Thứ Tư, 6 tháng 3, 2024

20240307. 71 NĂM NGÀY CHẾT CỦA STALIN

  ĐIỂM BÁO MẠNG

NGÀY 6/3/1953 :  STALIN QUA ĐỜI
LÊ VĂN QUY/ FB 6-3-2024



Ngày này 71 năm trước Stalin qua đời. Trước đó 4 ngày ông bị té xuống khi đang ở trong phòng ngủ, đúng ra còn cứu được nhưng trùm tình báo khi đó Lavrentiy Beria không cho ai được tiết lộ tin này, và ngày hôm sau mới đưa bác sĩ tới khám cho Stalin. Nhưng lúc đó đã quá trễ. Ông hôn mê và hai ngày sau thì ch.ết
Stalin được coi là người đã gây ra cái ch.ết cho hơn 3 triệu người Ukraine (chết đói) trong thời kỳ ông cầm quyền.

Le Van Quy

https://www.facebook.com/levanquy?__cft__[0]=

71 NĂM NGÀY CHẾT CỦA STALIN
NGHIÊM SỸ CƯỜNG ST/ FB 6-3-2024


Joseph Vissarionovich Dzhugashvili, được gọi là Stalin từ năm 1913, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878 (theo dữ liệu khác - 21 tháng 12 năm 1879) tại thành phố Gori của Gruzia. Là con thứ tư của thợ đóng giày Vissarion Dzhugashvili và Ekaterina Geladze.
Stalin là một trong những người tổ chức cuộc đảo chính vũ trang Bolshevik, đi vào lịch sử với tên gọi Cách mạng Tháng Mười 7.11.1917.
Stalin là người đồng sáng lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), được thành lập ngày 30.12.1922 tại Đại hội Xô viết lần thứ nhất. Từ đó, Stalin giữ chức tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản. Những năm tiếp theo, Stalin lần lượt loại bỏ mọi đối thủ, để giành lấy quyền hành sau khi Lênin chết năm 1924, trong đó có: Leon Trotsky, Nikolai Bukharin, Alexei Rykov, Grigory Zinoviev và Lev Kamenev.
Stalin là người đầu tiên ở Liên Xô áp dụng chế độ độc tài toàn trị dựa trên khủng bố. Stalin có ba mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau: xây dựng một nền công nghiệp hùng mạnh, tập thể hóa nông nghiệp và đưa xã hội đến tình trạng toàn phục.
Năm 1928, Stalin bắt đầu đưa ra chương trình công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức, việc thực hiện chương trình này đã khiến hàng triệu người thiệt mạng vì đói, khủng bố và bị trục xuất. Những năm 1932-1933, trong nạn đói lớn ở Ukraine, có tới 6 triệu người bỏ mạng do chính sách tàn nhẫn của Liên Xô.
Những năm 1930 cũng là thời kỳ đàn áp và thanh trừng của chủ nghĩa độc tài Stalin, đặc biệt gia tăng vào năm 1937-1938, được gọi là thời kỳ Đại khủng bố.
Theo tài liệu của Liên Xô, hơn 1,5 triệu người đã bị bắt vào thời điểm đó, trong đó có khoảng 700.000 người bị bắn. Các phiên tòa xét xử trước tòa án sơ thẩm, thường kết thúc bằng án tử hình, hoặc bị đày suốt đời đến các trại lao động. Do tính nghi kỵ, Stalin đã thanh trừng các chỉ huy Hồng quân, kết án tử hình nhiều tướng lĩnh Liên Xô, trong đó có Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky vào năm 1937. Sự đàn áp cũng ảnh hưởng đến giới tăng lữ - theo lệnh của Stalin, khoảng 100.000 giáo sĩ đã bị sát hại.
Bộ máy an ninh (GPU, NKVD) đã được Stalin thâu tóm hoàn toàn vào tay mình. Tập trung quanh hắn ta là những người không ngần ngại, thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào, ngay cả những tội phạm kinh khủng nhất.
Trong số những nhân vật được Stalin yêu thích trong cơ cấu an ninh nhà nước, có Yezhov và cấp dưới của ông ta - những tên đồ tể của Đại khủng bố, đã nhấn chìm đất nước trong máu, gia tộc Beria - những tên tội phạm tinh vi không kiềm chế trước bất kỳ sự dã man nào.
Ba Lan cũng là nạn nhân của Stalin, theo một số ước tính, đến năm 1938, NKVD đã sát hại tới 140.000 người Ba Lan - công dân của nhà nước Xô Viết. Người Ba Lan cũng bị đàn áp sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Một ví dụ, đó là vụ thảm sát 22.000 người Ba Lan - phần lớn bắn vào gáy, tại khu rừng Katyn, mùa xuân năm 1940, chủ yếu là các sĩ quan Quân đội, các quan chức nhà nước và giới trí thức - tinh hoa của nhà nước Ba Lan.
Ngày 23 tháng 8 năm 1939, Stalin ký liên minh với Hitler, được gọi là Hiệp ước Ribbentrop-Molotov, dẫn đến việc xâm lược của Liên xô vào miền Đông Ba Lan, vào ngày 17 tháng 9 năm 1939, dẫn đến sự phân chia nước này thành hai phần của Đức và của Liên Xô. Liên minh với Đức quốc xã cũng cho phép Stalin sáp nhập Litva, Latvia và Estonia vào đế quốc Liên xô.
Sau khi Đức tấn công Liên Xô ngày 22.06.1941, Stalin nắm quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang - là Tư lệnh tối cao và Chính ủy Quốc phòng. Trong thời gian thế chiến 2, Stalin đã liên minh với Đồng minh phương Tây. Stalin đã tham gia các hội nghị ở Tehran, Yalta và Potsdam, trong đó Bộ ba lớn đã đưa ra một số thỏa thuận, liên quan đến hợp tác chiến lược, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, và các nguyên tắc trật tự chính trị trên thế giới, sau khi kết thúc chiến tranh. Một trong những hậu quả của chúng, là sự đồng ý của các Đồng minh phương Tây với Điện Kremlin, để Trung và Đông Âu nằm dưới sự bảo lãnh của đế chế độc tài toàn trị Liên Xô.


Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Stalin vẫn giữ toàn quyền độc trị ở Liên Xô, hạn chế vai trò của đảng và nhà nước đến mức tối thiểu. Stalin vẫn lấy khủng bố và đàn áp tàn nhẫn làm quốc sách, như trục xuất hàng loạt người Chechnya, Ingush và Tatar đến Siberia hẻo lánh và Kazakhstan.
Stalin, một trong những tên tội phạm lớn nhất thế kỷ 20, đã chết ngày 5 tháng 3 năm 1953 trong ngôi nhà nghỉ mát của hắn ta tại Kuntsevo - nay là một phần của thủ đô Nga hiện nay - vào lúc 21h50 giờ Mátxcơva. Nguyên nhân tử vong là do xuất huyết não.
Ngày Stalin qua đời đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa khủng bố cộng sản ở Liên Xô, thời kỳ đã cướp đi sinh mạng của 20 triệu người, trong đó 11 triệu người chết đói. Con số nạn nhân bị Liên Xô trục xuất, lưu đày, cưỡng bức trong các trại lao động rất khó xác định.
Và ngày nay, đồ tể Putin đang có nhã tâm phục hồi lại đế quốc Nga, với biên giới mà Stalin để lại.
NXB, 05.03.2024
Nguồn: fb Bich Nguyen X
https://www.facebook.com/share/p/fZqJaeVsuSBfNU1R/?mibextid=oFDknk

Nghiêm Sỹ Cường

https://www.facebook.com/Nghiemsycuong?__cft__[0]=AZU_-

BÀI THƠ CỦA TỐ HỮU: 'ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG'
NGÔ THẾ BÍNH ST/ FB 7-3-2024


Một bức tượng của Stalin "được" Hội đồng thành phố quê nhà Gori (Gruzia)đưa từ Quảng trường trung tâm về "cất" trong một nhà kho.


ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng 
Áo Ông trắng giữa mây hồng 
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười 
Xít-ta-lin! Xít-ta-lin! 

Yêu biết mấy, nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin!

Hôm qua loa gọi ngoài đồng 
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao 

Làng trên xóm dưới xôn xao 
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! 

Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi! 
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng 
Thương mình thương một, thương Ông thương mười 
Yêu con yêu nước yêu nòi 
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu! 

Ngày xưa khô héo quạnh hiu 
Có người mới có ít nhiều vui tươi 
Ngày xưa đói rách tơi bời 
Có người mới có được nồi cơm no 
Ngày xưa cùm kẹp dày vò 
Có người mới có tự do tháng ngày 
Ngày mai dân có ruộng cày 
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai 
Một vai ơn Bác một vai ơn Người 
Con còn bé dại con ơi 
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! 

Thương Ông mẹ nguyện trong lòng 
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con 
Ông dù đã khuất không còn 
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường 
Trên đường quê sáng tinh sương 
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng 

Ngàn tay trắng những băng tang 
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!

(5-1953)

NGUỒN:

TÂM SỰ Y GIÁO [https://ygiao.blogspot.com/?m=1]


Ngo The Binh  [https://www.facebook.com/ngo.thebinh.1]


CÁC BÌNH LUẬN TRONG NGUỒN:
  1. Tôi có đọc được một vài câu của bài này trên mạng, hôm nay được đọc cả bài trọn ven, xin cảm ơn tác giả.
    Bức ảnh tượng Stalin úp mặt trên cái lóp xe rất giá trị. Đây cũng là điều tất yếu cho những kẻ độc tài. Ngay cả quê hương cũng không thừa nhận!

    Trả lời
    Trả lời
    1. Nhận xét của bác rất sắc sảo, đến quê hương cũng không thừa nhận nhà độc tài, xếp tượng vào nhà kho thì không bình luận gì thêm được nữa. Cảm ơn bác.

  2. Yêu biết mấy khi con tập nói
    Tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin

    Đúng là XẠO HẾT CHỖ NÓI!!

    Trả lời
    Trả lời
    1. Ậy ậy, xin bác đừng nóng. Tuy nhiên phải thừa nhận bác có lý vì cái tình tiết trong câu thơ trên cực kỳ vô lý.

    2. Một tiếng nói lạc loài và vong bản nhất trong lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt

  3. Đây là câu nổi tiếng nhứt:

    Thương cha thương mẹ thương chồng
    Thương mình thương một thương ông thương mười

    Tác giả thương ai nhứt? Thương một ông râu rậm, là một trong vài ba sát thủ hàng đầu thế giới!

    Trả lời
    Trả lời
    1. Xếp thứ tự: Mao Trạch Đông, Stalin, Tần Thủy Hoàng, Hitler, Polpot.....

  4. Cho lớp trẻ biết thêm một tác phẩm nũa của thi... Tố Hữu, biết thêm quan hệ giữa Người và Bác

    Trả lời
  5. Thay xit ta lin bằng... bé ngọc trin vẫn vần thế mà lại xuôi tai hơn

    Trả lời
  6. Hình như nhà thơ TH còn là phó thủ tướng, ủy viên BCT, từng nói bom nguyên tử của Trung quốc là bom đạo đức?...

    Trả lời
    Trả lời
    1. Vụ bom nguyên tử thì nhà em không rõ. Nhưng ông Tố Hữu khi đi tàu qua biên giới Việt Trung, ông có ghi lại mấy câu, đại ý:

      Bên kia biên giới là nhà,
      Bên này biên giới cũng là quê hương.

      VN và Trung quốc thường tranh chấp biên giới là vì vậy, he he.
      Ngoài ra từ những năm 1950, nhà thơ còn dự báo khi nước nhà thống nhất thì tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 sẽ rất kinh hoàng:
      Nước non liền một dải,
      Thịt với xương tim óc dính liền!

      Nói chung là kinh hoàng!

  7. Hồi giải phóng SG, tôi đang học lớp 11 ban Văn chương & Sinh ngữ (có các môn chính là Việt văn, Pháp văn)của nền giáo dục VNCH, học giỏi, tiếp tục đi học sau nhiều xáo trộn trường lớp, thầy cô, bạn bè.

    Bị học những bài thơ nêu trên với cách dạy của thầy/cô giáo ở "ngoải dô" lũ con gái chúng tôi bị sốc/choáng vì nội dung sặc mùi chiến đấu, vì cách dạy áp đặt, trong giờ học đứa này nhìn đứa kia câm lặng, chúng tôi hết còn nhí nhảnh vui tươi từ biến cố 30/4/75 trong trường học, và từng ngày sau đó lớp học mỗi ngày mỗi thiếu vắng dần các bạn học, (bây giờ điều đó gọi là khủng hoảng học sinh thì phải) tôi hết học giỏi, làm bài nào cũng nhận điểm dưới trung bình, cố gắng không lên đành chia tay trường học, chia tay giấc mơ thành cô sinh viên Văn khoa. Tôi ghét thơ TH.

    Trả lời
    Trả lời
    1. Cám ơn chị về những dòng tâm sự rất chân thành về một quãng đời học sinh. Ngày trước các cụ Lê Đạt, Trần Dần đều nói thơ Tố Hữu không phải là thơ mà chỉ là gieo vần. Cuộc đời các cụ đều bị bầm dập lên bờ xuống ruộng vì nhận xét này. Thật ra TH muốn trở thành một vị thánh trong thơ ca, nhưng có lẽ không được người dân công nhận. Càng lớn càng thấy các cụ Lê Đạt, Trần Dần có lý chị ạ.

  8. Trong này còn thiếu bài thơ Cổ Động Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất của ông Tố-Hữu nữa.

    Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ
    Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
    Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
    Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt
    (Trăm hoa đua nở trên đất Bắc trang 37)

    Trả lời
    Trả lời
    1. Cám ơn bác đã ghé thăm và bổ sung một bài rất máu me!

  9. thơ tố hữu hay như vậy mà còn chê.tố hữu thiệt là sành điệu

    Trả lời
  10. Còn bài "Đường sang nước bạn" nữa, chính là "bên kia biên giới là nhà" đó.

    Trả lời
  11. Trong sách " trích giảng văn học" của chương trình giáo dục phổ thông của Miền Bắc còn có bài " Em bé Triều tiên" với mấy câu bắt đầu: Em bé Triều tiên ơi?/Mẹ của em đâu rồi,...

    Trả lời
  12. Đây là một vết nhơ trong Văn học VN, làm những nhà văn thơ VN cảm thấy thẹn khi được xếp chung với tên bồi bút này.

    Trả lời
  13. Tố hữu cuối đời làm đến chức phó thủ tướng, kinh tế. Lúc đó TH chủ trương bỏ bù giá trong lương mà tăng lương. Nhưng khi tăng lương thì dân còn khổ hơn vì vật giá tăng chóng mặt. Lúc đó dân chuyền nhau câu thơ "Tố Hữu lên lương,không bằng Trần Phương lên giá"

    Trả lời
  14. Công bằng mà nói thì"Trăm hoa đua nở" (in ở miền Nam trước giải phóng)có in xuyên tạc thơ Tố Hữu ở một số câu. Tôi đã đọc cuốn sách này. Tôi nghĩ chúng ta nên dứng trên lập trường công bẳng về nghệ thuật để nhận định. Bài thơ này quả là non về nghệ thuật. Nhưng khi đó là năm 1953 ( đó là năm người vài viết dòng này sinh ra). Tôi nghĩ tác giả đã viết thật lòng mình chứ không phải "xạo". Khi đó tố hữu nghĩ thế thì viết thế. Hạn chế của thời gian là có thật. Nhưng ta đừng nên xoáy sâu vào đó. Tôi cũng không thích thơ Tố Hữu. Và những câu bạn in đỏ quả là bây giờ bạn thấy choáng. Nhưng bạn nên nhớ bây giờ khác nhiều với sáu mươi năm trước. Lẽ nào bạn lại đem so sánh tư tưởng loài người thời nguyên thủy với thời bây giờ ư? Hãy công bằng vị tha mà nói chuyện với nhau bằng thương yêu và hiểu biết. Tất nhiên, con người và thơ Tố Hữu cũng đã được nhận định lại màbạn đã biết đó...Hiện tất cả các nhà thơ có tên tuổi... nho nhỏ thôi cũng đã được đặt tên đường cho Hà nội Đến giờ vẫn chưa có đường Tỗ Hữu. Dù sao đi nữa các bạn cũng hãy hiểu Tố Hữu theo cái nhìn cách đây sáu chục năm.

    Trả lời
  15. Thưa Bút nhóm Sông Lục,

    TSYG chỉ đăng lại “bài thơ” khóc Stalin, và nêu lên cảm nhận của mình là “choáng”. Thực sự TSYG cho rằng đây không là một bài thơ đúng nghĩa.
    TSYG đồng ý rằng “hãy công bằng và vị tha để nói chuyện với nhau bằng thương yêu và hiểu biết”. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, phải sống như thế nào đó để đừng phải trong mong, thậm chí cầu xin sự vị tha của người khác...
    Việc đặt tên đường có những uẩn khúc tế nhị. Chẳng hạn ở SG hiện vẫn chưa có đường Phạm Văn Đồng, trong khi các đại lộ, đường Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt,Phạm Hùng, Lê Đức Thọ… rất hoành tráng.
    Kính.

    Trả lời
  16. lạc vào giửa làn đạn rồi, các vị bắn khiếp quá.

    Trả lời
  17. Tôi cũng đọc bài "Nhất định thắng" của Trần Dần và trọc xong thì khóc,thơ TH tôi ít đọc và có đọc cũng chưa khóc bao giờ.

    Trả lời
  18. Theo tôi thì tác giả còn thiếu bài: Bài ca xuân 71. "71 đến nghiêm trang như người lính"...

    Trả lời
  19. Tôi chỉ thấy "Từ ấy" mới chính là cảm xúc thật của Tố Hữu khi mới giác ngộ cách mạng, còn khi đã tham gia cách mạng rồi thì toàn viết ra mấy bài thơ "nịnh", "xạo" thiếu cảm xúc

    Trả lời
  20. Đây là mot doan tho cua dai jan ninh nguyen kim thanh, xin muon it vuong dat cua Tâm Sự Y Giáo để nói lên nỗi lòng

    ....
    Kim Nhật Thành—Hồ Chí Minh
    Hai chúng ta là một
    Qua Trung Hoa ta như liền khúc ruột
    Với Liên xô ta chung một mái nhà.

    Dat nuoc VN xay ra canh noi chien,anh em cung me Au Co sinh ra tan sat lan nhau de phuc vu ai? Chac la khong vi doc lap am no cho dan toc VN roi. Phuong Bac nhuom do phuong Nam la vi dau? Chac khong vi tu do dan chu giai phong giai cap, giai phong no le nhu loi cua ho tap chuong roi. chu nghia han cong banh truong da va dang lam le nuot chung VN mot cach ba dao la vi dau? Chac la vi mot the gioi dai dong nhu mo uoc den do hom hinh cua tran dan tien roi.
    Oi!tu tuong tien bo, dinh cao tri tue.Oi tinh than quoc te vo san 'bat giet'! Oi tham thiet thay!

    Trả lời
  21. Nếu Tố Hữu mà đã có số phận không dính liếu tới Cộng sản, và làm việc ở miền Nam, thì ông đã làm ra biết bao nhiêu bài thơ đẹp, nhân ái, tình yêu đôi lứa. Nếu Phạm Duy đã ở lại miền bắc thì giờ đây chắc đã có khối bài hát hây, nhưng chỉ để ca ngợi Stalin (trước khi bị hạ bệ), Lenin, Mao (cũng trước thời bị hạ bệ), HCM, Cuba, Triều Tiên, vân vân, thể loại "Đường qua nước bạn" (Tố Hữu qua được TQ vài tuần thấy được vài thứ, tưởng mình đã đặt chân tới thiên đường).

    Tố Hữu chỉ là một nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản, cũng như Gestapo/SS Đức là những nạn nhân của chủ nghĩa Phát-xít.

    Cũng như Joseph Goebbels ( Bộ trưởng bộ Tuyên giáo của Hitlers) có bằng Tiến Sĩ ở Đại Học Berlin chứ đâu phải kẻ vô học.

    Nhưng đáng tiếc những cái "tài" của Tố Hữu, của HCM, của Goebbels, thay vì được dùng cho những gì đẹp đẽ, nhân ái như ở Ghandi (lãnh tụ bất bạo động Ấn độ), như ở Lý-Quang-Diệu (lãnh tụ đầu tiên của Singapore), thì lại được dùng cho sự dối trá, lừa bịp, giả trắng giả đen, háo hức đạt được mục đích bằng mọi giá.

    Chính cái tư tưởng "hăng máu", cái "lòng tin" bất nhân ấy đã tạo nên những tên Stalin, những tên Mao, những tên Kim, những tên HCM, với bề ngoài luôn đẹp đẽ (các bạn đừng tưởng những hình ảnh tên HCM vui cười bên trẻ em là ORIGINAL và ngẫu hứng. Có đầy hình ảnh của STALIN, MAO, KIM vui đùa với bầy "cháu ngoan" trên Gooole:

    http://www.google.ca/search?q=mao+kim+stalin+children&oq=mao+kim+stalin+children

    http://i1249.photobucket.com/albums/hh511/spa111/35mmPatrikWallner_Pyongyang_KimsLov_zpsa3893a5b.jpg

    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét