Nghề dạy học, đã vất vả càng thêm gian lao. Nhưng, hơn lúc nào hết đối với vận hội của đất nước, nghề dạy học đã tôn quý lại càng tôn quý. Sứ mệnh vinh quang càng thêm vinh quang.
Cô giáo người Mường Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ đã trở thành đại diện lọt vào top 50 giáo viên toàn cầu.
Trường cô giảng dạy có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ vào các nền tảng số cô đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới.
Không chỉ dạy cho những học trò của mình, nhờ nền tảng số cô giáo trẻ còn dành thời gian dạy học miễn phí cho trẻ em tại khu ổ chuột của Ấn Độ, trẻ em ở Nam Phi cho đến các lớp học trực tuyến tại California, Mỹ.
Cô Phượng là biểu hiện sinh động cho sự đổi thay sâu sắc khi nhân loại bước vào kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ mới với hứa hẹn tạo ra động lực tăng trưởng mới.
Ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả
Đưa công nghệ vào bài giảng thay vì đưa bài giảng vào công nghệ. Đây là trách nhiệm của toàn ngành Thông tin và Truyền thông và cả ngành giáo dục. Việc thực hành của thầy, cô trong ngành sẽ mang tính tiên phong, thể nghiệm, được khuyến khích bởi tinh thần trách nhiệm cao vì sự phát triển của học sinh.
Trong bài viết về chuyển đổi số giáo dục nhân dịp bước vào năm học mới 2021-2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, lời giải chính cho chuyển đổi số giáo dục là các nền tảng số dùng chung.
Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Cuộc cách mạng số đã mang đến cho ngành một công cụ có tính cách mạng, đó là các platforms dùng chung toàn quốc.
Nền tảng chung còn giúp tiến hành những cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn nữa. Mỗi một nhu cầu sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số.
Theo góc này, thì nhà trường, nhất là ở bậc đại học, ngày càng giống một doanh nghiệp công nghệ hơn là một trường học truyền thống. Và thực sự, nhà trường sẽ phải phát triển công nghệ và nội dung để dạy học. Nhưng nhà trường sẽ làm việc này bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ để đưa tri thức và phương pháp dạy học của mình nên các nền tảng số.
Và kết quả là sẽ thêm rất, rất nhiều các thầy cô giảng dạy và cống hiến như cô Phượng.
Xem lại toàn văn bài viết về chuyển đổi số giáo dục của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ 'CHÌA KHOÁ' ĐỂ ĐẠI HỌC HUẾ PHÁT TRIỂN THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA
AN NGUYÊN /GDVN 19-11-2022
GDVN- Chuyển đổi số hiện đang trở thành một vấn đề sinh tồn , cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng.
LTS:Là đại học vùng đang trên đường phát triển thành đại học quốc gia, Đại học Huế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu, quản trị đại học… Trong đó, thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm hướng đến mô hình đại học thông minh. Vậy thực tiễn triển khai quá trình này ở Đại học Huế ra sao?
Để giải đáp những băn khoăn đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế.
Phóng viên: Được biết, Đại học Huế đang trên con đường phát triển trở thành đại học quốc gia. Trong bối cảnh nền giáo dục toàn cầu đang thay đổi từng ngày, chuyển đổi số được xem là “chìa khóa” để mở ra thành công cho các trường đại học, Nhà trường đã, đang và sẽ làm gì để thích ứng với xu thế đó, thưa Phó Giáo sư?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Gần đây, vấn đề chuyển đổi số đang trở thành cấp thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài yêu cầu phát triển này. Thậm chí, chuyển đổi số hiện đang trở thành một vấn đề sinh tồn, cần thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục, đòi hỏi các nhà giáo dục phải thích nghi và áp dụng các công nghệ, phương pháp và tư duy số.
Phó Giáo sư Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế cho rằng, quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự phát triển đồng bộ về nền tảng công nghệ, tài chính, nhân lực.
Đối với Đại học Huế, việc ứng dụng công nghệ thông tin hay có thể nói là bước đầu chuyển đổi số đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất lâu: e-learning, học liệu số, đào tạo trực tuyến, quản lý thông tin qua hệ thống, hệ hỗ trợ quyết định … được Đại học Huế triển khai khoảng gần 20 năm về trước.
Tuy nhiên, các hệ thống, nền tảng, dữ liệu còn cát cứ, rời rạc, manh mún, chưa tập trung và chưa có tính kết nối trong toàn Đại học Huế. Cho đến khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu chuyển đổi số trở nên bức thiết.
Từ nhu cầu thực tế, Đại học Huế trong những năm qua đã đẩy nhanh, đẩy mạnh các hoạt động quản trị thông qua môi trường mạng, cụ thể bằng các hướng dẫn, quy trình, quy định về dạy, học, bảo vệ luận văn, luận án, các hoạt động hội họp… được tổ chức online, sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử…
Mô hình đại học thông minh đang dần hình thành, với mục tiêu nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho sự phát triển.
Xây dựng các chương trình, mô hình liên kết, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số, hằng năm cho ra trường từ 3.000 - 5.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin phục vụ công cuộc phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Phóng viên: Thưa ông, quá trình chuyển đổi số không phải là điều dễ dàng khi cần phải có một nền tảng vững chắc về tài chính, công nghệ, nhân lực. Vậy Đại học Huế đối mặt với những khó khăn đó như thế nào?
Đại học Huế - đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh mới” của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Nhân lực ở đây được hiểu là yếu tố con người tham gia vào quá trình chuyển đổi số, từ cấp lãnh đạo cho đến người dùng là giảng viên, sinh viên. Việc thay đổi tư duy của người dùng là một vấn đề khó khăn nhất.
Tài chính hay công nghệ có thể nỗ lực tìm kiếm thì sẽ có. Còn tư duy, nhận thức và năng lực của người dùng của cả hệ thống cần thời gian để thay đổi.
Đó là nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ và việc chuyển đổi số trong giáo dục. Quá trình đó không chỉ đơn thuần là việc sử dụng một số công nghệ như phương tiện mà có thể là các yếu tố thay đổi quá trình dạy học, tạo ra một hệ sinh thái hiện đại, ví dụ như: trợ lý học tập ảo; trường học ảo; hệ thống dạy học và đánh giá năng lực người học trực tuyến; mạng lưới kết nối giáo dục toàn cầu; lớp học/trường học không biên giới;…
Nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ là một rào cản lớn cho động cơ cải tiến.
Đó còn là tâm lý e ngại đổi mới, chưa sẵn sàng thích nghi trước những can thiệp của công nghệ vào đời sống, trạng thái lo lắng hoặc thiếu tự tin trước tác động của công nghệ tới đời sống. Đó là năng lực ứng dụng và tích hợp công nghệ.
Chẳng hạn như, một giáo viên không chỉ sử dụng một vài phần mềm hay ứng dụng đơn giản để trình chiếu bài giảng của mình, mà còn cần phải có nhiều năng lực công nghệ khác như phân tích đặc điểm học sinh, kết nối học sinh ngay cả khi học trực tiếp và học trực tuyến; thiết kế, tổ chức, quản lý và đánh giá quá trình giáo dục; tự học, tự nghiên cứu và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
Đại học Huế cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện buổi giao lưu về chuyển đổi số.
Với người học, các kỹ năng: giao tiếp, khả năng học tập độc lập, đạo đức và trách nhiệm, làm việc nhóm và tính mềm dẻo, các kỹ năng tư duy như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo.. việc hoạch định chiến lược, các yêu cầu kỹ năng này cần được thay đổi theo yêu cầu của từng giai đoạn.
Ngoài ra, trong bối cảnh chung hiện nay, bên cạnh vấn đề kinh phí để hoàn hoàn thiện hạ tầng mạng mới, đầu tư lớn về tài chính và nhân lực thì hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin cũng là những thách thức khi thực hiện chuyển đổi số.
Phóng viên: Hiện nay, Đại học Huế có 8 trường đại học, 1 viện nghiên cứu thành viên; các khoa, phân hiệu trực thuộc. Với đặc điểm là đa ngành, đa lĩnh vực như Y Dược, Luật, Nông lâm, Sư phạm, Nghệ thuật, Kinh tế, Ngoại ngữ, Khoa học, Du lịch...
Vậy thưa thầy, quá trình chuyển đổi số ở mỗi đơn vị trực thuộc sẽ diễn ra như thế nào và có gặp trở ngại gì không, bởi mỗi ngành nghề đào tạo lại mang những đặc tính khác nhau?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Phải khẳng định rằng, chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học là sự thay đổi về cách thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu, chuyển đổi một số hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số.
Sinh viên Đại học Huế với ứng dụng công nghệ để thực hiện chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập.
Chuyển đổi số tác động lên các hoạt động quản trị ở cấp Đại học Huế, các hoạt động cốt lõi như: Duy trì đào tạo thích ứng với nhu cầu người học cả trực tiếp và trực tuyến bằng việc biên soạn bài giảng, tài liệu và sẵn sàng chia sẻ; Xây dựng dữ liệu dùng chung; Cơ sở vật chất, đường truyền đảm bảo;
Phương pháp giảng dạy đảm bảo chất lượng; Cung cấp cơ hội cho người học tiếp cận với môi trường thực tế, trải nghiệm thực tiễn, phương pháp giải quyết vấn đề, hòa nhập môi trường thực tế;
Xây dựng đội ngũ có thể đáp ứng yêu cầu công nghệ; Xây dựng dữ liệu cho nghiên cứu khoa học: mạng lưới nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các dữ liệu dùng chung cho nghiên cứu; Phát triển học liệu số; Phân tích dữ liệu...
Từ những nền tảng dữ liệu đó, công tác quản lý điều hành của toàn hệ thống Đại học Huế được dễ dàng hơn, từ việc phân tích các dữ liệu sẽ hỗ trợ việc ra các quyết định trong điều hành.
Đại học Huế đã triển khai tốt công sở số trong đại dịch vừa qua; tiếp tục đẩy mạnh số hóa dữ liệu, bao gồm cả việc số hóa nguồn học liệu phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo, cũng như số hóa dữ liệu trong công tác quản lý giáo dục các cấp.
Việc số hóa dữ liệu, xây dựng trung tâm dữ liệu số chính là tiền đề quan trọng nhất trong việc chuyển đổi số toàn diện trong Đại học Huế.
Trong thời gian tới, Đại học Huế thành lập Viện Chuyển đổi số và Học liệu - Đại học Huế. Đây là một đơn vị sẽ thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào tất cả các hoạt động của Đại học Huế.
Trong đó sẽ có nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực y học, sinh học và chuyển đổi số trong các lĩnh vực đặc thù khác nhau, hướng đến người học là gần 50 ngàn học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Phóng viên: Trong bài phát biểu của thầy khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại học Huế, Phó Giáo sư có nói rằng: “Chúng ta muốn nhìn thấy Đại học Huế phát triển như thế nào và theo định hướng nào?”. Vậy Nhà trường đang hướng đến mô hình đại học như thế nào trong tương lai? Và trong mô hình ấy, chuyển đổi số có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương:Tầm nhìn của Đại học Huế được xác định trong chiến lược phát triển là hướng đến một hệ thống đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và xếp hàng đầu châu Á, nhóm 500 thế giới vào năm 2045.
Ảnh minh hoạ.
Đại học Huế kiên định mục tiêu và định hướng phát triển thành đại học quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ.
Trên nền tảng thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, đội ngũ có trình độ cao vào top 3 cả nước, Đại học Huế sẵn sàng thay đổi trong linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của xu thế xã hội, quốc tế. Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của công nghệ, của thông tin, cần thiết tạo sự khác biệt, sáng tạo không ngừng nghỉ, trong mọi hoạt động.
Phóng viên: Với lịch sử 65 năm phát triển, từ Viện Đại học Huế đến nay là Đại học Huế, trên tiến trình phát triển thành đại học quốc gia như hiện nay thì nhân tố chính nào làm nên sự thay đổi, phát triển? Sự đầu tư của Đại học Huế cho nhân tố ấy trong thời gian tới ra sao, thưa thầy?
Phó Giáo sư Lê Anh Phương: Như tôi đã đề cập ở phần trên, thách thức cho sự thành công của cả hệ thống chính là yếu tố con người. Chính vì vậy, Đại học Huế xác định yếu tố chính làm nên sự thay đổi, phát triển chính là con người, là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Phó Giáo sư Lê Anh Phương tại
lễ bổ nhiệm Giám đốc Đại học Huế. Ảnh: AN
Bên cạnh sức mạnh của truyền thống, Đại học Huế có sự đồng lòng, quyết tâm của các tập thể, cá nhân trong toàn Đại học Huế, trách nhiệm của mỗi thành viên trong mái nhà chung. Đó là những cơ sở vững chắc cho sự phát triển.
Đại học Huế đã và đang xây dựng các chính sách đãi ngộ, ưu tiên, khuyến khích tài năng đối với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có thành tích cao trong đào tạo, nghiên cứu. Chính đội ngũ chất lượng cao sẽ là nguồn lực giúp tăng trưởng các chỉ số như vị trí xếp hạng, về nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo hoặc cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, chúng tôi xác định thêm chỉ số hạnh phúc. Đại học Huế là môi trường mà mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bộ viên chức, mỗi học sinh, sinh viên của Đại học Huế cùng trải nghiệm khoảng thời gian làm việc và học tập ở ngôi nhà chung với điều kiện tốt nhất để phát triển trong hạnh phúc và bình yên.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Lê Anh Phương.
AN NGUYÊN
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC SỐ LÀ SỨ MỆNH LỚN CỦA CÁC NHÀ GIÁO
NGÀNH TT&TT
DUY VŨ/VNN 18-11-2022
Bộ TT&TT đang giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Sứ mệnh đào tạo nhân lực số thuộc về các cơ sở giáo dục, nhà giáo của ngành.
Chiều 18/11, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì buổi gặp gỡ, tri ân các nhà giáo tiêu biểu đại diện cho tập thể giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ TT&TT nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ TT&TT gồm: Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông; Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT và Trường Cao đẳng công nghiệp in.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét