ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tài liệu mật được tìm thấy trong nhà cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (VNN 25/1/2023)-Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine 'bỗng dưng' trở thành triệu phú (VNN 25/1/2023)-Giám đốc CIA từng tới Ukraine để cảnh báo ông Zelensky về nguy cơ bị ám sát (VNN 25/1/2023)-Ông Zelensky cấm quan chức rời Ukraine, Mỹ không ‘ép’ Đức gửi xe tăng cho Kiev (VNN 24/1/2023)-EU duyệt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, Mỹ nói Nga điều thêm lính tới tiền tuyến (VNN 24/1/2023)-Cựu thủ tướng Anh tới Ukraine, Nga cảnh báo về liên minh ‘khó chịu’ với Mỹ (VNN 23/1/2023)-Đối ngoại Việt Nam 2023: Chủ động vai trò tiên phong (VNN 23/1/2023)-Nghị sĩ Mỹ ra điều kiện để Đức viện trợ xe tăng cho Ukraine (VNN 23/1/2023)-Nga và Ukraine giằng co ở Zaporizhzhia, Bulgaria lo ngại xung đột toàn cầu (VNN 22/1/2023)-Tết trên vũ trụ của 3 phi hành gia Trung Quốc (VNN 22/1/2023)-
- Trong nước: Năm 2023: Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội bầu, phê chuẩn (GD 25/1/2023)-NSND Trần Tiến - bố Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi qua đời (VNN 23/1/2023)-'Ông đồ' Tây mê Hà Nội, viết thư pháp điêu luyện, du khách xếp hàng xin chữ (VNN 23/1/2023)-Chánh Văn phòng Bộ Công an nói về áp lực khi điều tra các đại án tham nhũng (VNN 23/1/2023)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Quý Mão 2023 (GD 22/1/2023)-Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (VNN 22/1/2023)-Người dân thủ đô tấp nập đi lễ chùa sau 0h mùng 1 Tết (VNN 22/1/2023)-TP.HCM vắng lặng, yên bình sáng mùng 1 Tết (VNN 22/1/2023)-Táo Quân 2023 bị chê nhạt, Xuân Bắc kể khán giả quay ngoắt 180 độ (VNN 22/1/2023)-Chỉ đạo 'không vùng cấm, không ngoại lệ' nhìn từ những phiên xử án lớn năm 2022 (VNN 21/1/2023)-
- Kinh tế: Ngành thép trước ngưỡng cửa chu kỳ mới (KTSG 25/1/2023)-Đề xuất ngưng sử dụng Chứng minh nhân dân từ năm 2025 (KTSG 25/1/2023)-Lối đi của những con thiên nga (KTSG 25/1/2023)-Theo chân người ‘mang’ Tết đến Sài Gòn (KTSG 25/1/2023)-Con đường sáng nào cho kinh tế Việt Nam? (KTSG 25/1/2023)-Cần nhanh chóng thoát ‘bẫy chuyển đổi số’ để phục hồi (KTSG 25/1/2023)-Khát vọng Việt Nam tạo ra Việt Nam (VNN 25/1/2023)-'Tôi rất vui khi có người gọi mình là nữ bí thư chuyển đổi số’ (VNN 25/1/2023)-Thuyền trưởng hơn 10 năm vượt sóng cứu nhiều tàu gặp nạn trên biển (VNN 25/1/2023)-Thúc đẩy quyền tự do kinh doanh để Việt Nam có thể 'hóa rồng' (VNN 25/1/2023)-7 cây cầu huyết mạch kết nối TP.HCM với Đồng Nai (VNN 25/1/2023)-Ước vọng về một thánh đường nghệ thuật để Việt Nam tự hào với bè bạn (VNN 25/1/2023)-Tân Sơn Nhất đón 137.000 khách ngày mùng 4 Tết, đông chưa từng có (VNN 25/1/2023)-Doanh nhân tuổi Mão và thế hệ F1 (VNN 25/1/2023)-Bí quyết đầu tư bất động sản của người trong cuộc ‘được ăn cả, ngã về không’ (VNN 25/1/2023)-Tiêu dùng thông minh kỷ nguyên số (VNN 25/1/2023)-
- Giáo dục: 10 năm thực hiện Nghị quyết 29: GDĐH vẫn còn nhiều tồn tại cần kiên trì đổi mới (GD 25/1/2023)-Cần sớm có phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo CTGDPT mới (GD 25/1/2023)-ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Ngân sách chi cho giáo dục cần được tính toán lại (GD 25/1/2023)-Gia Lai báo cáo gì với Bộ Giáo dục về tình trạng đội ngũ giáo viên?(GD 25/1/2023)-Thầy cô nên duyên nhờ “gieo chữ”, nguyện gắn bó với các điểm trường khó khăn (GD 25/1/2023)-Tết nhưng nhiều học sinh vẫn phải miệt mài luyện đề thi học sinh giỏi (GD 25/1/2023)-GV mong xếp lương công bằng, quản lý Sở/phòng thấu hiểu nỗi vất vả của thầy cô (GD 25/1/2023)-PGS Đặng Quốc Bảo: Kỳ vọng về nền giáo dục khai phóng, nhà trường kiến tạo (GD 25/1/2023)-
- Phản biện: “Giá như chúng ta quyết liệt hơn” (TVN 25/1/2023)-Lan Anh-Thách thức và triển vọng kinh tế năm 2023 (TVN 24/1/2023)-Tô Văn Trường-Nhận diện điểm nghẽn, vững tin kinh tế Việt Nam 2023 (VNN 24/1/2023)-Lương Bằng-Thay đổi tư duy trong thu hút 'đại bàng' (VNN 23/1/2023)-Lương Bằng-Chào năm mới 2023: Từ khát vọng đến hành động (TVN 22/1/2023)-Một năm nhìn lại chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 cấp học phổ thông (GD 21/1/2023)-Nguyễn Cao-Cán bộ vì "danh lợi" vi phạm bị xử lý nghiêm minh tạo thêm niềm tin của Nhân dân (GD 20/1/2023)-Nỗi xót xa và niềm phẫn uất mang tên ‘đăng kiểm’ (TVN 20/1/2023)-Đinh Duy Hoà-Lời giải bài toán hóc búa mang tên bất động sản (TVN 19/1/2023)-Tô Văn Trường-Tiền đề để giành lại Hoàng Sa (BVN 19/1/2023)-Trần Trung Đạo-Năng lượng VN: Nghịch lý tăng than dù thừa điện mặt trời và câu hỏi về điện khí LNG (BVN 19/1/2023)-Mỹ Hằng-Cuối năm nhìn lại người Việt (BVN 19/1/2023)-Nhã Duy-
- Thư giãn: Cận cảnh ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc ở Ấn Độ (VNN 22/1/2023)-Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp ở Ấn Độ (VNN 14/1/2023)-
Cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8/2022 đã nhắn gửi một lời khuyên chí lý: “Bầu trời không có giới hạn, lãnh đạo và người dân Việt Nam nên có ước mơ cao và xây dựng tâm thế, vị thế Việt Nam ở tầm cao”.
Do đó, cần nhận định, đánh giá đúng tình hình thế giới để có giải pháp, định hướng phù hợp, đưa đất nước và dân tộc vào đường băng cất cánh.
Tăng trưởng dựa vào đâu?
Nhìn lại tình hình trong nước, có lạc quan, đáng mừng không khi chúng ta nhìn vào chỉ số GDP tăng 8,02%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Con số kỷ lục đó thể hiện sự tương phản ra sao với hoàn cảnh hàng trăm ngàn công nhân bị cắt giảm việc làm, hàng loạt nhà máy cắt giảm công suất hay đóng cửa tạm thời, các thị trường chứng khoán, bất động sản đóng băng?
GDP năm 2022 ước tăng 8,02% so với năm trước, đánh dấu mức tăng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ qua. Trong đó, tốc độ tăng trưởng cao nhất đến từ khu vực dịch vụ tăng 9,99% chiếm 41,33% trong cơ cấu GDP, thấp nhất là mảng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,88%, tăng 3,85% với cơ cấu thấp thứ 2 trong GDP.
Tốc độ tăng trưởng 8,02% có được là dựa trên nền thấp khi các chỉ số vĩ mô năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid. Tăng trưởng Quý 3/2022 lên tới 13,71% là rất cao vì chính sách phong tỏa hoàn toàn TP Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận, và sau đó là toàn miền Bắc rơi vào Quý 3/2021 và Quý 4/2021. Tăng trưởng của quý Q3/2022 so với quý Q3/2021 cao như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Cùng với nền thấp như vậy, kết quả tăng trưởng GDP Quý 4/2022 chỉ tăng 5,92% so với Q4/2021. Đây là con số thấp nhưng không nằm ngoài dự báo.
Bên cạnh đó, nhìn vào chi tiết cơ cấu GDP thì thấy, tăng trưởng nằm chủ yếu ở tăng trưởng của dịch vụ, chiếm tỷ trọng 41,33% GDP. Tuy nhiên, năm 2022 chúng ta có thể thấy rõ ràng ngành dịch vụ vẫn chưa hoàn toàn được khai thông trở lại, hàng không chưa được khai thác triệt để, đặc biệt Trung Quốc vẫn đang thực hiện Zero Covid.
GDP tăng trưởng ngoạn mục hoàn toàn nhờ dịch vụ và sản xuất công nghiệp đặc biệt trong 3 quý đầu năm 2022. Với GDP vượt mức 400 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đã vượt con số 4000 USD năm 2022. Về dài hạn cần phân tích thêm các yếu tố thống kê và dự báo cho mốc 5000 USD.
Các thị trường đều khó khăn
Việt Nam đang đứng trước giai đoạn bản lề (2023-2025) cho chiến lược phát triển thoát “bẫy thu nhập trung bình”. Năm 2023 được xem là năm khó dự báo với nhiều ẩn số đến từ nội tại trong nước và các yếu tố kinh tế chính trị đến từ thị trường quốc tế.
Dự báo của FED về sự kiểm soát lạm phát của Mỹ là yếu tố tác động lớn đến ổn định của thị trường ngoại hối Việt Nam, dự trữ ngoại hối và tỷ giá USD/VND được neo giữ ở biên độ phù hợp là chỉ số dẫn trước tích cực cho lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại là cơ hội của nền kinh tế Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn đẩy mạnh nguồn thu từ phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, năm 2023 dự báo tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ rất khó tăng như năm 2022 vì tăng năng suất luôn thấp hơn sản xuất hàng hoá. Đây là điều tra về kế hoạch mua hàng hoá để sản xuất năm 2023. Du lịch tăng so với năm trước 40% do năm 2021 đang bị ảnh hưởng do đại dịch Covid. Chỉ số PMI dưới 50 nghĩa là khả năng sản xuất suy thoái hoặc đi xuống trong năm 2023.
Tình hình kinh tế ảm đạm ở trên thế giới cho thấy rõ, xuất khẩu đang xuống và tổng vốn FDI cũng thế. Điều này nói lên rằng, tăng trưởng năm 2023 không dễ dàng khi kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn lớn, Mỹ cũng không khá và EU dự báo còn tệ hơn.
Chỉ số PMI có xu hướng đi xuống dưới mức 50, đặc biệt là tháng 11-12/2022 và thậm chí tháng 1/2023 (tháng tết). Điều này cho thấy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang trên đà suy thoái, đơn hàng giảm, sản xuất giảm, việc làm giảm và đặc biệt là niềm tin giảm. Sự giảm sút sức mua, giảm các đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, EU và Mỹ.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng cao trong nửa cuối năm 2022 là những nguyên nhân chính cho sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất. Những bất ổn của thị trường trái phiếu và đóng băng của thị trường bất động sản kéo dài cũng là dấu hiệu cho thấy áp lực suy thoái sẽ tiếp tục gia tăng cho nửa đầu năm 2023 cho đến khi xuất hiện các cú hích đến từ chính sách nới lỏng tiền tệ và sự hồi phục của các đơn hàng đến từ thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến lĩnh vực đầu tư công được trông chờ là công cụ tài khóa thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ lệ giải ngân đầu tư công thì không có nhiều sự lạc quan cho việc nới lỏng chính sách tài khóa.
Giải pháp lựa chọn
Chính phủ cần phải có giải pháp đồng bộ từ chính sách, cơ chế và bộ máy nhân sự để có thể đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023 và giai đoạn tiếp theo để kích cầu. Một trong những hạn chế lớn cố hữu của Việt Nam là tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng chậm vì nhiều lý do là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Giải pháp của thị trường tiền tệ và thị trường vốn, đặc biệt là áp lực của thị trường trái phiếu đến hạn năm 2023 và 2024 sẽ là chìa khóa khơi thông huyết mạch của nền kinh tế. Theo VTV, trái phiếu đến hạn năm 20223 là 284.000 tỷ đồng và năm 2024 là 363.000 tỷ đồng. Sức ép thanh toán các khoản trái phiếu đến hạn là vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt khi hành lang pháp lý của thị trường trái phiếu chưa được hoàn thiện. Khó hy vọng thị trường bất động sản sớm hồi phục. Việc giải quyết vốn ngắn hạn, và trung hạn cho thị trường bất động sản cần được khơi thông để tránh đổ vỡ dây chuyền, lây lan từ doanh nghiệp bất động sản đến các tổ chức tài chính ngân hàng.
Doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với thiếu hụt vốn nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất tăng cao và room tín dụng thắt chặt cuối năm 2022 là đòn giáng mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách kịp thời nhằm ổn định lạm phát, tỷ giá nhưng cũng từng bước cung ứng điều tiết chính sách tín dụng nhịp nhàng phù hợp với chu kỳ vận động của nền kinh tế.
Để gỡ khó khăn cho dân và doanh nghiệp, một trong những việc quan trọng là cải thiện ngành ngân hàng ở hai mặt: tăng cường tính minh bạch và chống tham nhũng. Cần hết sức cảnh giác với tình trạng sở hữu chéo.Thúc đẩy chính sách tài khóa nới lỏng đi kèm theo cơ chế điều hành đồng bộ của thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Chính phủ cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ những người thất nghiệp, trợ cấp y tế, an ninh xã hội. Mặt khác cần tăng cường các nỗ lực giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Cũng cần phải giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường đầu vào của Trung Quốc.
Hơn lúc nào hết, chính sách dùng người cho đúng chỗ đúng lúc là then chốt. Sau chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng, Việt Nam cần tiến tới "đốt lò" chống tệ quan liêu, tiêu cực hành chính. Các quan chức không làm đúng, đủ phận sự của mình phải bị cảnh cáo, trừng phạt, hoặc cách chức. Về điều hành, cơ quan nhà nước cần tập trung vào việc ban hành các quy định như luật, nghị định, thông tư không nên bằng chỉ thị dễ bị chủ quan, duy ý chí.
Tình trạng cán bộ cơ quan nhà nước hiện nay lo ngại bị xử lý hình sự nên không dám đưa ra quyết định, giải quyết công việc cho doanh nghiệp, có thể đòi hỏi thời gian dài mới trở lại bình thường.
Thay cho lời kết
Nhìn chung, kinh tế năm 2023 sẽ tăng thấp hơn so năm 2022 nhiều. Chỉ số công nghiệp tháng 12 chỉ còn tăng 0,2% so với năm trước và bắt đầu giảm mức tăng từ tháng 10.
Thách thức và cơ hội cho nền kinh tế năm 2023 cần phải được nắm bắt và đánh giá thật kỹ lưỡng và khoa học. Các ban ngành các doanh nghiệp cần chuẩn bị và sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đến từ những dự báo tích cực theo các chỉ số Leading Indicators, đặc biệt là ngành dịch vụ, sản xuất, và xuất khẩu cho các thị trường truyền thống Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Cần tạo tâm thế mới về kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế dữ liệu, nền tảng của kinh tế trí tuệ nhân tạo. Có giải pháp triển khai hữu hiệu, tập hợp, phát huy được trí tuệ, sáng tạo và ý chí của những người có năng lực dẫn dắt sáng tạo, tổ chức triển khai thông minh ở cả trong và ngoài nước, tạo dựng vị thế thương hiệu các sản phẩm dịch vụ kinh tế dữ liệu ở các nước văn minh tiên tiến như Mỹ, Nhật, châu Âu, Ấn Độ.
Mặc dù thách thức và khó khăn năm 2023 là hiện hữu nhưng nếu các giải pháp đồng bộ trên được thực thi thì đà suy thoái của nền kinh tế sẽ sớm được chặn lại để tạo đà cho chu kỳ tăng trưởng kinh tế tiếp theo.
Tiến sỹ Tô Văn Trường
NHẬN DIỆN ĐIỂM NGHẼN, VỮNG TIN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023
LƯƠNG BẰNG/ VNN 24-1-2023
Vượt qua thách thức
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết: 9 tháng năm 2022, bức tranh kinh tế Việt Nam rất tươi sáng, kết quả tăng trưởng đạt 8,83% - cao nhất giai đoạn 2011-2022. Đó là do kết quả kinh doanh của ba khu vực đều tăng trưởng tốt. Mức tăng trưởng này dựa trên nền rất thấp của 9 tháng năm 2021.
Xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, 2 “trụ cột” Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khi nhắc đến thành công của kinh tế năm 2022 đã đề cập đến điểm sáng xuất nhập khẩu khi chúng ta bước vào năm thứ 6 xuất siêu liên tiếp với ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc trên 700 tỷ USD. Trong khi đó, Tổng cục Thống kê đánh giá, hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 5,67 triệu tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước và là mức tăng cao trong nhiều năm trở lại đây.
Nói về hai trụ cột này, ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát nhận định, năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng sản lượng bán hàng thép xây dựng Hòa Phát vẫn tăng nhẹ so với năm 2021 với 4,2 triệu tấn. Trong đó xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn. Thị phần trong nước tiếp tục được củng cố ở vị trí dẫn đầu với gần 35% thị phần.
“Thị trường xuất khẩu đã mở rộng khắp 5 châu. Việc khai thác các thị trường xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam”, ông Thắng nói.
Bên cạnh các dòng sản phẩm thép truyền thống, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất thành công các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép cuộn làm tanh lốp ô tô, đinh vít, và thép thanh vằn đóng cuộn.
Trong khi đó, “ông lớn” của ngành hàng tiêu dùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan Danny Le cho hay, làn sóng chuyển đổi sang mô hình bán lẻ hiện đại sẽ là xu hướng tất yếu. Vì thế, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ, nâng cấp chuỗi giá trị tiêu dùng từ mô hình hiện đại, tới truyền thống và online để người tiêu dùng có những trải nghiệm mua sắm tiện lợi.
“Năm qua, chúng tôi đã ra mắt mô hình bán lẻ mới, tích hợp đa tiện ích WIN được người tiêu dùng đón nhận. Chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm, số lượng cửa hàng WIN nhanh chóng tăng lên 100 cửa hàng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Với các kết quả khả quan bước đầu, doanh nghiệp sẽ tiếp tục, mở rộng mô hình này và đặt mục tiêu 500 cửa hàng WIN trong năm 2023”, ông Danny Le thông tin.
Quý IV/2022, lĩnh vực công nghiệp gặp khó khi một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo phụ thuộc vào cầu tiêu dùng thế giới sụt giảm, đặc biệt ở các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Bối cảnh đó khiến nhiều tổ chức quốc tế thận trọng khi đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP tăng 6,2%. ADB dự báo tăng trưởng 6,3%, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng 6,3%...
“Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% là đầy thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như Việt Nam”, ông Lê Trung Hiếu nhận định.
Để đạt mức tăng trưởng này, ông Lê Trung Hiếu kỳ vọng khu vực dịch vụ năm 2023 tiếp tục đạt tăng trưởng khá nhất. Khách du lịch trong nước và quốc tế dự báo tiếp tục tăng. Một số ngành dịch vụ chưa đạt tăng trưởng như trước dịch sẽ có sự phục hồi trong năm 2023 như ăn uống, vận tải...
Ngành nông lâm nghiệp - thủy sản đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và đạt kết quả tích cực những năm gần đây. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo dự báo khó khăn trong năm 2023, đặc biệt 6 tháng đầu năm, nhưng các doanh nghiệp đều cho rằng sẽ tăng trưởng trở lại như may mặc, da giày, đồ gỗ.
Khi đánh giá về kinh tế 2023, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khái quát một số vấn đề kinh tế Việt Nam phải đối mặt.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khó khăn, thách thức từ các yếu tố bên ngoài sẽ ngày càng gia tăng; những hạn chế, bất cập, vấn đề tích tụ, tồn đọng trong nội tại nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ nét hơn.
Trong đó, việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế, thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, có thể gia tăng áp lực cạnh tranh đối với thu hút đầu tư nước ngoài, hàng hóa của nước ta, cả trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tháo các điểm nghẽn, thúc đẩy liên kết vùng
Có thể thấy, những nút thắt về vốn, giải ngân đầu tư công, trái phiếu doanh nghiệp, lạm phát... đã được nhận diện khá đầy đủ trong những đánh giá về kinh tế Việt Nam năm 2023.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Về định tính, năm 2022 nền kinh tế Việt Nam trải qua rất nhiều khó khăn: giá cả hàng hoá leo thang, tỷ giá dao động mạnh ,trên 3%, thị trường chứng khoán chao đảo khi VN-Index giảm 30% trong năm 2022; thị trường trái phiếu đóng băng vào những tháng cuối năm vì nhà đầu tư mất lòng tin ở trái phiếu doanh nghiệp.
“Sang năm 2023, tăng trưởng GDP có thể ở mức 6,5%. Chính phủ cần đưa ra một chương trình hoãn nợ quốc gia (national credit moratorium) để tránh sự đổ vỡ hàng loạt của thị trường trái phiếu. Tôi kỳ vọng nửa sau năm 2023, nền kinh tế sẽ có sự ổn định và phát triển bền vững hơn, với điều kiện Chính phủ phải thúc đẩy đầu tư công và đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị.
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm, khi trả lời PV. VietNamNet, cũng nhận định: Quý IV năm 2022 tăng trưởng thấp hơn phản ánh rõ bức tranh thực của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam với độ mở lớn. GDP 6,5% năm 2023 là mục tiêu có tính khả thi, nhưng mức tăng không dễ đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung, các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam dự báo rơi vào suy thoái.
Trong khi đó, năm 2023, vấn đề an ninh năng lượng tiếp tục được đặt ra cấp bách trong bối cảnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ nặng do chi phí tăng cao, giá bán chưa được điều chỉnh. Đó cũng là lý do khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 diễn ra cuối 12/2022, đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) đã dành thời gian đánh giá tầm quan trọng của năng lượng, trong đó có năng lượng xanh.
Amcham cho rằng: Năng lượng xanh là hướng đi, nhưng Việt Nam phải đảm bảo được an ninh năng lượng và phải dành thời gian xây dựng quy hoạch năng lượng để đảm bảo người dân Việt Nam không phải trả nhiều tiền hơn cho năng lượng xanh so với các nước khác trên thế giới.
Nhìn động lực tăng trưởng kinh tế những năm tới ở tính chất liên kết vùng, TS. Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đề cập đến việc thúc đẩy vai trò của 4 địa phương là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
TS. Trần Du Lịch phân tích, nếu như triển khai tốt về hạ tầng, thể chế, giai đoạn tới 4 địa phương trên có thể đạt tốc độ tăng trưởng hai con số, thay vì chỉ 8-9%. Tuy nhiên, phải giải quyết được điểm nghẽn về hạ tầng giao thông kết nối của các địa phương này, cũng như đẩy mạnh đầu tư giao thông từ TP.HCM đi các tỉnh lân cận.
Thứ hai về thể chế, ông Lịch lưu ý phải mở rộng phân cấp phân quyền cho chính quyền địa phương, giảm đi cơ chế xin cho để khu vực đầu tàu này tăng tính chủ động.
“Bố trí không gian phát triển cho từng địa bàn, giao thông kết nối toàn vùng, nguồn nhân lực, môi trường là 4 vấn đề phải được đặt ra và xử lý đồng bộ. Tôi tin rằng, giai đoạn từ nay đến 2035, vùng này sẽ phát triển thành vùng động lực, với tốc độ phát triển hai con số - đây chính là động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, cửa ngõ giao lưu quốc tế”, TS. Trần Du Lịch tin tưởng.
Nhận định về thị trường 2023, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng cho rằng, thuận lợi là Việt Nam đặt kế hoạch tăng trưởng GDP 6,5%, trong đó giải ngân đầu tư công tăng khoảng 20% so với năm 2022, đẩy mạnh thực hiện cao tốc Bắc Nam phía Đông, sân bay Long Thành… cùng với chủ trương tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản. Đây là những cơ sở để các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt, đảm bảo việc làm cho người lao động.
“Tập đoàn tiếp tục đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, phát triển thêm sản phẩm mới”, ông Thắng nói.
KỲ VỌNG VÀO NHỮNG TÍN HIỆU LẠC QUAN CHO NĂM MỚI
VÂN LY/ KTSG 24-1-2023
(KTSG Online) – Phân tích từ các định chế tài chính toàn cầu cho thấy dù đang có đà phát triển kinh tế, nhưng Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với một số thách thức trong việc duy trì tăng trưởng. Hầu hết những thách thức này đến bên ngoài. Một trong những rủi ro lớn nhất mà Việt Nam có thể gặp phải là lạm phát, chủ yếu do các hoạt động kinh tế đang bùng nổ trong nước. Bên cạnh đó, các thách thức khác với nền kinh tế Việt Nam là tỉ giá hối đoái, lãi suất và tình trạng thiếu lao động.
Buổi trò chuyện đầu xuân giữa KTSG Online và chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, không chỉ xoay quanh những thử thách của nền kinh tế trong năm 2023 mà tập trung vào những tín hiệu tích cực, những cơ hội để chuyển đổi.
- Ba thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua chuyển đổi số
KTSG Online: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhận định năm 2023 sẽ rất khó khăn với họ, thậm chí còn khó khăn hơn thời Covid-19. Ở góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông có những chia sẻ gì với góc nhìn của doanh nghiệp?
TS Trần Đình Thiên: Để nêu dự báo cho năm ngoái cần nhìn lại năm cũ. Năm 2022 nhìn chung nền kinh tế Việt Nam tốt nếu nhìn vào GDP, nhưng trong cái chung này lại có điểm nghịch lý là khu vực doanh nghiệp nội địa gặp nhiều khó khăn.
Từ cuối năm 2022, không chỉ khu vực doanh nghiệp nội địa mà cả khu vực doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp khó khăn vì tình trạng đơn hàng giảm sút trên toàn cầu.
Bước sang năm mới, nhiều chỉ báo cho thấy nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của tình hình thế giới và trong nước. Thế giới vẫn bất ổn, lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng được dự báo giảm đáng kể so với 2022. Những yếu tố này sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam – một nền kinh tế có độ mở cao.
Tại khu vực nội địa, cơ hội trong 2022 khá lớn nhưng có vẻ như chúng ta không tận dụng được. Việc áp lực và khô hạn về vốn làm cho khu vực nội địa bị kiệt sức. Cái khó này tiếp tục duy trì đến năm nay, áp lực thanh khoản, đến kỳ hạn của trái phiếu doanh nghiệp lớn kinh khủng, lớn hơn 2022 nhiều. Trong khi đó với doanh nghiệp Việt Nam thì thị trường nội địa quan trọng bởi tham gia xuất khẩu ít, xuất khẩu chủ yếu từ các doanh nghiệp FDI.
Thực tế, sự phục hồi, sức mua của thị trường nội địa chưa trờ thành một động lực đủ mạnh và mới mẻ cho phục hồi tăng trưởng và tận dụng thời cơ. Chúng ta chậm giải ngân cho các chương trình phục hồi và phát triển. Đã hết một nửa thời gian mà mới giải ngân được khoảng hơn 20% trong tổng thể chương trình 2 năm. Thị trường nội địa đang yếu sẵn rồi lại còn phục hồi chậm. Trong khi đây là thị trường quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc phục hồi quá chậm làm mất thời cơ, và yếu tố này chưa được các cơ quan quản lý chú ý nhiều.
Gần đây, việc giải ngân vốn đầu tư công đã tiến triển, nhưng hiệu ứng tăng trưởng bao giờ cũng lan tỏa đến nền kinh tế muộn. Nên kỳ vọng sẽ có yếu tố tích cực trong thời gian tới, nhưng vẫn chưa đạt mức mong muốn của Chính phủ là tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trỗi dậy.
Thêm nữa, chính sách cơ chế triển khai quá chậm bởi tắc nghẽn trong triển khai. Chúng ta đặt ra mục tiêu sau đại dịch là chớp thời cơ chứ không chỉ phục hồi kinh tế nên đưa ra khoản tiền lớn, chương trình đầu tư công mạnh nhưng triển khai chậm quá, mất rất nhiều công sức, chi phí. Chính sách cơ chế của chúng ta là căn bệnh kinh niên không giải quyết được. Đáng lẽ lúc này là cơ hội để giải quyết thì dường như chúng ta tự mình làm chậm lại.
Ngoài ra, hiện trở ngại về lòng tin của khu vực doanh nghiệp không thể khôi phục. Mà một trong những lý do là cách ứng xử về thị trường chưa hoàn toàn phù hợp. Nếu chỉ xét về góc độ chống tham nhũng hoặc những câu chuyện ăn tiền của xã hội thì được… nhưng một mặt nó cũng gây ra những hiệu ứng rất tiêu cực đối với thị trường – đây là bài học rất lớn.
Trong nền kinh tế thị trường phải quan tâm đến động lực thị trường, nếu để tổn thương thì thiệt hại về dài hạn, về chiến lược rất lớn. Khi luồng vốn ách tắc, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, bộ máy chính quyền hoạt động chậm, trì trệ lại sẽ gây hiệu ứng nền kinh tế sẽ bi sốc thì sụt xuống – đây là điều đáng quan ngại. Cần phục hồi lòng tin về kinh tế thị trường, và đây cũng là điều cần chú ý trong năm 2023 này.
Tuy nhiên, năm 2023 không chỉ có khó khăn mà sẽ có nhiều tín hiệu tốt, nếu biết làm có những yếu tố giúp chúng ta vẫn trụ hạng tốt hoặc khôi phục mạnh. Bởi về tình hình thế giới, khả năng phục hồi của Trung Quốc khá rõ ràng khi đất nước này xóa bỏ cách chống dịch như trước vẫn áp dụng. Khi nền kinh tế Trung Quốc được khơi thông sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thế giới.
Mặc dù xu hướng chung là giảm, nhưng có thể nửa cuối năm 2023 động thái kinh tế thế giới được nhận định là sẽ tích cực lên. Do đó Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội này nhưng cần phải có sự chuẩn bị hàng hóa tốt, đạt tiêu chuẩn để tiếp cận vào thị trường của họ đòi hỏi chất lượng và công nghệ ngày càng cao.
Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư nước ngoài thì Việt Nam vẫn là môi trường tốt, hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Do đó Chính phủ nên cố gắng giữ kinh tế vĩ mô ổn định, nhịp tăng trưởng không bị suy giảm thì khả năng ta vẫn thu hút đầu tư tốt.
Ngoài những yếu tố tác động mạnh từ nước ngoài, trong nước yếu tố tác động mạnh là du lịch phục hồi. Du lịch trong nước đã khá ổn và vẫn được phục hồi. Nhưng trục chính của phục hồi du lịch là mảng quốc tế, trong năm vừa qua chúng ta làm chưa tốt có thể năm nay sẽ tốt hơn. Khi phục hồi du lịch sẽ kéo theo hàng không, lan tỏa nhiều ngành khác, bất động sản cũng phục hồi theo…
Giải ngân vốn đầu tư công đang rất tích cực, tốt lên. Từ đầu năm đến nay Chính phủ bơm vốn rất mạnh cho các tuyến đường cao tốc – đây là tín hiệu rất tích cực cho nền kinh tế, tạo hiệu ứng mạnh đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp và khu vực tư nhân.
Một điều quan trọng không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn là xu thế cải cách cấu trúc hệ thống tài chính quốc gia. Các thị trường như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, tín dụng sẽ được cấu trúc lại tốt hơn. Đây là nhân tố cơ bản làm cho nền kinh tế trong 2023 có động lực ngắn hạn tích cực.
Năm nay nhìn chung là khoảng thời gian khó khăn. Nhưng có những yếu tố mà có thể giúp xoay chuyển tình hình hay đột biến cũng không phải nhỏ. Nếu chúng ta làm tốt như cách chống dịch, linh hoạt xoay chuyển thì có thể kỳ vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay tuy suy giảm so với 2022 nhưng có động lực tốt hơn và đà cải cách mạnh hơn.
Theo ông, tại sao việc giải ngân các chương trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19 vẫn chậm? Phải chăng có sự cản trở từ hệ thống quy định hiện hành?
Các quy định hiện hành, cơ chế thủ tục phiền hà, rối rắm, cái này ta cải cách mãi chưa được. Vì chúng ta không cải cách mà chỉ cải tiến, chỉnh sửa, nâng cấp… một hệ thống có vấn đề mà chúng ta cứ tháo gỡ từng tí một, cải tiến nhưng lại tích thêm thể chế vào. Nên giải quyết được chỗ này nó lại xung đột chỗ khác, càng ngày hệ thống càng phức tạp. Ta cũng quyết tâm lắm nhưng cách làm không cơ bản, không hướng tới cải cách mà hướng tới chỉnh sửa cải tiến, không phải thay đổi cơ chế cũ…
Việc giải ngân đầu tư công, giờ là lúc có thể tháo bỏ được nhiều khâu và nhiều nút nhưng cũng không làm được. Trong lúc nền kinh tế đang gặp khó khăn, Chính phủ đặt mục tiêu nhân đây dẹp bỏ những cơ chế chính sách không cần thiết. Nhưng để thực hiện mục tiêu này không dễ và cách tiếp cận cải cách phải chủ đạo. Đúng là lúc chưa cải cách được thì phải chỉnh sửa để giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn. Nhưng cần lấy tinh thần cải cách là chính và ưu tiên chứ không phải chỉnh sửa hay cải tiến, cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn cục bộ…
Thêm nữa, cách đặt vấn đề về các tiêu chuẩn hiện phức tạp quá. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thì tiêu chuẩn trợ cấp cho người khó khăn cũng được đặt ra. Trong khi đáng lẽ không nên xét nét chi li quá bởi như vậy sẽ không triển khai được. Ta phải giả định tiêu chuẩn phải có sai số nào đấy. Ví dụ hỗ trợ tết cho người nghèo với tiêu chuẩn hỗ trợ rất khắt khe, lằng nhằng xét duyệt lâu… cuối cùng người nghèo không được mấy – mất động lực giúp người nghèo.
Cách tiếp cận về cơ chế chính sách của chúng ta nhiều khi khắt khe, chặt chẽ quá mức cần thiết nên chính chúng ta làm chậm hiệu quả.
Trong xét duyệt vốn vay cũng ngặt nghèo quá. Doanh nghiệp có dự án, có đủ điều kiện cũng không thể tiếp cận vốn vì thời hạn trả nợ bị quá vài tháng nên không đủ tiêu chuẩn vay. Khi các dự án bị chững lại thì nền kinh tế mất động lực, như năm 2022.
Trong lúc tình thế khó khăn, bất thường thì cách tiếp cận phải khác thường. Nhưng ta lại vẫn tiếp cận theo kiểu cũ nên chậm. Đây là bài học nên rút kinh nghiệm. Cần thay đổi cách tiếp cận về cơ chế chính sách hướng đến thị trường nhiều hơn trên cơ sở, nền tảng nguyên tắc thị trường nhiều hơn. Khi tiêu chuẩn nhiều quá thành xin – cho thành trói buộc…
Gần đây có ý kiến cho rằng tình trạng hình sự hóa các vụ việc gần đây đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, quan điểm của ông về việc này thế nào?
Những vụ việc sai phạm vẫn phải xử lý. Nhưng cách thức xử lý như thế nào để không tác động đến nền kinh tế là hai câu chuyện khác nhau. Nền kinh tế thị trường của chúng ta mong manh, nhạy cảm và lâu nay có nhiều vụ việc vi phạm, nhiều cách hành xử trái luật nhiều. Khi hình sự hóa thì rúng động cả hệ thống và lập tức nền kinh tế khựng lại, điều này rất nguy hiểm.
Do đó, góc nhìn của tôi là vấn đề nằm ở cách thức. Không thể tuyên bố không trừng trị, kỷ luật những người làm sai… nhưng cần có cách thức để họ phải chịu trách nhiệm và bảo đảm tính sòng phẳng, công bằng và minh bạch của pháp luật, không gây ra hiệu ứng và chấn động cho nền kinh tế, không tạo ra nguy cơ tắc nghẽn và sụp đổ.
Có hai cách tiếp cận nhìn từ thị trường như sau: cá nhân là việc của cá nhân, doanh nghiệp chúng ta phải coi là tài sản của xã hội. Có thể xử lý các cá nhân nhưng cần có điều kiện để đảm bảo doanh nghiệp được bảo vệ. Nếu không được tiếp cận vốn, thì không ai dám làm gì nữa – giống như một con người bị xa lánh hoàn toàn và tự sụp đổ – như thế gây ra hậu quả xã hội quá lớn…
Có tình trạng hình sự hóa, rồi công kích trên các mạng xã hội… khiến nhiều người sợ bị liên lụy, sợ vi phạm mà không dám hành động thì hệ quả là một số hoạt động kinh tế bị chựng lại, điều này khá nguy hiểm và cần có sự lưu ý, điều chỉnh cho phù hợp. Kinh tế thị trường đòi hỏi sự vận hành liên tục, thường xuyên trên toàn bộ hệ thống để tạo hiệu ứng lan tỏa.
Ông có những khuyến nghị gì về chính sách trong mục tiêu chung về ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các doanh nghiệp tồn tại và phát triển?
Cách tiếp cận về ổn định kinh tế vĩ mô cần có sự điều chỉnh chính sách và các chỉ số thích hợp. Lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để từ đó xác định hành động ổn định vĩ mô. Thực ra, các chỉ số về sức khỏe doanh nghiệp, nợ xấu rất có ý nghĩa. Năm 2022, nếu xem xét theo CPI thì nền kinh tế vẫn ổn định nhưng khan hiếm vốn làm cho nền kinh tế trở nên bất ổn, tác động đến khu vực nội địa.
Ổn định kinh tế vĩ mô phải bao hàm hai yếu tố là chỉ số CPI nằm trong phạm vi kiểm soát, không gây tác động tiêu cực cho tăng trưởng và doanh nghiệp phải hoạt động bình thường, các dòng tiền và dòng vốn phải thông suốt. Khi bóp nghẹt dòng tiền thì khu vực doanh nghiệp sẽ gay go như năm vừa qua, và đây là một bài học trong quản lý điều hành.
Chính phủ cần cải cách, cấu trúc lại thị trường tài chính. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán phải có tính an toàn hơn, không gây nhiều rủi ro. Cả hai thị trường này phải phối hợp để chia sẻ gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. Bởi ngân hàng cứ lấy vay ngắn hạn đổ sang dài hạn thì rất nguy hiểm. Cần phải tập trung điều chỉnh thị trường hài hòa, không bị lệch, méo mó. Cùng với đó là giải ngân đầu tư công phải tiến triển, nếu không một nguồn lực lớn của xã hội bị tắc nghẽn ở kho bạc. Việc này năm vừa rồi đã làm tốt nhưng cần phải làm tốt hơn nữa.
Thêm nữa, cần triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hơn. Cần kéo dài thời gian đáo hạn cho trái phiếu doanh nghiệp, nếu không sẽ gây áp lực căng thẳng và nhiều công ty sụp đổ – gây hậu quả nặng cho nền kinh tế.
Trong xu hướng lãi suất cao, ngân sách đang tốt cũng nên có thêm một chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng bên cạnh gói hỗ trợ lãi suất 2% của năm ngoái. Song vấn đề là cơ chế như thế nào, xét duyệt cũng phải đỡ khó hơn, chấp nhận 1 phần rủi ro nào đó. Xét duyệt kỹ quá có khi doanh nghiệp chết gần hết mà vẫn chưa bơm được tín dụng lãi suất thấp ra được.
Cần phải có quỹ bảo lãnh cho vay. Sau 2-3 năm qua nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ, cần được giúp đỡ. Khi doanh nghiệp không đủ điều kiện vay thì cần quỹ này. Cách tiếp cận bảo lãnh vay cũng phải thông thoáng hơn, chấp nhận rủi ro hơn vì nếu chặt chẽ quá thì không doanh nghiệp nào vay được.
Cần chủ động mở cửa du lịch, tạo điều kiện minh bạch và thông thoáng về thị thực (visa) cho nhiều thị trường. Hướng tới thị trường du lịch đẳng cấp, đây cũng là cơ hội để thay đổi cấu trúc thị trường du lịch. Điều này tổng cục du lịch đã nói nhiều nhưng cần phải có hành động thiết thực hơn.
Ngoài ra, cần thúc đẩy chuyển đổi số và hỗ trợ khởi nghiệp. Cơ cấu doanh nghiệp cũ của ta là doanh nghiệp chất lượng thấp, doanh nghiệp thủ công hay công nghệ thấp. Thay đổi cơ cấu hướng tới doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp số… làm sao để doanh nghiệp khởi nghiệp Việt không phải ra nước ngoài thành lập để được hưởng ưu đãi và không vướng chính sách lằng nhằng. Thủ tục thành lập doanh nghiệp phải đơn giản hơn, không nên đánh thuế kiểu tận thu với doanh nghiệp khởi nghiệp…
Hiện chúng ta thu hút FDI chất lượng chưa cao nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp (doanh nghiệp chất lượng cao) lại chạy ra nước ngoài để thành lập. Đây là bất cập cần thay đổi để không gây tổn hại cho nền kinh tế.
Cởi trói, trao nhiều quyền hơn nữa cho các địa phương thay vì cơ chế cho phép vài địa phương đặc thù. Trong đó có một số địa phương có tính chất phát triển vượt trước, những trung tâm năng lượng lớn thì phải có cơ chế vượt trước. Khi để họ chủ động, chịu trách nhiệm nhiều thì sẽ sáng tạo nhiều hơn. Khi địa phương bị trói buộc thì họ cũng làm như vậy với doanh nghiệp…
Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhỏ nên chỉ loanh quanh ở trong nước. Chính phủ cần hỗ trợ phát triển chuỗi sản xuất, hỗ trợ phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh hơn nữa. Bởi doanh nghiệp lớn mới tạo được nội lực mạnh để tạo thành trụ đỡ cho các chuỗi sản xuất, cho các doanh nghiệp nhỏ bám vào đó rồi lớn dần lên. Hàn Quốc họ hỗ trợ có điều kiện, đi kèm với chế tài. Chính phủ cam kết giúp, nhưng doanh nghiệp cũng phải cam kết làm được cái gì, nếu không thì sao.
Cách tiếp cận chuỗi sản xuất phải thay đổi, doanh nghiệp phải thay đổi trong cách thức phát triển thì chúng ta mới có những doanh nghiệp mạnh. Nếu không tăng trưởng ngày càng dựa vào khối nước ngoài sẽ làm cho khu vực nội địa yếu đi…
Ở tầm cao hơn thì các quy định cho nền kinh tế công nghệ cao phải khác biệt so với nền kinh tế cũ. Việt Nam đi sau các nước trong lĩnh vực này nên có lợi thế không vướng bận quá khứ, nếu tạo được một không gian mới sẽ giúp phát triển mạnh.
Nếu chúng ta làm được như trên thì có thể kinh tế trong năm nay chưa vượt lên, nhưng tạo đà cho năm kế tiếp. Tôi vẫn hy vọng nền kinh tế có chuyển biến tích cực với tinh thần mà các nghị quyết của Đảng cũng như của các chương trình Chính phủ nêu ra.
Xin cảm ơn ông!
CON ĐƯỜNG SÁNG NÀO CHO KINH TẾ VIỆT NAM ?
HOÀNG HẠNH/ KTSG
(XUÂN KTSG) – “Ở tầm vĩ mô, phải suy nghĩ về việc mở rộng hơn khung thể chế kinh tế của chúng ta. Bản thân cơ thể kinh tế Việt Nam đã cao lớn, mạnh mẽ hơn. Một thể chế kinh tế thông thoáng, tiệm cận tiến tới hòa nhập với khuôn khổ, quy tắc hoạt động chung của kinh tế toàn cầu sẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu các tiến bộ trong công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, ngoại thương… Đặc biệt, trong toàn cầu hóa với vai trò không thể phủ nhận của kinh tế số, nếu không chủ động, nền kinh tế sẽ chịu sức ép khiến nó buộc phải thay đổi”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành chia sẻ với Kinh tế Sài Gòn.
- Vượt qua đại dương bão tố, những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025
- KTSG số 48-2022: Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam 2022-2025
Kinh tế thế giới không chấp nhận sự vị kỷ
KTSG: Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới không phục hồi sau đại dịch Covid-19 như kỳ vọng mà xem ra lại đối diện với những bất ổn khó lường và dai dẳng hơn. Một số quan điểm cho rằng, thực trạng này bắt nguồn sự áp đặt vị kỷ của những thực thể kinh tế nắm ưu thế trong nguồn cung nhiên liệu, nguyên liệu, là thị trường sản xuất hoặc tiêu thụ lớn… Ông bình luận như thế nào về ý kiến trên?
– Ông Bùi Kiến Thành: Trước hết, chúng ta phải nhìn vào toàn cảnh nền kinh tế thế giới. Trong hai năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu… suy giảm nghiêm trọng cả ở chiều sản xuất và tiêu dùng. Nhiều gói hỗ trợ đời sống người dân, kích thích nền kinh tế trị giá hàng ngàn tỉ đô la Mỹ được tung ra, một mặt làm tiêu hao nguồn lực các quốc gia, một mặt là một trong số nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát kỷ lục tại Mỹ, châu Âu hiện nay. Chuỗi cung ứng đứt gãy do chính sách zero Covid của Trung Quốc, nguồn cung năng lượng cho châu Âu bị kẹt và vấn đề đặc biệt trầm trọng sau khi xung đột Ukraine nổ ra, chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển xung đột với mục tiêu kiềm chế lạm phát tại Mỹ… là các nhân tố làm giảm đà hồi phục của kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh ảm đạm như vậy, mỗi nền kinh tế đều tìm cách vận dụng mọi phương cách để đạt được lợi ích lớn nhất cho mình. Châu Âu gây áp lực, có những động thái phi thị trường trong vấn đề năng lượng với Nga với mục đích kiểm soát giá năng lượng từ Nga. Cuộc chiến Ukraine tạo điều kiện để ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ phát triển và khi châu Âu “cai” dầu và khí đốt từ Nga, Mỹ xuất khẩu năng lượng ở mức kỷ lục sang khu vực này, với mức giá đắt đỏ hơn.
Không nên và không thể đổ lỗi cho “mặt trái của kinh tế thị trường” bởi lẽ không một nền kinh tế thị trường nào khuyến khích doanh nhân gian dối, lừa lọc, làm giàu bằng mọi giá.
Về phần Trung Quốc, dù trên lý thuyết chuỗi cung ứng từ “đại công xưởng” bị gián đoạn, số liệu của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển cho thấy, tỷ trọng của Trung Quốc trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu đã tăng trong suốt đại dịch Covid-19, từ 13% năm 2019 lên 15% cho đến cuối năm 2021. Hàng hóa vẫn đến được nơi cần đến, chỉ là với giá thành cao hơn.
Có thể thấy, trong một số trường hợp, nước lớn có thể áp đặt chính sách để gây bất lợi cho đối phương. Thế nhưng, không phải lúc nào họ cũng đạt được mục đích, điển hình nhất là nhiều nước châu Âu như Đức, Hungary đã có những phản ứng về vấn đề năng lượng cũng như các lệnh trừng phạt Nga.
Về dài hạn, sự áp đặt vị kỷ như câu hỏi đã nêu không thể tồn tại. Kinh tế toàn cầu được vận hành trên các mối quan hệ đan xen, phụ thuộc vô cùng phức tạp. Không thể làm hại một thực thể kinh tế này mà không ảnh hưởng tới các thực thể kinh tế khác và cả kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, một nước Mỹ lớn mạnh sẽ là thị trường màu mỡ hơn cho hàng hóa Trung Quốc, các khu vực kinh tế phát triển sẽ khiến hoạt động giao thương xuyên suốt, mang lại lợi nhuận cho các đối tượng tham gia. Thế nên, không ai dại gì làm tổn hại tới lợi ích của chính mình. Đó là chưa kể, dù muốn, một quốc gia đơn lẻ cũng không thể đi ngược với con đường phát triển tất yếu của toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới.
KTSG: Thưa ông, với điều kiện như vậy, toàn cầu hóa có thể không phải lúc nào cũng thuận chiều. Sự góp mặt ngày càng sâu rộng hơn của kinh tế số sẽ có tác động như thế nào tới toàn cầu hóa? Tạm gọi đây là toàn cầu hóa kiểu mới, chúng ta phải nhận diện quá trình này như thế nào?
– Thế giới sẽ kết nối với nhau thậm chí còn chặt chẽ hơn trước. Đầu tiên là về hạ tầng công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thương buôn bán toàn cầu chỉ hoạt động thông suốt trên một nền tảng chung. Những nước phát triển phải chia sẻ công nghệ với những nước kém phát triển hơn và bằng cách đó, mở rộng không gian tồn tại.
Ở chiều ngược lại, các nước kém phát triển phải vươn lên, tiếp nhận không chỉ công nghệ mà cả các vấn đề quản lý để có thể trở thành đối tác công bằng, tự chủ trong việc điều hành nền kinh tế.
Thứ hai là vấn đề dữ liệu. Mỗi quốc gia sẽ phải có một trung tâm dữ liệu và mỗi trung tâm này phải kết nối với nhau tạo nên “sàn dữ liệu” của toàn thế giới, là cơ sở để nền kinh tế số vận hành. Chính điều này sẽ san bằng tính riêng lẻ, sự kiểm soát thông tin theo chính sách của từng quốc gia, ngăn chặn sự áp đặt thông tin chủ quan của bất cứ thực thể nào tham gia vào nền kinh tế số toàn cầu.
Thứ ba, vai trò dẫn dắt kinh tế thế giới sẽ không còn phụ thuộc vào một vài quốc gia mà nằm trong tay của những tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Các doanh nghiệp trên toàn thế giới liên kết với nhau như các mạch máu tuần hoàn trong thân thể, được điều khiển bởi cùng một hệ thần kinh não và doanh nghiệp là đại diện của các quốc gia trong thời đại kinh tế số. Nếu trễ nải, không kịp thích ứng, không có nội lực, nền kinh tế sẽ bị bỏ lại phía sau, thuần túy là thị trường cho hàng hóa, công nghệ từ các nước phát triển.
Việt Nam là mảnh ghép nào?
KTSG: Vậy là, vẫn có sự thịnh vượng chung nhưng sự phân chia nguồn lợi, tài sản sẽ khó có thể công bằng. Để giữ được vị thế độc lập, để vừa tận dụng ưu thế của nền kinh tế mở, thân thiện vừa hạn chế tối đa rủi ro do những biến động bất ngờ từ thế giới, Việt Nam nên phát triển kinh tế theo đường hướng nào, theo ông?
– Ở tầm vĩ mô, phải suy nghĩ về việc mở rộng hơn khung thể chế kinh tế của chúng ta. Bản thân cơ thể kinh tế Việt Nam đã cao lớn, mạnh mẽ hơn. Một thể chế kinh tế thông thoáng, tiệm cận tiến tới hòa nhập với khuôn khổ, quy tắc hoạt động chung của kinh tế toàn cầu sẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu các tiến bộ trong công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, ngoại thương… Đặc biệt, trong toàn cầu hóa với vai trò không thể phủ nhận của kinh tế số, nếu không chủ động, nền kinh tế sẽ chịu sức ép khiến nó buộc phải thay đổi.
Về các nhiệm vụ cụ thể, không phải ngẫu nhiên khi kinh tế toàn cầu khó khăn, xu hướng bảo hộ nội địa lại phát triển. Trong khi đó, Việt Nam đã hiểu thị trường 100 triệu dân và đã khai thác được nó chưa? Chúng ta có chính sách bán hàng, phát triển kênh phân phối cho hàng hóa Việt Nam ra sao? Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và Nhà nước, doanh nghiệp với doanh nghiệp đã thể hiện như thế nào để giữ vững và phát triển thị trường trong nước?
Trong vấn đề ngoại thương, kim ngạch cả trăm tỉ đô la Mỹ/năm mang lại lợi nhuận như thế nào hay chúng ta không thực sự bán hàng mà mới chỉ bán sức lao động trong các hàng hóa xuất khẩu? Tại sao các doanh nghiệp Việt chỉ đang bán hàng qua trung gian, chứ không bán trực tiếp trong khi theo một vị lãnh đạo doanh nghiệp dệt may, chỉ cần bán trực tiếp được 10% thì lợi nhuận thu được tăng lên 30%? Chúng ta đã tham khảo các mô hình Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) hay Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) để tìm ra cách thức phát triển ngoại thương phù hợp với điều kiện Việt Nam hay chưa?
Chúng ta đã nghĩ tới việc sản xuất hàng hóa ở phân khúc trung lưu và cao cấp vốn ít bị tác động bởi sự suy yếu của nền kinh tế nói chung và lợi thế so sánh của Việt Nam nếu theo đuổi mục tiêu này là gì? Với ưu thế sẵn có về lực lượng sản xuất và các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ chọn là mảnh ghép nào trong bức tranh xuất khẩu nói riêng và bức tranh kinh tế thế giới nói chung?
Doanh nhân phải có chữ “nhân”
KTSG: Trên con đường phát triển của Việt Nam, doanh nhân giữ vị trí trung tâm. Thế nhưng, khi ở nhiều nơi, thước đo sự thành đạt của một doanh nhân là tiền bạc, xe sang, thậm chí cả người đẹp, chúng ta vẫn buộc phải chứng kiến việc làm giàu dựa trên sự gian dối, lừa lọc… Chúng ta phải nhìn thẳng vào căn nguyên của thực trạng trên và tìm lời giải như thế nào?
– Không nên và không thể đổ lỗi cho “mặt trái của kinh tế thị trường” bởi lẽ không một nền kinh tế thị trường nào khuyến khích doanh nhân gian dối, lừa lọc, làm giàu bằng mọi giá.
Vấn đề ở đây có thể chính là một nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, vẫn còn chỗ cho quan hệ xin – cho và nếu doanh nghiệp tận dụng được mối quan hệ sẽ đạt được lợi ích vô cùng lớn. Sự bất bình đẳng trong cơ hội thành công tạo nên tâm lý chạy đua kiếm tiền, coi đồng tiền là mục đích tối thượng bất chấp luân lý, đạo đức. Điều này có thể sửa đổi bằng cách hoàn thiện thể chế kinh tế, giáo dục, đào tạo về văn hóa doanh nhân, tổ chức các câu lạc bộ như các mô hình Rotary Club, Jaycees Club, Metropolitan Club, Union League Club… (Mỹ) thành nơi các doanh nhân hội họp, bàn bạc cơ hội hợp tác làm ăn, cung cấp dịch vụ cộng đồng thúc đẩy tính chính trực, thiện chí và hiểu biết trong hệ thống doanh nghiệp nói riêng và trong toàn xã hội nói chung. Mỗi doanh nhân ngồi một góc suy nghĩ thì chỉ như một cây đũa, hợp tác với nhau mới thành bó đũa, đó là việc cộng đồng doanh nhân cần làm.
Trên hết, phải tâm niệm Việt Nam là một dân tộc có đạo lý. Doanh nhân phải có chữ “nhân”. Họ cố hết sức mình để lãnh đạo doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa nhưng không được làm những điều trái pháp luật, trái đạo lý gây hại cho người khác.
KTSG: Bàn về tính dân tộc, một vị CEO thành công của Ấn Độ cho rằng: “Một công ty muốn được thế giới kính trọng phải bắt nguồn từ gốc rễ văn hóa dân tộc mình”. Ông có chia sẻ quan điểm này không? Làm thế nào để Việt Nam có được những doanh nhân, doanh nghiệp như vậy?
– Doanh nhân, doanh nghiệp hay bất cứ cá nhân nào đều không được quên cái gốc của mình. Chúng ta là người Việt Nam, đừng biến mình thành một kẻ nửa người nửa ngợm, Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta. Một con người chối bỏ nguồn gốc, tổ tiên thì sẽ không được tôn trọng ở bất cứ đâu.
Dù vậy, cũng không nên khư khư, tự cao, tự đại với văn hóa của dân tộc mình mà phải học tập, tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác, từ đó, hoàn thiện con người cá nhân, lựa chọn cách thức ứng xử xứng đáng nhất với tự nhiên, xã hội và vươn tới những giá trị trường tồn, vĩnh cửu.
Còn để Việt Nam có được những doanh nghiệp, doanh nhân được thế giới kính trọng, tôi tin rằng, đây là nhiệm vụ khả thi. Thứ nhất, phải xây dựng được hạt giống tốt, tức là đội ngũ doanh nhân có kiến thức, hiểu biết về thị trường, có bản lĩnh, có văn hóa.
Hạt giống đó phải được gieo trồng ở mảnh đất đủ nước, đủ ánh sáng, có lượng khoáng chất, vi chất phù hợp nhất với loại cây trồng, không có mầm bệnh.
Nghĩa là, trước tiên chúng ta phải loại bỏ các yếu tố cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là vấn nạn chi phí không chính thức. Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cho thấy, năm 2021 khoảng 41% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí không chính thức và 5% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải dành 5-10% doanh thu cho khoản chi này. Đó là cái ách rất nặng, không chỉ cản trở mà còn kéo lùi sự phát triển của doanh nghiệp.
Tiếp đến, cơ quan quản lý nhà nước phải lựa chọn chiến lược phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, xác định nhóm ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên nguồn lực cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó lớn mạnh, có thể cạnh tranh và cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.
Cuối cùng, như người Mỹ thường nói: “Vấn đề không phải chỉ là bạn biết gì mà là bạn biết ai”, các nhà lãnh đạo phải tạo điều kiện để doanh nhân trong nước kết nối với đội ngũ doanh nhân, chuyên gia, cố vấn, lực lượng Việt kiều đã thành danh ở nước ngoài với kinh nghiệm, ý tưởng mới, những người trong và ngoài chính quyền… để học hỏi, tiếp thu, tận dụng các mối quan hệ có ích cho hoạt động của doanh nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét