MobiFone mua AVG phải nắm được rất nhiều thông tin nội bộ và còn có thể chính là người trong nội bộ.
Cũng cần nhắc lại, một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ đánh bầm dập, nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không làm bất kỳ động tác can đảm tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình - mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên có trữ lượng vonfram thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện theo một chỉ đạo của đảng. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao. Nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ việc này, là Bộ tài nguyên Môi trường - cơ quan hầu như “cấm khẩu” sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung- nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo, mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Hai trong một” dường như đang trở thành khẩu hiệu ứng với số phận gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng hậu đại hội 12. Núi Pháo và vụ MobiFone mua AVG đang là tâm điểm của một chiến dịch “chống tham nhũng” xuất phát từ “việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Trọng.
Chiến dịch trên có vẻ càng được tăng tốc khi khối lợi ích đang lồ lộ hiện ra.
Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã rậm rịch đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt . Chúng có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia, mà còn vào cả thế lên xuống chính trường Việt Nam.
Một cách đương nhiên, những lãnh địa đó là nơi hội tụ mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm, trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Nếu trước đại hội 12, Thủ tướng Dũng từng phải giải trình cho Bộ chính trị về 12 điểm bị tố cáo, trong đó có nội dung liên quan đến cô Nguyễn Thanh Phượng, thì nay có vẻ là thời cơ để các đối thủ của ông Dũng “xử” loạt tố cáo ấy.
Hai khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới: tập đoàn màu mỡ của bà Nguyễn Thanh Phượng sẽ lâm vào tình trạng nào – “tiền mất” hay còn là “tiền mất tật mang”?
Cho tới giờ, một số người vẫn tiếc nuối cho bà Phượng: giá như bà biết điểm dừng mà không quá tham lam như thời cha bà còn làm thủ tướng…
Nhưng hình như mọi chuyện đều đã trễ tràng. Thế giới của những con cá mập chỉ là cách nuốt chửng nhau không một chút thương xót.
Lê Dung / SBTN
'NGƯỜI TA CHƠI TÔI!': GIỜ THỈ CHẲNG CÒN MẤY QUAN CHỨC 'AN TOÀN'
PHẠM CHÍ DŨNG/ VOA/ BVN 10-8-2016
Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng – bắt đầu từ tháng 6/2016 – đang có triển vọng gây chấn động lớn trong giới chính trị gia nửa mùa nhưng thậm tham.
Tháng Bảy năm 2016, không hiểu vì lẽ gì mà “bỗng dưng” gia đình Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc công an Đắc Lắc, lại bị một tờ báo nhà nước là Dân Việt lôi ra với một bài báo có tựa đề “Cơ ngơi ngàn tỷ” – ám chỉ ngôi nhà chứa đầy gỗ quý của con gái tướng Rơi, cũng là dân công an. Ngay sau đó, ông Trần Kỳ Rơi đã phải thanh minh trên mặt báo: “Người ta chơi tôi!”.
“Người ta” nào?
Giờ thì chẳng còn mấy quan chức, dù là cấp trung hay cả cấp cao, được “an toàn”.
‘Mặt trận’ liên tục phát triển
Từ đầu tháng 6/2016 đến nay, “mặt trận” đã liên tục phát triển về chiều sâu ở các địa phương và bộ ngành. Đầu tiên là Hậu Giang với vụ Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh nhận xe Lexus 5,7 tỷ đồng, kéo theo quá khứ ông Thanh gây lỗ ở Tổng công ty dầu khí PVC đến 3.200 tỷ đồng. Từ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng lại bị một số dư luận và báo chí cáo buộc phải chịu trách nhiệm hành chính và kể cả trách nhiệm hình sự. Vũ Huy Hoàng là nhân vật nghe nói “giàu nứt đố đổ vách”, từng được coi là một trong những cánh tay mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tưởng như đã “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng còn bị coi là phải chịu trách nhiệm trong việc “bổ nhiệm” con trai còn trẻ của mình làm giám đốc doanh nghiệp và gây lỗ cho doanh nghiệp này.
Sát kỳ bầu bán Quốc hội trong tháng Bảy, bất chợt một đại gia có phạm vi hoạt động liên tỉnh – bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – lại bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có quốc tịch ở tận… Malta. Ngay sau đó, báo chí lề dân lẫn lề nhà nước đã dồn dập lên tiếng tố cáo bà Hường đã thao túng các dự án bất động sản và đẩy đuổi nông dân đến mức khốn quẫn ra sao…
Nhưng vẫn chưa hết. Mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên là một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ hành hung tàn bạo nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không dám có hành động tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình. Mỏ Núi Pháo có trữ lượng wolfram lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao, nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ này là Bộ Tài nguyên Môi trường – cơ quan hầu như đã không đưa ra một tuyên bố nào sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đến cuối tháng Bảy, vụ Mobifone mua AVG với gần 9.000 tỷ đồng đã chính thức được Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra. Vụ này từng được một bàn tay bí mật phanh phui đến từng chi tiết trên mạng xã hội mấy tháng trước và còn báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng lại được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở Mobifone”.
Rồi cũng “không hiểu sao”, một tờ báo nhà nước lại đùng đùng lôi ra vụ một công ty chỉ có vốn điều lệ 3 tỷ đồng nhưng lại tặng siêu xe có giá trị đến 6 tỷ đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trước vụ việc gần như y hệt vụ Trịnh Xuân Thanh này, một số dư luận không khỏi đặt câu hỏi: nếu Hậu Giang được coi là “đất” của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Ninh Bình là “lãnh địa” của ai?
Còn có một ẩn ý khác.
Bất an ‘thay máu’
Chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng nhắm đến những “mỏ vàng” như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mỏ Núi Pháo và Mobifone đang khiến dư luận xôn xao với câu hỏi: phải chăng phía sau chiến dịch này là mưu toan thâu tóm thị trường của nhóm lợi ích mới đối với nhóm lợi ích cũ?
Câu hỏi trên là có “cơ sở thực tiễn”.
Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã có nhiều đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt – tức có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia mà còn vào cả thế lên xuống của chính trường Việt Nam.
Đương nhiên, những lãnh địa đó là điểm nhắm của mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Khi mà “rừng vàng biển bạc” đã trở nên trơ trụi và kiệt quệ, khi các nguồn tài trợ lãi suất ưu đãi và viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, kể cả một số quốc gia như Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy… đã tắt dần đến tắt ngấm, thì việc sát phạt nhau về mặt chính trị đang trở thành thủ đoạn bảo đảm mang lại lợi nhuận lớn nhất, chứ chẳng còn phải là kiểu kinh doanh “một vốn bốn lời” trong việc trục lợi các chính sách của nhà nước như trước đây.
Không khó hiểu nếu đảng muốn những quan chức như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng hay đại gia như Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Đăng Quang, Lê Nam Trà… phải “ói ra” – như cách nói rất dung tục của giới giang hồ chính trị chuyên sát phạt lẫn nhau.
Thậm chí, chiến dịch thâu tóm thị phần không chỉ dừng ở các con “hổ nhỏ” mà còn có thể dẫn đến những con “hổ lớn” như Ngân hàng Bản Việt cùng nhiều dự án khác của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo và Mobifone là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, thì chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang tiến một bước dài đáng kể.
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, thì ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tất cả đều liên quan với nhau, và các “quy trình xử lý” cũng đều có vẻ logic.
Bàn cờ chính trị Việt Nam cũng bởi thế đang sôi động trở lại và trở nên cực kỳ rối rắm sau cuộc đọ sức giữa các kỳ phùng địch thủ trước Đại hội XII vào cuối năm 2015.
Thậm chí bàn cờ chính trị ấy còn diễn ra gay go, ác liệt giữa nhiều phe phái hơn cả thời kỳ đấu đá tranh giành quyền lực vào năm ngoái. Nếu trước Đại hội XII, giới quan sát chỉ tập trung vào hai lực lượng chính trị chủ yếu là “phe chính phủ” và “phe đảng”, gây ra sự xung đột giữa hai nhóm lợi ích lớn - thì hiện nay, chủ thuyết “đa trung tâm quyền lực” đang xuất hiện ngày càng rõ, kéo theo lý thuyết “đa trung tâm lợi ích”.
Vào lúc này, các nhóm lợi ích mới, hoặc nói cách khác là những nhóm lợi ích mới xuất đầu lộ diện theo từng bước chân của những nhân vật quyền lực mới, đang ở thế công. Không chỉ “anh Hai, anh Ba, anh Tư…”, mà tầm lợi ích còn trải rộng ra những trung tâm quyền lực mới như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số tỉnh thành. Chiến dịch “sáp nhập ngân hàng” mà nhóm lợi ích cũ tiến hành vào những năm 2011, 2012 coi chừng sẽ bị “thâu tóm” lại. Những dự án béo bở như mỏ Núi Pháo, Mobifone và hơn thế nữa sẽ không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của những kẻ đi sau nhưng muốn “hốt trọn ổ”.
Từ quy luật cùng logic “xét lại” ấy, mỗi chiến dịch của nhóm lợi ích mới thanh toán nhóm lợi ích cũ lại có thể gắn liền với một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hay gọi nôm na là “quyết tâm chống tham nhũng” nổ ra ở những cấp, ngành và địa phương liên hệ. Những chiến dịch này tất yếu sẽ dẫn đến việc “thay máu” về nhân sự ở các cấp, ngành, địa phương đó.
Giờ thì chẳng còn mấy quan chức “an toàn”.
P. C. D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét