ĐIỂM BÁO MẠNG
- Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’? (BBC 3-5-15)-Mười Hương - Người thầy, người bạn của điệp viên (QĐND 2-5-15) An ninh T4 - bản hùng ca còn mãi (CATP 4-5-15)-Trí thức Nam bộ góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 (VHNA 1-5-15) -- Nhiều tên tuổi quen thuộc- Hậu phương và quân đội thời kỳ chống Mỹ, mấy kinh nghiệm cho hiện tại (VHNA 3-5-15) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành: Nếu cha tôi là người độc đoán... (ANTG 3-5-15)-Hòa giải, những bàn tay gỗ (BVN 4/5/2015) - Cánh Cò- "Hành trình đến tự do", một đạo luật hoàn toàn sai trái (ND 4-5-15)
- 2014 : Năm đen tối của Tự do báo chí trên thế giới (BVN 5/5/2015)-Không nhân quyền, không TPP! (BVN 5/5/2015)-Phạm Chí Dũng-
- Trung Quốc đánh bóng cho “đường lưỡi bò” (TT 4-5-15)-20 tỷ USD từ Trung Quốc vào Việt Nam đi đâu mất? (VNN 5/5/2015)-Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”? (NCQT 4-5-15)
Những sai lầm trong dự án sân bay Long Thành (RFA 4-5-15) -Bài phát biểu của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị của BCH Trung Ương (ND 4-5-15) -Dự án sân bay Long Thành là 1 trong 4 vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Đảng? Từ vụ nhiệt điện Vĩnh Tân 2: Cảnh báo những quả bom nổ chậm khắp Việt Nam! (BVN 5/5/2015)-Nguyễn Đăng Anh Thi
- Nụ cười công chức hay nụ cười của… sếp? (TVN 5/5/2015)-Sở Nội vụ sẵn sàng đối thoại với người trượt công chức (VNN 5/5/2015)- Công tác nhân sự quan hệ vận mệnh Đảng (VNN 5/5/2015)-Trung ương bàn công tác nhân sự khóa tới (VNN 5/5/2015)
- Toàn "người giời" cả! (ANTG 4-5-15)-Báo An Ninh Thế Giới phê phán Ngọc Trinh
- Ông chủ Phố Bolsa TV: "Nhiều người nói tôi đang đi giữa hai làn đạn" (infonet 4-5-15)
- Gặp người tạo “Hào khí đất võ” gây sốt YouTube (TT 4-5-15) -- P/v con trai thứ của Nguyễn Tấn Dũng
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Phía bạn Nepal khuyên trở về (ĐV 4-5-15) - "khuyên trở về" hay "đuổi về"? Bài học từ bức ảnh ‘tự sướng’ trước thảm hoạ của thành viên hội Chữ Thập Đỏ (NĐT 4-5-15)
- Người Việt ồn ào và cách người Nhật dạy trẻ (TVN 5/5/2015)
- Giới thiệu sách mới: "Y học thực chứng" (tuan's blog 4/5/2015) - GS Nguyễn Văn Tuấn
- TS Nguyễn Thành Như: Sextoy có từ cả ngàn năm trước (infonet 3-5-15)
- Với khán giả trẻ: Xin đừng mắc bệnh “giáo điều" (ND 4-5-15)
- Trường học không có nhà vệ sinh (TT 4-5-15) -
- Lừa đảo bán bằng giả (TT 3-5-15)
- Ta già địch cũng già rồi... (NNVN 30-4-15) -- Anh Ngọc và Nguyễn Bắc Sơn
20 TỶ USD TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM ĐI ĐÂU MẤT ?
Bài của PHẠM HUYỀN/ Vef 5/5/2015
- Năm 2014, Việt Nam công bố nhập khẩu từ Trung Quốc 43,9 tỷ USD nhưng phía Trung Quốc lại thống kê có 63,8 tỷ USD nhập khẩu vào Việt Nam. Vậy, gần 20 tỷ USD đi đâu?
Chênh lệch cán cân xuất – nhập
Mỗi năm công bố số liệu xuất nhập khẩu từ Trung Quốc là mỗi lần, cho thấy mức độ nhập siêu của Việt Nam ngày một lớn.
Năm 2014, con số được đưa ra là 28,9 tỷ USD. Năm 2013, con số là 23,7 tỷ USD, năm 2012 là 16,4 tỷ USD, năm 2010 là 12,4 tỷ USD... Tình trạng thậm hụt trong quan hệ thương mại với Trung Quốc đã kéo dài 14 năm, kể từ năm 2001.
Tuy nhiên, nguồn thông tin từ Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, Việt Nam phải là nhập siêu tới 43,8 tỷ USD vào năm 2014, tăng thêm 20 tỷ USD so với số liệu chính thức của ta.
Đây là con số kỷ lục, bởi nó đã gấp 2,5 lần so với 2 năm trước, thay vì chỉ tăng thêm 77% theo công bố của Tổng Cục Thống kê Việt Nam.
Như vậy, nếu chúng ta đã nhập khẩu tới 63,8 tỷ USD như nước bạn cho biết thì năm qua, hàng hoá Trung Quốc đã chiếm tới 43% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chứ không phải chỉ là 29% như số liệu chính thức, tăng 11%.
Việt Nam xuất sang Trung Quốc nông sản là chủ yếu
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế cho biết, gần 10 năm nay, số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa hai nước luôn luôn vênh như vậy. Con số Việt Nam đưa ra cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều thấp hơn rất nhiều so với thống kê của Trung Quốc. Nhưng chưa năm nào, độ vênh về nhập khẩu lại lớn như năm 2014.Trong khi đó, hiệu chỉnh lại số liệu theo nguồn thông tin nước bạn thì xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng thêm 3% so với dữ liệu chính thức.
Năm 2010, chúng ta lệch mất 4 tỷ USD, các năm trước nữa, đa phần chỉ lệch 1-2 tỷ USD.
Vậy, con số nào đáng tin hơn? Và 20 tỷ USD chênh lệch nếu có đi đâu?
Chia sẻ với PV Vietnamnet, GS Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài nói: "Mấy chục tỷ USD đó có thể do sự khác biệt về cách thức thông kê, nhưng chứng tỏ, hàng lậu Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều!"
Chật vật cạnh tranh, chống nhập lậu
Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong một báo cáo về vấn đề này cho hay, Trung Quốc cũng chiếm tới 24% tổng thương mại của Hàn Quốc và 40% tổng thương mại của Đài Loan. Nhưng đây là hai nền kinh tế có năng lực cạnh tranh mạnh nên họ không quan ngại về chuyện phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc.
Biểu đồ chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu của hai nước (Nguồn: Viện Kinh tế Việt Nam)
Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp, nên chắc chắn, mức độ ảnh hưởng từ một thị trường chiếm tới 20% thương mại (theo con số chính thức) sẽ lớn hơn.
Trong, 14 năm qua, việc tìm cách giảm bớt mức độ nhập siêu từ Trung Quốc dường như bất khả thi.
Nhìn từ nội tại cơ cấu kinh tế hiện nay, sẽ thật khó mà cân đối thương mại với Trung Quốc khi chúng ta mang dưa hấu, thanh long, gạo, sắn, cao su để "đấu" với sắt thép, máy móc, công nghệ và nguyên phụ liệu cơ bản. Bao nhiêu năm nay, cơ cấu xuất nhập khẩu này không thay đổi.
Riêng về câu chuyện dôi dư nhập siêu, Trung tâm WTO khẳng định đó là dấu hiệu của tình trạng xuất nhập lậu ngày càng phổ biến, phức tạp.
Việt Nam có 62 cửa khẩu biên giới, trong đó, 29 cửa khẩu với Trung Quốc tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài ra, ta còn có trên 43 cửa khẩu phụ, trên 160 đường mòn, lối mở và 30% là giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc kiểm soát thương mai xuất nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu chính-phụ này là một thách thức lớn cho cơ quan quản lý.
Nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế được Trung tâm WTO tham vấn đã thống nhất nhận định rằng, tình trạng buôn lậu như vậy đã công khai kéo dài, tạo điều kiện gia tăng thói quen tham nhũng vặt, trong khi việc kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam lại quá lỏng lẻo. Ngân sách thất thu thuế, sản xuất trong nước bị đổ vỡ, doanh nghiệp chân chính không thể cạnh tranh nổi.
Đó là lý do mà nhiệm vụ chống nhập lậu được Trung tâm WTO đưa ra như giải pháp cấp bách đầu tiên nhằm chống nhập siêu từ Trung Quốc.
Cùng đó, Trung tâm đề nghị Chính phủ cần xem xét lại chính sách xuất nhập khẩu tiểu ngạch, tiến tới, xoá bỏ hoàn toàn để chỉ áp dụng cơ chế thông thường. Bởi lẽ, mục tiêu ban đầu là để tạo thuận lợi cho mua bán hàng hoá nhỏ giữa cư dân hai bên biên giới đã không đạt được mà bị biến tướng, lạm dụng thành cơ chế trốn thuế của thương nhân hai nước.
Ngoài ra, Chính phủ cũng phải kiểm soát các hoạt động nhà thầu Trung Quốc, đồng thời, thực hiện hiệu quả hơn hệ thống giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở 3 nhóm ngành đang phụ thuộc nhất là dệt may, nông sản, khoáng sản nguyên liệu thô.
Phạm Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét