ĐIỂM BÁO MẠNG
- Vị tướng huyền thoại trong ký ức nhà báo lẫy lừng (QĐND 6-5-15) -- Peter Arnett nhớ về Võ Nguyên Giáp-Vị giám đốc Công an TP.HCM những năm đầu đất nước thống nhất (CATP 7-5-15) -- Nguyễn Thị Ngọc Hải viết về Mai Chí Thọ-Anh Phạm Hùng trong ký ức tôi (CATP 5-5-15)
- Bác Trọng hãy vượt lên chính mình như Bác Năm (BVN 8/5/2015)-Vũ Cao Đàm-Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ (BVN 8/5/2015)- Nguyễn Hùng BBC tiếng Việt, Washington DC
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói gì về biển Đông, TQ? (TVN 8/5/2015)
- Nhận định của Dân biểu Mỹ về Nhân quyền Việt Nam (BVN 8/5/2015)-Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok-Hoa Kỳ – Việt Nam đối thoại nhân quyền lần thứ 19 (BVN 8/5/2015)
- VN: Sân golf và quyền lực quân đội (BBC 7-5-15) -- Liên quan đến dự án sân bay Long Thành
- Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó (BVN 7/5/2015)-Cao Huy Huân (blog)-NỖI BỨC XÚC CỦA MỘT NGHỆ SĨ TÂM HUYẾT VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI (BVN 8/5/2015)-Nguyễn Đông Phong
- Không để lọt vào TƯ người xu nịnh, chạy chọt, mị dân (VNN 7-5-15) - Nhân sự lãnh đạo và nền Độc lập Dân tộc (BVB 8/5/2015)- Nguyễn Ngọc Can
- Nới tỷ giá thêm 1%: Không điều chỉnh, rủi ro cho kinh tế sẽ rất lớn (infonet 7-5-15) -- P/v TS Nguyễn Trí Hiếu -- Biện pháp điều chỉnh tỷ giá được đánh giá cao (TBKTSG 7-5-15)
- Vì sao ngân sách phải vay dự trữ ngoại hối? (TT 7-5-15)
- Công nghiệp ôtô Tiến thoái lưỡng nan (ĐĐK 4-5-15)-Ôtô made in Việt Nam: Chiều ông lớn, phá cam kết WTO? (VNN 8/5/2015)
- Danh ngôn? (tuan's blog 6/5/2015)- GS Nguyễn Văn Tuấn-Phân tích đặc điểm các phát ngôn của giới lãnh đạo (tuan's blog 7/5/2015)- GS Nguyễn Văn Tuấn
- 'Không phải cứ tốt nghiệp nước ngoài mới giỏi' (VNN 7-5-17)- Công chức toàn xuất sắc, tinh giản 'ra 2 vào 1' bỏ ai?(VNN 8/5/2015) -Học giả Nguyễn Đổng Chi: “Andersen của Việt Nam” (TTVH 7-5-15)
- Bị con dâu hotgirl 'tố', đại gia Diệu Hiền bẽ bàng (VNN 6-5-15) -
NỚI TỶ GIÁ THÊM 1% GIÚP TRÁNH RỦI RO CHO NỀN KINH TẾ
Bài của pv NGUYỄN HOÀI / Infonet 7/5/2015
Tỏ ra khá bất ngờ với động thái nới tỷ giá thêm 1% của NHNN, song TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, bước đi “làm nguội” thị trường là cần thiết, bởi nếu không rủi ro cho nền kinh tế là rất lớn.
Sáng 7/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ điều chỉnh tỷ giá với biên độ tăng thêm 1%. Sau vài phiên giao dịch các ngân hàng thương mại tăng giá bán đồng USD lên kịch trần.
Infonet đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng - ngay sau động thái được cho là khá mạnh tay để ổn định thị trường ngoại hối của cơ quan điều hành.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng: Giải pháp "làm nguội" thị trường của NHNN là cần thiết trong lúc này, vì nếu không rủi ro từ việc tỷ giá tăng "nóng" với nền kinh tế là rất lớn
Tôi khá bất ngờ về động thái này của NHNN, vì chỉ cách đây vài ngày thôi NHNN vẫn kiên định mục tiêu điều hành sẽ điều chỉnh không quá 2% tỷ giá trong năm 2015 và có vẻ kiên quyết không điều chỉnh tỷ giá trong lúc này. Nhưng với động thái nới thêm biên độ 1% vào ngày 7/5 thì đồng nghĩa “room” điều chỉnh 2% đã hết.Ông có bất ngờ trước động thái nới biên độ tỷ giá thêm 1% của NHNN nhằm bình ổn lại thị trường ngoại tệ sau vài ngày "dậy sóng" vừa qua?
Hơn nữa, mức điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN còn hơn cả mức các chuyên gia và cả bản thân tôi đề xuất, chỉ cần điều chỉnh thêm 0,5% trong lúc này. Dù bất ngờ song tôi cũng hoan nghênh quyết định kịp thời mà NHNN đưa ra, vì nếu không hệ lụy đối với nền kinh tế sẽ rất lớn.
Ông vừa đề cập tới chuyện nếu NHNN không kịp thời ra tay điều chỉnh tỷ giá lúc này sẽ là rủi ro lớn cho nền kinh tế. Vậy cụ thể hệ lụy đó là gì, thưa ông?
Thứ nhất, nếu không điều chỉnh tỷ giá lúc này NHNN sẽ phải “gánh” chi phí cơ hội rất lớn khi các NHTM, nhà đầu cơ mua gom USD giá rẻ tại NHNN rồi đem ra thị trường tự do bán với giá cao để hưởng chênh lệch. Như vậy, giới đầu cơ sẽ trục lợi, “ăn trên lưng” của NHNN.
Nếu không điều chỉnh, giá đồng bạc xanh sẽ ngày càng tăng trên thị trường tự do và như thế cơ quan quản lý sẽ càng thiệt hại. Trong khi ở chiều ngược lại, NHNN cũng cần bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối. Nếu vẫn giữ giá đồng USD thấp thì chẳng ai dại gì bán cho NHNN, mà sẽ chạy ra ngoài thị trường tự do bán với giá cao hơn để được lời lớn hơn.
Do đó, đây là tình huống bắt buộc mà NHNN phải làm trong lúc này, vừa để bình ổn thị trường, trấn an tâm lý, vừa giúp NHNN mua được ngoại tệ để bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối.
Còn về phía kinh tế vĩ mô, việc tăng thêm tỷ giá sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu tăng lên. Cùng với đó, nợ công của Việt Nam tính bằng VND cũng sẽ tăng và ảnh hưởng phần nào tới niềm tin của dân chúng vào tiền đồng. Ngoài ra, tăng tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất hiện nay. Chưa kể, việc điều chỉnh tỷ giá cũng sẽ tác động tới lạm phát, vì theo tính toán tỷ giá điều chỉnh thêm 1% thì sẽ khiến lạm phát tăng 0,2%.
Điều nhiều doanh nghiệp lâu nay trông chờ là lãi suất cho vay sẽ giảm thêm. Tuy nhiên, như ông vừa nói tăng tỷ giá sẽ ảnh hưởng tới lãi suất. Cụ thể, mức độ ảnh hưởng sẽ ra sao?
Hiện, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi bằng VND và USD khoảng đâu đó trên 5%, song tỷ giá tăng mạnh thì người gửi tiền sẽ có khuynh hướng rút tiền đồng, đổi sang USD để gửi ngân hàng. Do đó, để tránh “mất máu” trên kỳ hạn tiền gửi bằng VND, các ngân hàng sẽ phải cân nhắc tăng lãi suất tiền đồng để giữ chân khách hàng. Như vậy, khi lãi suất đầu vào tăng thì lãi suất đầu ra sẽ tăng theo.
Do đó, động thái điều chỉnh tỷ giá thêm 1% của NHNN có thể sẽ ảnh hưởng tới lãi suất, song đây cũng chỉ là giả định sẽ xảy ra trong dài hạn.
Mấy ngày qua, các ngân hàng thương mại đều đã "căng" tỷ giá lên mức rất cao, 21.673 đồng/USD
Đúng vậy, hiện mới là giữa năm 2015 nhưng tổng cộng qua 2 lần điều chỉnh tăng tỷ giá từ đầu năm tới nay, thì mức điều chỉnh đã là 2% - bằng với mức mà NHNN cam kết. Đáng lý, NHNN không nên cam kết “cứng”, vì tình hình tiền tệ thế giới biến động rất lớn, mà chỉ nên đưa ra định hướng điều hành. Bởi khi đưa ra chỉ tiêu cam kết như “viết vào đá” rồi lại không thực hiện được, thì người dân lại cảm thấy thất vọng, mất niềm tin…Cùng với việc nới room tỷ giá thêm 1% vào ngày 7/5, đồng nghĩa “lời hứa” sẽ điều chỉnh tỷ giá không quá 2% trong năm nay của Thống đốc NHNN đã bị phá vỡ?
Liệu từ nay tới cuối năm có còn tái diễn cảnh tỷ giá “sốt nóng” như thời gian qua, thưa ông?
Từ nay tới cuối năm, tôi cho rằng, tỷ giá sẽ còn biến động vì kinh tế trong nước phục hồi, chúng ta sẽ cần phải nhập khẩu nhiều hơn, nhu cầu ngoại tệ vì thế sẽ tăng. Chưa kể đồng đô la Mỹ sẽ ngày càng tăng giá trên thị trường tiền tệ thế giới, nhất là nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất USD vào giữa năm nay.
Một yếu tố nữa cũng sẽ gây áp lực cho tỷ giá, là nhu cầu cần ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam để trả nợ nước ngoài qua 2 động thái gần đây: phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và đề xuất vay ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối của NHNN.
Nhưng ít nhất trong lúc này động thái “làm nguội” tỷ giá của NHNN để thị trường quân bình trở lại là cần thiết, hợp lý.
(TBKTSG Online) - Quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ thêm 1% so với đồng đô la Mỹ của Ngân hàng Nhà nước vào sáng nay, 7-5, được một số tổ chức tài chính đánh giá cao, cho là phù hợp với diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giữa các ý kiến chuyên gia về việc liệu đồng nội tệ có mất giá thêm nữa từ đây đến cuối năm hay không.
Việc điều chỉnh tỷ giá hôm nay không đáng ngạc nhiên, theo nhận định của các chuyên gia phân tích vĩ mô của Ngân hàng ANZ trong báo cáo nhanh đưa ra hôm nay (7-5) về động thái giảm giá tiền đồng thêm 1% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Thực tế, theo ANZ, tỷ giá đã được giao dịch bám sát trần biên độ từ đầu tuần, áp lực đối với tiền đồng lớn nhất đã bắt nguồn từ sự suy giảm trong cán cân thương mại, mặc dù dòng vốn FDI vẫn chảy vào mạnh mẽ.
Việc điều chỉnh tỷ giá lần thứ hai trong năm với mức 1% làm tỷ giá tham chiếu chính thức tăng lên 21.673 đồng/đô la Mỹ, và với biên độ giao dịch +/- 1%, phạm vi mới của tỷ giá sẽ là 21,458-21,890 đồng/đô la Mỹ.
Theo quan điểm của ANZ, sự điều chỉnh tiền đồng lần này sẽ giúp cân bằng hơn cho các tài khoản thương mại và bảo vệ tiền đồng trong sự tương quan với các đồng tiền khác trên thị trường. Tiền đồng vẫn giao dịch phù hợp với các loại tiền tệ khu vực Đông Nam Á khác. Dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được cải thiện, hiện khoảng 35 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 2,5 tháng nhập khẩu, song mức này vẫn dưới mức khuyến cáo trung bình từ 3-4 tháng.
Trong khi đó, bình luận về việc điều chỉnh tỷ giá lần này, khối nghiên cứu kinh tế của ngân hàng HSBC cho rằng cặp tỷ giá đồng/đô la Mỹ đã được giao dịch kịch trần cho thấy nhu cầu đô la Mỹ duy trì tương đối mạnh trong một vài tháng qua.
Tuy nhiên, HSBC cho rằng động thái này đã diễn ra sớm hơn dự báo, vì "chưa có một sự suy giảm nền tảng đáng kể nào buộc NHNN phải giảm giá tiền đồng trong ngày hôm nay." Nhưng, theo HSBC, có thể NHNN đã tận dụng cơ hội từ việc điều chỉnh đô la Mỹ rộng khắp và lạm phát trong nước thấp để điều chỉnh tiền đồng một chút.
Theo đánh giá của HSBC, việc thay đổi tỷ giá tham chiếu lần này được xem là một biện pháp chủ động nhằm giúp thu hẹp thâm hụt thương mại (hiện đã lên 3,3 tỉ đô la Mỹ từ đầu năm đến nay, con số chưa từng thấy kể từ năm 2011) và kìm hãm suy thoái nhẹ trong cán cân thanh toán của Việt Nam. NHNN đã mất một phần dự trữ ngoại tệ gần đây để đáp ứng nhu cầu đô la Mỹ tăng cao trong nước do nhập khẩu hàng hoá tăng cao, và sự chảy vốn ra khỏi thị trường Việt Nam.
Một báo cáo nhanh của Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI nhận định một động thái khác đã châm mồi cho hành động này là việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa mua 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5-10 năm của Bộ Tài chính.
“Chúng tôi không loại trừ khả năng một hành động tương tự từ các ngân hàng thương mại khác sau này. Không có thông tin về mục đích sử dụng số tiền của Bộ Tài chính nhưng chúng tôi cũng nhận thức được các kế hoạch trả nợ nước ngoài trong năm 2015 (khoảng 3 tỉ đô la Mỹ) của Việt Nam vẫn tiếp tục cùng với nhu cầu lớn của ngân sách cần tiền cho phát triển và chi tiêu cơ sở hạ tầng”, báo cáo này viết.
Đánh giá về tác động của việc điều chỉnh tỷ giá, SSI cho rằng điều này là một tin tốt cho các nhà xuất khẩu, những người đang bị thiệt thòi khi đồng tiền của các nước khác đã ở trong xu hướng giảm giá liên tục thời gian qua.
Liệu có còn điều chỉnh thêm?
HSBC cho rằng, sau động thái tăng tỷ giá 1% trong ngày hôm nay của NHNN, từ nay tiền đồng sẽ không suy yếu mạnh và tỷ giá đến cuối năm nay sẽ ở mức 21.750 đồng/đô la Mỹ (tăng khoảng 0,35% trên mức trung điểm mới).
“Chúng tôi cho rằng sẽ không có thêm thay đổi chính sách nào nữa từ NHNN trong năm nay,” HSBC nhận định.
Với chu kỳ tín dụng tốt, lạm phát thấp và lãi suất thực cao hơn, chính sách quản lý ngoại hối sẽ trở nên linh động hơn trong các thời điểm có nhu cầu đô la Mỹ cao. Mặc dù NHNN đã sử dụng một phần dự trữ ngoại tệ của mình nhưng họ vẫn còn ở vị thế tốt trên phương diện ngoại hối so với một số thời điểm trước đây. Điều này đảm bảo cặp tỷ giá đô la Mỹ/đồng sẽ không có sự thay đổi cao quá mức nào trong một vài tháng tới, theo HSBC.
Trước đó, Thống đốc NHNN đã cho biết mục tiêu điều hành tỷ giá sẽ cho phép đồng nội tệ giảm giá 2% trong năm 2015, nghĩa là đợt điều chỉnh lần này là đợt cuối sau đợt điều chỉnh tăng tỷ giá 1% vào đầu năm.
Tuy nhiên, ANZ lại cho rằng rất có thể tỷ giá sẽ được tiếp tục điều chỉnh trong những tháng tới.
"Chúng tôi duy trì dự báo tỷ giá ở mức 22.050 đồng/đô la Mỹ vào cuối năm nay, tức được điều chỉnh 3,1% trong cả năm và cao hơn so với mức 1,4% trong năm 2014," báo cáo của ANZ viết.
Theo ANZ, điều này có nghĩa về lâu dài, tỷ giá vẫn có thể được điều chỉnh nếu nó lại nhảy lên giao dịch tại mức trần một lần nữa.
Bối cảnh được dự báo tới đây là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED có thể xem xét tăng lãi suất đô la Mỹ trong nửa cuối của năm nay và thâm hụt thương mại của Việt Nam cần phải được giám sát chặt chẽ hơn trong đà nhập khẩu có thể tăng dần cùng với nhu cầu tiêu thụ.
Thị trường cũng đang quan sát liệu kỳ họp Quốc hội trong phiên toàn thể sắp tới khai mạc vào cuối tháng năm này có điều chỉnh kế hoạch năm 2015 bao gồm cả việc điều chỉnh giá đồng nội tệ hay không.
Sau khi NHNN thông báo điều chỉnh tỷ giá đồng/đô la Mỹ bình quân liên ngân hàng tăng thêm 1% từ ngày hôm nay, hàng loạt ngân hàng cũng đã điều chỉnh tỷ giá niêm yết lên mức 21.700 – 21.715 đồng/đô la Mỹ. Trong đó, tại Vietcombank, giá đô la Mỹ giao dịch tại quầy được niêm yết ở mức 21.700 đồng mua được 1 đô la Mỹ, và mua vào với mức 1 đô la Mỹ đổi được 21.640 đồng. Tại Eximbank, ACB, Techcombank, tỷ giá niêm yết ở mức 21.710 đồng/đô la Mỹ, và tại Vietinbank là 21.715 đồng/đô la Mỹ.
Đọc thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét