ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nga - Ukraine trao đổi tù binh, Italia bắt giữ du thuyền nghi liên quan tới Putin (VNN 7/5/2022)-Vì sao loại vũ khí quan trọng cho Ukraine chống Nga đang bị thiếu hụt? (VNN 6/5/2022)-Mỹ tiết lộ đã giúp Ukraine 'hạ thủ các tướng Nga' (VNN 5/5/2022)-Nga nã tên lửa khắp Ukraine (VNN 4/5/2022)-Nga phá hủy kho vũ khí phương Tây ở Ukraine, Pháp cảnh báo ông Putin (VNN 4/5/2022)-Lỗ hổng 'chết người' của dàn xe tăng Nga ở Ukraine (VNN 4/5/2022)-Ukraine nói Odessa bị tấn công, lính Nga thiệt mạng ở nhà máy Azovstal (VNN 3/5/2022)-Cuộc chiến khó lường trong lòng nước Mỹ, quyết định cân não trước nguy cơ (VNN 3/5/2022)-Người kế nhiệm Thủ tướng Singapore: Vị lãnh đạo 4G (VNN 3/5/2022)-Nhân chứng kể lại nỗi kinh hoàng khi ẩn náu ở nhà máy thép Azovstal (VNN 3/5/2022)-Ông Kim Jong Un ra cảnh báo bất ngờ về vũ khí hạt nhân (VNN 30/4/2022)-Nga ước tính mất 10% GDP, Mỹ huấn luyện lính Ukraine tại Đức (VNN 30/4/2022)-Chính phủ Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine (VNN 30/4/2022)-Ukraine cáo buộc Nga không kích rung chuyển Kiev ngay sau chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ (VNN 29/4/2022)-Tổng Thư ký LHQ tuyên bố ‘khủng hoảng trong khủng hoảng’ ở Mariupol (VNN 29/4/2022)-Sức mạnh của loại lá chắn tên lửa xuất hiện dày đặc ở Ukraine (VNN 28/4/2022)-Nga sẽ đáp trả ‘chớp nhoáng’ nguy cơ bên ngoài, quân Ukraine tấn công đảo Rắn (VNN 28/4/2022)-Sự thay đổi chiến lược của Mỹ trong giai đoạn 2 cuộc chiến Nga- Ukraine (VNN 27/4/2022)-Lý do Đức dè dặt chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine (VNN 27/4/2022)-Chùm ảnh bom mìn chưa nổ rải khắp Ukraine (VNN 26/4/2022)-Nga nêu điều kiện đàm phán trực tiếp với Ukraine, cảnh báo Thế chiến 3 (VNN 26/42022)-Kiev lên án lãnh đạo LHQ, thành phố miền trung Ukraine hứng 'mưa tên lửa' (VNN 25/4/2022)-Ngày bỏ phiếu bầu tổng thống, cử tri Pháp lựa chọn Macron hay Le Pen? (VNN 24/4/2022)-Quan chức cấp cao Mỹ tới Kiev, Nga nã tên lửa phá kho vũ khí ở Odessa (VNN 24/4/2022)-
- Trong nước: 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022): Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam (GD 7/5/2022)-Khởi tố thêm 2 giám đốc trong vụ đưa hối lộ ở Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (GD 6/5/2022)-Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM Lê Minh Tấn được cho nghỉ hưu trước tuổi (VNN 6/5/2022)-Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội (GD 6/5/2022)-Bộ Chính trị ban hành quy định về luân chuyển cán bộ (GD 5/5/2022)-Quan chức CDC tiếp tục được gọi tên liên quan Việt Á và lời nói dối trắng trợn (VNN 6/5/2022)-Giám đốc CDC Hà Giang và 2 thuộc cấp nhận 770 triệu hoa hồng từ Việt Á (VNN 5/5/2022)-Khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII (GD 4/5/2022)-Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới (GD 4/5/2022)-Lý tưởng kích hoạt sức mạnh nội sinh của dân tộc (VNN 4/5/2022)-Kiểm soát quyền lực đã khắc phục tình trạng 'cua cậy càng, cá cậy vây’ (VNN 4/5/2022)-Giám sát việc từ chức để không còn những lá đơn xin thôi nhiệm vụ vì sức khỏe (VNN 3/5/2022)-Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị (GD 29/4/2022)-Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4 (GD 29/4/2022)-Để lãng phí trong lĩnh vực công phải truy trách nhiệm người đứng đầu (GD 28/4/2022)-Khởi tố 8 cán bộ diện trung ương quản lý (VNN 28/4/2022)-Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật hàng loạt cán bộ tỉnh Bình Thuận (GD 27/4/2022)-Những giám đốc CDC quả quyết 'sạch tay' cho đến ngày bị bắt (VNN 27/4/2022)-Chiến dịch Hồ Chí Minh-mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử (GD 26/4/2022)-Gia hạn tạm giam ba bị can để mở rộng điều tra vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’ (VNN 26/4/2022)-Chuyện người đẹp thi Hoa hậu Việt Nam tự tử khiến BTC 'tá hoả' (VNN 26/5/2022)-Bắt tạm giam Giám đốc CDC Nam Định và 4 thuộc cấp liên quan đến kit test Việt Á (GD 25/4/2022)-Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng (GD 25/4/2022)-
- Kinh tế: Phê duyệt khung chính sách tái định cư Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (GD 7/5/2022)-Một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng lập quy hoạch (GD 7/5/2022)-Bất cân xứng lợi ích trong hợp đồng mua bán căn hộ (KTSG 7/5/2022)-Nhận diện vai trò của bất động sản trong nền kinh tế: nhìn từ các điểm nghẽn chính sách và vốn (KTSG 7/5/2022)-Ai đang nắm giữ phần lớn trái phiếu doanh nghiệp (KTSG 7/5/2022)-Đường sắt đô thị và bài học để không đội vốn, ‘lụt’ tiến độ (VNN 7/5/2022)-Lãi suất 60% năm, giám đốc cắn răng vay tín dụng đen (VNN 7/5/2022)-Mì 3 Miền và hành trình 30 năm gìn giữ tinh túy ẩm thực Việt (VNN 7/5/2022)-Mì 3 Miền và hành trình 30 năm gìn giữ tinh túy ẩm thực Việt (VNN 7/5/2022)-Vụ 22 người ăn hải sản hết 42 triệu đồng: Nhà hàng giảm 90% khách (VNN 7/5/2022)-Bãi Sao - viên ngọc quý của Phú Quốc đang ở đâu trên bản đồ du lịch? (GD 6/5/2022)-Standard Chartered: RCEP sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy phục hồi sau đại dịch (KTSG 6/5/2022)-Đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế (KTSG 6/5/2022)-Hàng trăm ngàn tỉ đồng dồn ứ ở bất động sản nghỉ dưỡng cần được gỡ (KTSG 6/5/2022)-
- Giáo dục: Hải Phòng: Khởi tố vụ án lập khống hồ sơ rút tiền ngân sách tại THPT Nguyễn Trãi (GD 7/5/2022)-Học sinh mất quá nhiều thứ từ kiểu học thêm chính khóa “tự nguyện” hiện nay (GD 7/5/2022)-Là giáo viên tôi thấy bất ngờ với trả lời của Vụ trưởng Thành về sách giáo khoa (GD 7/5/2022)-Việt Nam đứng thứ 59 trong các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (GD 7/5/2022)-Mãi chưa có quy chế tuyển sinh, nhiều trường ĐH rơi vào bị động (GD 7/5/2022)-Tại sao các nhà xuất bản chưa giảm giá sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6? (GD 7/5/2022)-Hà Nội tuyển hơn 9.000 chỉ tiêu vào lớp 10 các trung tâm GDNN - GDTX (GD 7/5/2022)-Nhiều đề xuất tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nghệ thuật sau đại dịch Covid (GD 7/5/2022)-Đa dạng hình thức tuyên truyền nâng cao hiểu biết của phụ huynh học sinh về BHYT (GD 7/5/2022)-Từ vụ 'tiến sĩ cầu lông': Đang tồn tại chính sách khuyến khích việc háo danh ? (VNN 7/5/2022)-
- Phản biện: Nhìn thẳng hay nhìn nghiêng vào sự thật (TVN 6/5/2022)-‘Siết chặt kiểu này thì ngày càng lỏng’-Tạ Đức Sinh-Nếu SSC làm tốt vai trò sẽ không có sai phạm của Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng ? (GD 5/5/2022)-Tài sản đặc biệt của quốc gia và sự ‘vòng vèo’ trục lợi (VNN 5/5/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Nghiệm thu đề tài khoa học như máy, nguồn nhân lực thực sự chất lượng cao? (VNN 4/5/2022)-Nguyễn Duy Xuân-Sai phạm ở Viện Hàn lâm KHXH VN: 'kỷ lục' nghiệm thu 18 đề tài khoa học/ngày (GD 4/5/2022)-Muốn 'lò' bớt nóng, cần quyết liệt đấu tranh phòng, chống lãng phí lĩnh vực công (GD 26/4/2022)-TS Nhưỡng: Phải mạnh tay dẹp kẻ 'chống lưng', doanh nghiệp 'sân trước, sân sau' (GD 21/4/2022)-Nguy cơ ‘loay hoay' trong bẫy thu nhập trung bình (TVN 20/4/2022)-Nếu không chấn chỉnh khu vực ngoài nhà nước thì cũng làm hỏng bên trong nhà nước (GD 17/4/2022)-Người tài phạm pháp và 'kháng thể' không tham nhũng, tiêu cực (VNN 17/4/2022)-Cù Văn Trung-Phòng, chống tham nhũng KV ngoài Nhà nước: loại bỏ 'sân sau', chủ nghĩa thân hữu (GD 16/4/2022)-
- Thư giãn: Văn Đô: Vũ khí bí mật của HLV Park Hang Seo (VNN 7/5/2022)-Cây phượng kỳ lạ độc nhất ở Vũng Tàu: Nửa xanh ngắt màu lá, nửa đỏ rực (VNN 5/5/2022)-
Ông Vương Đình Huệ nói: Anh nào làm tốt, nói tốt, anh nào làm không tốt, nói thẳng ra, sao phải né tránh! Theo ông, có những việc trầm kha lắm rồi, nhưng báo cáo cứ “3 sôi 2 lạnh” thế này ra QH thì “không đọng lại gì”.
Đã từ lâu, nhân dân luôn mong muốn được đọc, được hiểu các báo cáo để thực hiện quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, nhất là trong những lĩnh vực liên quan thiết thực đến đời sống của người dân, như yêu cầu mà Chủ tịch QH nêu ra.
Song đáng tiếc là vẫn có những báo cáo được viết ra từ năm trước, nhiệm kỳ trước nhưng đã được cập nhật lại một chút số liệu, văn phong rồi được sử dụng lại cho quý mới, năm mới. Vậy là những “hạn chế, yếu kém” vẫn y nguyên từ năm này sang năm khác, đổi mới dừng lại và không lên được những thang bậc mới, tầm vóc mới mà cuộc sống đòi hỏi.
Trong không ít báo cáo, phần “thành tựu” thì tràng giang đại hải, thậm chí còn được tô lên thêm hồng. Tất nhiên, những báo cáo này khi đề cập tới những “tồn tại, yếu kém” ngắn gọn, sơ lược, bị coi là thứ yếu bên cạnh phần “thành tích”. Trong không ít trường hợp, những vấn đề yếu kém, trầm kha đã không được nhìn nhận thẳng thắn, phát hiện kịp thời, nhận biết đầy đủ nên phiến diện, thậm chí bị lờ qua. Hàng loạt hô ngữ như “nâng cao”, “tăng cường”, “đẩy mạnh” được lặp đi lặp lại buồn tẻ và nhàm chán.
Những vấn đề đất đai
Ví dụ sự yếu kém trong phân bổ, sử dụng nguồn lực đất đai, Đảng đã ra nhiều văn kiện, Nhà nước đã ban hành nhiều luật, xã hội đã biết đến từ lâu, báo chí đã mổ xẻ kỹ càng. Văn kiện Đại hội 8 nêu, cần thị trường hóa các thị trường nhân tố sản xuất, trong đó có đất đai. Trên thực tế, đất đai chưa bao giờ được coi là thị trường. Hơn 70% tổng số đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân cả nước trong nhiều thập kỷ qua liên quan đến đất đai.
Đặc biệt, lợi ích của nông dân, của người được nhà nước giao đất ở ổn định lâu dài đã bị thua thiệt trước sự làm giàu đột phá của nhiều đại gia kinh doanh trong thị trường bất động sản, mà ở đó đất đai là loại bất động sản mẹ của tất cả các loại bất động sản khác. Nghiêm trọng hơn, trầm kha này đã tạo ra những cơ hội không thể tốt hơn cho quốc nạn tham nhũng có mẫu số chung là đất đai.
Tại hội nghị Trung ương 5 khai mạc ngày 4/5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu nhận thức thật đầy đủ, đúng đắn về sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu…
Tổng bí thư nêu ra hàng loạt câu hỏi để tập trung làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?... Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?...
Bao giờ hết cải cách DNNN
Bên cạnh vấn đề nổi cộm là đất đai, việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng không kém phần nổi cộm. Công cuộc Đổi mới đã diễn ra được 35 năm mà sự sắp xếp, cải cách DNNN vẫn chưa xong, phải làm tiếp trong những năm tới. Sự chậm trễ đó đã để lại những tai hại mà nhiều bài phân tích đã nêu ra.
Hệ thống DNNN với trọng trách mở đường cho sự phát triển của hệ thống DN thuộc mọi thành phần trong nền kinh tế, nhưng lại bị trì trệ trong sắp xếp lại, đã trở thành trở ngại không thể vượt qua, khiến kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân dừng lại quá lâu ở quy mô li ti, nhỏ và vừa.
Những năm đầu thập niên 1990, nước Đức thống nhất cũng tiến hành cải tổ hệ thống DNNN do Cộng hòa dân chủ Đức để lại. Họ đặt việc này thành một chương trình đặc biệt, giao cho một cơ quan đặc trách với những thẩm quyền riêng chưa từng có do QH ban hành. Chỉ 3 năm, chương trình trên đã được hoàn thành, xóa bỏ được những hạn chế, tận dụng được những tiềm năng của hệ thống DNNN cũ của Cộng hòa dân chủ Đức.
Sắp xếp lại DNNN của Việt Nam dây dưa kéo dài 3 thập kỷ vẫn chưa xong là do chỉ “nâng cao”, “tăng cường”, “đẩy mạnh” những cái cũ, hiếm có những cái mới đủ sức thay thế các cái cũ, cái không phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.
TS Đinh Đức Sinh
'SIẾT CHẶT KIỂU NÀY THÌ NGÀY CÀNG LỎNG'
TẠ ĐỨC SINH/ TVN 7-5-2022
Theo Chủ tịch QH, cần báo cáo thẳng ra QH, vì sao năm 2020 dịch bệnh diễn ra, nhưng giải ngân đầu tư công được 98%, trong khi năm 2021 còn được 83%, ba tháng đầu năm 2022 chỉ được 11%; rằng tiết kiệm được nhiều hơn là từ đâu, địa phương, bộ ngành nào nổi bật nhất; rằng hàng loạt dự án đầu tư quan trọng quốc gia đã chậm tiến độ, lãng phí nguồn lực thế nào…
“Cần nói thẳng, còn cứ chung chung việc nọ việc kia, hoàn thiện thể chế, tăng cường với siết chặt, nhưng siết chặt kiểu này là ngày càng lỏng”, ông nói và hỏi thêm “vì sao một số lại lắm thế” khi đề cập một số địa phương, một số ngành không hoàn thành giải ngân đầu tư công.
Những vấn đề trong đầu tư công đã được nhìn nhận, tổng kết và được đề xuất nhiều giải pháp khắc phục. Nhưng đến nay, đầu tư công vẫn là vấn đề nhức nhối trong các công việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, và còn thấp thua xa so với kỳ vọng của xã hội.
Về nguyên nhân, nếu truy đến cùng, thì sự thật về đầu tư công đã và đang được nhận biết từ “nhìn bên cạnh” nhiều hơn là từ “nhìn thẳng”, theo đó tồn tại yếu kém chỉ là “một số”, thậm chí “quá nhiều một số” chứ không phải ở hệ thống, từ luật đến thực hiện. Đã đến lúc phải thay đổi cách nhìn này để thấy rằng đầu tư công đã và đang mắc lỗi hệ thống để đề ra các giải pháp sửa chữa ở cấp độ hệ thống.
Với bất kỳ dự án đầu tư công nào, thì vốn đều là từ NSNN ở mức độ 100% hay thấp hơn, nhưng đều là loại “vốn mồi” để từ đó thu hút sự đầu tư tiếp theo của các nguồn vốn ngoài NSNN. Bởi vậy, người đầu tư công phải thực sự là người sở hữu vốn đầu tư công để “của đau con xót”, đầu tư vào đâu phải thu được hiệu quả cao nhất trong phạm vi có thể.
Trong đầu tư công, mặc dù đã phân loại thành dự án nhóm A, B, C nhưng vẫn không phân định được ai hoặc tổ chức nào là chủ sở hữu vốn đầu tư của các dự án trong từng nhóm đó. Đây là một sự thật cần được nhìn thẳng để có giải pháp đúng và trúng.
Do chỉ nhìn “bên cạnh” nên hàng thập kỷ qua, đầu tư công chỉ loay hoay sửa đổi, bổ sung về phân công, phân cấp. Mọi thành công của hàng loạt những sửa đổi, bổ sung đó vẫn chỉ nằm trong phương diện Quản lý nhà nước về đầu tư công chứ không phải về Sở hữu nhà nước đối với vốn đầu tư công.
Quản lý nhà nước về đầu tư công và Sở hữu nhà nước về vốn đầu tư công là 2 lĩnh vực khác nhau về nhiều phương diện, không thể nhập cục làm một hoặc thay thế cho nhau được.
Hàng chục năm qua, QH, Chính phủ, bộ, ngành, HĐND và UBND các cấp vẫn thực hiện công việc quản lý nhà nước về đầu tư công, nhưng không một ai, một tổ chức nào trong đó chịu trách nhiệm về mặt sở hữu bất cứ đồng vốn đầu tư công nào.
Hàng loạt dự án đầu tư công có quy mô lớn nhỏ, thậm chí lên tới tỷ USD đổ vỡ, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được người hoặc tổ chức nào chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân về sự đổ vỡ đó.
Ngược lại, nhiều dự án đầu tư công đạt được những thành công lớn, nhưng lương của những người làm nên thành công đó vẫn y như xưa, không tạo nên động lực, không khuyến khích.
Lẽ ra, cần làm rõ tư cách của người sở hữu vốn nhà nước chứ không chỉ dừng lại ở tư cách là người quản lý nhà nước đối với đầu tư công.
Xã hội đang kỳ vọng trầm kha về đầu tư công sẽ được nhìn thẳng thắn, không né tránh trong thời gian tới, từ đó có giải pháp căn cơ, hệ thống. Nếu nhà nước đã không tiếc tiền để trả lương cho một bội số người làm quản lý vốn nhà nước, thì sao không bớt đi một phần để ký hợp đồng thuê người làm chủ sở hữu vốn đầu tư công? Chủ sở hữu này vì sao phải lảng tránh, trầm kha đến bao giờ?
Lương giả, thu nhập thật
Nhân đề cập đến hệ thống lương và động lực, cần nhắc tới những nỗi khổ của người làm công ăn lương từ NSNN như công chức, viên chức, người hợp đồng lao động trong bộ máy 4 cấp của nhà nước. Đó là về thực trạng lương giả, thu nhập thật.
Những người này từ lâu đã nhận ra rằng tiền lương do NSNN chi cho họ đều là lương giả bởi chỉ trao họ một thu nhập thật đủ để trang trải một phần những chi phí tái sản xuất sức lao động (mở rộng) của họ.
Trong số họ, một tỷ lệ nhỏ cam chịu nên cuộc sống rất khó khăn; một tỷ lệ đông đảo đã được nhà nước cho làm thêm để có thêm thu nhập; một tỷ lệ không nhỏ khác đã tự thực hiện các hành vi bất hợp pháp để làm giàu và làm giàu phi mã.
Vậy là lương giả đã hầu như làm cho hệ thống nhân sự làm công ăn lương từ NSNN không toàn tâm toàn ý làm việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được nhà nước giao.
Năng suất thấp, hiệu quả kém, suy thoái biến chất tăng đã làm cho bộ máy nhà nước tuy ngày càng đông về nhân sự nhưng ngày càng phát sinh những trì trệ, trên nóng dưới lạnh, dọc không thông suốt, ngang không ăn nhập. Bộ máy này đã phấn đấu giảm 10% tổng biên chế hàng năm, nhưng 2021 mới là năm đầu tiên đạt được chỉ tiêu này.
Hệ thống hành chính 4 cấp đã không ít lần phát hiện có cấp trung gian không cần thiết, và đã 10 năm làm thí điểm bỏ cấp này tại 10 tỉnh, thành phố, nhưng rồi đâu lại vào đấy, không bỏ được gì.
Đến nay, Việt Nam có gần 98 triệu dân, nhưng danh sách người làm công ăn lương đã lên tới trên 2,7 triệu, nghĩa là 30 người dân phải cáng đáng nuôi 1 người hưởng lương NSNN, tỷ lệ cao bậc nhất thế giới.
Trầm kha về lương giả tuy đã rõ về thực trạng, nhưng đã bị bỏ qua về giải pháp xóa bỏ, gây nhiều chiều bức xúc trong xã hội.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ hoàn toàn có lý, có tình khi phê phán tình trạng “3 sôi, 2 lạnh” khi nhìn nhận và giải quyết những trầm kha đang “nhiều lắm rồi” trong xã hội.
Yêu cầu của ông về nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về Đổi mới. Nâng cao, tăng cường, đẩy mạnh những cái cũ là cần thiết nhưng hoàn toàn không đủ, phải có những cái mới, cái đột phá chưa ai làm, chưa nơi nào làm. Thủ tướng Võ Văn Kiệt với đường dây 500KV, Bí thư Kim Ngọc với khoán 10, nông dân làm máy gặt đập liên hợp... Đó là những tiền lệ về những người từ cấp cao nhất đến người dân bình thường nhất đã dám nhìn thẳng vào sự thật để làm thật, tạo thành tựu thật.
Những báo cáo, dự án trình QH nói riêng, trình cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cấp nói chung nếu cứ vẫn “3 sôi, 2 lạnh”, không đọng lại được điều gì, thì sau hồi chuông cảnh tỉnh này phải được chấm dứt, và tuyệt đối không được phê chuẩn, phê duyệt, thông qua để cuộc sống bớt đi được những ách tắc, trì trệ, vững bước trên hành trang Đổi mới.
TS Đinh Đức Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét