ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nga tấn công dữ dội đông và nam Ukraine, Kiev có thể mất 100 lính mỗi ngày (VNN 23/5/2022)-Ukraine có hàng trăm nghìn binh sĩ, Hungary ví đòn trừng phạt Nga như 'bom nguyên tử' (VNN 22/5/2022)-Cuộc sống thấp thỏm ở thành phố biên giới Nga giáp chiến tuyến Ukraine (VNN 21/5/2022)-Nga chiếm 'pháo đài cuối cùng' của Kiev ở Mariupol, tìm cách kiểm soát miền đông Ukraine (VNN 21/5/2022)-Thành viên nhóm an ninh của ông Biden bị bắt ở Hàn Quốc (VNN 21/5/2022)-Mỹ duyệt gói viện trợ 'khủng' cho Kiev, Nga ra điều kiện mở cảng ở Biển Đen (VNN 20/5/2022)-Diễn biến căng thẳng của cuộc chiến 5 ngày Nga - Gruzia (VNN 20/5/2022)-Đức nói 'không có đường tắt' để Ukraine gia nhập EU, Kiev đáp trả (VNN 20/5/2022)-Ukraine ước tính số lính Nga thiệt mạng, ông Biden ủng hộ Thụy Điển vào NATO (VNN 19/5/2022)-Gói trừng phạt thứ sáu EU áp đặt lên Nga bị chặn (VNN 19/5/2022)-Thủ tướng gặp kiều bào tại Hoa Kỳ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một (VNN 18/5/2022)-Cuộc chiến ở Mariupol gần kết thúc, Ukraine và Nga đều tuyên bố thắng (VNN 18/5/2022)-Tòa hình sự quốc tế cử đội điều tra 'lớn chưa từng có' tới Ukraine (VNN 18/5/2022)-EU tuyên bố không để Ukraine cạn kiệt vũ khí (VNN 18/5/2022)-Cuộc săn lùng điệp viên Nga gay cấn của an ninh Ukraine (VNN 18/5/2022)-NATO tổ chức tập trận rầm rộ ngay sát nách Nga (VNN 17/5/2022)-Pháp có nữ Thủ tướng đầu tiên trong vòng 30 năm (VNN 17/5/2022)-Hình ảnh thương binh Ukraine rời khỏi 'pháo đài' Azovstal (VNN 17/5/2022)-Học thuyết Monroe của Australia giữa thỏa thuận an ninh Trung Quốc (VNN 16/5/2022)-Nhà máy thép Azovstal hứng 'mưa đạn', chỉ huy quân Ukraine hé lộ thảm cảnh (VNN16/5/2022)-Kiev nói Moscow mất 27.400 quân, Nga quả quyết khiến Ukraine tổn thất nặng (VNN 16/5/2022)-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Lào (GD 15/5/2022)-Thủ tướng mong muốn các nước lớn tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN (GD 15/5/2022)-Thổ Nhĩ Kỳ muốn sơ tán thương binh Ukraine khỏi nhà máy Azovstal (VNN 15/5/2022)-Chiến sự Ukraine: Mỹ thay đổi cách tiếp cận, ‘ra giá’ với Nga (VNN 15/5/2022)-Ukraine nói quân Nga rút khỏi Kharkiv, G7 cảnh báo khủng hoảng lương thực toàn cầu (VNN 15/5/2022)-Bí ẩn dòng sông cản bước cả quân Nga và Ukraine ở khu vực Donbass (VNN 15/5/2022)-
- Trong nước: Khai mạc Kỳ họp thứ 3, xem xét, bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng (GD 23/5/2022)-Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng Đội tuyển U23 Việt Nam (GD 23/5/2022)-Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 31 chung cuộc: Việt Nam phá sâu kỷ lục (VNN 23/5/2022)-Cảnh sát 141 hóa trang chống đua xe sau trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 (VNN 22/5/2022)-Thủ tướng gửi thư khen "những cô gái kim cương" giành HCV SEA Games 31 (VNN 22/5/2022)-Giữ vững bản lĩnh và đoàn kết trước mọi khó khăn, thách thức (GD 21/5/2022)-PMC-Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 23/5 (GD 21/5/2022)-Xin ‘mức án không đem lại nỗi đau khổ’ và chuyện ngất tại tòa vụ VN Pharma (VNN 21/5/2022)-Bóng dáng ‘người đàn bà đẹp’ trong hàng loạt vụ án khiến các quan chứcvào tù (VNN 21/5/2022)-Bắt tạm giam Giám đốc CDC Đồng Tháp để điều tra liên quan vụ Việt Á (GD 20/5/2022)-UBKTTƯ xem xét thi hành kỷ luật ông Đinh Quý Nhân, cựu Giám đốc Sở GD Quảng Bình (GD 19/5/2022)-Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời (GD 19/5/2022)-Kỷ luật loạt quan chức UBCKNN - 'đại phẫu' cần thiết để thị trường lành mạnh (GD 19/5/2022)-Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị cách hết chức vụ trong Đảng (GD 18/5/2022)-UBKT TW đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh (GD 18/5/2022)-
- Kinh tế: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch COP26, Chủ tịch WEF (GD 23/5/2022)-Dành tặng 1 năm bay không biên giới cho các cầu thủ đội bóng đá nam và nữ VN (GD 23/5/2022)-Nhận diện dòng chảy thương mại bất tận tại siêu tổ hợp Hon Thom Paradise Island (KTSG 23/5/2022)-Kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân (VNN 23/5/2022)-NVT-Điện hạt nhân Ninh Thuận: 6 năm dừng dự án, vẫn có nhiều dấu hỏi (VNN 23/5/2022)-Dự án điều chỉnh vốn gấp 24 lần: Từ 60 tỷ lên gần 1.500 tỷ (VNN 23/5/2022)-Nữ giáo viên đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm từ lá bồ đề (VNN 23/5/2022)-Anh cửu vạn trúng độc đắc 42 tờ vé số, xây biệt thự nghìn mét vuông và "nợ như chúa chổm" (VNN 23/5/2022)-Che bớt mặt trời (KTSG 22/5/2022)-Có tiền, phải tiêu, nhưng tránh tiêu bằng mọi giá (KTSG 22/5/2022)-Apple muốn mở rộng sản xuất thiết bị ở Ấn Độ và Đông Nam Á (KTSG 22/5/2022)-FLC chuẩn bị bầu bổ sung hai thành viên hội đồng quản trị (KTSG 22/5/2022)-Thị trường tiền kỹ thuật số liệu có sụp đổ? (KTSG 22/5/2022)-
- Giáo dục: Bộ Giáo dục giải trình về căn cứ tổ chức môn Lịch sử trong chương trình GDPT (GD 23/5/2022)-Con của Hiệu trưởng THCS Phú Long làm lộ đề kiểm tra vì 'thấy thương, tội 2 bạn' (GD 23/5/2022)-Được hỗ trợ 3,7 triệu đồng là “liều thuốc an thần” đối với GV mầm non tư thục (GD 23/5/2022)-Tốt nghiệp THCS học 4 năm có bằng cao đẳng là cách chiêu sinh dễ gây hiểu lầm (GD 23/5/2022)-Có hội đồng chấm luận án TS như 'nồi lẩu thập cẩm', cần tăng hậu kiểm lên 50% (GD 23/5/2022)-Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Lịch sử là môn bắt buộc (GD 23/5/2022)-Dự thảo chuyển hệ số lương giáo viên cũ 3,33 đến 3,99 thành 4,0 sẽ gây bất công (GD 23/5/2022)-Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT sẽ xóa được ngụy thành tích, nếu thầy cô khách quan (GD 23/5/2022)-Giáo viên "mách" bí quyết làm bài môn Văn trong kỳ thi lớp 10 để đạt điểm cao (GD 23/5/2022)-Xây dựng hệ thống hợp tác đào tạo trong các trường thuộc Bộ Công thương (GD 23/5/2022)-Nhiều bài học truyền cảm hứng khi giáo dục đạo đức, lối sống HS, SV tại Đà Nẵng (GD 23/5/2022)-Sở GD Hà Nội yêu cầu khảo sát nhu cầu học các môn lựa chọn của học sinh lớp 9 (GD 22/5/2022)-
- Phản biện: Có hội đồng chấm luận án TS như 'nồi lẩu thập cẩm', cần tăng hậu kiểm lên 50% (GD 23/5/2022)-Tình thế gian nan cần quyết sách mạnh mẽ (TVN 23/5/2022)-Tư Giang-Bài 1: Chống tham nhũng, tiêu cực và mệnh lệnh ‘không vùng cấm, không ngoại lệ’ (VNN 23/5/2022)-Hương Quỳnh-Chậm tiêu tiền công và chuyện dám nghĩ, dám làm (TVN 20/5/2022)-Linh Chi-BCĐ cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Phát huy sức mạnh của dân (GD 17/5/2022)-Hàng trăm triệu m2 đất bị bỏ hoang, gây lãng phí nhưng chưa có ai bị xử lý (GD 13/5/2022)-
- Thư giãn: Những anh chị em ruột ghi dấu ấn tại SEA Games 31 (VNN 21/5/2022)-Mang chiếu nằm chờ lấy vé xem chung kết bóng đá nữ SEA Games 31 (VNN 21/5/2022)-
Gập gềnh hồi phục
Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ” cho biết, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng 3,6%, thấp hơn mức 6,108% của năm 2021. Môi trường địa kinh tế chính trị toàn cầu năm 2022 cũng cho thấy nhiều bất ổn hơn, gây ra những khó khăn mới cho nền kinh tế thế giới.
Năm 2022, kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức chưa được giải quyết ở năm 2021 như: nguy cơ đại dịch Covid-19 xuất hiện biến chủng mới, giá năng lượng tiếp tục tăng cao, thiếu hụt lao động, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu và tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các rủi ro vĩ mô có xu hướng tăng trong năm 2022 như lạm phát tăng cao, các nước tăng lãi suất và thắt chặt tiền tệ, dừng hay thu hồi các chính sách kích thích kinh tế một cách đột ngột, thiếu kiểm soát. Rủi ro địa kinh tế chính trị gia tăng và đã trở thành sự thật với cuộc chiến Nga - Ukraine…
Đối với Việt Nam, VEPR đánh giá, nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại. Thứ nhất là các rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu. Thứ hai là áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh. Thứ ba là rủi ro từ xung đột Nga - Ukraine.
Thứ tư là sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách “Zero Covid” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới kinh tế Việt Nam. Thứ năm là sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam, so với xu hướng chung toàn cầu.
VEPR nhận định chuyển đổi số tiếp tục được đẩy mạnh, là điểm tích cực của kinh tế Việt Nam 2022. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số diễn ra nhanh ở tất cả các lĩnh vực, từ thương mại điện tử đến tài chính ngân hàng, logistics, y tế, giáo dục, dịch vụ... “Chuyển đổi số không chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời trong đại dịch mà còn tiếp tục trở thành một phần của các DN trong thời kỳ bình thường mới. Theo khảo sát của Base.vn, hơn 60% DN Việt Nam có ý định tiếp tục kết hợp làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng và hơn 77% DN lựa chọn triển khai mô hình kết hợp giữa kinh doanh online và tại chỗ sau dịch”, báo cáo viết.
Từ đó, VEPR đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2022. Với kịch bản cơ sở, Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,7%, kịch bản tích cực là 6,2% và tiêu cực là 5,2%.
Những quan ngại
Các chuyên gia kinh tế lo ngại về áp lực lạm phát gia tăng, bởi Việt Nam đang thực hiện chính sách tài chính nới lỏng, để hỗ trợ cho phục hồi nền kinh tế. Áp lực lạm phát sẽ gây khó khăn cho việc điều hành kinh tế vĩ mô. Chính phủ sẽ rất khó trong việc vừa kìm chế được lạm phát vừa thúc đẩy kinh tế phát triển với tăng trưởng cao. Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận xét.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, hai năm qua, chuyển đổi số tại Việt Nam bằng cả 20 năm trước cộng lại, tuy nhiên, năng suất lao động không cao.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năng suất lao động năm 2019 tăng 6,2% thì năm 2020 tăng 5,4% và năm 2021 chỉ tăng 4,71%, như vậy là đang giảm dần. Đúng ra, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ thì năng suất lao động phải tăng cao hơn. Cần đánh giá lại hiệu quả của hoạt động chuyển đổi số thời gian vừa qua, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.
TS. Nguyễn Minh Cường, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhận xét, chuyển đổi số tại Việt Nam vẫn chưa thực chất, hình như vẫn theo phong trào. Bởi muốn chuyển đổi số thực chất, trước hết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp thì rất khó để chuyển đổi số thành công, ngược lại nó có thể gây cản trở.
Còn TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính thì quan ngại về những điểm yếu thể chế trong chuyển đổi số. Luật Giao dịch điện tử vẫn chưa được sửa đổi cho phù hợp. Việc xây dựng khung pháp lý (gồm cả sandbox) cho các hoạt động kinh doanh số, tài sản số, quy định về quản lý dữ liệu và chia sẻ thông tin, dữ liệu vẫn còn chậm trễ.
Sự lệch pha và chậm trễ trong chính sách kích thích kinh tế cũng là điều khiến các chuyên gia quan ngại. Quy mô các gói hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi kinh tế 2022-2023 đã tăng lên đáng kể so với năm 2020-2021. Trong đó, gói đầu tư công là gói tài khóa khá quan trọng, được kì vọng rất lớn có thể mang lại hiệu ứng kích thích tăng trưởng kinh tế trực tiếp và gián tiếp.
Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu giải ngân gói đầu tư công dự kiến phải từ giữa năm 2022 do các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư, cấp phép dự án và bố trí nguồn lực. Các chính sách hỗ trợ cho người lao động đang triển khai, phát sinh một số vấn đề về thủ tục nhận hỗ trợ, nhất là đối với lao động khu vực phi chính thức. Chính sách cấp bù lãi suất 2%, khi vay vốn ngân hàng, vẫn đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý, chưa biết khi nào mới triển khai…
Gói hỗ trợ ban hành từ đầu năm nhưng đến nay nhưng nhiều cấu phần vẫn chưa đi vào thực hiện là quá chậm. Điều này có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà chúng ta kì vọng, ông Vũ Tiến Lộc lo ngại.
Trần Thủy
TÌNH THẾ GIAN NAN CẦN QUYẾT SÁCH MẠNH MẼ
TƯ GIANG/ VNN 23-5-2022
Vắc xin - yếu tố quyết định
Các đại biểu sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội ở Hà Nội. Điều đó có nghĩa Quốc hội đưa các hoạt động trở về “trạng thái cũ”, điều không diễn ra trong các kỳ họp năm 2021 do Covid-19.
Kết quả đó của Quốc hội, cũng như cả nền kinh tế và xã hội nói chung hiện nay, là nhờ vào việc tiếp cận và phủ vắc xin, một nỗ lực tuyệt vời của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đặt mua vắc xin chậm và dịch đã bùng năm ngoái.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, đến hết năm 2021, cả nước tiêm được hơn 152 triệu liều, trong đó đã tiêm 132 triệu liều cho người từ 18 tuổi trở lên (99,5% tiêm ít nhất 1 liều và 90,7% tiêm đủ số liều cơ bản). Từ nước tiếp cận vắc-xin chậm, Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng hàng đầu trên thế giới, về đích trước 6 tháng so với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản do WHO khuyến cáo.
Trên nền tảng đó, chính sách chống dịch đã chuyển sang “thích ứng, an toàn”, giúp các hoạt động kinh tế, xã hội quay trở lại quỹ đạo cũ. Quá trình phục hồi kinh tế được kích hoạt qua hàng loạt chỉ số như tiêu dùng, công nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký, tăng trưởng...
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề, đòi hỏi đang đặt ra gay gắt sau đại dịch, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới xuất hiện những đám mây đen mù mịt với lạm phát tăng cao kỷ lục, cung cấp lương thực gián đoạn, nạn đói đe dọa nhiều nơi.
Bức tranh kinh tế màu gì?
Bức tranh kinh tế màu gì cần phải được xác định rõ mới đề ra được giải pháp phù hợp.
Vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân còn rất khó khăn sau đại dịch?
Báo cáo của Chính phủ cho biết, tổng thu ngân sách năm ngoái vượt rất cao so với dự toán (tăng 16,8%), tăng gần 203 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội (chỉ tăng 22,2 nghìn tỷ so với dự toán) vào tháng 10/2021. Thu ngân sách trong 4 tháng đầu năm nay ước đạt gần 47% dự toán, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là điều cực kỳ bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ do tác động của Covid-19. Cho đến quý 1 năm nay, cả nước có tới hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên mất việc làm, giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, giảm thu nhập do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Chỉ riêng năm ngoái có gần 120 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động và phá sản, giải thể. Các ngành du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải hành khách, giáo dục mầm non gặp khó khăn nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp phá sản.
Khó khăn của doanh nghiệp là không thể bàn cãi do nền kinh tế rơi vào phong tỏa cả quý 3 năm 2021. Tuy nhiên, Chính phủ báo cáo với Quốc hội là tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã chiếm tới 59,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng vọt so với các tỷ lệ trước đây là chỉ hơn 40%.
Đây là điều bất thường không lý giải được trong bối cảnh 23 tỉnh, thành phong tỏa theo Chỉ thị 16 suốt cả quý 3 năm 2021, quý có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6,02% - thấp nhất kể từ khi có thống kê quý. Làm sao mà người dân và doanh nghiệp có thể tăng đầu tư trong bối cảnh đó!
Trong khi nền kinh tế khó khăn, thiếu vốn, khát vốn thì Nhà nước có tiền trong kho bạc lại không tiêu được, ví dụ giải ngân đầu tư công rất kém. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công đến cuối tháng 4 chỉ đạt hơn 18,5% kế hoạch năm. Có tới 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 17%; thậm chí có 17 bộ, cơ quan trung ương giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức 0%. Tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài chưa có cải thiện nào đáng kể khi mới đạt 3% kế hoạch.
Trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đang rất khó khăn, đối diện với rất nhiều thách thức về việc làm, đơn hàng, tiếp cận vốn… thì việc thu ngân sách bất thường thể hiện điều gì? Do làm dự toán thấp, hay lạm thu? Những điều này cần kiến giải rõ ràng.
Cần quyết sách mạnh
Nhu cầu về vốn, về dòng tiền của doanh nghiệp là rất lớn khi nền kinh tế mở ra hiện nay. Trước câu hỏi còn dư địa để giảm lãi suất tiếp hay không, cuối năm ngoái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng dự báo, trong năm 2022 “rủi ro lạm phát đang có một áp lực rất lớn”.
Sau mấy tháng cả nước đóng băng chống dịch, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng chắc chắn gia tăng. Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu là 6,31%, ở mức cao so với tổng dư nợ.
Trong khi đó, chỉ mấy ngày trước phiên khai mạc kỳ họp hôm nay, Chính phủ mới có hướng dẫn về việc hỗ trợ lãi suất 2%. Có vẻ, Chính phủ cần thận trọng trong việc triển khai gói này từ việc rút kinh nghiệm của gói hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 1 tỷ USD năm 2009. Gói hỗ trợ đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy về lạm phát, về rủi ro đạo đức, làm không ít người trong ngành ngân hàng lâm cảnh tù tội.
Như vậy, lạm phát đang có rủi ro tăng cao, lãi suất vì thế không thể giảm được như kỳ vọng. Chỉ số CPI tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp đôi so với cùng kỳ các năm 2018-2021, tạo áp lực lớn lên điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cả năm 2022.
Trong khi đó, trên thế giới, tình hình kinh tế - chính trị diễn biến phức tạp. Cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine; giá dầu và lạm phát tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; một số nền kinh tế lớn triển khai thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ; Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018; tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại...
Những thách thức trên là rất lớn. Quốc hội sẽ giám sát, kiểm tra như thế nào để cùng Chính phủ đưa ra các chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vẫn đang ngụp lặn trong khó khăn sau đại dịch?
Tư Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét