ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: "Ngoại giao thầm lặng" của Nhà Trắng ở Biển Đông bước đầu phát huy tác dụng (GD 1/8/2016)-Biển Đông: Trung Quốc vô lối sẽ đe dọa hòa bình khu vực (TVN 1/8/2016)-Formosa Hà Tĩnh: ‘Sinh tử phù’ của Việt Nam? (BVN 1/8/2016)-Nguyễn An Dân/BBC-Huawei (Hoa Vi) (BVN 1/8/2016)-FB Mạnh Kim-
- Trong nước: Sông Sài Gòn bị bức tử! (TN 31-7-16)- Biến đổi khí hậu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - Thách thức và giải pháp ứng phó (Viet-studies 31-7-16) -- Tham luận của GS Nguyễn Ngọc Trân tại một hội thảo vừa qua ở Hậu Giang- Viện KSND yêu cầu kiểm tra vụ không khởi tố lãnh đạo Vinaconex vì "vi phạm lần đầu" (DT 31-7-16)-Không được công nhận tiến sĩ, Phó Bí thư Tỉnh ủy phải trả lại tiền học? (TP 30-7-16) -Viện KSND tối cao kiểm tra lại việc không khởi tố ông Phí Thái Bình và cộng sự (GD 1/8/2016)-Đại biểu Nguyễn Văn Đệ “xảo ngôn”, ai dám đập bỏ các công trình sai phép? (GD 1/8/2016)-Biểu tình “du kích”(*) (BVN 1/8/2016)-Trần Bang-
- Kinh tế: Đà Nẵng: Khởi công dự án "từ chối vốn ODA"! (Infonet 31-7-16)- Mưu sinh Ở Czech (ĐĐKdẫn đầu danh sách "đen" mất an toàn cháy, nổ (GD 1/8/2016)-Kinh tế Việt Nam chuyển từ ảm đạm sang u ám (BVN 1/8/2016)-G.Đ-
- Giáo dục: Thầy giáo chia sẻ cách đăng kí xét tuyển Đại học được như ý! (GD 1/8/2016)-Phụ huynh đau đầu giải nghĩa “bậc anh hùng kinh tế” trong sách lớp 4 (VNN 1/8/2016)-
- Phản biện: Hám Danh Hiệu (MTG 31-7-16) - Đoàn Khắc Xuyên-Những cuộc ly hương và sự “hớp hồn” người Việt (TVN 30/7/2016)-Kỳ Duyên-Tổ quốc, những ngày buồn (BVN 1/8/2016)-FB Luân Lê-Tin tặc ở sân bay, ai rắc lông ngỗng Mỵ Châu? (1/8/2016)-Lê Ngọc Sơn-Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê (BVN 1/8/2016)-FB Tuấn Khanh-Xin được nói vài lời với các vị “Cuốc” Hội viên (BVN 1/8/2016)-Nguyễn Hữu Tâm-Căn bản của một quốc hội dân chủ chính là sự mâu thuẫn đối lập (BVN 1/8/2016)-Mai Tú Ân-Không có cái họa nào lớn hơn… (BVB 1/8/2016)-Song Chi/ RFA-
- Thư giãn: Góc khuất ít biết về chồng Tây tỷ phú của ca sỹ Thu Minh (VNN 1/8/2016)-Hiếm có đất Việt: Cặp chân gà nặng 1kg/chiếc (VNN 1/8/2016)-
NIỀM TIN LÀ THỨ KHÔNG MÀU, KHÔNG MÙI, KHÔNG VỊ...
(Những cuộc ly hương và sự “hớp hồn” người Việt)
KỲ DUYÊN/ TVN 30-7-2016
Ông Trương Đinh Anh, cựu CEO của tập đoàn FPT. Ảnh VietnamNet
“Từng người tài bỏ ra đi…”
Khi nghe tin Cựu CEO FPT Trương Đình Anh đưa cả nhà- gồm vợ và 04 đứa con trai Rồng, Rắn, Dế, Kiến… rồng rắn sang Mỹ định cư, không hiểu sao người viết bài này bỗng muốn mượn ca từ của nhạc sĩ họ Trịnh: Từng người tài bỏ ra đi, như những dòng sông buồn…
Bởi Trương Đình Anh nổi tiếng từ lâu. Anh từng là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của nước Việt năm 1997, và nổi tiếng với một phát ngôn cực kỳ ấn tượng, nhưng đầy tự tin của tuổi trẻ: Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành thủ tướng năm 40 tuổi.
Cho dù không trở thành thủ tướng như đã từng tự tin, nhưng ai cũng tin, Trương Đình Anh là một người tài. Đất dụng võ của Trương Đình Anh không đâu khác, chính là FPT. Là người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, anh trải qua rất nhiều cung bậc. Lúc làm Tổng GĐ Công ty truyền thông FPT, lúc làm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, rồi Tổng Giám đốc FPT.Không biết năm 35 tuổi Trương Đình Anh đã trở thành tỷ phú chưa? Nhưng 40 tuổi vẫn chưa trở thành thủ tướng như đã khẳng định. Còn năm nay 46 tuổi, anh ly hương để trở thành… công dân Mỹ.
Cho dù không trở thành thủ tướng như đã từng tự tin, nhưng ai cũng tin, Trương Đình Anh là một người tài. Đất dụng võ của Trương Đình Anh không đâu khác, chính là FPT. Là người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, anh trải qua rất nhiều cung bậc. Lúc làm Tổng GĐ Công ty truyền thông FPT, lúc làm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, rồi Tổng Giám đốc FPT.Không biết năm 35 tuổi Trương Đình Anh đã trở thành tỷ phú chưa? Nhưng 40 tuổi vẫn chưa trở thành thủ tướng như đã khẳng định. Còn năm nay 46 tuổi, anh ly hương để trở thành… công dân Mỹ.
Theo VietNamNet, ngày 24/7, khi đó mục tiêu lớn của FPT trao cho Trương Đình Anh là thực hiện tái cơ cấu tập đoàn, đưa FPT lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu của Forbes (trong Forbes Global 2.000) khoảng 10 năm tới. Tuy nhiên, những khác biệt về định hướng chiến lược và nước đi cho FPT vẫn là rào cản giữa CEO và nhiều thành viên HĐQT của FPT.
Đất dụng võ cuối cùng vẫn có thể không thể… dụng võ, theo quan niệm của Trương Đình Anh. Và cái gì đến sẽ đến.
Nhưng Trương Đình Anh không phải người ly hương hiếm hoi.
Báo Lao động ngày 26/7 đưa tin, số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) cho biết, từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.
Còn Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013. Báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam nhìn nhận, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay.
Đã qua rồi cái thời người Việt định cư ở nước ngoài làm việc và sinh sống bị định kiến với những quy chụp nặng nề, thậm chí, ảnh hưởng suốt cuộc đời cho người thân thích, ruột thịt ở lại. Ngày nay, sự mở cửa, giao lưu quốc gia, giao thương quốc tế đã khiến cái “vòng kim cô” này đỡ hẳn. Thậm chí họ mừng nhau, họ tiễn nhau như …. mùa xuân về.
Thế nhưng, vì sao người Việt ngày càng thích mùa xuân “ly hương”? Khi mà chất lượng cuộc sống ngày nay, từ công cuộc Đổi mới đã khác hẳn. Càng có đầy đủ điều kiện kinh tế, người Việt khá giả lại đi càng nhiều, trong đó có không ít người tài? Trái ngược hẳn với những năm tháng trước đây thời bao cấp, những người ly hương là tìm đường “cứu nhà”.
Chuyện ly hương của con người là chuyện của một gia đình. Nhưng chuyện ly hương của nhiều gia đình, của hàng trăm, hàng nghìn gia đình, chắc chắn là chuyện của một quốc gia.
Người Việt có hạnh phúc không?
Oái oăm, vào lúc dư luận các trang mạng xã hội còn ồn ào về hiện tượng người Việt đua nhau “ly hương” thì tổ chức chuyên nghiên cứu kinh tế- xã hội New Economics Foundation (Anh quốc) công bố Chỉ số hành tinh Hạnh phúc (HPI) của 140 quốc gia đã xếp hạng, Việt Nam là nước đứng thứ 05 sau Costa Rica, Mexico, Colombia, Vanuatu. Còn nếu ở khu vực châu Á, Việt Nam đầu bảng. Trong khi đó, những quốc gia văn minh, phát triển vững chắc như Anh quốc (xếp thứ 34), còn Mỹ (thứ 108).
Hay New Economics Foundation cũng là những kẻ thích đùa?Chỉ số HPI được đo theo mức độ hài lòng nói chung của người dân dựa theo thăm dò của Gallup, tuổi thọ theo Liên Hiệp Quốc, bất bình đẳng thu nhập, và ảnh hưởng của từng cá nhân lên môi trường dựa theo dữ liệu của Global Footprint Network, tổ chức bảo vệ sinh thái toàn cầu, khiến người Việt bỗng đâm… ngơ ngác pha chút hài hước. Nước Việt được xếp hạng cao trong lúc cả đất nước nhức nhối đau về vụ Formosa, môi trường sinh thái biển có nguy cơ chỉ còn là… thủy mạc?
Còn báo Người lao động ngày 26/7 gọi là “Hạnh phúc mong manh”.
Thế nhưng dư luận xã hội cũng chưa quên hai năm trước đây, trong bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” của Liên Hợp Quốc, dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại, với 07 tiêu chí, Việt Nam đứng hạng áp chót 124/125 quốc gia, chỉ trên mỗi Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông (theo dulichvietnam.com.vn, ngày 22/7/2014)
Đọc cả hai thông tin này, có lẽ người Việt hết nóng con mắt bên trái lại đỏ con mắt bên phải?
Xét cho cùng, mỗi tổ chức quốc tế có tiêu chí riêng, tùy thuộc vào mục đích của họ. Và những xếp hạng đó đâu cũng phải… còn mãi với thời gian?
Dù vậy, trong nhiều tiêu chí về hạnh phúc, người viết bài tin rằng, không thể thiếu một tiêu chí quan trọng. Đó là niềm tin của con người vào điều tử tế, sự tốt đẹp ở ngay xã hội họ sống. Niềm tin- thứ không màu, không mùi, không vị, không thể nắm bắt được, nhưng lại là thứ “hớp hồn” con người ta nhất trong đời sống. Cho con người ta cảm giác tin cậy- bình an và hạnh phúc, hoặc ngược lại, bất an cùng bất hạnh….
Thứ niềm tin đó đang đứng ở đâu trong đời sống này?
Nhiều năm nay, lợi ích nhóm là khái niệm và hiện tượng nhức nhối, tệ hại trong XH. Nhưng nhóm lợi ích “bán nước, hại dân” thì quả là người dân chưa bao giờ có thể “trông mặt bắt hình dong”. Ngày 13/7 tờ Petrotimes có bài viết: Đích thị là Việt gian!
Với sự nhận diện của bài báo, nhóm lợi ích “bán nước hại dân”, diện mạo Việt gian dần dần lộ mặt.
Tờ báo Petrotimes đặt hàng loạt câu hỏi về Việt gian với từ “Ai” ở tất cả các vụ, từ cấp giấy phép cho đến chôn chất thải của Formosa, vụ nước giải khát C2 nhiễm chì, vụ hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc lộng hành…. Nhưng không chỉ có thế, nếu quan sát kỹ trong đời sống xã hội này, những lợi ích nhóm tồi tệ vẫn có thể trông mặt bắt hình dong mà không ít tờ báo đã lên tiếng.
Đó là những kẻ làm băng hoại đạo đức xã hội, đảo lộn những giá trị trắng- đen. Những kẻ rước những dự án bức tử biển, biến đất nước thành bãi rác thải công nghiệp, khiến người dân phải rời bỏ quê hương, loay hoay tìm kế sinh nhai. Những kẻ tiếp tay cho người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, đe dọa an ninh, chủ quyền lãnh thổ, nếu không có sự phát hiện và quyết liệt ngăn chặn của dư luận xã hội, của nhà nước. Những kẻ tham nhũng, cấu kết nhau vì lợi ích nhóm, làm cho quốc gia chậm phát triển, và khó phát triển.
Trước những nhóm lợi ích, những đích thị Việt gian ấy, nhưng sự ngăn chặn, xử lý lại quá yếu ớt, dường như “botay.com”, người dân Việt có còn niềm tin không? Và như vậy, nước Việt có hạnh phúc không?
Câu hỏi cũng chính là câu trả lời: Còn những kẻ tham nhũng, những bọn lợi ích nhóm, đích thị Việt gian ấy, nước Việt không bao giờ có hạnh phúc!
Kỳ Duyên
BÀN VỀ NIỀM TIN
NGÔ THẾ BÍNH/ ngothebinh’s blog 1/8/2016
Trong cuộc sống con người luôn luôn nhắc đến hai từ ‘niềm tin’. Nếu “gõ” Google thì với hai từ này có thể cho ra 14.100.000 kết quả trong vòng 0,44 giây. Có bao giờ Bạn đặt các câu hỏi: niềm tin là gì ? có bao nhiêu loại niềm tin? niềm tin có vai trò gì trong cuộc sống ? Niềm tin có đo được không ? v.v… Tôi cũng tự đặt các câu hỏi này cho chính mình và trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra câu trả lời, mong được chia sẻ, đồng thời góp lời với nhà báo Kỳ Duyên trong bài trên.
Niềm tin là gì? Niềm tin là sự khẳng định hay phủ định một phán đoán nào đó được trong suy nghĩ của con người.
Vì đây là định nghĩa khá ngắn gọn nên xin có vài giải thích:
- ‘Niềm tin’ trong tiếng Việt còn được gọi là ‘Lòng tin’. Trong tiếng Hán-Việt từ tương đương là “Tín Tâm” (信心); còn trong tiếng Anh có từ tương đương là: belief/ believer.
- ‘Phán đoán’ (判斷)- là thuật ngữ triết học biểu thị hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng trong đó con người đưa ra nhận thức về mối liên hệ giữa các hiện tượng, sự vật khách quan. Ví dụ: chanh có vị chua; mọi kim loại đều có tính dẫn điện; Trời có mắt nên kẻ xấu luôn luôn bị trừng phạt; học thuyết X luôn luôn đúng; anh Y là người bạn trung thực; tôi có thể làm được công việc Z; v.v…Phán đoán có cấu trúc ngôn ngữ là một mệnh đề, tức là câu có chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ đầy đủ. Chủ ngữ đóng vai trò đối tượng của niềm tin. Vị ngữ và tân ngữ phản ánh nội dung của niềm tin. Phán đoán có thể đúng hoặc sai với bản chất (sự thật), được chứng minh, lý giải hay đơn giản chỉ là cảm nhận chủ quan, ‘nghe theo’ người khác.
- Niềm tin luôn luôn gắn với hoạt động tư duy cá nhân nhất định thông qua khẳng định hoặc phủ định một phán đoán nào đó. Niềm tin hình thành trong tư duy mỗi cá nhân, có quá trình, có quy luật, khó nhận biết qua hình thức biểu hiện bên ngoài. Niềm tin cũng biến đổi cùng với tư duy Khi chuyển từ khẳng định sang phủ định (hay ngược lại) một phán đoán nào đó có trước thì niềm tin biến mất.
Các loại niềm tin ?
Vì niềm tin gắn với mỗi con người, nên thế gian này có bao nhiêu người sẽ có ít nhất bấy nhiêu niềm tin! Nhưng để khái quát và hệ thống ta có thể chia các loại niềm tin theo các tiêu thức: giá trị thời gian, đối tượng, nội dung …
- Theo giá trị thời gian: có niềm tin vĩnh cửu (niềm tin sắt đá), niềm tin dài hạn (niềm tin chiến lược)- niềm tin ngắn hạn.
- Theo đối tượng: có niềm tin vào tổ chức (Quốc gia, Đảng phái, Chính Phủ, Đoàn, Hội, Công ty…), niềm tin vào cá nhân (lãnh tụ, thần thánh, người thân, bạn bè, bản thân…); niềm tin vào chủ thuyết, tôn giáo; niềm tin vào thể chế (pháp luật); niềm tin vào chất lượng hàng hóa dịch vụ; v.v...
-Theo tính xác thực: có niềm tin xác thực (có cơ sở khoa học và thực tiễn), niềm tin không xác thực (mê tín, hão huyền, mơ hồ, mù quáng, viển vông…)
Vai trò của niềm tin trong cuộc sống ?
Không phải niềm tin nào cũng có ý nghĩa, giá trị với cuộc sống của chủ thể niềm tin: nếu là niềm tin có tính xác thực sẽ có vai trò như mục tiêu, hy vọng, cách thức và động lực để đạt mục tiêu, nếu niềm tin không có tính xác thực sẽ trở thành vật cản hướng tới mục tiêu, có thể bị đối tượng gửi niềm tin lợi dụng hướng vào mục đích xấu xa của họ.
Đánh giá niềm tin?
Đó là đo lường và phân tích mức độ, xu hướng biến đổi niềm tin chung của nhiều đối tượng có ảnh hưởng đến thực thi và điều chỉnh quyết sách nào đó của cá nhân hay tổ chức nhất định. Chỉ tiêu thường dùng là chỉ số niềm tin. Ví dụ chỉ số niềm tin của người dân với tổng thống, chỉ số niềm tin của người dân với đảng cầm quyền, chỉ số niềm tin của khách hàng với sản phầm của một công ty v.v... Việc đánh giá niềm tin ở các quốc gia dân chủ thường được thực hiện bởi một tổ chức chuyên môn, gọi là Viện thăm dò dư luận. Yêu cầu chung của thăm dò dư luận trong đó có đánh giá niềm tin là độc lập và khách quan. Viện Gallup (Mỹ) là viện thăm dò dư luận tư nhân lớn nhất thế giới ra đời từ 1935, nổi tiếng vì tính khách quan và độc lập. Ở Nga cũng mới có viện thăm dò dư luận duy nhất, nhưng thường bị Tổng thống Putin cản trở, với quan điểm cho rằng đây là tổ chức chịu ảnh hưởng của ‘thế lực thù địch’.
Kết luận
- Niềm tin là sở hữu của riêng bạn. Niềm tin hình thành và mất đi có quá trình, có quy luật. Mất niềm tin không phải là chuyện xấu mà cần tìm hiểu vì sao mất niềm tin?
- Để khỏi đặt niềm tin ‘nhầm’ cần học cách nghi ngờ. Có khá nhiều lời khuyên từ các câu châm ngôn, chẳn hạn: ‘tốt gỗ hơn tốt nước sơn’; ‘nói không đi đôi với làm’; ‘Hãy nói bạn của anh là những ai, tôi sẽ hiểu anh là người thế nào’; …Tuy nhiên, đó là chuyện tin con người trong đời thường. Trong nghiên cứu khoa học không nên tin vào phán đoán nào nếu không có bằng chứng.
- Viện thăm dò dư luận rất cần cho chúng ta. Nhưng đây là hy vọng xa vời!
N.T.B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét