Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

20150529. QUỐC HỘI BÀN VỀ TIỀN LƯƠNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
LƯƠNG BỘ TRƯỞNG THẤP HAY CAO ?
Bài của pv THẾ DŨNG/ NLĐ 27/5/2015
Lương và phụ cấp công vụ của bộ trưởng chỉ có 14,4 triệu đồng. Bộ trưởng còn được nhà nước lo phương tiện, xăng xe đi lại và một số chi phí khác nên tiền lương hiện nay chỉ là phản ánh một phần
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hộiBộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết dù qua 3 lần điều chỉnh tăng lương nhưng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn rất thấp, chưa hợp lý, ngay cả lương bộ trưởng cũng thế.
Lương cơ sở thấp nên lương ngạch, bậc thấp theo
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, từ ngày 1-5-2011, mức lương tối thiểu chung thêm 13,7%, từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng; từ ngày 1-5-2012 tăng thêm 26,5%, từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng; từ ngày 1-7-2013 tăng thêm 9,5% (từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng/tháng). Tính chung cả 3 lần điều chỉnh, mức lương cơ sở tăng thêm 57,5%. Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống, từ ngày 1-1-2015 được tăng lương thêm 8% .
Cùng với điều chỉnh lương cơ sở là tăng chế độ phụ cấp công vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã với mức điều chỉnh tăng 10% từ ngày 1-5-2011 và từ 10% lên 25% từ ngày 1-5-2012. Bên cạnh đó, hệ số phụ cấp chức vụ đối với một số chức danh lãnh đạo như chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Hà Nội và TP HCM) cũng điều chỉnh tăng từ 1,25 lên 1,3...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Dù điều chỉnh tăng lương cùng các phụ cấp, chế độ nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, thang bảng lương hiện nay còn nhiều hạn chế. Mức lương cơ sở hiện hành 1.150.000 đồng/tháng thực hiện từ ngày 1-7-2013 mới đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2015 của khu vực doanh nghiệp. “Do mức lương cơ sở thấp nên lương tính theo ngạch, bậc, chức vụ thấp theo. Tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người vừa tốt nghiệp ĐH khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng cũng chỉ 14,4 triệu đồng/tháng. Với lương như vậy, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn” - Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nhận xét.
Vẫn sống được!
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng việc cải cách tiền lương đều phải tính tất cả các yếu tố và cả thang bảng lương từ người thấp nhất đến mức cao nhất, trong đó có bộ trưởng. “Nếu giả sử có bất cập về mức lương của bộ trưởng thì theo nguyên tắc cũng phải điều chỉnh toàn bộ thang bảng lương chứ không thể ưu tiên một nhóm nào” - ông Hiển nói.
Trong khi đó, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP HCM, đánh giá: “Thang bảng lương hiện nay quá bất cập, méo mó ngay cả đối với mức lương của bộ trưởng. Mức lương 14,4 triệu đồng/tháng của bộ trưởng là thấp, chưa tương xứng với vị trí, trách nhiệm mà họ đang nắm giữ. Vấn đề là lương thấp nhưng vì sao người ta vẫn sống được?...”.
Theo ông Trần Hoàng Ngân, mức lương cần gắn với hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng vị trí, kể cả bộ trưởng. Nếu mức lương thỏa đáng thì từng vị bộ trưởng sẽ yên tâm làm việc, có trách nhiệm hơn và đặc biệt thấy cống hiến của mình được ghi nhận. “Để mức lương của bộ trưởng hợp lý có thể áp theo mức bình quân GDP đầu người Việt Nam. Nếu GDP tăng thì lương lãnh đạo tăng, GDP giảm thì giảm. Không thể có chuyện người dân Thái Lan thu nhập bình quân 6.000 USD/năm mà Việt Nam chỉ hơn 2.000 USD/năm thì sao lương bộ trưởng mình bằng họ được” - ông Ngân hiến kế.
Chưa toàn diện
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi, nhất trí thang bảng lương bộ trưởng hiện nay nói riêng và toàn bộ thang bảng lương đang có “vấn đề”, do vậy cần phải điều chỉnh trên cơ sở tính đúng, tính đủ mức thu nhập thực sự. “Vì bộ trưởng còn được nhà nước lo phương tiện, xăng xe đi lại và một số chi phí khác nên tiền lương hiện nay chỉ là phản ánh một phần mà chưa toàn diện. Nếu tiền tệ hóa toàn bộ chi phí này thì mức lương bộ trưởng sẽ nâng lên và đời sống các vị cũng đỡ và công bằng hơn” - ông Lợi phân tích.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, hiện nay, do mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ còn thấp nên các cơ quan có thẩm quyền đã mở rộng đối tượng áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù ngành nghề. Chính việc làm này dẫn đến phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề.
Người đứng đầu ngành nội vụ cho biết sắp tới đây sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo lộ trình tiến tới bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương gắn với đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp với khả năng nền kinh tế; điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp phù hợp tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tối thiểu của người lao động. Đặc biệt là nghiên cứu, từng bước mở rộng quan hệ lương thấp nhất - trung bình - tối đa cho phù hợp với quan hệ thị trường; trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống thang, bậc lương và các chế độ phụ cấp…
Cải cách tiền lương giai đoạn 2016-2020
Bộ Tài chính đang xây dựng khung cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 để trình Chính phủ xem xét tổng hợp trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10. Trong đó, sẽ tính toán cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, chi trả nợ và khả năng bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho cải cách tiền lương giai đoạn 2016-2020.
Trong khi đó, Chính phủ giao Bộ Nội vụ tính toán cải cách toàn bộ thang bảng lương. Ủy ban Cải cách chính sách tiền lương nhà nước cũng đã họp và xem xét, nếu từ nay đến cuối năm, nguồn thu tăng trưởng đạt được tốc độ như quý I thì chắc chắn sẽ xem xét để điều chỉnh lộ trình tăng lương cơ sở. Lộ trình từ nay đến năm 2020, lương cơ sở phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của công chức, viên chức.
Thế Dũng

THU NHẬP BỘ TRƯỞNG KHÁC LƯƠNG 15 TRIỆU

Bài của pv THU HẰNG/ VNN 28/5/2015


lương, Nguyễn Thị Khá, bộ trưởng, thuế thu nhập
ĐB Nguyễn Thị Khá. Ảnh: Minh Thăng

- "Lương bộ trưởng chưa đến 15 triệu đồng/tháng là chưa phù hợp nhưng tổng thu nhập của bộ trưởng khác với lương, điều này không văn bản nào quy định" - ĐB Nguyễn Thị Khá, ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội nói.
ĐB Nguyễn Thị Khá trao đổi với báo chí chuyện lương bổng của cán bộ, công chức, cũng như mức lương chưa tới 15 triệu đồng/tháng của các bộ trưởng.
Thuế lương thì thấp
Bà thấy lương Bộ trưởng hơn 14 triệu đồng/tháng có phù hợp?
Nếu nói phù hợp chưa cũng rất khó, vì phải tính trên cơ sở, tiêu chí trong điều kiện mức lương cán bộ, công chức nói chung. Còn phù hợp hay chưa thì chưa phù hợp. Không chỉ chưa phù hợp với riêng cá nhân bộ trưởng nào mà là chưa phù hợp với tổng thể khung lương chung hiện nay.
Nếu chưa phù hợp với người này thì cũng chưa phù hợp với người khác vì tất cả đều nằm trong mức khung chung cán bộ viên chức, công chức… Cho nên, nếu chưa cải cách, chỉ sửa một cách chắp vá thì còn nhiều bất cập.
Nói lương là thế nhưng tổng thu nhập của bộ trưởng khác với lương, cái này thì không văn bản nào quy định. Có thể họ có lĩnh vực khác đầu tư, hoặc sự viện trợ nào đó mình không tính được.
Chính vì thu nhập của lãnh đạo không rõ nên thuế thu nhập của chủ tịch tỉnh, bộ trưởng dựa vào lương thì rất thấp?
Thuế thu nhập cá nhân hiện chỉ tính trên mức lương chứ chưa tính trên thu nhập, nếu vượt phần thu nhập nào thì sẽ phải đóng thuế. 
Nếu nói tới tổng thu nhập thì không ai có thể biết hết được vì cái này dù có quy định kê khai nhưng giờ lại phụ thuộc vào tự giác là nhiều. 
Giám sát sự kê khai hiện nay rất khó, dù chúng ta có đặt ra vấn đề giám sát. Chỉ khi phát sinh trường hợp nghi ngờ mới giám sát chứ không phải tất cả.
Chưa có khả năng tăng lương
Thưa bà, ngân sách 2014 vượt thu 80.000 tỷ, tại sao Chính phủ vẫn chưa tính tới việc tăng lương cho công viên chức đã bị hoãn tăng lương 2 năm qua?
Chính phủ thấy nhu cầu bức xúc nhất của xã hội là gì thì trình QH bổ sung. Hiện nay vấn đề bức xúc nhất của xã hội là gì, liên quan tới nhiều người thì mới có thể tính toán dùng phần vượt thu ngân sách đó để cân nhắc chi. Còn chuyện bổ sung tăng lương hiện nay tôi nghĩ chưa có khả năng.
Nhưng thực tế hiện nay lương của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức quá thấp không đủ sống?
Đúng vậy. Việc tăng lương nhỏ giọt thời gian qua đúng là chưa đảm bảo sự yên tâm cho người lao động, người làm công ăn lương. Ví dụ, nâng lương cho người nghỉ hưu và lương thấp dưới 2,34 thêm 8% từ 1/1/2015 vừa rồi, tôi cũng thấy có điều chưa thỏa đáng.
Người về hưu không phải đối tượng nào cũng lĩnh lương hưu thấp, mà những người về hưu trước năm 1995 thì quả là thấp thật. Vì mỗi người có trường hợp khó khăn khác nhau, thu nhập của mỗi người theo mức lương cũng do quá trình đóng góp, cống hiến ở mức độ nào.
Lương hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống người lao động nên họ phải chạy vạy, làm thêm những việc khác nên cũng dễ nảy sinh tiêu cực.
Tốn bao năm đèn sách, lương vẫn thấp
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa chỉ đạo Bộ Nội vụ và các bộ liên quan nghiên cứu để có thể tăng lương cho viên chức, công chức thời gian tới. Vậy theo bà với điều kiện hiện nay, mức tăng thêm bao nhiêu sẽ là hợp lý?
Việc tăng bao nhiêu để đáp ứng cuộc sống tối thiểu phải dựa trên 2 yếu tố: chênh lệch giá ngoài thị trường, ngân sách có hay không. Nhu cầu hiện nay giá cả biến động, chênh lệch, việc tăng 10-20% cũng chỉ là mức tăng trước mắt, còn nói đáp ứng được cuộc sống hay chưa thì tôi cho rằng vẫn chưa.
Lâu dài vẫn phải là cải cách chế độ tiền lương, bằng khảo sát, đánh giá lại tổng thể thu nhập hiện nay, mức lương tối thiểu của người mới tham gia thị tường lao động, người mới tốt nghiệp ra trường. Hiện mức lương của người tốt nghiệp đại học, tốn bao năm đèn sách, rất thấp.
Tôi nghĩ, nhiều khi mình chưa tính toán khảo sát, đánh giá cho kỹ cách đóng góp, cống hiến của một người lương thế nào cho phù hợp chứ không phải ra trường là đồng loạt bằng nhau. Ví dụ sinh viên tốt nghiệp đại học 4,5 năm ra trường lĩnh lương khởi điểm cũng bằng người học 6,7 năm. Như thế không hợp lý, không công bằng.
Thu Hằng ghi
Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?
Lương bộ trưởng chưa đến 15 triệu đồng
'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'
Tổng bí thư: Bộ máy đúng là cồng kềnh
'Bộ máy cồng kềnh dân è cổ nuôi'
'CPI đang ổn, tăng lương quá đổ dầu vào lửa'
‘Lương thứ trưởng hơn chục triệu, chi xe công gấp ba’
Chưa thể trình Trung ương cải cách lương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét