ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc sẽ “thống nhứt” Đài Loan bằng mọi cách (TD 17/10/2021)-Trương Nhân Tuấn-Fox News: Phóng sự hay phóng đại? (TD 17/10/2021)-Bùi K.Nguyên-Báo cáo mới của Mỹ hé lộ sức mạnh quân sự Triều Tiên (VNN 17/10/2021)-Trung Quốc: Tàn cuộc trỗi dậy (TD 17/10/2021)-Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ hải ở Campuchia, nỗi lo cho Việt Nam (BVN 16/10/2021)-Sơn Hồng Đức-Đường sắt Cát Linh-Hà Đông giống tuyến xe lửa Kyrgyzstan xây bằng tiền TQ? (BVN 16/10/2021)-BBC-Cuộc gặp "lạ lùng" của Donald Trump và Nguyễn Xuân Phúc tại White House năm 2017 (viet-studies 16/10/2021)- Ted Osius-Những thách thức toàn cầu đối với Tân chính quyền Đức (TD 15/10/2021)-Vũ Ngọc Yên-Giáo sư ĐH Harvard nói: Đảng Cộng Hòa thà giết nền dân chủ hơn là bỏ rơi Trump (TD 15/10/2021)-Liệu Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan? (TD 15/10/2021)-Điểm báo quốc tế về việc Trung Quốc tấn công Đài Loan (TD 14/10/2021)-Đỗ Kim Thêm-Trump sử dụng đặc quyền hành pháp để thử thách Quốc hội (TD 14/10/2021)-Bùi K Nguyên-Mỹ bác cáo buộc của Trung Quốc về sự cố tàu ngầm ở Biển Đông (VNN 13/10/2021)-Phát biểu của Trump về ngày 6/1 sẽ là bằng chứng chống lại ông ta (TD 13/10/2021)-Thượng đỉnh ASEAN cuối tháng: Chuông nguyện hồn ai? (TD 12/10/2021)-Hải Đăng/RFA-Thượng đỉnh ASEAN cuối tháng sẽ có một quyết định ‘lịch sử’? (BVN 12/10/2021)-Trần Đông A-Cấp cao Trung – Mỹ: Việt Nam nên làm gì? (TD 12/10/2021)-Hoàng Trường/VOA-Người Nhật phòng chống Covid-19: Những điều mắt thấy tai nghe (TVN 12/10/2021)-Lê Văn Tâm-
- Trong nước: Ông Nguyễn Minh Triết và bà Nguyễn Phạm Duy Trang làm Bí thư Trung ương Đoàn (VNN 17/10/2021)-Thủ tướng: Cấp dưới phải phục tùng cấp trên (MTG 17-10-21)-Bí thư Thành ủy TP.HCM: “Không phải cái gì cũng đổ cho dịch Covid-19” (DNSG 15/10/2021)-Miền Tây căng thẳng trước dòng người về quê tránh dịch (VOA 15-10-21)-Quảng Ninh tiên phong bỏ xét nghiệm PCR bắt buộc, còn các tỉnh? (VNN 15/10/2021)-Bế mạc phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 14/10/2021)-Chính phủ có chịu trách nhiệm khi hàng chục ngàn người chết do COVID-19? (RFA 14-10-21)-Bí thư Hà Nội: Vào thành phố vẫn phải đáp ứng các điều kiện an toàn (DT 14-10-21)-Chủ tịch Quốc Hội: Kỳ họp chuyên đề vào cuối năm là "có cơ sở pháp lý" (DT 14-10-21)-Khách đi máy bay từ TP.HCM về Nội Bài mừng phát khóc vì được cách ly tại nhà (VNN 13/10/2021)-Quy định mới về phòng, chống dịch: Dừng thực hiện Chỉ thị 15,16, hết cát cứ, cục bộ (TP 13-12-21)-Thủ tướng: Đây là thời điểm thích hợp đổi mới cách quản trị kinh tế-xã hội (DT 13-10-21)-Áp dụng ngay một số đổi mới tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (GD 11/10/2021)-'Non cao cũng có đường trèo. Đường dù hiểm nghèo vẫn có lối đi' (TP 11-10-21)-PMC-Vụ tiêu hủy đàn chó 15 con: Trưởng trạm y tế xã xin nghỉ việc (VNN 11/10/2021)-
- Kinh tế: Đẩy mạnh thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững nhân Ngày vì người nghèo VN (GD 18/10/2021)-Thiết yếu! (KTSG 18/10/2021)-Giá nhiên liệu sẽ tăng và duy trì ở mức cao? (KTSG 18/10/2021)-Từ chuyện từ thiện và cách các ngân hàng trên thế giới bảo mật thông tin (KTSG 18/10/2021)-Thách thức giảm lãi suất cho vay và nợ xấu (KTSG 18/10/2021)-Doanh số bán xe máy tại Việt Nam giảm hơn 45% (KTSG 18/10/2021)-Cục Hàng không đề xuất tăng tần suất bay trên trục Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM (KTSG 18/10/2021)-Mực nước tại Năm Căn và phát triển mũi Cà Mau (ĐV 18-10-21)-Bài GS Nguyễn Ngọc Trân-Công điện về tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên (GD 17/10/2021)-Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp toàn diện để chuyển sang trạng thái mới (GD 17/10/2021)-TP.HCM không thể phục hồi kinh tế dựa vào cấu trúc hiện nay (DBTT 17-10-21)-Bí thư Thành ủy TP.HCM: Đến quần áo bảo hộ cũng thiếu, chúng ta trở tay không kịp (NĐT 17-10-21)-"Em ở quê, sau tết tính": Vạn người chung lời nhắn, ông chủ làm sao đây? (DT 17-10-21)-Bao giờ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành? (DT 17-10-21)-Vaccine cho trẻ em và những câu hỏi (BVN 17/10/2021)-Nguyễn Tuấn-
- Giáo dục: Phụ huynh THCS Kim Nỗ tố 'dạy thêm ở nhiều lớp, Hiệu trưởng không biết là vô lý' (GD 18/10/2021)-Tốn 7,2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên cũng chỉ cho có (GD 18/10/2021)-Trung tâm ngoại ngữ SAS đóng cửa, Sở cũng không liên lạc được với chủ đầu tư (GD 18/10/2021)-Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La nói gì về các khoản thu tự nguyện, xã hội hóa (GD 18/10/2021)-6 giáo viên cùng dạy Giáo dục địa phương thì kiểm tra, tính điểm sao đây? (GD 18/10/2021)-Nguy cơ nổ điện thoại khi học online quá nhiều mà vẫn ép học thêm, đấy là tội ác (GD 18/10/2021)-Thị trường mua, bán sáng kiến kinh nghiệm lại… vào mùa dối trá (GD 18/10/2021)-
- Phản biện: Về một nguy cơ của giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (BVN 18/10/2021)-Nguyễn Trọng Bình-Không cần quan tâm đến thời cuộc (BVN 18/10/2021)-Đặng Đình Mạnh-Ba năm một hành trình ở Mỹ (Phần 2) (Phần 1)(TD 18/10/2021)-NNN Quỳnh-Tại sao TP.HCM có số người tử vong vì dịch cao đến thế? (TD 17/10/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Lại thêm một lỗi khó tha thứ của đài VTV (TD 17/10/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Xấu hổ và đau xót (TD 17/10/2021)-Mạc Văn Trang-“Chiếc áo cộng sản” bao giờ được cởi ra và vứt đi? (TD 17/10/2021)-Mai Hoa Kiếm-Tham dự bàn tròn của BBC (TD 16/10/2021)-Nguyễn Đình Cống-Có ai chơi Facebook không? (TD 16/10/2021)-Lưu Trọng Văn-Tổng Bí thư và thử thách đầu tiên để… ‘dọc ngang thông suốt’ (TD 15/10/2021)-Trân Văn-Đằng sau phát biểu của ông Nên (TD 15/10/2021)-Trần Thanh Cảnh-Tăng trưởng âm: Tình thế bất thường phải có giải pháp khác thường (TVN 15/10/2021)-Lan Anh-Nỗi nhục Cát Linh – Hà Đông (TD 15/10/2021)-Trần Thất-From the People of China (TD 15/10/2021)-Tạ Duy Anh-Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế (TD 15/10/2021)-Dương Quốc Chính- Thấy Gì Trước Thảm Trạng Cuộc Di Dân Tự Phát Hiện Nay (viet-studies 15-10-21)-Nguyễn Minh Đào-Nhà văn Vũ Thư Hiên: Vụ Xét lại chống Đảng và vai trò Lê Đức Thọ (BBC 15-10-21)-Hai kiểu tiếp xúc cử tri (TD 15/10/2021)-Mạc Văn Trang-Cookie Dương và thế hệ trẻ Việt Nam ở Mỹ trên hành trình làm trong sạch cộng đồng (TD 15/10/2021)-J.Nguyễn-Gửi anh đom đóm lập lòe (TD 14/10/2021)-Thất Trần-Lãnh đạo muốn “huy động tiền dân” ngay sau phong toả (BVN 14/10/2021)-Cao Nguyên-Muốn làm được việc, người lãnh đạo đừng nhìn xuống 4 chân ghế (TVN 13/10/2021)-Quốc Phong-Đi tìm dáng hình doanh nghiệp nhỏ Việt Nam (TVN 13/10/2021)-Nguyễn Hoa Cương-Bất cập trong xây dựng chính sách của Việt Nam: nhìn từ việc huy động vốn trong dân (BVN 13/10/2021)-Tô Văn Trường-Gì cũng có, chỉ thiếu… ‘thống nhất’! (TD 13/10/2021)-Trân Văn-Vì sao nhà nước nhất thể trở thành… Liên bang COVID-19? (TD 12/10/2021)-Trân Văn-
- Thư giãn: Chuyện Kissinger đến Hà thành (VN 17-10-21)-Xuân Ba-Cuộc gặp của Thượng úy Vịnh với nhà lãnh đạo số 2 của Đảng (VNN 10-10-21)-
Có rất nhiều điều tôi đã học được từ nhà lãnh đạo ngay thẳng, quyết liệt, người được mệnh danh là “Sáu Búa” - bác Lê Đức Thọ.
Trong những người đồng chí của ba tôi, bác Lê Đức Thọ có lẽ là người chúng tôi được gặp nhiều nhất. Ông là người đọc điếu văn khi ba tôi mất, và sau đó năm nào cũng đến nhà tôi vào ngày giỗ ba, ngày mẹ mất, hay những ngày vui của gia đình. Đặc biệt, tôi còn được gặp ông nhiều lần khi đang ở chiến trường Campuchia, về TP.HCM, ra Hà Nội khi tôi đã trở thành sĩ quan quân đội.
Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Lê Đức Thọ (10/10/1911 - 10/10/2021).
Bức chân dung ông Lê Đức Thọ gửi tặng ông Nguyễn Chí Thanh |
Hội nghị Tân Trào và cái tên Nguyễn Chí Thanh
Năm 1944, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ Nguyễn Vịnh vinh dự được ra Việt Bắc làm đại biểu dự hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào khai mạc ngày 14/8/1945 và được bầu vào TƯ, tham gia TƯ Việt Minh để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Người viết thư giới thiệu ông Vịnh ra dự hội nghị Tân Trào là ông Tố Hữu, Bí thư Thừa Thiên Huế.
Được gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên, Nguyễn Vịnh rất hồi hộp và xúc động, không ngờ mới gặp Bác nói ngay: “Chào ông tướng du kích”, rồi Bác kéo ngồi cạnh, hỏi chuyện về cuộc đấu tranh đầy ác liệt ở Bình Trị Thiên.
Trong hội nghị Tân Trào, ông Lê Đức Thọ lúc bấy giờ phụ trách công tác tổ chức, bồi dưỡng đào tạo cán bộ của Đảng. Khi hội nghị sắp kết thúc, Ban tổ chức đọc danh sách những người trúng cử TƯ, đều là những cái tên quen thuộc, nổi tiếng trong phong trào cách mạng cả nước. Duy có Nguyễn Chí Thành là cái tên mới toanh.
Nguyễn Vịnh (lúc ấy mới 31 tuổi) đứng cạnh bác Phạm Văn Đồng, thấy đọc tên Nguyễn Chí Thành, mới hỏi: “Nguyễn Chí Thành là ai đấy anh?”. Bác Đồng trả lời: “Là anh đấy. Chính Bác đã đặt cho anh tên mới để giữ bí mật và cũng có nhiều ý nghĩa”. Sau đó, Nguyễn Vịnh báo cáo với ông Thọ và thưa với Bác là trong họ có người tên Thành (theo phong tục Huế, người ta kiêng lấy tên người lớn đặt cho mình, mà trong lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ, có người tên thật là Thành, ông Thanh sợ “phạm húy”), nên xin Bác Hồ đặt là Thanh. Và cái tên Nguyễn Chí Thanh bắt đầu từ đó.
Nói chuyện với ông Đoàn Chương ở Paris trong ngày giỗ đầu ông Thanh, ông Thọ kể: “Tôi biết anh Thanh từ hội nghị Tân Trào. Hồi đó, để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, Bác Hồ bảo phải kiện toàn TƯ. TƯ Đảng lúc đó số lượng vừa ít, lại vừa nhiều người miền Bắc, Bác chỉ thị phải bổ sung thêm các đồng chí Trung bộ, Nam bộ nữa.
Anh Cả (tức Nguyễn Lương Bằng), anh Hoàng Quốc Việt và mấy anh nữa phát hiện 4 người để lựa chọn: miền Trung hai người, là anh Nguyễn Chí Thanh và anh Lê Viết Lượng; miền Nam hai người, là anh Hà Huy Giáp và anh Ung Văn Khiêm. Anh Thanh được tín nhiệm cao và được bổ sung làm ủy viên TƯ chính thức luôn. Và cũng dịp đó anh mang tên mới là Nguyễn Chí Thanh, do chính Bác đặt cho”.
Nhà chính trị “đa di năng” của Đảng
Trong thời gian ba tôi ở miền Bắc, tôi thường thấy bác Thọ đến nhà, hai ông gặp nhau nói chuyện rất lâu, lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười. Một ông làm tổ chức, một ông làm quân sự, sao mà có nhiều chuyện nói với nhau thế?
Sau này, chính bác Thọ kể cho mẹ tôi, khi đó ông và ông Thanh cùng tham gia “Ban công tác miền Nam”, nằm trong Bộ Chính trị, gọi tắt là Ban B, chuyên theo dõi và chỉ đạo cuộc đấu tranh ở miền Nam, do Bác Hồ và Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo, ông Lê Duẩn làm Tổ trưởng, thành viên có Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng. Bên cạnh đó có Ban A, gồm một số thành viên khác của Bộ Chính trị, được phân công chuyên trách theo dõi chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Ông Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính trị trình bày Báo cáo của Ban chấp hành TƯ về công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 (12/1976). Ảnh: TTXVN |
Người ta nói nhiều về quá trình hoạt động cách mạng của ông Thọ: Gan dạ, tỉnh táo, tù đày gian khổ, vào sống ra chết trong kháng chiến chống Pháp rồi chiến trường Nam bộ ác liệt…, nhưng tôi thì thấy ở ông dáng dấp của một ông giáo học, ngay ngắn, chững chạc, nho nhã, điềm đạm, sâu sắc, luôn nở nụ cười trên môi, ăn mặc nói năng vô cùng giảng cứu, mà đúng ông cũng đã làm nhà giáo thật.
Ngay sau khi ra tù lần thứ hai, tháng 9/1944, ông đã được Đảng giao nhiệm vụ phụ trách khu an toàn của TƯ, công tác tổ chức và huấn luyện cán bộ. Tháng 10/1944, ông được chỉ định làm ủy viên TƯ, trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ.
Từ đó cho đến ngày cách mạng thành công, và trong suốt quá trình 9 năm kháng chiến chống Pháp, ông là người chủ trì, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ trung, cao cấp, sơ cấp của Đảng. Sau tháng 8/1945, ông tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo cho nhiều tỉnh, thành để bổ sung cán bộ lãnh đạo khắp cả nước. Sau này ông Thọ còn có 2 lần kiêm chức Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.
Trong giao tiếp thông thường, ông cũng dân dã như mọi người, và đặc biệt điềm đạm, chỉ có điều khác người là ông nói ít nhưng câu nào “chết” câu đó, không nói đi nói lại bao giờ. Nói như dân Nam bộ, “nghe biết liền là ông lớn”. Có lẽ vì phong cách ấy của ông mà người ta đồn thổi là gặp ông hay bị “sợ” và lúc đầu tôi cũng không hiểu vì sao ông lại có biệt danh “Sáu Búa”.
Ngày giỗ đầu của ông Thanh
Ngày ông Thanh mất, ông Thọ là người đọc điếu văn. Sau đó, gần như năm nào giỗ ông Thanh, ông cũng đến với tình cảm sâu sắc, gần gũi. Câu chuyện của ông về ba tôi bao giờ cũng đẹp, trong đó ẩn chứa nhiều bài học để chúng tôi phải suy nghĩ.
Trong hồi ức của chú Đoàn Chương, trước làm thư ký cho ba tôi, sau giúp việc bác Thọ trong đoàn đại biểu Việt Nam ở hội nghị Paris, có kể về buổi sáng Paris cùng ông Lê Đức Thọ, đúng một năm sau ngày ba tôi mất:
“Hôm ấy là ngày 6/7/1968, ngày giỗ đầu của anh Thanh, tôi thức dậy rất sớm, đi lại trong phòng. Rồi vì ngại làm mất giấc ngủ của anh em khác, tôi xuống sân, vừa hút thuốc vừa đi lui tới. Với bao kỷ niệm sâu lắng, tôi nhớ anh, nhớ chị và các cháu, nhớ các đồng chí cùng giúp việc cho anh gắn với nỗi nhớ nhà của người xa xứ. Bất ngờ thư ký của anh Thọ xuống mời tôi lên gặp. Tôi lên tầng hai, ngôi nhà của đồng chí Maurice Thorez (cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp), nơi lúc đó hai anh Lê Đức Thọ và Xuân Thủy ở và làm việc.
Anh Thọ hỏi thăm sức khỏe chị Cúc, các cháu và kể lại nhiều chuyện mà trước đó tôi chưa biết. Anh Thọ nói như lặng đi: “Anh Thanh mất đi là một tổn thất lớn cho Đảng. Với tớ, Đảng giao cho làm công tác tổ chức càng cảm thấy sâu sắc điều này, vì Bác và Bộ Chính trị đưa anh Thanh và anh Phạm Hùng vào chỉ đạo miền Nam cũng là để chuẩn bị đội kế tiếp, ai ngờ anh Thanh đi sớm quá”.
Hãy để mẹ cháu, ba cháu luôn là tấm gương
Tôi nhiều lần gặp bác Thọ, người bác nghiêm nghị nhưng luôn tươi cười. Càng sau này tôi mới nhìn ra ông là con người đầy quyền lực, và rất dứt khoát, sai nguyên tắc là không được. Chúng tôi có một kỷ niệm về tính nguyên tắc ấy của bác Thọ.
Đó là khi mẹ tôi mất, gia đình tôi có nguyện vọng chôn mẹ ở khu ưu tiên. Khi đó bác Lê Duẩn đồng ý, nhưng bác Thọ là người quyết định theo thẩm quyền của Trưởng Ban Tổ chức TƯ. Nghe tin mẹ tôi mất, bác Thọ đến ngay. Các chị nêu nguyện vọng ấy ra, ông im lặng không nói gì, suy nghĩ một lát ông nói: “Ba cháu đã sống và làm việc rất gương mẫu, cho đến lúc mất. Mẹ cháu cũng là người như vậy. Bây giờ bác có thể quyết định cho mẹ cháu vào chỗ đấy nhưng sẽ có nhiều người đòi hỏi, vì những người tương tự như mẹ cháu không được vào chỗ đó”.
Bấy giờ chú V. - thư ký cũ của ông Thanh, là người thân của gia đình nói: “Thưa anh, anh Thanh chị Cúc đã gương mẫu cả đời, nay đến lúc mất không ưu tiên được hay sao?”. Ông Thọ nói ngay: “Tôi không tiếc gì chuyện ưu tiên cho chị Cúc cả, nhưng không nên để người ta lấy chị Cúc ra làm ví dụ về việc chúng ta không gương mẫu”. Thế là cả gia đình tôi chấp thuận ý kiến của ông (mà không chấp thuận cũng không được).
Lúc bấy giờ gia đình tôi quả thật có buồn và giận ông, nhưng bây giờ nghĩ lại tôi mới hiểu bác Thọ đã xử lý đúng, nói cho cùng cũng là để giữ trọn vẹn uy tín cho ba mẹ tôi. Và cũng thấy được sự quyết liệt và dứt khoát của ông, ông biết là sẽ bị giận, nhưng vì cái chung, vì danh dự của ba mẹ tôi nên ông đã buộc phải có một quyết định dù nhỏ bé nhưng cũng rất khó khăn như vậy.
Sức mạnh quyền lực của ông trước hết chính là ở sự gương mẫu và luôn giữ vững những nguyên tắc chung của Đảng.
“Ông trùm mật vụ” thời kháng chiến
Sau khi ba tôi mất gần 1 năm, bác Thọ lên đường đi hội nghị Paris. Trong mấy năm đó, mỗi lần từ Pháp về Hà Nội ông đều đến thăm mẹ con tôi, lần nào bà nội và tôi cũng có quà. Ông say sưa kể chuyện hội nghị Paris, về các cuộc đấu trí tại hội nghị. Tôi cũng chưa hiểu gì nhiều, nhưng những câu chuyện ấy cuốn hút tôi kinh khủng, ông Thọ hiện lên như một con người thao lược, tài giỏi.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh các nhiệm vụ về Đảng, đối ngoại, an ninh mà nhiều người nói tới, tôi rất chú ý là ông được Bác Hồ và Bộ Chính trị cử vào Tổ công tác miền Nam do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn phụ trách, và có những lần bí mật có mặt ở miền Nam tham gia chỉ đạo chiến tranh giải phóng.
Sau đợt 1 của chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông được cử vào Nam làm Phó bí thư, cùng TƯ Cục trong những ngày khó khăn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, sau đó lại được Bác Hồ gọi ra Hà Nội gấp để lên đường đi Paris. Sau này tôi cố công tìm hiểu ông đi vào Nam - ra Bắc theo con đường nào, nhưng không có câu trả lời. Tôi đoán chắc ông cũng đi bằng con đường tuyệt mật mà ba tôi đã dùng vài năm trước đó để vào chiến trường. Cho tới năm 1975, ông lại trở về Nam, lần này là “Trưởng Ban Miền Nam của TƯ Đảng”, Đại diện của Bộ Chính trị bên cạnh Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh cho đến ngày thống nhất đất nước.
Lớn lên, tôi nghe, đọc nhiều về ông, và rất tò mò khi biết ông là một người lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực: Công tác tổ chức của Đảng (từ ngày vào Đảng cho tới khi ông mất), chỉ đạo công tác quân sự, an ninh ở Nam bộ trong thời gian dài, rồi công tác nghiên cứu chiến lược, công tác đối ngoại… việc gì ông cũng để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử của Đảng và của đất nước. Sức mạnh quyền lực của ông cũng ở chính những dấu ấn ấy mà đối thủ của ông ở Paris - Henry Kissinger đã phải thừa nhận: “Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tuỵ và khéo léo”.
Cũng chẳng hiểu sao hồi trẻ tôi cứ ấn tượng mãi với danh xưng thân mật mà các chú, các bác dành cho ông - “Sáu Búa”. Sau này tôi mới hiểu đấy là tên gọi thân mật mà các đồng chí ở miền Nam đặt cho ông từ kháng chiến chống Pháp, nói về tính cách ngay thẳng, trung thực và quyết liệt của ông.
Theo ông Cao Đăng Chiếm - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, biệt danh này của ông cũng giống như biệt danh “Hai Đe” của ông Phạm Hùng. Ông Thọ “rất ghét những người báo cáo láo và tô hồng hiện thực, ông nghiêm khắc đòi hỏi cán bộ cấp dưới phải luôn luôn trung thực, hễ biết thì nói biết, nếu không biết thì nói không biết. Không vì chạy theo thành tích mà lừa dối cấp trên và tự lừa dối ngay cả với chính mình”.
Nhưng tôi còn có một cảm nhận thăng hoa khác khi hình dung “chiếc búa” đó còn được ông Sáu sử dụng khi đối mặt với kẻ thù trên chiến trường hay tiến công quyết liệt vào mọi âm mưu và thủ đoạn của đối phương tại bàn đàm phán, vừa trực diện dứt khoát, vừa uyển chuyển mềm dẻo nhưng sắc lẹm khi ông mổ xẻ đến tận gốc rễ mọi vấn đề đặt ra.
Nhà ngoại giao Mỹ “cáo già” Henry Kissinger từng thừa nhận là đã bị ông Sáu “phẫu thuật như một bác sỹ lành nghề” và thốt lên: “Chúng tôi không may gặp phải các ông, chứ nếu được lựa chọn, chúng tôi sẽ chọn đối phương dễ tính hơn!”.
Cuộc gặp riêng giữa Cố vấn đặc biệt phái đoàn Việt Nam DCCH Lê Đức Thọ với Cố vấn cao cấp phái đoàn Hoa Kỳ Henry Kissinger tại Paris, năm 1973. Ảnh: Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng |
Sau này tôi càng hiểu, càng ngấm hơn vì sao ông Sáu sử dụng “chiếc búa” ấy hoàn hảo đến thế, khi nào thì chiếc búa vung lên, khi nào “ẩn dưới gầm bàn”. Búa mà vung lên không đúng lúc thì chỉ lộ bài cho đối phương. Ngược lại, nếu giữ búa để đối phương còn phải “ngóng” xem mình ra đòn thế nào thì giữ được thế trận hóc hiểm và đã hành động là thành công. Nhưng quan trọng nhất, không bao giờ thay đổi là chỉ có thể giành được chiến thắng trên bàn ngoại giao khi chúng ta có chính nghĩa, và sức mạnh của chính nghĩa đó được thể hiện bằng những chiến thắng trên chiến trường.
Còn nữa, khi công tác trong ngành tình báo, tôi rất ngạc nhiên khi biết ông chính là người hình thành và chỉ đạo lực lượng an ninh - tình báo Nam bộ từ những ngày đầu tiên, khi Nam bộ kháng chiến chống Pháp, cho đến những năm đầu chống Mỹ ở miền Nam, khi ông là Phó bí thư Xứ ủy và sau đó từ tháng 6/1952 là Bí thư TƯ Cục miền Nam.
Ông Mười Hương (Trần Quốc Hương) kể với tôi: “Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng an ninh, tình báo đều bắt đầu từ công tác binh địch vận, do ông Sáu Thọ phụ trách. Sau hiệp định Genève mới hình thành lực lượng tình báo, an ninh riêng biệt, cự ly do ông Sáu Thọ trực tiếp tổ chức và chỉ đạo. Riêng những cơ sở đi sâu tiềm năng, đặc biệt có giá trị như Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Phạm Ngọc Thảo… đều được ông Sáu trực tiếp gặp, kiểm tra và tuyển mộ”. Chính ông Mười Hương cũng đã được ông Sáu “chọn mặt gửi vàng”, xin TƯ cử vào Nam bộ làm công tác huấn luyện tình báo.
Còn ông Hai Trung thì kể: “Hồi kháng chiến, tôi đâu biết tình báo là gì, chỉ có cảm tình với cách mạng. Được mấy ổng kêu vào khu gặp ông Sáu Thọ - Bí thư TƯ Cục miền Nam. Đó là ngày 4 Tết Giáp Ngọ (6/2/1954), khi ta chưa mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Ổng hỏi: “Sắp tới ta phải đánh Mỹ, vậy tính làm sao để nắm được Mỹ, hiểu được Mỹ để thắng Mỹ?”. Tôi nói: “Dạ Pháp thì mình biết cả trăm năm nay rồi, chớ Mỹ đã ai gặp nó bao giờ đâu mà biết. Bây giờ muốn nắm được Mỹ, thì phải hiểu lối sống Mỹ, biết cách nghĩ của Mỹ, mà việc đầu tiên là phải biết tiếng Mỹ”.
Vậy là ổng quyết định đưa tôi vào ngành tình báo, giao nhiệm vụ phải tìm cách vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn ngay trong năm đó vì sắp tới sẽ có cuộc chuyển giao chiến lược chiến trường Đông Dương từ Pháp qua Mỹ. Nên người của mình phải sáp vô với Mỹ ngay từ bây giờ, đứng trong đội ngũ những người mà rồi đây Mỹ sẽ dùng, cộng tác từ những ngày đầu, là một gương mặt quen thuộc, được tin cẩn thì sẽ rất lợi cho nhiệm vụ sau này. Sau đó ông Mười Hương dặn: Sắp tới chú phải đi Mỹ, nhưng không hoạt động gì cả. Chỉ cần học tiếng Mỹ cho thật giỏi, hiểu thật kỹ người Mỹ rồi về đây tổ chức giao công tác sau”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
CUỘC GẶP CỦA THƯỢNG ÚY VỊNH VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO SỐ 2 CỦA ĐẢNG
NGUYỄN CHÍ VỊNH/ TVN 10-10-2021
Một thượng úy quân đội ngồi bên cạnh nhà lãnh đạo số 2 của Đảng, được ông tỉ tê hỏi chuyện. Không biết có anh cán bộ trẻ nào khác được may mắn như tôi không?
Tuần Việt Nam giới thiệu phần 2 bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Lê Đức Thọ (10/10/1911 - 10/10/2021).
Trung úy đi chiến trường
Năm 1983, sau khi tốt nghiệp sĩ quan, tôi được học dự khóa để chuẩn bị đi Liên Xô bồi dưỡng về chuyên ngành quân sự. Vài tháng dự khóa, tôi hiểu mình là người duy nhất không học ở Liên Xô, không biết tiếng Nga nhưng được ưu tiên đi Liên Xô để “đổi đời”, và dù có đi thì khi về vẫn sẽ là con số 0 về mặt kiến thức.
Với những gì tôi được học, được rèn sau 3 năm ở trường sĩ quan, chỉ có một điểm đến đúng đắn nhất là chiến trường. Mà khi đó thì toàn quân như thế, các sĩ quan mới ra trường hầu hết đều ra mặt trận, nếu không lên phía Bắc thì cũng sang Campuchia.
Ông Lê Đức Thọ. Ảnh: TTXVN |
Tôi đến gặp chú Văn Tiến Dũng, ông Dũng ngần ngại, tôi phải trình bày rất lâu ông mới nói: “Việc này chú phải trao đổi với bác Lê Đức Thọ”. Vài ngày sau, ông Dũng gọi tôi đến, bảo: “Bác Thọ gạt đi, bảo không được đâu, anh Thanh có mỗi thằng con trai, sang đấy làm sao thì mất giống nhà nó. Mà chị mới mất đưa nó đi làm gì?”.
Tôi gặp ông Ba Trà (tức Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc phòng sau này), khi đó là Sư đoàn trưởng 330, đang chiến đấu ở biên giới Campuchia - Thái Lan. Ông bảo: “Cậu vào sư đoàn tôi đi, hiện đang ở tây bắc Campuchia, đánh nhau ác liệt lắm. Nhưng phải được ông Lê Đức Anh đồng ý”. Tôi đến gặp ông Sáu Nam, trình bày nguyện vọng: “Cháu xin vào sư 330 chỗ chú Ba Trà”.
Ông Sáu Nam suy nghĩ một lát rồi nói: “Chú sẽ nói với bác Sáu Thọ”. Lại “bác Sáu Thọ”? Sau đó ông Lê Đức Anh tới gặp ông Thọ và bảo lãnh cho tôi: “Tôi chịu trách nhiệm”! Gặp tôi, ông Sáu Nam nói: “Bác Thọ đồng ý cháu đi Campuchia nhưng không về sư 330 mà chuyển sang cơ quan tình báo”. Thực chất các ông tạo điều kiện cho tôi phấn đấu, vì theo các ông, vị trí ấy phù hợp với khả năng của tôi hơn.
Thật là đáng ngạc nhiên, khi mà một trung úy chỉ xin một việc rất nhỏ là ra mặt trận, mà Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Mặt trận, và cuối cùng là người lãnh đạo cao nhất của Đảng về tổ chức cán bộ phải đưa ra quyết định cuối cùng. Tôi hiểu, đó là tình cảm và trách nhiệm của các ông đối với ba mẹ tôi, những người đã cùng chiến đấu với họ nhưng không còn nữa.
“Cho nó tiếp tục ở chiến trường, phấn đấu trưởng thành”
Năm 1985, ông Sáu Thọ sang Campuchia công tác, vào thời điểm chuẩn bị Đại hội 6 của Đảng, Văn phòng bố trí cho ông ở căn biệt thự có bể bơi, trong khu nhà của Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam (Bộ Tư lệnh 719), đối diện nhà ông Lê Đức Anh. Khi đó ông đang là Trưởng Ban Tổ chức TƯ, Thường trực Ban Bí thư, giúp bác Lê Duẩn chỉ đạo công việc của Ban Bí thư. Ông cũng là Trưởng Tiểu ban chuẩn bị nhân sự của Đại hội 6.
Hôm đó ông Sáu Thọ làm việc với lãnh đạo Campuchia, có cả ông Sáu Nam và một số lãnh đạo của Mặt trận 719 cùng dự. Vì làm việc buổi chiều nên sau đó Văn phòng mời cơm. Họp xong chiều đã muộn, ông Sáu Thọ đứng dậy nói “Mời các đồng chí ăn cơm trước nhé, tôi có hẹn trao đổi điện thoại với Hà Nội”.
Khoảng hơn tiếng sau, ông Thọ mới đi xuống, thấy tất cả vẫn ngồi chờ, ông hỏi “Ô kìa sao lại ngồi thế này, sao không ăn trước đi?”, ông Lợi thư ký nói: “Thưa anh, các anh chờ anh xuống ăn cơm cùng ạ”. Ông Thọ cười nói: “Thế này thì ăn mầm đá rồi, thôi mời các anh!”. Mọi người cùng cười và ngồi xuống bàn ăn.
Còn nhớ một buổi chiều, anh Ngọc (thư ký ông Sáu Nam) gọi tôi vào: “Ông Sáu Thọ hỏi thăm chú đấy. Sáng nay ông hỏi ông Sáu Nam là Vịnh thế nào. Anh ngồi nghe lỏm được, ông Sáu Nam ca chú ghê lắm”!
Cuộc gặp mặt của tác giả với ông Lê Đức Thọ năm 1980 |
Nghe ông Sáu Nam kể sơ qua công việc của tôi, ông bảo: “Gọi nó vào đây tôi gặp”. Chiều hôm sau khoảng 5h tôi vào, ông đang nằm võng trên thềm bể bơi, mắt lim dim, lúc đó mắt ông bắt đầu kém rồi.
Đầu tiên ông hỏi về gia đình, tôi thưa: “Mấy chị cháu mỗi người một nơi còn cháu sang bên này”. Rồi ông hỏi về công việc, tôi kể cho ông nghe những gì tôi hiểu về tình hình Campuchia khi đó. Tôi nhớ ông đã bỏ ra gần 2 tiếng nghe tôi nói. Ông hỏi rất kỹ về những điều tôi kể, những gì đơn vị chúng tôi đang làm, chúng tôi phục vụ tin tức cho Mặt trận như thế nào, vấn đề tình báo, vấn đề Phật giáo, vấn đề diệt chủng… Ông nghe rất kỹ, hỏi từng tí một, tôi biết đến đâu trả lời đến đó, xong ông bảo: “Cháu làm việc như thế là tốt, cứ thế mà làm cháu ạ!”.
Sau khi ông Sáu Thọ về Hà Nội, ông Sáu Nam gọi tôi vào gặp: “Bữa trước cháu nói gì mà bác Sáu Thọ hài lòng lắm. Bác bảo cho cháu tiếp tục ở lại Campuchia, và phát triển theo ngành tình báo. Chú rất mừng”. Tôi mới hiểu nếu không có cuộc gặp ấy, hoặc câu chuyện theo hướng khác, thì tôi đã phải rời đội ngũ và về nước. Vì ông Thọ cho tôi sang Campuchia để xem có làm được việc hay không, có tiến bộ không, nếu không, ông sẽ không tiếp tục để tôi ở lại chiến trường. Ông Sáu Nam mừng vì điều đó.
Một thượng úy quân đội ngồi bên cạnh nhà lãnh đạo số 2 của Đảng, vừa nằm võng vừa tỉ tê hỏi chuyện, từng chi tiết một, xem nó hiểu đến đâu, làm được việc gì…, không biết còn có anh cán bộ trẻ nào khác được may mắn như tôi không?
Ông Sáu Thọ với chiến trường Campuchia
Khi gặp ông Sáu Thọ ở Campuchia, vì chỉ là cán bộ cấp thấp nên tôi không được biết ông làm việc gì, chỉ thấy Chỉ huy Mặt trận 719 cũng như lãnh đạo Đoàn chuyên gia Việt Nam rất lắng nghe và tôn trọng ý kiến của ông. Còn lãnh đạo bạn thì hết sức kính trọng, thân thiết và tin cậy ông.
Sau này tôi mới được biết về những đóng góp quan trọng của ông trong thời gian đối phó với những hành động hiếu chiến, tàn ác của Khmer Đỏ đối với nhân dân ta, quyết định dùng chiến tranh vũ trang để chống xâm lược, chống diệt chủng. Những ngày đầu giúp bạn sau 7/1/1979, ông Sáu Thọ là Đại diện Bộ Chính trị, Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam ở Campuchia.
Ông Sáu Thọ có mối cơ duyên với Campuchia từ hồi kháng chiến chống Pháp. Một trong những nhiệm vụ mà Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh và Thường vụ TƯ giao cho ông khi vào Nam Bộ công tác cuối năm 1948 là chuẩn bị tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba Đảng.
Ông đã trình bày chủ trương đó với Xứ uỷ Nam Bộ và triệu tập hội nghị những cán bộ của ta công tác ở Campuchia giúp bạn soạn thảo cương lĩnh và điều lệ Đảng, thành lập Ban vận động sáng lập đảng Nhân dân Khmer do ông Sơn Ngọc Minh làm Trưởng ban, ông Tu Sa Mút làm Phó ban, lập ra Ban cán sự toàn Campuchia để giúp bạn xây dựng phong trào và mở lớp đào tạo cán bộ cho đảng bạn.
Ông Ba Quốc kể: Vào năm 1977, Khmer Đỏ đã có nhiều cuộc tấn công dọc biên giới, tàn sát bộ đội địa phương và nhân dân ta, tuy nhiên đánh giá chung vẫn chỉ là xung đột biên giới. Phản ứng của ta cũng tương ứng với mức độ ấy, tức là vẫn chú trọng giải pháp ngoại giao, nhằm cố gắng cao nhất để cứu vãn hòa bình. Tôi (ông Ba Quốc) là Cụm trưởng Điệp báo ở Hà Tiên/Kiên Giang, nhận được thông tin từ một cán bộ Sư đoàn của Quân khu Tây Nam, nêu rõ Khmer Đỏ xác định Việt Nam là “kẻ thù truyền kiếp” và quyết tâm phát động chiến tranh với Việt Nam.
Bản báo cáo được gửi ra cơ quan Tình báo, qua đó gửi lên Bộ Chính trị. Ngay sau đó, ông Sáu Thọ bay vào TP.HCM, tổ chức cuộc họp với cơ quan tình báo, gồm ông Tư Văn, Vũ Chính, Ba Quốc… để trực tiếp nghe báo cáo và phân tích tình hình.
Ông Ba nhớ lại: “Tôi lo lắm, vì lần đầu tiên được gặp một đồng chí lãnh đạo ở cấp cao như thế. Khi đó ta cũng mới chỉ coi Polpot là 'bạn xấu', chứ chưa xác định là kẻ thù, nên nói không khéo lại thành mất quan điểm”. Nhưng khi gặp, ông Sáu Thọ nêu: 'Có gì cứ nói hết, nghĩ gì cứ nói thẳng. Nếu ý kiến có khác nhau, thì phải bàn mới ra đúng sai được'. Thế là tôi nói hết, nói thẳng, nghĩ sao nói vậy.
Nghe xong, ông Sáu chỉ thị: Tăng cường công tác tình báo nắm K đỏ! Tôi mừng lắm, vì như vậy là ta đã coi K đỏ là đối tượng, từ đấy tình báo có điều kiện để nắm địch rõ hơn, mạnh hơn và phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam từ những ngày đầu”.
Trong hồi ký của Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Hồi ký của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng nhắc nhiều đến ông Lê Đức Thọ: “Trước ngày 7/1/1979, tôi có 3 cuộc tiếp xúc với ông Lê Đức Thọ. Đầu tiên là cuộc gặp đầu năm 1978, sau khi tôi đã gặp các ông Lê Đức Anh, Trần Văn Trà, Văn Tiến Dũng để thông báo về tình hình Campuchia và về Khmer Đỏ. Sau đó ông Thọ gặp tôi, ngoài việc khẳng định lại bản chất phản động của bè lũ diệt chủng, ông yêu cầu tôi nói rõ ý đồ của Khmer Đỏ quyết tâm gây chiến tranh với Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của quan thầy.
Sau lần gặp đó, chúng tôi được thông báo chính thức là Việt Nam sẽ giúp cách mạng Campuchia xây dựng lực lượng, chuẩn bị chống lại Khmer Đỏ, giải phóng đất nước khỏi nạn diệt chủng. Đó chính là chủ trương quan trọng và cần thiết nhất để tôi được Việt Nam giúp đỡ đứng ra xây dựng 26 tiểu đoàn đứng chân ở Long Giao, Đồng Nai, tiền thân của Lực lượng vũ trang đoàn kết thống nhất Campuchia sau này.
Lần gặp thứ hai là ngày 8/11/1978 tại TP.HCM. Ông Lê Đức Thọ gặp lãnh đạo 5 nhóm khởi nghĩa ở Campuchia gồm nhóm của tôi (Hun Sen), cùng các ông Heng Somrin, Chia Sim, Sai Phu Thong và đoàn của Pen Sovan để trao đổi về việc thành lập Mặt trận (riêng đoàn của Bu Thoong không ra được do phải giữ bí mật vì lực lượng đang nằm ở nước ngoài).
Ông Sáu Thọ sắp xếp để tất cả các nhóm cùng ăn ở, làm việc với nhau trong một mái nhà, cùng nhau họp cả ngày lẫn đêm nhằm soạn thảo một cương lĩnh chính trị của mặt trận với tên gọi là “Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia" và “Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia”. Sau đó chỉ ít ngày, Mặt trận Đoàn kết thống nhất Campuchia ra đời tại vùng giải phóng Mê Mút, Kompong Chàm.
Đến ngày 22/11/1978, ông Lê Đức Thọ lại gặp các nhà cách mạng Campuchia trong một bữa ăn rất thịnh soạn. Cuộc gặp đó có 7 người, và vấn đề quan trọng nhất là Mặt trận sẽ đại diện cho toàn thể người dân Campuchia đứng ra kêu gọi Việt Nam giúp đỡ tiêu diệt bè lũ Khmer Đỏ. Cuộc gặp đó quyết định việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, cùng lực lượng vũ trang của Mặt trận giải phóng Campuchia khỏi ách kìm kẹp của Khmer Đỏ. Ba cuộc gặp, 3 quyết định lịch sử!”.
Phải khẳng định rằng ông Sáu là nhà lãnh đạo Việt Nam đã có con mắt hết sức tinh tường khi trực tiếp lựa chọn và bồi dưỡng Hun Sen lúc đó mới 26 tuổi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao của Campuchia và trở thành Thủ tướng khi 32 tuổi.
Thủ tướng Hun Sen có kể lại về những cuộc làm việc riêng với ông Sáu sau ngày Campuchia được giải phóng, về cách ông Sáu khéo léo phân công riêng một Việt Kiều tên là Châu Ba hỗ trợ Hun Sen từng chi tiết như thế nào.
“Hun Sen có trình độ như một trí thức, rất có năng lực, có khả năng lãnh đạo, phải bồi dưỡng lâu dài!”, ông Sáu nói riêng với ông Châu Ba. Quả đúng là “cách anh nhìn người là cách anh đối xử với người, và cách anh đối xử với người là điều họ có thể sẽ trở thành”, triết lý dùng người như thế thì khó ai có thể bì được ông Sáu.
Bác Sáu Thọ “xét duyệt lý lịch” cho tôi lấy vợ
Vài năm sau, vào tháng 8/1986, từ Campuchia tôi xin nghỉ phép về Hà Nội, đưa bạn gái là vợ tôi bây giờ ra chào mọi người. Ngoài chị em, họ hàng, các chú bảo phải báo cáo với chú Văn Tiến Dũng và bác Sáu Thọ, không các ông sẽ trách.
Tôi, vợ chưa cưới và chị Hà được hẹn giờ gặp vào buổi chiều. Chúng tôi đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân, ngồi chờ ông ở hành lang nối liền nhà lớn với nhà nhỏ, không vào phòng khách. Lát sau bác Thọ ra, hai người dìu hai bên, mắt ông đeo kính đen. “Cháu chào bác ạ”! “Ừ, các cháu đấy à. Mắt bác hư rồi không nhìn thấy gì đâu”.
Tới lúc đem nước ra, ông mời “uống nước đi”, xong cầm cốc uống trước. Tôi lúc đó còn trẻ, láu táu hỏi: “Bác bảo hỏng mắt mà sao cháu thấy bác cầm cốc nước chả sai tí nào, còn biết người ta đem nước ra”. “Cái thằng, cứ hỏi linh tinh!” - ông cười, thế là câu chuyện tự nhiên vui hẳn.
Ông Lê Đức Thọ dự lễ cưới của vợ chồng tác giả năm 1986 |
Chị Hà nói: “Thưa bác, Vịnh sắp cưới vợ, bạn gái là con chú Vũ Chính…”. “Chính nào? Không được”. Mọi người toát mồ hôi. Té ra ông Sáu Thọ nghe không rõ, có một ông Chính khác ở cơ quan TƯ, có “vấn đề” gì đó vào thời điểm trước Đại hội Đảng năm 1986. Ông Sáu nói một tràng, tôi nghĩ lỡ mà đúng là nhà vợ mình thì không biết ăn nói thế nào. Chị Hà thưa lại: “Không, chú Chính ở miền Nam suốt thời gian chiến tranh, bây giờ đang chỉ huy tình báo ở Campuchia”. “Ờ, thế thì tốt đấy. Anh Chính đấy bác biết, anh ấy tốt lắm. Thôi cưới sớm đi, giờ cưới vợ là cưới liền tay”.
Sau đó tôi quay lại Campuchia với ý định năm sau mới cưới. Khoảng một tháng sau, một buổi tối đầu tháng 10, ông Sáu Nam gọi tôi vào. Hồi đó ở Campuchia 6h đã giới nghiêm, 8h tối là khuya lắm rồi, mà vào Bộ Tư lệnh 719 phải qua bao trạm gác như pháo đài.
Ông hỏi chuyện cưới vợ, tôi cũng thưa lại ý định như thế, tự nhiên ông nói: “Cháu về bàn với chị Hà làm đám cưới sớm đi”. Tôi không hiểu lý do: “Thưa chú, cưới sớm là bao giờ”? “Cưới liền đi. Chú vừa ở Hà Nội vào, bác Sáu Thọ nói Đại hội đến nơi rồi, bảo nó cưới sớm, chứ để sau Đại hội sợ có người đến, người không”. Tôi về trao đổi với vợ cùng hai gia đình, mọi người đồng ý, thế là có 10 ngày, cả ăn hỏi, cả ra mắt và chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới.
Ngày ông Sáu Thọ đến dự đám cưới tôi, phải có người dìu lên cầu thang, ông đến rất sớm, và rất vui, ít khi nào thấy ông cười nhiều, nói chuyện nhiều như hôm ấy. Ngày cưới tôi có anh bạn cho mượn cái camera - khi đó sang ghê lắm, ít ai có nên cũng không dám mang ra dùng.
Anh Sáu Ngọc bảo: “Có gì cứ hỏi ông Sáu Lớn, ông bảo không thì đừng có quay, mà ông đồng ý thì cứ quay mạnh vào”. Tôi nghe lời, ngồi bên cạnh tỉ tê: “Thưa bác, cháu có anh bạn cho mượn cái máy quay video, cháu xin phép bác cho quay làm kỉ niệm”. Ông bảo: “Ờ được, quay đi! Cái này mới và hiện đại lắm, cưới con anh Thanh thì phải quay phim để làm kỷ niệm”. Lúc dìu ông đi xuống cầu thang, ông dừng lại: “Quay đi. Quay đi!”. Thế là chúng tôi có một băng video vô cùng quý giá ghi lại ngày cưới, gồm đông đủ các thành viên trong gia đình, cùng tất cả các bác, các chú bạn của ba mẹ tôi hầu như không thiếu một ai.
Vài năm sau, khi gặp lại ở TP.HCM, ông có nhắc lại ngày cưới rất vui và đầy đủ ấy của tôi, và hỏi tôi về gia đình, nhà cửa, cuộc sống… Biết chúng tôi đã trả ngôi nhà 34 Lý Nam Đế, Hà Nội, ông có ý kiến với các lãnh đạo thành phố cấp cho gia đình tôi 1 căn nhà nhỏ, đó là căn nhà riêng đầu tiên của gia đình tôi sau khi trả nhà ở Hà Nội.
Một vài việc rất nhỏ ấy thôi, và bản thân tôi dù rất nhỏ bé, nhưng vì ba mẹ tôi mất rồi nên các ông tự cho mình cái quyền và trách nhiệm tham gia vào cuộc sống và những vấn đề hệ trọng của tôi sau này.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
NHÀ VĂN VŨ THƯ HIÊN: VỤ XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG VÀ VAI TRÒ
LÊ ĐỨC THỌ
BBC 15-10-2021
"Thực ra tôi không muốn nói thêm về ông Lê Đức Thọ, những gì cần nói, tôi đã viết ra trong cuốn sách của mình," nhà văn Vũ Thư Hiên nói với BBC News Tiếng Việt hôm 12/10/2021 từ Paris, Pháp.
Cuốn sách được tác giả Vũ Thư Hiên nói tới ở đây chính là cuốn 'Đêm giữa Ban ngày', hồi ký chính trị của một người không làm chính trị.
Nhờ sách, tác giả được nhiều người biết đến như một trong những nạn nhân trong một vụ án chính trị mà theo tác giả là hoàn toàn 'bất công', 'oan sai' và 'dựng đứng vô căn cứ'.
Đây là vụ án 'Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài', được gọi ngắn gọn là vụ án 'Xét lại chống Đảng' ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1967 mà sau đó nhiều nạn nhân được thả ra từ năm 1973 một cách lần lượt, mà không được tuyên bố 'minh oan' hay 'sửa sai'.
"Trong vụ án này, vai trò chính là ông Lê Đức Thọ, và đến nay tôi vẫn tin tưởng như thế, thế nhưng vai trò này của Lê Đức Thọ khi đó cũng hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Lê Duẩn," ông Vũ Thư Hiên, con trai của ông Vũ Đình Huỳnh - Thư ký riêng của cố Chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh, nói với BBC vào lúc nhà nước và ĐCSVN đang đánh dấu 110 năm sinh của cố Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Lúc ấy Lê Duẩn nổi tiếng với câu nói là Kẻ nào không theo ta, kẻ đó chống ta, tức là theo họ không theo là chống rồi, nhưng thực sự ra người ta không theo thì thôi chứ sao lại quy như vậy," ông Vũ Thư Hiên nói.
Có được 'minh oan, sửa sai' ?
Ông Vũ Thư Hiên trong dịp này cũng chia sẻ về trường hợp của vị thân sinh của ông, ông Vũ Đình Huỳnh, một người mà theo ông cũng là một nạn nhân không bao giờ được minh oan hay tuyên bố để được sửa sai bởi đảng Cộng sản Việt Nam:
"Cha tôi sau khi được thả ra không bao giờ gặp Lê Đức Thọ, chỉ có điều sau khi ông được ra, có một điều đến hôm nay tôi còn nhớ, đó là có một bức thư của Lê Đức Thọ, đó là bức thư ông ta gửi cho mẹ tôi là bà Phạm Thị Tề. Bức thư đó lại ca ngợi bố tôi là người cộng sản kiên cường, thế nọ, thế kia.
"Còn với cá nhân tôi, là sau khi tôi ra tù một thời gian, Đài Loan có mời tôi sang để diện kiến và hội ý với Tổng thống Đài Loan khi đó là ông Lý Đăng Huy, người từng giữ ghế này trong giai nhiệm kỳ đầu tiên từ 1988.
"Khi đó, tôi được biết Lê Đức Thọ bảo: 'Thằng Hiên nó bị mắc ở chỗ nào để tao giải quyết." Lúc đó Dương Thông ở Bộ Công an phụ trách tình báo, tôi có đến gặp Dương Thông, ông ta bảo: 'Tôi sẽ lên Bộ Chính trị nói chuyện của anh để anh đi, vì đây là cơ hội tốt cho Việt Nam'.
"Khi đó phái đoàn Đài Loan sang Việt Nam có việc, họ có gặp tôi và họ hỏi ý kiến của tôi về vai trò của Đài Loan trong vùng Đông Nam Á, khi tôi trả lời họ thì họ rất lấy làm sung sướng. Thành ra, họ muốn có một cuộc hội kiến của tôi với Lý Đăng Huy, là Tổng thống Đài Loan lúc bấy giờ. Nhưng rồi tôi không đi được và phải mấy chục năm sau tôi mới đặt chân được tới Đài Loan."
Về việc vì sao mà cả hai cha con đều là nạn nhân bị bắt giam, đi tù trong vụ án 'Xét lại chống Đảng', đều được thả ra nhưng không được minh oan, sửa sai, liên quan tới vai trò của người lãnh đạo cơ quan Tổ chức Trung ương của ĐCSVN khi đó, nhớ lại sau hàng chục năm, ông Vũ Thư Hiên hôm 13/10 nói:
"Tất nhiên chủ trương của vụ này chính là của ông Lê Đức Thọ, thì làm sao mà ông ta có ý kiến gì nữa về việc công khai minh oan, sửa sai cho toàn bộ chúng tôi.
"Chính là Lê Đức Thọ đưa tất cả những người mà ông ta gọi là bọn 'Xét lại chống Đảng' vào tù, những người trở thành nạn nhân của vụ án đó bây giờ tên tuổi vẫn còn ghi rõ, trong đó người thì bị bắt như là Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Lê Trọng Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Đặng Kim Giang, Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiến Giang, Minh Tranh, Trần Minh Việt, Phạm Hữu Viết, Phạm Kỳ Vân, Vũ Thư Hiên..., , người thì bị thanh trừng, khai trừ đảng như là Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng..., người phải tị nạn ở nước ngoài như Nguyễn Minh Cần v.v... như trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày tôi cũng có phần đề cập.
"Tất nhiên là Lê Đức Thọ được sự tán thành, cổ vũ của Lê Duẩn, nhưng tay chân của Lê Đức Thọ có thể nói đến là Trần Quốc Hoàn rồi bộ sậu công an, an ninh ở cấp Vụ, cấp Bộ, những người này, bộ phận này thực hiện ý của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thôi.
"Về mặt nhà nước, họ sử dụng công cụ là Bộ Công an, còn về mặt Đảng, họ tiến hành những vụ khai trừ, thí dụ khai trừ Bùi Công Trừng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước khi đó, hay khai trừ Vũ Đình Huỳnh, khai trừ một loạt.
"Còn về trách nhiệm của Lê Đức Thọ với vụ 'Xét lại chống Đảng', ông ta không bao giờ có một phát biểu công khai nhận sai trái hay nhận chịu trách nhiệm gì cả.
"Trừ ra, khi bắt toàn bộ những người mà gọi là 'Xét lại chống Đảng', thì Lê Đức Thọ có làm mấy báo cáo phổ biến trong cấp ủy Đảng, ở Trung ương, là báo cáo số một, số hai.
"Khi đó tôi đang ở trong tù, thì được biết tin là ông ta có ra các báo cáo đó, bởi vì khi ở trong tù tôi có liên lạc được ở các xà lim với các bạn tù như là Trần Minh Việt, từng là Phó Chủ tịch Hà Nội, với Lê Trọng Nghĩa, từng là Cục trưởng Cục Quân báo mà cũng ở tù với tôi. Chúng tôi ngầm liên lạc và cho nhau biết là có các báo cáo số một, số hai đó.
"Tuy nhiên ở Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản nhiều khi hay ra văn bản bằng miệng, theo dõi bằng văn bản học rất khó khăn, không dễ dàng gì."
Nguyên nhân và vai trò chủ trương vụ án?
Trở lại với điều được cho là quan điểm của nhóm các ông Lê Duẩn - Lê Đức Thọ cho rằng 'Kẻ nào mà không theo ta, tức là chống ta', liên quan vụ án Xét lại chống Đảng, ông Vũ Thư Hiên nói thêm:
"Trong vụ án này, đối tượng của họ chưa biết là xét lại hay là không, nhưng đều không đồng tình với quan điểm dùng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam Việt Nam."
"Bây giờ người ta cứ ca ngợi một chiều rằng Lê Duẩn là chống Trung Quốc, nhưng lúc đó thực sự ra Lê Duẩn là người theo Trung Quốc từ đầu tới cuối, ông ta là người có tư duy 'võ biền', trong mọi điều mà ông ta tỏ ra xuất sắc thì chỉ là 'đánh nhau, chiến tranh'."
"Khi nào có chiến tranh, thì vai trò của ông ta trở nên nổi, và ông ta và bộ sậu thân cận của ông ta rất tin và đi theo giáo điều 'Cách mạng ở đầu ngọn súng' của Mao Trạch Đông."
"Có một số điểm mà những nạn nhân trong vụ án Xét lại đã bị ghép vào rằng họ chủ trương, đó chẳng hạn như là 'đề nghị không được tạo dựng Việt Nam theo mô hình Trung Quốc, thứ hai là không theo Trung Quốc, về mặt ngoại giao, nội chính và thứ ba là chống dùng bạo lực cách mạng giải phóng miền Nam.
"Tới thời điểm này nhìn lại, tôi thấy rõ trong chủ trương vụ án Xét lại chống Đảng này, Lê Đức Thọ có vai trò chính mà ông ta được Lê Duẩn bật đèn xanh.
"Tôi cũng khẳng định rằng Lê Đức Thọ và đảng Cộng sản không bao giờ có chủ trương sửa sai, hình thức an ủi thì có, tức là thí dụ với bản thân tôi, Ban Tổ chức Trung ương có cho người tới tìm và nói với tôi và bác sỹ Phan Thế Vấn, cũng là người bị bắt trong vụ này, rằng 'Đảng chủ trương là cho các anh lương hưu!'
"Việc nhận lương hưu khi đó có ý nghĩa là đời sống sẽ khá hơn, nhưng tôi và bác sỹ Phan Thế Vấn đều từ chối. Hai người chúng tôi ngồi với nhau, và chúng tôi nói thế này: 'Lương hưu là trích ở phần lương của những người đang làm việc mà tạo thành, chúng tôi không làm việc mà lại nhận phần của những người đang làm việc góp vào, thì như thế không phải là lương hưu mà là 'bất lương', cho nên chúng tôi không nhận!
"Thế thì tôi không nhận lương hưu và bác sỹ Phan Thế Vấn cũng không nhận lương hưu, lúc ấy chúng tôi ở miền Nam, còn ở miền Bắc khi đó, chúng tôi không biết là ông Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, có nhận không, cái đó tôi không biết.
"Khi đó người đại diện đó của bên Ban Tổ chức Trung ương Đảng nói rằng: 'Các anh không nhận thì viết vào giấy cho chúng tôi, để chúng tôi trình lên cấp trên.'
"Tôi bảo họ: nếu Ban Tổ chức Trung ương không viết giấy để đưa cho chúng tôi, mà chỉ nói qua anh, tức là họ tín nhiệm anh, thì chúng tôi cũng tín nhiệm anh không kém và chúng tôi chỉ nói để anh báo cáo lại thôi.
"Cuối cùng, về cá nhân ông Lê Đức Thọ, trong dịp này tôi có một điều nói thêm là ông ta cầm quyền lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương trong đảng rất lâu, quá lâu, thì tất nhiên điều đó dẫn đến cái lạm quyền và đó là một điều rõ ràng không phải bàn cãi.
"Lúc đó, mọi người phải nhớ rằng Lê Đức Thọ đã tạo ra một hệ thống rất nhiều chân rết là các cơ quan, phòng tổ chức ở tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức đảng, và đó có thể coi là những chân rết có vai trò 'mật thám' và đồng thời ở nhiều nơi đám đó cũng lại là quan tòa.
Ông Lê Đức Thọ (giữa) phát biểu trong một cuộc họp báo quốc tế
"Cho nên chẳng hạn phòng Tổ chức ở một cơ quan, khi mà nó đề xuất người này, người kia phải thi hành kỷ luật, thì giám đốc hay lãnh đạo cơ quan đó chỉ có phải tuân theo mà không dám cãi lại.
"Thế thì ngay cả khi Lê Đức Thọ chết đi rồi, hệ thống ấy để lại hậu quả tệ hại lâu dài, mà tôi nghĩ là còn kéo dài cả đến ngày hôm nay, chưa hết," nhà văn Vũ Thư Hiên nói với BBC News Tiếng Việt từ Paris hôm 12/10/2021 trên quan điểm riêng.
Trước đó, liên quan Vụ án Xét lại Chống Đảng, trong một lần trả lời BBC, Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Năm 1993 và 1994, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận sai phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử lý như vậy thôi."
Bình luận về quan điểm của nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra trong cuốn sách "Đêm giữa ban ngày" bị cấm ở trong nước về 'vụ án chính trị' này, chuyên gia sử Đảng này khi đó nói với BBC:
"Cá nhân ông ấy nói về người này người khác chỉ là nhận thức cá nhân, còn Đảng cộng sản chưa bao giờ kết luận lại những việc đó cả. Trước sau, vẫn kết luận hành vi của những người trong nhóm đó là chống lại Đảng, đường lối của Đảng trong những thời điểm lịch sử đó mà đã bị xử lý theo pháp luật."
THAM DỰ BÀN TRÒN CỦA BBC
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 16-10-2021
Chiều ngày 14/10, tôi tham dự hội thoại online “Bàn tròn ngày thứ năm” của BBC về chủ đề “Ông Lê Đức Thọ- Ảnh hưởng ở trong nước và quốc tế”, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông. Bàn tròn được điều hành bởi BTV Quốc Phương; tham dự có tôi, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh từ Đại học Nhân văn Hà Nội và GS Ngô Vĩnh Long, từ đại học Maine ở Mỹ. Đường dẫn là:
Hội thoại có thời gian hạn chế nên tôi chỉ phát biểu ngắn gọn và một vài đoạn âm thanh không được tốt. Nay tôi viết để giải thích cho rõ hơn, vừa là để giới thiệu với các vị, các bạn không theo dõi được cuộc hội thoại đó.
Đảng CSVN đã tổ chức kỷ niệm ngày sinh thứ 110 của ông Lê Đức thọ với meeting, hội thảo và những bài tham luận ca ngợi, cho rằng ông Thọ là chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, là nhà lãnh đạo tài ba, sáng suốt, là học trò xuất sắc của lãnh tụ Hồ Chí Minh, là người có công to lớn trong việc đàm phán với Kissinger và ký Hiệp định Paris. Ông còn từ chối nhận giải Nobel hòa bình năm 1973.
Kỷ niệm và ngợi ca là việc của Đảng. Còn nhân dân? Một số người tin theo Đảng thì hưởng ứng kỷ niệm trên với những lời tâng bốc, biểu dương, còn đại đa số thì thờ ơ vì họ còn nhiều việc khác cấp thiết, cần quan tâm; hơn nữa họ không yêu mến ông hoặc không biết gì về ông. Riêng tôi chỉ tán thành một phần nhỏ trong đánh giá của Đảng, còn phản bác phần lớn.
Ông Thọ đúng là một chiến sĩ cộng sản trung kiên, có ý chí và bản lĩnh vững vàng, có đạo đức cách mạng khá cao. Ông đã giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng trong thời gian khoảng 30 năm. Ở cương vị đó ông đã làm được một số việc về tổ chức, là cần, có lợi cho Đảng, nhưng đó chỉ là những cái lợi bé nhỏ, thiển cận, còn về lâu dài thì để lại một di sản xấu, rất khó sửa chữa, đến nỗi hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng loay hoay mãi mà vẫn không thoát ra được một đống bùng nhùng. Vì sao vậy? Vì ở ông Thọ thiếu hai phẩm chất quan trọng của một cán bộ cao cấp. Đó là trí tuệ và đạo đức nhân bản.
Về trí tuệ, ông Thọ được huấn luyện những điều về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng vô sản để tiêu diệt giai cấp thù địch, về đảng Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội v.v… chủ yếu từ phong trào, từ trong nhà tù của Pháp. Ông chưa tỏ ra có sự hiểu biết sâu rộng về triết học, lịch sử, xã hội học và tâm lý học. Ông có nhiều mưu mô nhưng thiếu thông minh.
Làm một cán bộ cao cấp, đạo đức cách mạng là rất cần, nhưng chưa đủ. Còn phải có đạo đức nhân bản để trước hết làm được con người lương thiện và tử tế. Đó là tình yêu thương và tôn trọng đồng loại dù họ ở tầng lớp nào, thuộc giai cấp nào. Không những yêu thương con người mà còn yêu thương vạn vật, là biết ơn và kính trọng Trời Đất. Đó là Tâm từ bi, là lòng trắc ẩn đối với chúng sinh, là đức khiêm tốn, là lòng nhân ái, bao dung. Không có được đạo đức nhân bản, con người ta dễ trở thành những kẻ máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn lao vào cắn xé nhau, lừa bịp nhau để tranh đoạt vật chất và quyền lực.
Đạo đức cách mạng có phần giống với đạo đức nhân bản, thí dụ chống tham nhũng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng cũng có phần mâu thuẫn với nó, thí dụ lòng căm thù và tiêu diệt những người của giai cấp đối kháng, đàn áp người bất đồng chính kiến.
Vì thiếu trí tuệ nên ông Thọ rất dễ bị bọn quan thầy Trung Cộng huấn luyện lý thuyết về tổ chức và xây dựng đảng cách mạng theo mô hình kiểu mới của Lê Nin và Mao Trạch Đông mà không biết gì đến các đảng chính trị cầm quyền, được dạy về những biện pháp cứng rắn và xảo quyệt, dùng kỷ luật nghiêm minh để làm tổ chức mà không biết cách liên kết lòng người, giống như chỉ biết dùng dây để bó nhiều chiếc đũa mà không biết dùng keo để gắn. Vì thiếu trí tuệ nên ông dùng quyền uy và ý thích cá nhân trong đề bạt cán bộ, vượt qua quyền của Thủ tướng chính phủ. Ông nắm trọn quyền sinh sát cán bộ.
Vì thiếu trí tuệ và kém đạo đức nhân bản nên ông nhanh chóng tiếp thu những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo do Trung Cộng truyền dạy như chế độ công an trị đối với dân, thủ đoạn tàn bạo và dối trá đối với kẻ bại trận hoặc với các đồng chí bị nghi ngờ không cùng phe cánh, không cam chịu sự sai bảo của ông. Tai họa do ông gây ra trong vụ “bè lũ xét lại chống Đảng” với những nạn nhân như Tướng Đặng Kim Giang, bộ trưởng; như cựu thư ký riêng của Hồ Chí Minh là Vũ Đình Huỳnh và con ông là Vũ Thư Hiên; như Lê Trọng Nghĩa, trợ lý của Võ Nguyên Giáp; như Hoàng Minh Chính viện trưởng Viện Triết học, như Nguyễn Kiến Giang, tỉnh ủy viên Quảng Bình, phó giám đốc Nhà Xuất bản Sự thật và rất nhiều những cán bộ cao cấp khác. Đành rằng vụ này có sự chỉ đạo của TBT Lê Duẩn, nhưng ông Thọ là người chịu trách nhiệm chủ yếu.
Những ai đã đọc cuốn Hồi ký ‘Đêm giữa ban ngày’ của Vũ Thư Hiên, biết gia đình và cái chết thê thảm của Đặng Kim Giang thì không thể nào tha thứ cho việc làm của Lê Đức Thọ. Rồi sau 1975, về “thảm họa thuyền nhân”, về việc lừa dối và đối xử vô nhân đạo với những người bên thua trận, ông Thọ phải liên đới chịu trách nhiệm vì lúc đó ông là Phó Ban đại diện của Đảng và Chính phủ tại Miền Nam.
Lê Đức Thọ nổi tiếng như cồn về sự thông minh, tài trí, nhanh nhạy trong ứng đối, kiên quyết trong đàm phàn với Kissinger khi chuẩn bị ký kết Hiệp định Paris. Xem ra cũng có vài phần sự thật nhưng chủ yếu là tuyên truyền những mánh khóe trong đời thường. Ký được Hiệp định Paris có một phần nào đó là công của ông Thọ nhưng chủ yếu không phải nhờ vào tài năng của cá nhân ông, mà chính là nhờ vào sự hy sinh, dũng cảm chiến đấu của quân dân ta, nhờ vào sự đấu tranh phản chiến của nhân dân Mỹ. Việc ông từ chối cùng nhận giải Nobel với Kissinger chẳng phải là một hành động anh hùng gì. Ông có nói ra lý do không nhận, nhưng chẳng mấy ai tin vào lý do đó, đoán rằng ông chỉ bịa ra, còn lý do thật có lẽ là vì Lê Duẩn không cho ông nhận. Chỉ mình Lê Duẩn thôi chứ không phải quyết định của Bộ Chính trị.
Việc ông là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải chăng là một bịa đặt sau khi ông đã chết. Lúc ông còn sống, hình như chưa có người nào nghe được ông công nhận là học trò của ai cả. Ở Việt Nam một vài người có thói quen là muốn đề cao ai đó thì gán cho họ là học trò của lãnh tụ, ngay cả những người như Trần Phú, Trường Chinh, Lê Duẩn. Chỉ là sự gán ghép xảy ra sau khi họ đã chết chứ khi còn sống họ không nhận cái vinh dự ấy đâu.
Nhiều người thiếu trí tuệ, kém đạo đức nhân bản mà lại được đặt vào vị trí cao trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo và hiện nay Đảng đang loay hoay chỉnh đốn để làm trong sạch và vững mạnh. Tại sao vậy? Tại vì đường lối cán bộ của Đảng phạm phải một số sai lầm, có một số điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học, phản đạo lý. Đây cũng là một di sản xấu để lại từ ông Thọ. Nghe điều này nhiều người phản bác lại, cho rằng đó là luận điệu phản động từ thế lực thù địch. Họ viện dẫn rằng, đường lối cán bộ của Đảng, từ những người đề xuất và soạn thảo, những người xét duyệt và thông qua, những người tổ chức thi hành đều thấy chặt chẽ, đúng đắn, phù hợp với Chủ nghĩa Mác – Lê, thế thì sai ở đâu, phản ở đâu.
Các vị không thấy, nhưng những người phản biện thấy. Nếu các vị đã tìm rồi mà chưa tìm ra thì mời một vài trí thức phản biện đến để đối thoại và tranh luận. Tôi sẵn sàng tham dự vào việc này. Không phải chỉ đảng CSVN mà bất kỳ đảng cầm quyền hoặc thống trị nào trên thế giới từ trước đến nay đều chủ quan, tự cho là đúng, là hay, là sáng suốt, là chính nghĩa. Khi chưa bị những người đối lập hoặc phản biện vạch ra chỗ sai thì những đảng độc tài không bao giờ tự công nhận sai lầm.
Trong sự việc Lê Đức Thọ nên rút ra bài học về dùng người. Cổ nhân có câu “Dụng nhân như dụng mộc” mà thỉnh thoảng Hồ Chí Minh có nhắc đến. Dùng người nào vào vị trí nào, phải phù hợp với năng lực và xu thế phát triển của người đó thì họ mới phát huy được tốt. Những chiến sĩ trung kiên, có ý chí, có bản lĩnh nhưng thiếu trí tuệ, thiếu đạo đức nhân bản thì chỉ nên dùng vào công việc đấu tranh cụ thể. Chỉ nên đưa vào vị trí lãnh đạo những người mà ngoài đạo đức cách mạng ra còn cần có trí tuệ cao và có đạo đức nhân bản vững chắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét