ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cựu binh Mỹ cảm động trước câu nói: 'Chào mừng các ông đến Việt Nam' (VNN 18/1/2023)-Ông Putin yêu cầu chấm dứt hàng loạt thỏa thuận với châu Âu (VNN 18/1/2023)-Vì sao Tòa Tối cao Philippines huỷ bỏ Thoả thuận Thăm dò chung với Trung Quốc và Việt Nam từ năm 2005 (BVN 17/1/2023)-Kiev rút một phần quân khỏi Zaporozhye, Tướng Anh phản đối đưa xe tăng tới Ukraine (VNN 17/1/2023)-Ukraine bị tố dùng UAV tấn công Sevastopol, triển khai binh sĩ với vũ khí sơ sài (VNN 17/1/2023)-Đông Nam Á 2023: Sẵn sàng cho chiến tranh? (BVN 17/1/2023)-Lê Tây Sơn-Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch (BVN 17/1/2023)-Các kịch bản cho nước Nga hiện nay (BVN 17/1/2023)-Báo Thái Lan: Theerathon Bunmathan trừng phạt tuyển Việt Nam (VNN 17/1/2023)-Việt Nam thua chung kết AFF Cup 2022: Nước cờ bí của ông Park (VNN 17/1/2023)-HLV Park Hang Seo nhận hết lỗi sau khi thua Thái Lan (VNN 17/1/2023)-HLV Park Hang Seo chia tay tuyển Việt Nam: Lời cảm ơn đặc biệt! (VNN 17/1/2023)-Thầy Park bức xúc cách cầm còi của trọng tài chung kết AFF Cup 2022 (VNN 17/1/2023)-Kiev thừa nhận mất Soledar, Ukraine trở thành 'phòng thí nghiệm' vũ khí của Mỹ (VNN 16/1/2023)-Ông Putin nói chiến sự tiến triển tích cực, NATO hứa thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine (VNN 16/1`/2023)-Hiệp định Paris: 'Cuộc đọ sức không cân sức' giữa hai nền ngoại giao non trẻ và sừng sỏ (VNN 16/1/2023)-Việt Nam tranh AFF Cup 2022 với Thái Lan: Niềm tin từ Thammasat (VNN 16/1/2023)-Việt Nam đấu Thái Lan: Thầy Park giải quyết 2 vấn đề, sẽ ẵm cúp ( VNN 16/1/2023)-Vũ khí Thái Lan: Tuyển Việt Nam và bài toán Theerathon (VNN 16/1/2023)-
- Trong nước: Bỏ qua lỗi khi kiểm định, tiêu cực có hệ thống ở đăng kiểm (VNN 18/1/2023)-Hai đời Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam nhận hối lộ như thế nào? (VNN 18/1/2023)-Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước (VNN 17/1/2023)-Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris 1973 (GD 17/1/2023)-Bắt 2 nữ Phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (VNN 17/1/2023)-NSND Doãn Hoàng Giang qua đời (VNN 17/1/2023)-Bộ trưởng GTVT: Sai phạm ở Cục Đăng kiểm như ung thư di căn nhiều năm (VNN 17/1/2023)-Thủ tướng phân công lại nhiệm vụ cho 3 phó thủ tướng (VNN 16/1/2023)-Tiếp tục đào đất đến độ sâu 23m nơi bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông (VNN 16/1/2023)-Mắc lừa công an, viện phó giả mạo, cán bộ hưu trí mất 2,2 tỷ đồng (VNN 15/1/2023)-Khởi tố 18 bị can tại 10 trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội (VNN 15/1/2023)-'Sập bẫy' chiêu trò lừa đảo, các nạn nhân mất cả trăm tỷ đồng (VNN 14/1/2023)-Triệt phá đường dây đánh bạc trên mạng hơn 400 tỷ đồng (VNN 14/1/2023)-Những khó khăn cứu hộ ở hiện trường bé trai rơi xuống trụ bê tông (VNN 13/1/2023)-Tại sao bị nghi trộm đồ lại thành bị hiếp dâm? (VNN 13/1/2023)-Bị người yêu cũ đâm nhiều nhát, cô gái ở Hà Nội tử vong trong đêm (VNN 13/1/2023)-Đề nghị kỷ luật nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (VNN 13/1/2023)-Cục trưởng Cục Đăng kiểm Đặng Việt Hà buông lỏng quản lý để nhận hối lộ (VNN 12/1/2023)-Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị khởi tố, bắt tạm giam (KTSG 11/1/2023)-
- Kinh tế: Người dân bắt đầu rời TPHCM, đón xe về quê ăn Tết (KTSG 18/1/2023)-Các trung tâm đăng kiểm làm việc đến 30 Tết (KTSG 18/1/2023)-Khoảng 4.000 người và hơn 36.600 tấn hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái (KTSG 18/1/2023)-Thu hồi giấy phép với vi phạm trong kinh doanh xăng dầu dịp Tết (KTSG 18/1/2023)-Ngày hết Tết đến, tai nạn tránh xa (KTSG 18/1/2023)-Hội bò chận của người H'Mông ở miền Tây xứ Nghệ (KTSG 18/1/2023)-Chờ đến 2026 mới sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân là quá muộn? (VNN 18/1/2023)-Hà Nội tạm dừng phố đi bộ trong dịp Tết Nguyên đán (VNN 18/1/2023)-Kịch kinh dị hay tình cảm: Sân khấu tung 'chiêu' hút khán giả ngày Tết (VNN 18/1/2023)-'Chợ nhà giàu' Hà Nội tấp nập ngày giáp Tết, khách bước chân vào rút ví mỏi tay (VNN 18/1/2023)-Tàu về đầy cá, ngư dân kiếm bộn tiền sau chuyến đi biển cuối năm (VNN 18/1/2023)-Tàu về đầy cá, ngư dân kiếm bộn tiền sau chuyến đi biển cuối năm (VNN 18/1/2023)-70 nghìn đồng một quả cam Xã Đoài vẫn khó mua (VNN 18/1/2023)-Sốt đất khắp nơi, người nghèo càng khó mua nhà (VNN 18/1/2023)-Đốt pháo hoa dịp Tết cần đúng cách, tránh phạm luật (VNN 18/1/2023)-Bất ngờ nhận thưởng Tết, nhân viên công ty bất động sản ‘vui mừng khôn xiết’ (VNN 18/1/2023)-Tàu về đầy cá, ngư dân kiếm bộn tiền sau chuyến đi biển cuối năm (VNN 18/1/2023)-
- Giáo dục: Đừng ấn định "học kém mới đi học nghề" với học sinh tốt nghiệp THCS (GD 18/1/2023)-Phụ huynh than SV trường HUTECH phải đi thực tập xuyên Tết, nhà trường lên tiếng (GD 18/1/2023)-Thử nghiệm Chương trình GDMN mới: Địa phương chờ hướng dẫn mua sắm thiết bị (GD 18/1/2023)-Khi giờ học viết được chuyển thành giờ đọc thơ trong bếp ở điểm trường Súng Lủng (GD 18/1/2023)-Có phụ huynh tha thiết mong giáo viên giao bài tập Tết, người phản đối kịch liệt (GD 18/1/2023)-Hòa Bình: Ban đại diện CMHS tham gia thảo luận, đánh giá SGK lớp 4 (GD 18/1/2023)-Yêu cầu từng giáo viên bộ môn nhận xét là hình thức, không có nhiều tác dụng (GD 18/1/2023)-Cấm thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi tốt nghiệp: Nên hay không? (GD 18/1/2023)-Giáo viên dạy THPT chỉ lý do Bộ GD không nên cho trường đại học xét tuyển sớm (GD 18/1/2023)-Đại học Bách khoa Hà Nội công bố câu hỏi minh họa bài thi đánh giá tư duy 2023 (GD 18/1/2023)-Nhiều trường đại học bổ sung ngành đào tạo trong mùa tuyển sinh 2023 (KTSG 18/1/2023)-
- Phản biện: Đại án "Việt Á", "Chuyến bay giải cứu" và bài học răn đe đanh thép cho cán bộ (GD 18/1/2023)-Phạm Minh-‘Chênh lệch địa tô’ từ lý thuyết đến thực tiễn (TVN 18/1/2023)-Nguyễn Văn Đỉnh-Việt Nam tăng trưởng kinh tế số mạnh nhất khu vực Đông Nam Á (TVN 17/1/2023)-Lan Anh-Tương lai của Đảng CS và Dân tộc Việt (BVN 17/1/2023)-Nguyễn Đình Cống-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức giữa chiến dịch thanh trừng lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng (BVN 17/1/2023)-John Boudreau -Vai trò của báo chí ở Việt Nam (BVN 17/1/2023)-Phạm Trần-Tiền và sự cám dỗ (BVN 17/1/2023)-Tạ Duy Anh -‘Bài học thứ 4’ của Tổng Bí thư và điều hành kinh tế (TVN 16/1/2023)-Tư Giang-Không minh bạch thì cuối cùng chính nhà nước độc tài cũng sẽ bị thiệt hại (BVN 15/1/2023)-Song Chi-"làm hư" đúng quy trình (BVN 15/1/2023)-Mai Bá Kiếm-Con số, phận người (TVN 13/1/2023)-Tư Giang-Những điều suy ngẫm sau vụ án Alibaba (TVN 12/1/2023)-Nguyễn Văn Đỉnh-Cứ điểm sản xuất toàn cầu có là cơ hội cho Việt Nam cất cánh (TVN 11/1/2023)-Trần Thuỷ-Sửa luật để siết phân lô, bán nền (TVN 10/1/2023) (Bài 3)-Nguyễn Văn Đỉnh-Địa tô chênh lệch đang làm lợi cho ai? (TVN 9/1/2023)-Nguyễn Tiến Lập-An cư, lạc nghiệp nhìn từ khung giá đất (Bài 2) (TVN 9/1/2023)-Lan Anh-Ai 'ăn' chênh lệch địa tô? (Bài 1) (TVN 8/1/2023)-Nguyễn Văn Đỉnh-
- Thư giãn: Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp ở Ấn Độ (VNN 14/1/2023)-Không gian mát lành, đẹp như chốn thần tiên ở tu viện Bát Nhã gần Đà Lạt (VNN 12/1/2023)-
Một hôm, cánh lính cũ chúng tôi trong "Hội đạp xe", đưa ra một tình huống thế này: Giả sử có người mang 100.000 USD (chỉ mới 100.000 USD, quy ra khoảng 2,4 tỷ đồng thôi nhé, so với 3 triệu USD hay 14,5 tỷ đồng thì nó chỉ là một món rất vừa phải) đến hối lộ, để cảm ơn về một việc gì đó (ví dụ giúp họ thắng thầu, ví dụ giúp họ giảm án tù, ví dụ giúp họ trốn thuế, ví dụ giúp họ mua rẻ bán đắt…) thì liệu ai trong số những người ngồi đây có thể từ chối?
Tất cả đều trả lời giống nhau: Khó từ chối vô cùng.
Bản năng sống của con người là hám lợi. Ở đâu có lợi là nó mò đến. Cái gì đem lại lợi ích là nó lao vào. Vì nó là con người, với đầy đủ những khiếm khuyết tự nó không hoàn thiện được (thế mới cần đến tôn giáo). Chính vì vậy, tham nhũng, nhận hối lộ, ăn cắp của công… xuất hiện từ thời thượng cổ, khi con người biết đến quyền lực và khi xã hội phân tầng về giai cấp.
Mặc dù cũng là ăn cắp, nhưng những hành động trên luôn được "bào chữa" rằng kẻ ăn cắp chẳng lấy không của ai (giúp và nhận công), chẳng lấy của ai cụ thể (của công cũng giống như của… trời!). Vì thế, tham nhũng, nhận hối lộ luôn có sức cám dỗ khủng khiếp, trong mọi xã hội.
Nếu nhìn thật sâu vào tâm can của chính mình, nói thật, bạn hay tôi cũng khó mà thoát khỏi cám dỗ đó.
Việc từ chối món tiền lớn, kể cả với những người giàu nứt đố đổ vách, có gì đó thậm chí còn "phản tự nhiên". Vì thế đạo đức giả mới có đất để diễn và nó thường nhuốm màu cay cú (Không nhận được thì nhè ra, tiện thể làm mầu, chứ từ sâu xa cũng tiếc đứt ruột).
Người ta chỉ từ chối món lợi lớn mang dâng tận miệng, trong các trường hợp sau:
1- Biết rõ là hành động đó không thể thoát sự trừng phạt của luật pháp, do xã hội có cơ chế giám sát tinh vi và sự trừng phạt lạnh lùng... (Báo chí tự do, tòa án độc lập...) Trong trường hợp này, con người từ chối phạm tội vì ý thức chấp pháp, lo sợ bị trả giá đắt gấp bội, chứ chả phải do họ có nhân cách, đạo đức lớn.
2- Ý thức về một cặp mắt vô hình NHÌN THẤY TẤT CẢ. Cái kết vẫn là nỗi sợ về sự trừng phạt nào đó. Sự trừng phạt tinh thần này thậm chí còn đáng sợ hơn sự trừng phạt vật chất. Chẳng hạn nó khiến lương tâm day dứt, sợ bị quả báo nhiều đời, sợ khi chết đi rồi vẫn bị phán xử, nguyền rủa, tức là sợ tiếng xấu truyền đời…
3- Ý thức về danh dự cá nhân vì thế mà bị ô uế.
Trong ba loại "barrier" ngăn cản người ta phạm tội đã kể, thì "barrier" đầu tiên có giá trị hiện thực nhất và cũng thực chất nhất về mặt hiệu quả. Bởi nó bao phủ số đông tuyệt đối. Cái số đông đó là trăm ngàn vạn triệu loại người, với ngần ấy cách sống, cách nghĩ, cách quan niệm khác nhau về đạo đức, phẩm giá, danh dự… Nhưng cho dù họ là ai, để đủ tư cách tối thiểu làm một công dân, thì tuyệt đại đa số họ đều đủ năng lực để làm theo luật pháp, với những quy định rành mạch, rõ ràng, không có ngoại lệ, hoàn toàn vô tình. Những gì luật pháp không cấm, họ có quyền làm, kể cả nó không phù hợp với quan niệm về danh dự, ứng xử được coi là hợp lẽ của nhiều người khác. (Vì thế mới cần đến văn hóa)
Tình huống thứ hai không hiếm nhưng chắc chắn không phổ biến và không thể là thước đo chuẩn mực để khép tội hay xá tội cho ai đó. Đơn giản là với một bộ phận đông đảo, nó chả có ý nghĩa gì (chẳng hạn với những người vô thần). Không ai có quyền tước bỏ niềm tin tôn giáo của người khác, nhưng cũng không ai có quyền ép người khác phải theo, phải tin một tôn giáo nào đó.
Tình huống thứ ba thì vô cùng hy hữu. Cho đến nay, trong hàng ngũ các nguyên thủ quốc gia, người ta mới chỉ khẳng định CHƯA THẤY tổng thống Mỹ nào tham nhũng, nhận hối lộ, ăn cắp của công?
Nhiều người lấy làm tiếc cho một vài quan chức, chỉ cần tiền quà biếu cũng ăn vài đời không hết, nhưng vẫn lập ra các sân sau để rút tiền ngân sách, vẫn chia chác tiền dự án, vẫn cài lợi ích vào việc đấu thầu…
Những người nghĩ như vậy là đang nghĩ như một nhà đạo đức, vốn của giả nhiều hơn của thật, chứ không phải đang nghĩ như một con người xã hội.
Bạn hãy đặt mình vào vị trí của một quan chức có rất nhiều cơ hội để tham nhũng, bạn sẽ thấy, ông/bà ta hành động chả có gì khác thường. Khuân của cải về nhà mình, chất đầy nhà, sau đó bình an sống ngoài mọi lo toan, thỉnh thoảng cúng dường, thỉnh thoảng ban quà cho đám trẻ con đói rách (chúng đói rách cũng một phần vì hành vi tham nhũng của họ)… trong khi đó vẫn có đủ các diễn đàn để lên mặt dạy đời (như ta vẫn thường thấy), nó tạo ra một thứ hạnh phúc chất ngất, thứ hạnh phúc của người thành công và may mắn, dù thực chất nó là cơn say sưa của ma quỷ. Nó còn tạo ra cảm giác họ đã sống trọn vẹn cho cuộc đời, cho gia đình, cho bạn bè. (Không ít quan chức tham nhũng kinh người bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, thầy cô, những người già yếu, neo đơn, nghèo khó; gương mẫu làm từ thiện, mạnh miệng kêu gọi xã hội rủ tình thương với những số phận không may… giống như hành động của một Bồ tát cứu khổ cứu nạn!)
Tiền là tiên là phật, tiền đi liền với ruột, tiền là tất cả… Xin đừng coi thường những quan niệm này, bởi có thể nó xấu xí, nhưng nó luôn thật, luôn đúng với hầu hết chúng ta.
Đừng đạo đức hóa, lý tưởng hóa các nguyên tắc chống lại những gì thuộc về bản chất tự nhiên.
Kết lại: Hiểu rõ bản chất của con người, bản chất của hành động tham nhũng, để thấy sự kiểm soát hành vi xấu xí, bản tính tham lam, thói quen khuất tất của con người bằng các điều luật, mới là giải pháp lâu dài để có được một xã hội ÍT THAM NHŨNG, ÍT CÓ KHẢ NĂNG THAM NHŨNG.
Và rõ ràng là nó không có tí ti gì mới mẻ.
T.D.A.
Nguồn: FB Lao Ta
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét