Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

20211011. TẢN MẠN VỀ 'THẾ LỰC THÙ ĐỊCH' THỜI COVID-19

 ĐIỂM BÁO MẠNG

QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, TẢN MẠN VỀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VÀ
NHỮNG CÁI BÓNG MA

TRẦN VĂN CHÁNH/ viet-studies 10-10-2021



Trong một bài viết trước (“Tản mạn việc phòng chống Đại dịch Covid-19…”, Viet-studies, 24.9.2021), trong khi bàn luận lan man đủ thứ, tôi có nêu ra một đề nghị, đó là đối với một số người dân vì bực tức mà chửi bới, nói xấu chính quyền về một số việc họ cho là không chuẩn, bị chính quyền phạt tiền hoặc truy tố tội hình sự, thì nên bỏ qua cho họ bằng cách trả lại tiền phạt hoặc bãi bỏ truy tố. Hầu hết những trường hợp này đều bị cho là phá rối gây hoang mang dư luận, nặng hơn thì quy chụp cho họ tội cố ý tuyên truyền xuyên tạc, tiếp tay cho các thế lực thù địch. Nếu làm được như tôi đề nghị, một hành động đầu tư không tốn kém nhưng lợi ích vô cùng to tát, vì nhà cầm quyền chắc chắn sẽ được toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới hoan hô nhiệt liệt!

Dẫu biết rằng đề nghị như trên của tôi rất dễ bị cho là ngây ngô của kẻ chân đi không chấm đất, thiếu thực tế, bởi phần lớn các nhà cầm quyền CS độc tài toàn trị trên thế giới thường xa lạ với thói quen chịu nghe theo lời nói phải quấy từ phía xã hội dân sự gồm toàn những người trong tay không một tấc sắt, nhưng tôi cũng cố đưa ra lý lẽ thuyết phục bằng cách bất đắc dĩ viện dẫn đến ý kiến của ông trùm CS Lênin, với lời mào đầu cho rằng chính quyền nếu thật sự của dân do dân vì dân và hết lòng muốn cứu dân qua cơn nước lửa trong cuộc đại nạn chung Covid-19 này, họ phải có đủ trình độ, tâm hồn, sự nhạy cảm và tính bao dung để biết lắng nghe những tiếng nói khác, và nhận khuyết điểm về phía mình trước. Không nên coi số ít người dân bực bội chửi bới một cách nông nổi này là “thế lực thù địch”, trái lại luôn biết lắng nghe mọi ý kiến phát biểu đa dạng từ nhiều phía, kể cả lời công kích bêu riếu xỉa xói của một số quần chúng cho dù ý kiến đó tất nhiên không được bùi tai.

Như chúng ta đều biết, Lênin là một ông CS gộc khá độc tài, thế mà cũng thường biết chú ý lắng nghe ý kiến của những người đối lập, chịu khó đọc các sách báo của kẻ thù viết về cuộc cách mạng ở Nga lúc đó đang gặp nhiều khó khăn, và tự nhủ: “Những người này đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Họ nhắc chúng ta chú ý đến tất cả những sai lầm và hành động ngốc nghếch mà chúng ta mắc phải. Chúng ta phải cám ơn họ”. Ông không ưa kẻ khác tán tụng mình hoặc thêu dệt thêm những thành tích đã đạt được ở Nga, đủ chỉ là để tuyên truyền (xem Lênin, Về văn học nghệ thuật, NXB Văn Hoá Nghệ Thuật, Hà Nội, 1963, tr. 114).

Càng về sau, đặc biệt trong mùa thực hiện phong tỏa vì đại dịch Covid-19, hiện tượng người dân chống người thi hành công vụ diễn ra khá phổ biến, trong đó không ít trường hợp sai lỗi thuộc về phía người dân. Có một nguyên nhân sâu xa giải thích cho hiện tượng này, đó là vì sự bực bội lâu ngày có sẵn đối với xã hội đầy bất công mà họ giận cá chém thớt, trút tội lỗi lên đầu những nhân viên cảnh sát công an thuộc cấp thừa hành nhiệm vụ đứng trực rất cực khổ lại còn sợ lây nhiễm bệnh ở các chốt chặn kiểm dịch, trong khi tội lỗi gây nên tình trạng bất công xã hội phải quy đúng về cho những nhà lãnh đạo cấp cao nhất nước. Tất nhiên, nếu phần lỗi cụ thể thuộc về phía người dân nông nổi quá khích thì cần phải được xử lý thích đáng để làm gương, theo đúng quy định của pháp luật.   

Tại đây tôi muốn nói thêm rằng, nếu chính quyền còn được dân chửi thì cũng nên mừng thầm đi, vì người dân coi chính quyền đó, dù tệ hại đến đâu, vẫn còn là chính quyền của họ. Khi sự bất mãn đã lên tới cực độ, họ sẽ không thèm quan tâm nói năng tới nữa, mà lẳng lặng đi theo các thế lực thù địch, thì đã đến lúc nguy rồi! Điều này cũng tương tự như người vợ bất mãn một anh chồng tệ hại, ban đầu góp ý nhỏ nhẹ, sau cằn nhằn gây gổ, thậm chí đá đạp nhau, nhưng cũng còn là vợ chồng; đến khi chị ta không thèm nói gì đến chồng nữa, im lặng trong thời gian dài, là đã có ý ôm cầm sang thuyền khác.

Trong khi đó, mọi người dân nói chung không ai muốn đụng chạm chính quyền chi cho mang vạ. Trái lại, nếu chính quyền mang lại điều tốt cho họ, họ chỉ muốn khen, và cầu mong cho chính quyền đó được thiên niên trường trị. Một khi đã đạt được trạng thái tốt giả định này rồi thì các nhà cầm quyền sẽ rất an tâm, chỉ cần chắp tay sau lưng rung đùi nhịp giò ung dung trị dân mà không sợ có bất kỳ thế lực thù địch nào dám giỡn mặt.

Không phải bây giờ, mà từ rất lâu, cụm từ “các thế lực thù địch” là sự sáng tạo độc đáo của các nhà đương cuộc CS, được mang ra sử dụng phổ biến để chụp mũ ngăn chặn những tiếng nói khác, đi kèm với một số nhóm từ khác nữa như “lợi dụng dân chủ”, “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…, kỳ thật tất cả đều chỉ nhắm vào mục đích không gì khác hơn là để trấn áp dân chủ, củng cố hệ thống cầm quyền độc tài toàn trị.

Trong số các cụm từ kể trên, cụm “các thế lực thù địch” là lợi hại và hiệu quả hơn cả, vì dùng nó thì chụp vào đâu cũng dính, như khi một người dân bực tức chửi rủa văng mạng chính quyền trên mạng xã hội facebook, hoặc một nhà báo viết bài phê bình thẳng thắn không thương tiếc, nói trúng tim đen xấu xa của các nhà đương cuộc. Bởi vì, trong hầu hết trường hợp, cái  gọi  “các thế lực thù địch” chỉ là một lực lượng giả định chứ không phải một thực thể cụ thể có thể nhìn thấy được. Nó tồn tại như một cái bóng ma, lởn vởn. Đối với mọi nhà cầm quyền độc tài, vì tự biết thóp của mình là thiếu chính nghĩa, sợ bị lật đổ có ngày, nên họ thật sự sợ cái bóng ma này như một mối đe dọa thường trực, và thường nhắc nhở nhau giữa các đồng chí để luôn cảnh giác đề phòng, thể hiện qua những buổi sinh hoạt chính trị nội bộ, hoặc trong các nghị quyết, các tờ báo do Ban Tuyên giáo trung ương trực tiếp quản lý. Điều này xảy ra tương tự như vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 người ta sợ cái bóng ma CS vậy, chỉ có điều khác là vì sợ ma CS mà chủ nghĩa tư bản biết cách tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển. Nhưng ở một chiều nghịch lại, họ, tức các chính quyền CS, cũng luôn biết lợi dụng cái bóng ma này (“các thế lực thù địch”) để hù dọa nhân dân, trấn áp những tiếng nói khác mà họ cho là ảnh hưởng xấu đến sự bền lâu của chế độ.

Vì luôn sợ ma và dùng ma để nhát thiên hạ, nên các nhà đương cuộc thường vừa làm vừa run, dẫn đến tình trạng mất trầm tĩnh đi cùng với những hành động chính trị hết bậy này tới bậy khác (tôi không muốn dùng từ “sai lầm”), với kết quả trông thấy rõ là đất nước ngày một lụn bại tầy quầy ra: quốc nạn tham nhũng vô phương cứu chữa, bất công xã hội/ hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng, tệ nạn xã hội tràn ngập, môi trường thiên nhiên bị phá hủy trầm trọng, văn hóa-đạo đức xuống cấp thê thảm, dân khí và quan khí bệ rạc, kinh tế phát triển không bền vững, mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền ngày một thêm sâu sắc, lại thêm các mối đe dọa về chủ quyền chính trị và chủ quyền lãnh thổ đến từ bên ngoài…  

Trong bối cảnh đặc biệt hiện tại, tôi nhận thấy dường như có cái gì đó tương quan, hao hao giống nhau giữa con ma “các thế lực thù địch” với con ma đại dịch Covid-19.

Thật vậy, dịch bệnh do Sars-Covi 2 gây ra khởi từ Vũ Hán (Trung Quốc) đầu năm 2020 sau đó lan rộng ra một số nước gây chết người hàng loạt, và khi sang tới Việt Nam nó đã trở thành một bóng ma ám ảnh gây hoảng loạn tất cả mọi người mặc dù số tử vong thực tế chung cho cả ba đợt (tính chẵn kéo dài một năm) chỉ có hơn 30 người, tương đương với một ngày tai nạn giao thông và chỉ bằng khoảng 1/20.000 số người chết hàng năm vì các loại bệnh truyền thống-phi Covid.

Gọi “con ma” vì Sars-Covi 2 lần đầu tiên xuất hiện trên địa cầu, là một thực thể bí hiểm, cho đến nay các nhà nghiên cứu y khoa trên thế giới còn chưa hoàn toàn hiểu rõ về nó, và giữa họ vẫn tồn tại một số điểm nhận thức chưa đồng bộ nhau. Với các nhà lãnh đạo chính trị thì lại càng ù ù cạc cạc hơn. Chẳng hạn về cơ chế lây nhiễm, thực tế cho thấy, có người sống chung một nhà với F0 nhưng không bị lây nhiễm; một số người khác sợ bệnh toàn ở nhà không dám ra khỏi cửa, thì lại trở thành F0. Tôi có quen vài người chuyên đi làm từ thiện tiếp xúc hàng ngày với bệnh nhân, đến nay chưa nghe nói họ bị gì…   

Hoảng loạn vì sợ ma là tâm thái chung của cả nhân dân lẫn các nhà lãnh đạo chính trị, vì ai cũng sợ bệnh sợ chết như nhau, lúc này ý chí giữa hai bên (chính quyền và dân) là thống nhất vì cùng chung mối lo sợ cần phải gấp rút đối đầu, khác hẳn với những khi va chạm nhau vì quyền lợi đất đai mà người dân thuộc thành phần lép vế luôn bị thua lỗ. Cho nên khi chính quyền phát động chống dịch thì dân nghe theo răm rắp (như xuống lệnh đeo khẩu trang, giãn cách xã hội…), nhưng điều may mắn là Việt Nam trong ba đợt I, II, III chưa bị vỡ trận như vài nước khác (như ở Mỹ, Brazil, Ấn Độ… chẳng hạn).

Khi dịch bệnh thật sự bùng phát đợt IV (từ 27.4.2021), vì vừa thiếu hiểu biết vừa sợ ma, nhà cầm quyền tối mắt tối mũi tỏ ra lúng túng thấy rõ. Họ không nghe lời tư vấn của các chuyên gia y tế mà chủ quan tự đưa ra những quyết định/ mệnh lệnh mang màu sắc chính trị, với những khẩu hiệu trống rỗng kiểu thời chiến rất dễ gây phản cảm (“chống dịch như chống giặc”, “mỗi đơn vị là một pháo đài”, “mỗi người dân là một chiến sĩ”…), bằng cách phong tỏa “ai ở đâu ở đó” (thực hiện Chỉ thị 16 từ 9.7.2021, rồi 16+), cho “cách ly tập trung” các ca nhiễm (gọi là F0) và cận nhiễm (gọi là F1), rồi truy vết, xét nghiệm diện rộng 100% dân số toàn quốc... Lệnh lạc thay đổi xoành xoạch ban xuống ầm ầm, toàn bằng điện “khẩn”, các nhân vật lãnh đạo chính phủ thì đi lăng xăng tỏ ra tích cực để lấy điểm, trong khi công việc chủ cốt phải là ngừa và chữa bệnh thì không lo (hoặc phải lo trong tình trạng lúng túng thiếu hiểu biết), dẫn đến tình trạng các bệnh viện đều quá tải, số ca nhiễm và tử vong tăng lên hàng ngày, người chết nhiều phải chất ra ngoài sân hoặc bên ngoài các bệnh viện, không kịp hỏa táng phải bó xác chờ mang đi trong những thùng xe đông lạnh… Tính đến tối ngày 8.10.2021 Bộ Y tế cho biết đợt dịch thứ IV số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 827.033 ca (trong đó có 754.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh), tổng số ca tử vong  là 20.337 ca, chiếm tỉ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. Đây là con số do Bộ Y tế chính thức đưa ra, nhưng khi tôi hỏi thăm vài nhà báo và bác sĩ chữa bệnh, họ cho biết con số tổn thất thực tế còn cao hơn nhiều (chỗ này xin chính quyền khoan vội quy kết cho bọn chúng tôi là nghe lời các thế lực thù địch đưa tin đồn thất thiệt).

Thất bại hầu như toàn tập, thế mà người đứng đầu bộ chức năng chủ quản mới ngày hôm kia đã ra báo cáo với tổ chức rằng nhờ kịp thời đưa ra được 5-6 quyết định/ giải pháp sáng suốt gì đó mà Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh! Trong khi đó những quyết định sáng suốt mà người này trưng ra để tâng công với lãnh đạo cấp tối cao đều trái ngược với ý kiến của các chuyên gia y tế trong nước cũng như kinh nghiệm chống dịch Covid-19 của một số nước ngoài, dẫn đến kết quả thê thảm như mọi người đều thấy.

Ở đây, xin tạm lược bớt không đề cập chi tiết đến chuyện ngành y tế đã có những biểu hiện lạm dụng để trục lợi qua việc giao dịch mua bán các loại dụng cụ và sinh phẩm xét nghiệm, từ đó áp đặt xét nghiệm đại trà toàn dân số một cách không cần thiết, và vụ này còn đang chờ sẽ có thể có những cuộc điều tra làm rõ. Riêng việc đặt mua quá nhiều vaccin có nguồn gốc Trung Quốc với giá cao, mà dư luận đã bàn tán nhiều, lẽ ra một nhà nước nghiêm túc cần phải cân nhắc tránh trước, hầu có thể hạn chế được những chuyện rắc rối trong tâm lý quần chúng, như đã thấy xảy ra.    

Tổn thất sinh mạng con người là đau nhất, nhưng việc chống dịch lúng túng thiếu bài bản của nhà cầm quyền còn gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho đất nước và đời sống của người dân. Việc kéo dài phong tỏa “ai ở đâu ở đó” hơn ba tháng mà không đảm bảo cung ứng gạo tiền cho người dân như đã hứa đã dẫn đến tình trạng hàng triệu người bị thiếu đói, đặc biệt đối với dân nghèo thành thị và lực lượng lao động ngoại tỉnh nhập cư chuyên ở nhà thuê làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Bí bách bị dồn vào chân tường và không thể còn một lựa chọn nào khác, trước khi đóng cửa (27.4.2021) và sau khi hé mở cửa (1.10.2021), tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, đã có hai đợt tự phát di dân ồ ạt bằng phương tiện xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ, để vượt đoạn đường về quê dài từ vài trăm đến 1-2 ngàn cây số, trong điều kiện không tiền và thiếu đói, để vừa tránh đói vừa trốn dịch. Họ đàn đúm dắt díu nhau chạy trong những điều kiện vô cùng khốc liệt vô cùng bi thảm, với những mối đe dọa sinh tử dọc đường, mà chỉ xem qua hình ảnh hoặc bài viết mô tả trên các trang mạng xã hội, hoặc cả trên báo chí chính thống, chưa cần trực tiếp chứng kiến, cũng khó ai cầm được nước mắt.

Ấy vậy mà cũng vì vừa “sợ ma” vừa vì óc cục bộ địa phương ích kỷ, thêm phần sợ trách nhiệm có thể bị mất chức, người ta chủ trương vừa mở cửa nhưng cũng vừa khép cửa, bằng cách duy trì nhiều chốt chặn ở các cửa ngõ nhập đô thành vào các tỉnh, thành phố, khiến luồng di dân bị chặn lại bất ngờ, gây thêm biết bao thảm trạng (phụ nữ đẻ cấp cứu dọc đường, một số người bị thương vong vì bệnh tật hoặc tai nạn giao thông…), để cuối cùng chính quyền phải chấp nhận, cho xả cản thông qua và tổ chức đưa xe cho số người còn kẹt lại được trở về quê hương như nguyện vọng của họ. Điều đáng trách là tính cách nhỏ nhen tệ hại của một số nhà cầm quyền địa phương: dân đói hết tiền về tới nơi được/ bị đưa vào các khu cách ly nhưng bắt phải đóng tiền phòng, tiền ăn, tiền xét nghiệm…, nghĩa là họ vét túi dân cho tới tận cùng bằng số!

Trong cảnh khổ, người ta càng nghiệm thấy chỉ có dân giúp dân bằng hành vi từ thiện lá lành đùm lá rách, chứ nhà cầm quyền đối với dân thì hai bên coi nhau như thế lực thù địch!

Tại các quốc gia theo thể chế dân chủ, nếu chính quyền tỏ ra tệ hại trong các kế hoạch phòng chống dịch bệnh gây chết người hàng loạt và làm dân đói khổ như mô tả sơ ở trên thì chắc chắn sẽ dẫn đến những cuộc biểu tình rầm rộ, mà nói theo ngôn ngữ Hán là những cuộc “thị uy” buộc nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách và người đứng đầu chính phủ phải từ chức. Ở nước ta thì khác. Việt Nam nêu quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình… trong hiến pháp chỉ để làm màu, trên thực tế từ năm 1946 đến nay vẫn chưa có luật biểu tình. Nếu dân bức xúc biểu tình sẽ bị dọn dẹp bằng thủ đoạn khôn khéo hoặc đàn áp thẳng tay, như nước Cuba đồng một chính thể với Việt Nam hồi hơn hai tháng trước.

Tuy nhiên, nếu ngẫm kỹ, chúng ta sẽ thấy cuộc di dân ồ ạt vừa rồi của dân đói trên chính quê hương của mình là một hiện tượng độc đáo có một không hai trong lịch sử ở một thể chế độc tài toàn trị. Nó không phải biểu tình mà như biểu tình, thậm chí còn hơn cả một cuộc đại thị uy. Điểm độc đáo nằm ở chỗ đây là hành động tự phát của hàng triệu người dân không tổ chức, không mang danh nghĩa biểu tình và cũng không có bất kỳ một khẩu hiệu chống đối nào. Trong cuộc đại thị uy hết sức đặc thù này, phần lỗi gây ra chắc chắn thuộc về phía các nhà lãnh đạo cầm quyền, vì để cho dân đói khổ, và nhà cầm quyền dù trơ trẽn đến đâu cũng không thể quy sự vụ cho con ma “các thế lực thù địch” xúi giục!

Trước hiện tượng độc đáo và hoàn toàn bất ngờ này, chính quyền như giẫm đạp phải gai. Họ có thể bị mất trầm tĩnh trong những phút đầu choáng váng nhưng trong tai họa này rốt cuộc sẽ mang lại cho họ nhiều điều bổ ích, giúp họ sáng mắt ra. Đó là sự phản tư phản tỉnh, và kinh nghiệm trị dân, cũng như sẽ mang lại cho họ niềm vinh dự được phục vụ đất nước dân tộc một cách đường hoàng hơn nhờ sớm nhận ra nhanh hơn con đường tất yếu phải dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, trên cơ sở phải biết thành khẩn lắng nghe tiếng nói của mọi thành phần dân chúng, trên tất cả mọi vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng. Khi đó bao nhiêu tội lỗi của họ từ trước tới nay về nhiều việc và đặc biệt qua đại dịch Covid-19 lần này, đều sẽ được nhân dân rộng lòng xí xóa… Các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng sẽ coi trọng họ hơn và Việt Nam dễ dàng thu nhận được nhiều nguồn lực hơn để xây dựng đất nước giàu mạnh trong đó dân và chính quyền sẽ trở thành một khối đoàn kết nhất trí, vui vẻ hài hòa, chứ không còn đối lập nhau như từ ba bốn chục năm nay.

Đành rằng, các nhà cầm quyền độc tài vẫn có thể giữ được quyền lực thống trị của mình trong khoảng thời gian nào đó bằng biện pháp trấn áp dân chúng, nhưng đây hẳn không phải là thượng sách. Người dân Việt Nam bây giờ thông minh và nhạy bén, tiếp cận rộng rãi với công nghệ thông tin hiện đại, nên khó ai qua mặt được họ. Với chiếc điện thoại thông minh cầm tay loại rẻ tiền, một chị làm lao động phổ thông hay bà nội trợ vẫn có thể quay lại được những clip phản ảnh hành động sai trái của các viên chức chính quyền, hoặc hình ảnh của người dân đau khổ, bị uy hiếp bất công…, và chỉ trong vòng vài giây, các hình ảnh cụ thể sinh động như vậy sẽ được truyền đi khắp thế giới cho cả hàng chục triệu người xem.

Trong mùa đại nạn, gắn theo từng sự kiện của quá trình cam go đối đầu với sự sinh tử, Việt Nam còn sáng tạo được nhiều từ ngữ mới (như: giãn cách, ngoáy mũi, thông chốt, bom hàng, mục tiêu kép, ba tại chỗ…) làm phong phú thêm kho ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời cũng đã vừa dấy lên được một trào lưu văn học phong phú đa dạng, bao gồm văn học bằng hình và bằng chữ viết, sẽ chiếm một chương trong bộ sách văn học sử tương lai gọi là “Văn học mùa Covid-1920-1921”, với đủ các thể loại như thơ (“Đêm nay quỳ lạy cùng nhau” của Trần Nhã Thụy…), phú (“Bi hài phú” của Nguyễn Ngọc Già…), nhạc (“Tạm biệt Sài Gòn hẹn gặp lại” của…), tùy bút, bút ký, truyện tiếu lâm... Bên cạnh còn có thể văn khoa học phổ biến kiến thức y khoa của giới bác sĩ, nhưng quan trọng hơn nữa là văn chính luận tâm huyết của không ít nhà văn nhà báo, nhân sĩ trí thức phê phán thẳng thừng và sâu sắc chính sách cầm quyền lệch lạc, mà nếu gộp chung lại sẽ trở thành một tập sách tham khảo dày cộp, hữu ích cho những nhà hoạt động chính trị-xã hội nào muốn cải thiện công việc của mình.

                                                                                                                     TVC  10.10.2021                                    

               

   Tác giả gởi cho viet-studies ngày 10-10-21 


VÌ ĐÂU NÊN NỖI ?


TRẦN THANH CẢNH/ TD 10-10-2021



Kể từ khi dịch covid bùng phát ở TP.HCM và các tỉnh lân cận Đồng Nai, Bình Dương, Long An đến nay, đã có hàng triệu người lao động ngụ cư tháo chạy khỏi vùng dịch. Thôi thì bằng đủ phương tiện có thể: xe máy, xe đạp, thậm chí là đi bộ… miễn sao ra khỏi vùng dịch là được!

Và trên con đường chạy ra khỏi vùng dịch, trở về cố hương, muôn vàn thảm cảnh đã xảy ra. Những thảm cảnh mà trí tưởng tượng của nhà văn như tôi không nghĩ ra được! Vậy mà nó hiện ra trên thực tế cuộc đời khiến cho những người còn lương tri phải rơi nước mắt: những em bé và sản phụ mới hơn chục ngày tuổi ngồi xe máy cả ngàn cây số. Những gia đình công nhân tài sản nghèo nàn chất trên chiếc xe máy nát. Những bà mẹ mang thai sắp đến ngày sinh vẫn ra đi. Những bước chân cùng quẫn của người dân miền núi phía Bắc cách cả ngàn cây trong vô vọng, nhưng họ vẫn cứ đi bộ dấn bước trên đường…

Vì sao họ phải ra đi? Kiên quyết trở về cố hương, dứt khoát chia tay một vùng đất đã từng là nơi cưu mang, đã mang lại cơm no áo ấm cho họ. Vì đâu nên nỗi?

1- Vì chính sách chống dịch sai lầm đã biến một vùng đất lành, trù phú, dễ kiếm sống thành ra một vùng đất chết chóc kinh hoàng: những người chịu trách nhiệm chống dịch covid nơi đây đã chủ trương phong thành triệt để bằng dây thép gai, bê tông, rào sắt… họ đã biến toàn bộ các khu dân cư đông đúc thành gần như các khu cách ly, nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Và với mật độ dân cư quá đông, không thể thông khí được, đã dẫn đến dịch bệnh lây lan dữ dội, người chết quá nhiều mà thời gian đầu hầu như không có sự trợ giúp của y tế và chính quyền. Người dân còn bị lâm vào trạng thái hoảng loạn thực sự khi các phương tiện truyền thông của chính quyền hù dọa, các nhân viên công quyền đe dọa trấn áp. Đến nỗi cả thành phố đã hầu như thành ‘nhà tù lộ thiên’, mà thành phần công nhân, dân nhập cư đã trở thành những ‘tù nhân bất đắc dĩ’ khốn khổ nhất. Nên khi có thể, họ tìm mọi cách để trở về với cuộc sống tự do nơi quê nhà.

2- Họ đã thực sự bị bỏ rơi trong cơn dịch giã: họ hầu như không nhận được sự trợ giúp đáng kể của chính quyền các cấp để duy trì cuộc sống tối thiểu. Trước khi dịch nổ ra, thân phận dân nhập cư thành phố đã hầu như bị bỏ quên. Tự làm tự sống, không được hưởng bất cứ phúc lợi xã hội nào của sự phát triển. Thế nhưng đến khi dịch giã, họ là thành phần bị nhiễm bệnh nhiều nhất, vì nhiều yếu tố. Đáng ra họ phải được tập trung trợ giúp nhiều nhất. Thế nhưng buồn thay, họ hầu như không tồn tại trong mắt hệ thống chính quyền vốn đã quan liêu và vô dụng nơi đây. Họ đã cạn kiệt mọi nguồn sống. Sự sống sót của họ qua mấy tháng đại dịch đã là một sự thần kỳ! Nên với bản năng sinh tồn của con người, khi có cơ hội họ đương nhiên phải hướng/ đi/ chạy… về nơi có điều kiện: sống đã! Rồi mọi việc tính sau!

3- Với khẩu hiệu kinh hoàng CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC, một cách đương nhiên những người dân nghèo nhập cư bị bệnh bỗng chốc trở thành ‘giặc’ trong mắt chính quyền: họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử thậm chí là đàn áp mà không biết kêu ai. Họ bị dồn đẩy, ép đến ngưỡng chịu đựng cao nhất. Và rồi họ bùng ra tháo chạy về quê. Vẫn còn may, đó chỉ là cuộc tháo chạy về quê của những người dân lành quen cam chịu. Bởi họ vẫn còn một chốn để hy vọng dung thân. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu quê nhà như vài nơi đã gầm ghè không chấp nhận họ, cùng đường rồi sự thể sẽ ra sao?

4- Sống tù túng, chật hẹp, căng thẳng đủ điều, bị đe dọa đủ điều. Rồi không thu nhập, không việc làm. Rồi ngoài đường phố rào dậu khắp nơi, cảnh sát, quân đội, dân phòng… hầm hầm sát khí trấn áp, phạt vạ… thần kinh của tất cả họ đều căng như dây đàn. Đến một độ nào đó, mọi hy vọng về tương lai, đổi đời… khi xưa mới bước chân về vùng đất này sụp đổ hết. Tuyệt vọng. Con đường về cố hương hầu như là lựa chọn duy nhất, cuối cùng. Vậy là lên đường…

Rõ ràng là, sau khi trải qua mấy tháng ròng trong tâm dịch, sức chịu đựng về thể xác và tinh thần của những người lao động nhập cư đã tới hạn. Họ chỉ còn một con đường duy nhất quay về cố hương. Bởi họ quá kinh sợ cách chống dich vô luân coi rẻ con người và sự bỏ rơi người dân trong cơn hoạn nạn. Họ phải về cố hương dù no dù đói, nhưng chắc chắn sẽ bình an hơn. Họ cần phải được giải tỏa mọi dồn nén, stress. Đó là động lực chính của dòng người những ngày qua rời bỏ thành phố. Rồi đây, sau khi đã được nghỉ ngơi tại quê nhà, họ có quay lại thành phố nữa không? Không ai dám chắc về câu trả lời!

Sẽ phải có rất, rất nhiều sự điều chỉnh trong chính sách: từ cách chống dịch đến đối xử với dân lao động nhập cư. Từ tầm vĩ mô trung ương, chính quyền các cấp cho đến từng doanh nghiệp. Tất cả các điều chỉnh đều phải cho thấy rằng sự phát triển nào cũng phải xoay quanh con người. Mà con người, không kể dân nhập cư hay bản địa, người lao động trí óc kỹ thuật hay làm việc đơn giản. Nhà doanh nghiệp tỷ đô hay người bán hàng rong trên phố. Tất cả những con người đó đều phải được đối xử bình đẳng như nhau. Tất cả đều phải được coi là thành viên của thành phố này, vùng đất này. Đó là quyền con người thiêng liêng. Đó là nguồn gốc của sự phát triển bền vững cho mọi vùng đất, mọi thành phố và của cả đất nước.

Có nhiều người đang liên hệ cuộc tháo chạy khỏi vùng tâm dịch của đồng bào ta hiện nay với các cuộc di cư năm 1954 và sau 1975. Đau đớn. Để giảm bớt sự đau đớn của đồng bào mình, những ngày gần đây trên các nẻo đường thiên lý, chúng ta đã chứng kiến vô vàn những bàn tay, tấm lòng hào hiệp chìa ra cứu giúp. Ấm lòng. Hy vọng tại quê nhà, đồng bào mình tiếp tục được trợ giúp. Để họ được nghỉ ngơi, tĩnh tâm, hồi phục sau những gian nan khôn cùng vừa qua.

Nên tôi vẫn hy vọng, cuộc tháo chạy khổng lồ này sẽ được cả nước đồng lòng che chở, nâng đỡ kịp thời để không biến thành những cuộc tháo chạy bi thảm đã từng diễn ra. Đừng để dân tộc Việt phải chịu thêm một vết thương lòng nữa. Tất cả mọi người trong điều kiện có thể, xin hãy tiếp tục giang tay trợ giúp. Quyền được trở về nhà mình là đương nhiên, không ai không cấp chính quyền nào được phép ngăn cản.

Xin hãy biết xót thương đồng bào mình. Được vậy, ký ức của mọi người dân nước Việt sẽ bớt nặng nề đi. Và cùng với thời gian, với sự cố gắng của mọi người, cuộc trở về cố hương nghỉ ngơi sẽ nhanh chóng được cân bằng. Rồi mọi người sẽ lại cùng nhau quay lại cuộc sống thường nhật theo một cách nào đó, tử tế và nhân văn hơn.

Trần Thanh Cảnh

LOAY HOAY MÃI MÀ LÀM GÌ

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 9-10-2021


Đó là loay hoay trong việc xây dựng và chỉnh đốn đảng CSVN dưới thời TBT Nguyễn Phú Trọng. Loay hoay mãi mà chẳng làm nên trò trống gì. Vì sao vậy?

Hiện nay, việc chỉnh đốn đảng là quan trọng, cấp thiết, còn xây dựng đảng, tuy có, nhưng chỉ là phụ, vì rằng tổ chức của đảng, trên cơ bản đã được xây dựng xong. Nếu muốn xây dựng thì đó là xây dựng một đảng mới, tuy có thể bao gồm nhiều hoặc toàn bộ đảng viên hiện nay, nhưng phải khác về bản chất, là một đảng chính trị chứ không phải là đảng cách mạng.

Một đảng, sau khi thành lập 15 năm (1930-1945) đã giành được chính quyền. Sau 76 năm cầm quyền (1945- 2021), đáng ra phải trở thành hùng mạnh, thế mà vẫn còn loay hoay với việc chỉnh đốn, càng chỉnh càng nát thêm. Vậy phải chăng có điều gì vô lý ở đây. Không những vô lý mà rất vô lý, sai quy luật.

Điều vô lý là rõ ràng, chứ chẳng phải tìm tòi gì mới biết. Đó là việc tôn thờ Mác Lê cùng lý thuyết cộng sản cộng với sự lệ thuộc vào Trung Cộng. Mác Lê đã bị vứt vào đống rác lịch sử vì bên ngoài hào nhoáng nhưng bên trong chứa đầy rác rưởi và độc hại. Trung Cộng thì đầy nham hiểm, kẻ có nhiều dã tâm thôn tính đất nước Việt, nô dịch dân tộc Việt.

Thế là người ta chỉ thấy được một bên, nghe được một chiều mà không nhận ra sự thật, mặc dầu vẫn hót như vẹt, rằng hãy nhìn vào sự thật. Người ta thấy khá rõ sự rã rời, sự thoái hóa, sự tham nhũng trong đảng, họ động viên nhau, thúc ép nhau tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đã vài lần vui mừng cho là “Tìm thấy rồi” nhưng thật ra chỉ mới tìm thấy vài điều nhỏ lẻ, vụn vặt mà chưa đụng đến bản chất, chưa tìm thấy gốc rễ.

Tìm thấy bằng cách ra nhiều Nghị quyết, nhiều Quy định, nhiều điều cấm, tổ chức học tập và các cuộc thi, rồi đốt lò. Tất cả được hô hào làm với niềm tin tất thắng. Ông TBT tự hào kể ra hàng chục văn bản đã ra trong hơn chục năm qua. Tự hào mà làm gì khi các văn bản ấy có được rất ít giá trị trong thực tế, vì không vạch ra được bản chất mà còn phạm một số sai lầm, có một số điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học, phản đạo lý.

Khi đọc câu trên đây chắc rằng nhiều cán bộ cao cấp, nhiều trí thức của Đảng sẽ nổi giận mà phán rằng: Láo, láo, đây là luận điệu vu cáo của “thế lực thù địch”. Chúng tao, từ người đề xuất và soạn thảo, người thảo luận và phê duyệt, đến người tiếp nhận đều thấy rõ ràng các văn bản là hoàn chỉnh, là chặt chẽ, là tuyệt vời. Thế thì sai lầm ở đâu, phản dân chủ, phản khoa học, phản… phản… ở đâu.

Xin thưa rằng các vị không thấy, nhưng chúng tôi thấy và đã chỉ ra cho các vị, nhưng các vị có chịu nghe đâu. Bài “Phản biện đường lối cán bộ cộng sản” đã đăng trên Tiếng Dân và Boxit trước đây là một trong những bài như thế. Nếu các vị có thiện chí, thật lòng muốn biết sai ở đâu, phản chỗ nào, thì mời một số trí thức phản biện đến trình bày cho mà nghe và đối thoại với họ.

Lãnh đạo đảng CSVN loay hoay, không thoát ra được đống bùng nhùng hoặc vũng lầy vì cố tìm mọi cách dối trá để che giấu mâu thuẫn giữa bản chất và sự tuyên truyền.

Bản chất là độc tài toàn trị, là đảng cướp quyền của dân, nhưng tuyên truyền là chế độ vô cùng tốt đẹp, rất ưu việt, rất tự do dân chủ, rằng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Phải bịa ra sự tốt đẹp để lôi kéo sự ủng hộ của dân, nhưng khi dân bắt đầu thấy bộ mặt thật thì lại tìm cách che giấu và nói dối. Như vậy cho nên lâm vào thế loay hoay.

Ông TBT sẽ loay hoay suốt đời, sẽ cố viết ra vài nghị quyết và quy định nữa, sẽ thêm vài điều cấm nữa, nhưng trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông phải ôm hận mà nghĩ rằng: Suốt đời, ta đã đem hết trí tuệ và sức lực để chỉnh đốn và làm trong sạch đảng của ta, nhưng không làm được. Có phải Trời làm hại ta chăng.

Trời không làm hại gì ông, nhưng ông đang làm hại đất nước và dân tộc, thế mà ông nhầm tưởng rằng, được một số người nịnh hót ca ngợi rằng đang ở trên đỉnh vinh quang.

Một đảng đã nắm được chính quyền trên ba phần tư thế kỷ mà cứ loay hoay với việc chỉnh đốn và làm trong sạch. Đó là một nghịch lý, một mâu thuẫn nội tại quá lớn. Sự loay hoay này làm tốn rất nhiều công sức, nhưng hầu như không có kết quả.

Có người sẽ hỏi, vậy tôi có cách gì giúp Đảng thoát khỏi loay hoay này hay chỉ làm anh hùng bàn phím. Xin thưa rằng có, nhưng đang tìm dịp thuận lợi để trình bày, viết ra ở đây thì làm cho bài dài quá.

THƯ NGỎ THÁCH ĐỐ CHỦ TỊCH NƯỚC

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 7-10-2021



Phi lộ

Thư này vốn là kín, gửi riêng cho ông Chủ tịch. Tôi đã hai lần gửi thư chuyển phát nhanh qua Bưu điện, có biên nhậnNgày 22 tháng 9 gửi trực tiếp cho Chủ tịch. Ngày 24 gửi cho ông Chủ nhiệm Văn phòng, nhờ chuyến cho Chủ tịch. Thư gửi đến Văn phòng chủ tịch nước, số 2 Hùng Vương, Hà Nội. Chắc rằng ngày 27 tháng 9, khi Chủ tịch từ Mỹ về thì thư tôi đã có sẵn trên bàn của ông, và vài ngày sau tôi sẽ nhận được hồi âm. Nếu Chủ tịch không thể trả lời thì nhờ thư ký gọi điện thoại hoặc gửi email cho tôi biết.

Nhưng cho đến ngày 7 tháng 10 vẫn bặt vô âm tín. Phải chăng thư đã bị chặn hay là thất lạc đâu đó, chưa đến tay Chủ tịch, hoặc đã đến tay nhưng ông không xem. Vì vậy buộc tôi phải chuyển thành thư ngỏ, may ra có thể đến với ông. Ngoài ra thư ngỏ cũng để cho những ai quan tâm biết được.

Kính thưa ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Trong lúc làm thủ tướng ông đã có được nhận xét tốt của nhiều người là năng động, xông xáo, có thể ứng khẩu, nói ra những điều đang suy nghĩ chứ ít khi cặm cụi đọc những điều được viết sẵn. Tuy vậy ông cũng nổi danh Phúc Nổ vì đi đâu ông cũng có những câu bốc đồng làm người nghe giật mình, rồi còn có những câu nói thiếu thận trọng.

Nay ông làm Chủ tịch nước. Tôi đã nghe và xem kỹ lời tuyên thệ và bài phát biểu nhậm chức của ông trước Quốc hội. Tôi hơi thất vọng vì một chủ tịch nước không tự nghĩ ra được một lời thề đặc sắc, mang dấu ấn cá nhân mà đành chấp nhận đọc “một bài văn mẫu”, dài 76 chữ, dùng chung cho nhiều người.

Bài phát biểu nhậm chức của ông chưa đến hai ngàn chữ thì khoảng hai phần ba là những câu thưa gửi, chào hỏi, ca tụng, chúc mừng, cám ơn, kể thành tích. Những điều đó chẳng mấy ai muốn nghe vì nhàm chán, chẳng có gì mới. Phần còn lại của bài đề cập đến những việc mà Chủ tịch cần làm thì cũng chỉ là những việc chung chung về đối nội, đối ngoại.

Tôi định góp với ông vài ý kiến, nhưng nghĩ rằng chúng sẽ chẳng tác dụng gì nên chuyển sang thách đố. Mà chỉ thách đố làm được việc do chính ông vạch ra.

Ông hứa hẹn: “Chủ tịch nước sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức trong và ngoài nước. Ông cam kết: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ luôn gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong thư gửi nhân dân TP HCM ông còn viết: “Gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân. Vì vậy, cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, đáp ứng ở mức cao nhất”.

Tôi thách đố ông làm sao để gìn giữ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và nghe được những ý kiến mà dân muốn nói chứ không phải những điều lãnh đạo muốn nghe.

Xin ông cứ làm bình thường những công việc sự vụ hàng ngày của Chủ tịch như đã ghi trong Hiến pháp. Ngoài ra ông nên tập trung trí tuệ và tình cảm để thực hiện lời cam kết trên. Làm được việc đó có kết quả (chứ không phải vì hình thức, cho qua chuyện) sẽ là một đóng góp của Chủ tịch cho dân tộc.

Trước hết xin hỏi : Ông đánh giá thế nào về tình hình đại đoàn kết dân tộc hiện nay. Tôi cho rằng ông đang có những đánh giá sai. Tại sao vậy?. Tại vì ông và nhiều lãnh đạo đang bị khống chế về thông tin, đang bị tính chủ quan bịt tai, che mắt.

Để đánh giá đúng sự thật của xã hội VN hiện tại không hề dễ chút nào vì gian dối và ngụy biện lan tràn sâu rộng khắp nơi, nó đầy rẫy trong các văn kiện chính thống, trên báo chí và cả trong học thuyết Mác Lê. Khi chưa nắm được sự thật về tình cảnh nghi kỵ, mất lòng tin và chia rẽ của người Việt hiện nay mà nói đến đại đoàn kết thì chỉ là hô khẩu hiệu một cách vụng về.

Ca dao có câu : Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước hãy thương nhau cùng. Và câu : Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn. Một số người hiểu và giải thích hai câu trên như là thể hiện tình yêu thương, đùm bọc nhau của đồng bào và là điều tốt, đáng ca ngợi. Nhưng nhiều người giải thích theo cách khác, ngược lại, cho đó là những lời khuyên răn khi nhận thấy đồng bào chưa thật sự yêu thương nhau, lời khuyên mang tâm sự than thở, trách móc. Xin hỏi, Chủ tịch hiểu hai câu đó như thế nào?

Ông đưa ra việc gìn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức. Nếu đó chỉ là nói cho qua chuyện thì chằng cần bàn đến làm gì. Tôi thách đố là vì nghĩ rằng ông có chút thật lòng nào đó.

Xin hỏi, theo ông hiện nay nhân dân có mấy tầng lớp, ý kiến và nguyện vọng của các tầng lớp khác nhau như thế nào và ông định nghe tầng lớp nào là chủ yếu, nghe bằng cách nào để biết được sự thật. Tôi cho rằng đối với chính quyền thì dân có ba tầng lớp với nhu cầu, quyền lợi rất khác nhau, vì vậy ý kiến cũng rất khác nhau.

Đội ngũ trí thức gồm trí thức lề đảng và trí thức lề dân, mà trong mỗi lề lại gồm nhiều loại. Xin hỏi, ông biết gì và đánh giá thế nào về các trí thức lề đảng và trí thức phản biện thuộc lề dân. Tôi xin nói rằng phần lớn trí thức lề đảng là hữu danh vô thực, không đáng tin cậy và đại đa số trí thức phản biện là những người yêu nước thương dân chứ không phải thế lực thù địch.

Xin khẳng định rằng nếu ông chỉ biết nghe dân được chọn lựa ở các buổi tiếp xúc cử tri và trí thức lề đảng thì chỉ nhận được một phần nhỏ sự thật mà thôi, còn phần lớn sự thật đã bị che giấu và thay vào đó là những lời của tuyên giáo. Dựa vào thông tin như vậy để hoạch định chính sách, đường lối thì rất khó tránh sai lầm.

Trong hoàn cảnh chưa có tự do ngôn luận, chưa có tự do báo chí mà lại có nhiều tin giả như hiện nay thì một trong những cách tốt để biết sự thật là tổ chức đối thoại. Hãy nhân danh Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức đối thoại về vấn đề Đại đoàn kết dân tộc, về tự do dân chủ. Rồi nhân danh Chủ tịch nước xúc tiến nhanh việc ra luật về quyền tự do của công dân đã ghi trong Hiến pháp như tự do ngôn luận và báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình.

Tổ chức đối thoại chứ không phải là Hội thảo để mời người đến đọc báo cáo hoặc thuyết trình. Đối thoại nhằm đấu lý giữa những nhận thức và quan điểm khác nhau. Quan trọng là người dự. Ngoài một số rất ít bắt buộc đến nghe, còn chủ yếu đến là để trình bày quan điểm và nếu cần thì tranh luận. Họ được mời không phải dựa vào chức danh mà mỗi cá nhân muốn dự phải đăng ký và nộp tóm tắt các ý kiến. Nên tổ chức đối thoại công khai, nhưng trước mắt có thể chỉ công khai về việc tổ chức còn chưa công khai nội dung cũng được. Nếu chưa thể tổ chức đối thoại thì Chủ tịch có thể mời riêng một số trí thức phản biện để nghe trực tiếp ý kiến của họ. Cách mời là thông báo công khai để những trí thức phản biện tự đăng ký đến dự và trình bày.

Có nhiều khả năng là qua đối thoại và những con đường khác mà Chủ tịch biết được nhiều sự thật trước đây bị che giấu, nó có thể làm ông và nhiều người bị sốc. Nhưng biết được chỉ là điều kiện cần. Còn phải có điều kiện đủ mới giải quyết được vấn đề. Đó là trí tuệ và đức tính mà nhiều cán bộ lãnh đạo còn thiếu, trong đó có thể bao gồm cả Chủ tịch.

Trí tuệ gì, đức tính gì? Trí tuệ khoa học về thu thập và đánh giá thông tin. Điều này đối với những cán bộ cao cấp như ông là việc quá khó vì đầu óc đã bị chật cứng những giáo điều, tai đã quen nghe những lời ca tụng, mắt đã bị che, chỉ còn có thể nhìn về một hướng. Đức tính trung thực, chân thành, khiêm tốn và dũng cảm, là lòng nhân ái, bao dung, là từ bỏ thói kiêu ngạo cộng sản, là tránh xa sự huênh hoang của người chiến thắng.

Giả thử khi nhận ra những sai lầm trong đánh giá bản chất cuộc chiến tranh, trong đường lối đối với những người bên bại trận thì liệu các ông có đủ trung thực và dũng cảm để công nhận hay không, có đủ chân thành, khiêm tốn để sửa sai hay không, có nhân ái và bao dung đối với những con người bất hạnh bên bại trận hay không.

Xin hỏi ông chủ tịch. Đã bao giờ ông tìm hiểu kỹ về cuộc chiến Bắc Nam của Hoa kỳ chưa và đặc biệt là cách đối xử của bên thắng đối với bên thua. Nếu chưa thì rất nên chân thành tìm hiểu.

Trong phát biểu nhậm chức ông hứa trước Quốc hội và đồng bào, sẽ luôn tu dưỡng đạo đức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; thượng tôn pháp luật và tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Không nghe ông nói đến trung thực, chân thành, khiêm tốn, nhân ái, bao dung. Phải chăng đó là những đức tính xa lạ đối với người cộng sản.

Lãnh đạo đã nói rất nhiều đến củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nhưng đã làm được rất ít, thậm chí còn làm sai một số việc dẫn đến chia rẽ, nghi kỵ và thù hận nhau. Hy vọng ông sẽ làm được nhiều điều có hiệu quả chứ không dừng lại ở lời nói suông. Nhân Quốc khánh vừa rồi Chủ tịch có đặc xá trên ba ngàn tù nhân. Đó là nhân đạo, nhưng có rất ít tác dụng trong việc củng cố khối đại đoàn kết vì rất nhiều tù nhân lương tâm vẫn bị đối xử tàn ác, nhiều vụ án oan sai thấu tận Trời mà không được cứu xét.

Thưa ông Chủ tịch. Tôi là một giáo sư, thuộc loại trí thức phản biện, thế hệ U90, nghĩa là thời gian sống trên đời này còn rất ít. Con chim sắp chết cất tiếng hót hay. Người già sắp chết thường nói sự thật. Tôi thách đố ông và sẵn sàng dâng hiến sức lực cùng trí tuệ cho công cuộc phục hưng đất nước, trong đó có việc củng cố đại đoàn kết và dân chủ hóa đất nước. Ông có thể tin lời tôi.

Cuối cùng, xin gửi đến ông lời chào kính trọng và lời chúc chân thành. Chúc ông có sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc, làm được những việc tốt cho dân cho nước, được nhắc đến như một vị Chủ tịch nước nhân từ.

Người viết: Nguyễn Đình Cống, Sinh năm 1937.

Số ĐT: 0389 578 620. Email : ndcong37@gmail.com

CHÍNH PHỦ CŨNG KHÔNG BẰNG TAO

NGUYỄN THÔNG/ TD 8-10-2021

Tao ở đây không phải nhà cháu (xưng tao với chính phủ, lại chê nó, nó chả còng ngay chứ ngồi đó mà lếu láo), mà là Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác có sân bay.

Dịch đã im dần nhạt dần, phải sớm quay lại cuộc sống bình thường, lo làm ăn đi lại sinh hoạt, chứ ngồi đó ngỏng cổ chờ “No Covid” có mà rã họng. Bởi vậy, phải cho tàu bay bay, xe lửa chạy, ô tô phóng nơi này nơi khác, tỉnh nọ sang tỉnh kia, nối cả nước.

Chính phủ dẫu không do dân bầu ra nhưng chí ít cũng phải mau mắn nhìn thấy việc, chủ động mà làm. Ai đời để cho dân dắt díu nhau mấy chục vạn người, ròng rã gần nửa tháng trời, kẻ đi bộ, người xe đạp, đứa xe máy, đường xa nghìn cây số, chịu đày ải nắng mưa đói khát hiểm nguy. Vậy nhưng chính phủ cứ bình chân như vại, máy bay trùm mền, tàu hỏa khóa bánh, ô tô phủ bụi, hầm đóng cửa, quyết không chở dân, không cho dân qua hầm, kiểu như kệ mẹ chúng mày, không liên quan gì đến tao.

Dân kêu rầm trời, thiên hạ bức xúc, chắc rát mặt quá, đành phải lệnh cho tàu hỏa trườn lên ray sắt, ô tô bò ra đường, hầm thông hành. Đợi các ông ra tay thì dân đã sắp vào hòm, đến khổ. Đã chậm muộn, lại còn diễn trò, tiễn dân vẫy vẫy, vẫy vẫy, quá mắc cười.

Bởi chính phủ như thế cho nên khi định mở lại đường bay nội địa, các sứ quân chúng cười khẩy, đếch đồng ý. Chính phủ cũng không bằng tao. Sân bay nằm trên đất tao, tao đ*o cho hạ cánh, làm gì nhau. Trên chẳng chính ngôi, kẻ dưới mới dám lăng loàn.

Sân bay là tài sản quốc gia chứ không phải của riêng đứa nào. Ngân sách nhà nước nuôi, để nó duy trì hoạt động. Làm cái sân bay, mở đường băng, xây nhà ga, làm con đường dẫn vào sân bay… đều bằng tiền nhà nước, do dân và doanh nghiệp đóng thuế mà có. Cái sân bay Long Thành định làm kia, mấy tỉ đô Mỹ cũng là tiền nhà nước chứ đâu phải tiền túi đứa nào. Nói túm lại, sân bay là của chung dân chúng, do nhà nước trung ương điều hành. Có giao cho thằng nào (địa phương, doanh nghiệp) quản, chẳng qua chúng cũng chỉ làm thuê thôi.

Vậy mà từ bao giờ, chính phủ nhố nhăng, đụt kém đã để cho đám sứ quân, đứa lớn tác oai kiểu lớn, đứa nhỏ tác quái kiểu nhỏ, coi dân và chính phủ không ra gì. Mở lại đường bay để phục vụ nhân dân, phát triển đất nước, cứ thế mà tính toán mà làm, sao lại phải hỏi ý kiến nó. Tao thông báo cho mày, còn mày không đồng ý là chuyện của mày, chứ tao chính phủ, tao cứ làm. Lôi thôi ông đập chết. Nhẽ ra phải thế. Đằng này lại sợ nó, lại nhũn như con chi chi, chịu nó một phép. Thế thì chính chính cái, cái… cục… đất.

Dạo trước, sân bay Tân Sơn Nhất cũng thế. Nó lấy quyền sứ quân, chia làn chia đường trong khu nhà ga, đứa nào nịnh thì nó cho chỗ tốt, ai bị nó không thích thì nó đuổi ra ngoài, bắt ra chỗ xương xẩu. Tài sản nhà nước, của chung nhân dân, nó coi như cái mả bố nhà nó, tự tung tự tác. Dân khổ trăm bề. Ai cũng thấy sự khốn nạn, chỉ chính phủ không thấy, hoặc thấy nhưng ăn chia với quân khốn nạn, móc túi dân, hành hạ doanh nghiệp tử tế.

Với cái lý lịch đầy vết nhọ như thế thì bọn sứ quân coi thường là phải rồi. Chính phủ cũng không bằng tao là vậy.

Nguyễn Thông

KHI SỰ THẬT PHƠI BÀY

LƯU TRỌNG VĂN /TD 7-10-2021

Đại dịch sẽ là cơ hội để những đầu óc lớn của quốc gia nhìn lại con đường quốc gia đã đi qua và sắp tới sẽ cần phải đi.

Tiếc rằng nhiều đầu óc lớn của quốc gia ở VN lại chưa có điều kiện tụ hội chốn cung đình. Chính vì vậy Con đường quốc gia đã đi qua gặp không ít rủi ro, giông tố mà hướng và đích lại chập chờn hư ảo…

Đại dịch tàn nhẫn cướp đi đến lúc này 20.097 người dân cùng đẩy gần triệu người dân tổn hại thể chất hoặc cặp kè chao đảo sinh mạng. Đại dịch như đại hồng thuỷ tàn phá kinh tế, văn hoá, lối sống, tâm lý, tình cảm, tinh thần của hàng chục triệu người dân.

Làn sóng hàng trăm ngàn lao động nhập cư bỏ chạy khỏi các miền đất hứa trong đói rét, nắng mưa, đường xa vạn dặm cùng cái chết rập rình dọc đường thực sự là một thảm cảnh.

Đại dịch tuy vậy cũng để lại bức tranh toàn cảnh thực đến tàn nhẫn nhưng vô cùng cần thiết cho những ai đã và đang còn mơ mộng, ảo tưởng về tài năng quản trị cầm quyền của mình. Sự thật chỉ là cái tát tỉnh thức đối với những ai còn nhân tính, lương tâm. Sự thật chỉ là la bàn định hướng cho những ai còn trí năng.

Qua đại dịch này dân tộc nhận diện rõ ai vì dân, thương dân, dù văng tục: đ… má, đ… mẹ để dân khổ là nhục.

Qua đại dịch này dân tộc càng nhận diện rõ kẻ nào, nhóm kẻ nào miệng xoen xoét vì dân tộc, quốc gia nhưng mắt ráo hoảnh, chân rung đùi, mồm nhóp nhoét trước thảm cảnh của dân. Sự thật phơi bày. Sàng lọc hết và tính sổ.

Sự thật phơi bày cũng là cơ hội ngàn vàng để dân tộc cùng nhau muốn tồn tại thì phải sắp xếp lại giang sơn. Sự thật phơi bày cũng là cơ hội ngàn vàng cho những nhân tài giành lại quyền giúp nước.

Ngổn ngang, nhưng tràn đầy hy vọng, bởi dân tộc này như cụ Hồ nói, khi bị dồn đến nguy nan, lòng yêu nước hơn bao giờ hết lại mạnh mẽ trào dâng. Sự thật đã được chứng minh người dân mình trong hoạn nạn đã thương yêu nhau thế nào, đã chủ động tự mình cứu giúp nhau ra sao. Tình yêu thương con người chính là cái lõi của nồng nàn tình yêu nước.

Dân tộc như thế phải xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Kẻ nào ngăn cản điều vô cùng xứng đáng ấy là tội đồ lịch sử!

Lưu Trọng Văn

MỘT CÁCH LÊN TIẾNG KHÁC

HUY ĐỨC/ TD 8-10-2021

Có lẽ nhiều người cũng đang tự hỏi, phản ứng của các địa phương trước dòng người hồi hương là nỗi sợ “vỡ thành tích chống dịch” hay thấy đó là một tình huống nhân đạo cần ngay những quyết định của mình. Tàu hỏa, xe khách… vẫn nằm yên mặc cho hàng vạn công dân lầm lũi, bao gồm cả phụ nữ có mang, trẻ sơ sinh… bồng bế nhau hàng nghìn ki-lô-mét trên xe máy; dắt díu nhau hàng trăm ki-lô-mét trên đôi chân, trên xe đạp.

Quyết định đông cứng hệ thống giao thông công cộng như một biện pháp chống dịch không chỉ gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, mà còn đang đày ải hàng vạn con người.

Dòng người ấy càng lầm lũi, càng câm nín, mức độ lên tiếng càng đanh thép. Lên tiếng về năng lực của hệ thống chính trị. Một hệ thống chính trị nắm rất thành công quyền lực nhưng lại thất bại khi đứng bên cạnh những người dân bị đẩy vào thế bần cùng.

Nếu như dòng người hồi hương mấy tháng trước đây có mục đích đơn giản là “chạy dịch”. Mục đích của dòng người hồi hương diễn ra suốt mười ngày qua phức tạp hơn. Cho dù họ có thể đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vaccine; họ có thể đã vượt qua những ngày cả nhà là F0; họ có thể đã phải bỏ lại người thân ở Sài Gòn, Bình Dương hoặc cùng người thân về… trong hũ tro.

Trong những ngày bị giam hãm trong những phòng trọ chật chội, hết tiền, hết gạo; tương lai bế tắc. Họ hẳn đã phải nhìn lại cả quá trình tha hương mưu sinh, đo đếm được mất. Quê hương, với họ, như một biểu tượng che chở. Họ mạo hiểm cả gia đình và bản thân trong một hành trình hàng nghìn ki-lô-mét mưa gió, để về nhà, để tìm sự bình an và chắc hẳn đã thay đổi rất nhiều quan niệm sống.

Cho dù một thời gian sau, nhiều người trong số họ sẽ quay lại nơi cũ hoặc tìm đến một không gian mưu sinh khác. Quyết định hôm nay của họ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế và gây sang chấn sâu sắc trong lòng Việt Nam.

Không có quốc gia nào trải qua giai đoạn “đang phát triển” mà không phải chứng kiến quá trình dịch chuyển dòng lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác. Như tôi đã viết nhiều lần, tiến trình “công nghiệp hóa” dựa trên nền tảng “thu hồi” đất đai của người dân giao cho cho các “đại gia” làm khu công nghiệp hoặc “phân lô bán nền” không chỉ buộc phần lớn lao động nông thôn muốn “li nông” phải “li hương”; Mà, trong dòng người li nông xâm nhập vào các đô thị ấy chủ yếu là lao động giản đơn hoặc làm osin thay vì chủ yếu là tầng lớp tinh hoa (tài năng, đỗ đạt…) như truyền thống.

Rất ít người trong số họ thực sự thay đổi được số phận. Họ “ở trọ” trong các khu phố chật chội thiếu các điều kiện sống tối thiểu. Họ không tiếp cận được các chính sách an sinh xã hội và y tế. Họ không có tiếng nói.

Giờ đây chúng ta chứng kiến, những người li hương với hai bàn tay trắng đang hồi hương vẫn hai bàn tay trắng với nhiều gánh nặng hơn.

Hệ thống chính trị nhiều công an, nhiều quan chức vào hàng nhất nhì thế giới lại thiếu sự tin cậy để biết dân, hiểu dân; ít khả năng tiên liệu và đủ lòng trắc ẩn để tránh ra quyết định như những cỗ máy.

Lực lượng công đoàn quốc doanh sử dụng tới 2% tiền lương của công nhân rõ ràng đã không phải là lực lượng ở bên cạnh công nhân trong những ngày khó khăn. Không chỉ có công đoàn quốc doanh…

Tôi biết, hầu hết cán bộ cơ sở, kể cả cán bộ hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, Hội Phụ nữ… ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đều làm việc hơn 10 tiếng một ngày trong mấy tháng qua. Nhưng cho dù tận tâm thì việc không nhận biết nguyện vọng của hàng vạn cư dân muốn hồi hương cho thấy họ vẫn là một lực lượng đã được hành chánh hóa. Họ có mặt để đảm bảo hình ảnh trong hệ thống, tầng lớp xã hội nào cũng có người đại diện. Trên thực tế họ không đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội. Họ trấn an hệ thống chính trị. Họ nói rất đúng ý của lãnh đạo nhưng họ không thể nói cái mà một nhà lãnh đạo (đáng ra) thực sự cần là dân muốn gì.

Người dân không quan tâm nhiều tới cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính “kinh tế thị trường” đang làm thay đổi đất nước suốt hơn ba thập niên vừa qua. Nhưng, sẽ không có “kinh tế thị trường” thực sự nếu không có “nhà nước pháp quyền”, sẽ không có “nhà nước pháp quyền” nếu không có, tối thiểu là, “xã hội dân sự”.

Người dân không có tiếng nói thật sự trong các hội đoàn quốc doanh. Các hội đồng hương tỉnh huyện cũng chủ yếu là sân chơi của những người thành đạt có quan hệ tốt với chính quyền. Những người yếu thế không có các tổ chức tương tế, không có những tổ chức xã hội do họ tự nguyện lập ra, biết họ, hiểu họ và nói tiếng nói của họ.

Những người có tâm nguyện phụng sự xã hội cũng rất khó khăn khi muốn lập các quỹ từ thiện [những chương trình uy tín như “Cơm Có Thịt” cũng phải mất nhiều năm mới xin được pháp nhân (Quỹ Học Trò Nghèo Vùng Cao)].

Những cá nhân, những người nổi tiếng gây quỹ đơn lẻ rất dễ trở thành mục tiêu tấn công. Các thiết chế dân sự rất dễ bị làm mất uy tín, rất dễ để cho công chúng hoang mang. Càng hoạt động xã hội mang tính cá nhân càng rất dễ có sai sót vì thiếu kỹ năng. Nếu những người hoạt động xã hội dễ dàng lập các pháp nhân thì công chúng vừa dễ giám sát, nhà nước vừa dễ “nắm người có tóc”, vi phạm pháp luật dễ bị xử lý và khi lòng tham nảy sinh cũng không dám liều làm bậy.

Đừng thiết kế những chính sách chủ yếu nhằm bảo vệ hệ thống chính trị mà phải thiết kế những chính sách đảm bảo trong hệ thống chính trị ấy có dân. Sẽ rất đáng sợ nếu như cho đến bây giờ bản chất của đảng cầm quyền vẫn là “của giai cấp công nhân – những người vô sản”. Nhưng sẽ đáng sợ hơn nếu đảng cầm quyền cứ rượu ngon, cigar trong những dinh thự quá xa cách với giai cấp công nhân.

Nếu công bằng xã hội không phải là chính sách được nhìn thấy từ những người đang cầm quyền mà được giành lấy bởi những tầng lớp bị bỏ quên bởi những người cầm quyền thì số phận của đất nước và cả những dinh thự ấy đều không dễ dàng đoán định.

Huy Đức

GIAI CẤP CÔNG NHÂN

ĐỖ THÀNH NHÂN/ TD 7-10-2021

Thống kê một số từ chỉ các thành phần xã hội trong Hiến pháp năm 2013: “công nhân” lặp 5 lần, “nông dân” – 2 lần, “trí thức” – 1 lần, “quân đội” – 4 lần, “công an” – 2 lần, “cán bộ” – 3 lần, “chiến sỹ” – 1 lần, “viên chức” – 3 lần, “công chức” – 2 lần. Còn nói về giai cấp thì chỉ có 2 giai cấp là “giai cấp công nhân” lặp 4 lần và “giai cấp nông dân” – 1 lần trong Hiến pháp.

Qua số liệu thống kê cho thấy “công nhân” và “giai cấp công nhân” là đối tượng được quan tâm nhiều nhất trong Hiến pháp. Cụm từ “công nhân”, “giai cấp công nhân” xuất hiện ở điều khoản sau (viết IN HOA để dễ phân biệt):

– Điều 2.2, Chương I. Chế độ chính trị: “ … tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa GIAI CẤP CÔNG NHÂN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Cho thấy “giai cấp công nhân” là đối tượng nắm quyền lực cao nhất trong liên minh các thành phần trong xã hội.

– Điều 4.1, Chương I. Chế độ chính trị: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của GIAI CẤP CÔNG NHÂN, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của GIAI CẤP CÔNG NHÂN, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam trước tiên là đội tiên phong và đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, sau đó mới đến các thành phần khác.

– Điều 10, Chương I. Chế độ chính trị “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của GIAI CẤP CÔNG NHÂN và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; …

– Điều 68, Chương IV. Bảo vệ tổ quốc “; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, CÔNG NHÂN, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; ...

Từ “công nhân” được lặp 5 lần, trong 2 chương quan trọng nhất của Hiến pháp là “Chương I. Chế độ chính trị” và “Chương IV. Bảo vệ tổ quốc”, điều đó cho thấy “công nhân” và “giai cấp công nhân” có vai trò quan trọng như thế nào?

Giai cấp công nhân được xác lập vai trò lịch sử của mình từ năm 1930 – khi đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay là 91 năm, còn xác lập vai trò lãnh đạo của công nhân từ Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959, trong Lời nói đầu: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp CÔNG NHÂN lãnh đạo.” đến nay cũng 62 năm. Như vậy, nếu tính trực hệ thì “giai cấp công nhân” ít nhất cũng 4 thế hệ làm lãnh đạo.

Bài viết dài dòng về “công nhân” để thấy vai trò “giai cấp công nhân” trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, trong tiến trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Tuy nhiên, sau ít nhất 4 thế hệ công nhân làm lãnh đạo, làm chủ đất nước, thì thân phận của giai cấp công nhân hiện nay như thế nào?

Mọi người đừng có nghe bất cứ thế lực nào tuyên truyền, kích động, nói xấu mà hãy nhìn thẳng, để thấy và tự mình đánh giá qua cái “test” của Covid-19. Giai cấp công nhân là người tạo ra sản phẩm cho xã hội nhiều nhất, nhưng 4 tháng bị cách ly bởi dịch Covid-19 họ nhận được cái gì? có tương xứng với đóng góp của họ cho xã hội hay không? và đặc biệt có tương xứng với vai trò, vị trí mà họ được Hiến pháp ghi nhận hay không?

Mặc dù nắm quyền lực cao nhất, làm chủ đất nước, nhưng công nhân cũng chỉ “ở trọ” nơi làm việc. Sau 4 tháng không việc làm, không tiền, không nhà, không được hỗ trợ để sống tối thiểu nên họ đành phải rời miền đất hứa tìm về quê hương. Người này, người kia kêu gọi “công nhân” ở lại, tiếp tục làm … “giai cấp công nhân”, nhưng cái ăn, chỗ ở ở thành phố, khu công nghiệp thì ai lo cho họ?

Nuôi con chó, không cho ăn nó cũng bỏ đi, huống hồ chi con người.

Vậy là đoàn – đoàn người lũ lượt kéo về miền tây, tây nguyên, miền trung, vượt đến 2000 cây số quay ngược ra bắc [1] bằng phương tiện cá nhân trong mùa mưa bão vô cùng nguy hiểm, người có lương tri không thể không xúc động.

Đến khi hàng vạn công nhân buộc phải rời bỏ vùng trọng điểm kinh tế để về quê thì báo chí kêu lên “lấy ai cứu doanh nghiệp”[2]; nhưng trước đó nhiều tháng trời không thấy báo nào lên tiếng “ai cứu công nhân”!

Hình ảnh công nhân trốn chạy Covid-19 quá nhiều trên mạng; nếu chỉ vài trăm người thì có thể nói là hiện tượng; nhưng đến hàng ngàn, hàng vạn người thì lúc này là bản chất, theo “quy luật lượng – chất” của triết học Mác-Lênin: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” ­-  thì đó chính là hình ảnh “giai cấp công nhân” Việt Nam.

Giai cấp công nhân” từ Hiến pháp đến thực tế là một khoảng cách quá xa, đến vô vọng vì đã qua 4 thế hệ rồi. Nhìn “giai cấp công nhân” thấy được tương lai dân tộc và đất nước; mà nguyên nhân chính bắt đầu từ việc họ không được trực tiếp chọn ra “đội tiên phong” của mình.

_______

Ghi chú:

[1] Những đôi chân mệt nhoài trong cuộc hồi hương gần 2.000 km ngang qua Thủ đô https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-doi-chan-met-nhoai-trong-cuoc-hoi-huong-gan-2000-km-ngang-qua-thu-do-20211007020139266.htm

Ảnh: Đoàn người vượt 2.000 km về quê kiệt sức, ngủ la liệt ven quốc lộ Hà Nội: https://vtc.vn/anh-doan-nguoi-vuot-2-000-km-ve-que-kiet-suc-ngu-la-liet-ven-quoc-lo-ha-noi-ar640132.html

[2] Hàng vạn người kéo nhau về quê, lấy ai cứu doanh nghiệp https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/van-nguoi-keo-nhau-ve-que-lay-ai-cuu-doanh-nghiep-779640.html

Đỗ Thành Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét