ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể thiếu của dân tộc (GD 1/11/2021)-PMC-Minh oan cho đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ N BBC, RFA, VOA bị đổi tên (Tiếng Dân 1-11-21)-j.Nguyễn-Tổng thống Pháp tố Thủ tướng Australia nói dối về thỏa thuận tàu ngầm (VNN 1/11/2021)-Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon (DT 31-10-21)-Các nhóm hoạt động ở Vancouver tiếp tục kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh (BVN 30/10/2021)-Làm thế nào Ấn Độ đánh bại được Covid-19? (VNN 30/10/2021)-Trung Quốc "đuối sức", đầu tư kém xa hứa hẹn, nước Đông Âu lạnh nhạt, ngả sang Đài Loan (BVN 29/10/2021)-Nam Anh-Tướng Mỹ cảnh báo tiến bộ đáng kinh ngạc của quân sự Trung Quốc (VNN 29/10/2021)-“Ngôi nhà Việt Nam” ở San Jose, California (TD 29/10/2021)-Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’? (BVN 29/10/2021)-Bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc và lý do Tập phải xây nhanh (TD 28/10/2021)-Chủ tịch nước nêu 5 đề xuất tái thiết châu Phi sau Covid-19 (VnEx 28-10-21)-Thủ tướng muốn Nga ủng hộ giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông (DT 28-10-21)-Ông Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (VNN 28/10/2021)-Biden muốn ‘lấy lại vị thế của Mỹ ở ASEAN’ (BVN 28/10/2021)-Tư tưởng đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh mới (TN 27-10-21)-Cần cảnh giác về chức năng quân – dân sự của thiết bị định vị Băc Đẩu Trung Quốc tại Biển Đông (TD 27/10/2021)-Trung tâm nghiên cứu Mỹ bóc trần chiến lược xảo trá của tàu Trung Quốc ở Biển Đông (BVN 27/10/2021)-
- Trong nước: Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự Hội nghị COP26 (GD 31/10/2021)-Phát triển Đảng trong nhóm trung lưu và người giàu ở Việt Nam (Zing 31-10-21)-Nhiều fanpage chống phá Đảng, Nhà nước bị đổi tên: Đừng nên gán ghép suy diễn (QĐND 30-10-21)-Tấn công RFA, VOA, BBC, chính phủ Việt Nam bỗng nhiên có… cờ! (TD 30/10/2021)-Tờ Báo xung kích trên mặt trận chống “Diễn biến hòa bình” (CAND 27-10-21)-Đi tìm ''Bí thư Kim Ngọc'' thời nay (ANTG 27-10-21)-Phó Thủ tướng 'chốt' thời gian bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (VNN 27/10/2021)-Livestream của bà Phương Hằng có lợi cho ai? (TD 27/10/2021)-Blog VOA-Bà Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến pháp lý với các nghệ sỹ, nhà báo (VNN 27/10/2021)-Bị cáo Trương Châu Hữu Danh bị đề nghị phạt 4-5 năm tù (VNN 27/10/2021)-Trương Châu Hữu Danh và nhóm 'Báo Sạch’ hầu tòa (VNN 26/10/2021)-Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ ông Tất Thành Cang liên quan 32ha đất công (VNN 26/10/2021)-Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về kỳ họp Quốc hội (ND 25-10-21)-Tăng thẩm quyền cho công an xã: Những điều băn khoăn (PLTP 25-10-21)-
- Kinh tế: Gian lận thầu, nâng khống giá thầu thường có sự thông đồng của người có chức vụ (GD 1/11/2021)-Uniqlo mở cửa hàng online tại Việt Nam (KTSG 1/11/2021)-Izumi City – Cộng hưởng giá trị kép từ thiên nhiên và quy hoạch (KTSG 1/11/2021)-Trung tâm lưu trữ tài sản trí tuệ vô giá (KTSG 1/11/2021)-“Cách mạng xanh” tác động thế nào đến giá đồng? (KTSG 1/11/2021)-Doanh nghiệp đang thích ứng rất nhanh (KTSG 1/11/2021)-Lý lẽ việc thu phí vào nội đô (ĐV 31-10-21) -Không thể thu phí ôtô vào nội đô khi người dân không có lựa chọn khác (LĐ 30-10-21)-'Ma trận' thuế, phí để ô tô lăn bánh tại Việt Nam (TP 30-10-21)-'Đua' theo xăng, nhiều mặt hàng tăng giá (TP 31-10-21)-Người chăn nuôi luôn yếu thế, dân buôn lãi cao (VNN 31-10-21)-Chi gần 90 tỉ USD mua hàng từ Trung Quốc (TN 31-10-21)-Đường Hồ Chí Minh trên biển – Con đường chi viện vũ khí quan trọng (SGGP 31-10-21)-Hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, phát triển đất nước đến 2025 (SGGP 31-10-21)-Chiến lược quốc gia về dữ liệu mở: Lối đi nào cho Việt Nam? (KTSG 31-10-21)-Đà Lạt, tô điểm hay cưỡng bức tự nhiên? (TN 31-10-21)-Chuyện với GS Nguyễn Quang Tuấn, người vừa bị khởi tố (TP 31-10-21)-Chàng trai Mỹ ở TP.HCM: 'Chúng tôi sáng tạo trên nền văn hóa Việt Nam' (Zing 31-10-21)
- Giáo dục: Từ tháng 11/2021 nhiều chính sách giáo dục có hiệu lực (GD 1/11/2021)-Lâm Đồng: để xảy ra nhiều sai phạm, Hiệu trưởng cấp 3 Đức Trọng bị cách chức (GD 1/11/2021)-Đột phá chuyển đổi số và mô hình “lớp học đảo ngược” trong giảng dạy ngành Luật (GD 1/11/2021)-Đến bao giờ Phòng Giáo dục Đông Anh mới có kết quả rà soát dạy thêm? (GD 1/11/2021)-Thầy cô hạng II xuống hạng III không phải học thêm chứng chỉ, cần biết từ chối (GD 1/11/2021)-Ai sẽ dạy học sinh phổ thông cách tiêu tiền và kiếm tiền? (GD 1/11/2021)-Giáo viên "tẩu hỏa nhập ma" với việc tập huấn các ứng dụng dạy học trực tuyến (GD 1/11/2021)-Hướng dẫn 1099 của Cục Nhà giáo có dẫn đến tình trạng phe cánh trong trường học? (GD 1/11/2021)-Cần bắt đầu từ đâu khi du học Canada? (GD 1/11/2021)-Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn (GD 31/11/2021)-Kéo dài tuổi làm việc cho giáo sư, tiến sĩ: ai về, ai ở? (GD 31/11/2021)-
- Phản biện: Phản biện “điều không được làm” của Đảng (TD 31/10/2021)-Nguyễn Đình Cống-Khúc gân Đài Loan (TD 31/10/2021)-Nguyễn Thọ-Đã có quyền tự xuất bản sách, sao lại không được quyền tự xuất bản báo chí? (BVN 31/10/2021)-Thới Bình-Cải cách chạm trần (TVN 30/10/2021)-Tư Hoàng-Chữa tắc đường ở Hà Nội: Dời đô hành chính hay thu phí xe vào nội đô ? (TD 30/10/2021)-Hiệu Minh-Thu phí xe vào nội đô Hà Nội, TP.HCM: Muốn thu thì giao thông công cộng phải tốt (BVN 30/10/2021)-Tuấn Phùng-Dối trá là gốc (BVN 30/10/2021)-Nguyễn Đình Cống-Gặp gỡ tại Nghi Tàm - Lần 2 (viet-studies 30-10-21)-(TD)- Nguyễn Thế Hùng-Mong muốn đất nước hùng cường và tư duy về công tác cán bộ (GD 29/10/2021)-Xuân Dương-Vài suy nghĩ về việc có nên mua máy bay cho Cảnh sát cơ động ? (TD 28/10/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Phiên tòa Thới Lai (Phần 1)(Phần 2)(TD 28/10/2021)-Nguyễn Thông-Livestream của bà Phương Hằng có lợi cho ai? (Blog RFA 27-10-21)-Những nhà văn khác chiến tuyến (TD 27/10/2021)-Nguyễn Hưng Quốc-Trận so găng giữa Nguyễn Phú Trọng với “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, ai sẽ thắng ? (TD 27/10/2021)-Phạm Vũ Hiệp-Việt Nam: Vụ án quan chức tình báo Nguyễn Duy Linh 'rất đặc biệt' (BVN 27/10/2021)-Chạm vào tuổi thơ (TD 26/10/2021)-Trần Quốc Việt-Báo cáo điều tra về tập đoàn Formosa: Đi đến đâu làm hại môi trường và nhân quyền đến đó (TD 26/10/2021)-Y Chan-Báo quốc doanh! (TD 26/10/2021)-Nguyễn Đình Bốn-Cần Có Cả “Khẩu Trang“ Cho Tâm Trí? (viet-studies 26-10-21)-Nguyễn Thị Ngọc Hải-Phải chăng có sự bắt tay giữa các nhóm lợi ích ở Bộ Giáo dục, dẫn đến những dối trá trong ngành (TD 26/10/2021)-Nguyễn Xuân Diện-Cáo trạng của Báo Sạch (TD 26/10/2021)-Dương Quốc Chính-Những khoản nợ khủng của doanh nghiệp nhà nước (TD 25/10/2021)-Trần Đông A-Vài suy ngẫm của một người ngoại đạo về chống đại dịch Covid-19 (VNN 25-10-21)-Lê Doãn Hợp-“Thần tượng Đà Nẵng” hay là Thánh “cạp đất”? (TD 25/10/2021)-Đan Thanh-Ba năm một hành trình ở Mỹ (Phần 2) (Phần 1)(Phần 3)(TD 18/10/2021)-NNN Quỳnh-
- Thư giãn: Bí ẩn những con mèo 'tên lửa' thời Trung Cổ (VNN 31/10/2021)-Gọt cái đầu lâu đáng sợ, anh thanh niên kiếm tiền triệu mỗi ngày (VNN 28/10/2021)-
Có lẽ chưa bao giờ trong thời bình chúng ta lại chịu tổn thất nặng nề như trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư này. Đại dịch là một thử thách nghiệt ngã đối với cả loài người và cả dân tộc ta.
Chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận lại để có cách ứng phó tốt nhất trong tình hình mới, vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.
Ta hay nói chống dịch như chống giặc, có lẽ chỉ đúng với ý chí tinh thần như đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo, vượt khó để chiến thắng dịch như chiến thắng giặc. Còn trên thực tế, chống dịch và chống giặc có rất nhiều điểm khác nhau. Chống dịch gần như không rõ quy luật, hoặc có mà ta chưa phát hiện ra nên khó hơn nhiều. Chống Covid ta luôn bị động khó lường.
Trong chiến tranh ta có tiền tuyến, hậu phương. Hậu phương gần, hậu phương xa, hậu phương lớn, hậu phương nhỏ. Chống dịch lại diễn ra một lúc ở nhiều nơi. Những nơi còn lại đều bị giãn cánh phong tỏa, điều kiện chi viện, giúp nhau khó hơn nhiều.
Tóm lại, chống dịch và chống giặc hoàn cảnh, điều kiện rất khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải sáng tạo, bám thực tiễn để chống và xây có hiệu quả cao nhất.
Thực tiễn và bài học
1. Coi trọng địa bàn cơ sở
Qua thực tiễn chống dịch lần thứ 4 này, chúng ra nhận ra địa bàn cơ sở (xã, phường, thị trấn) cực kỳ quan trọng. Ngày xưa, các triều đại phong kiến nhận thức rằng: Làng xã yếu là triều đình yếu. Lý trưởng mất lòng dân sẽ làm cho nhà Vua bất tín nhiệm với dân. Nguyên lý này vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận hôm nay.
Phải dồn sức chăm lo cho địa bàn cơ sở. Ảnh: Phạm Hải |
Thực tiến đã chứng minh xã yếu là huyện yếu, tỉnh yếu, vì xã là nền tảng của hệ thống chính trị quốc gia. Xã vươn lên làm được những việc huyện mong, tỉnh cần, quốc gia trông đợi là may mắn và diễm phúc. Ngược lại, huyện, tỉnh thậm chí Trung ương phải xuống làm thay xã là bất lực, thậm chí là bất hạnh.
Vì thế, phải dồn sức chăm lo địa bàn cơ sở, nếu không, mất niềm tin của dân là mất rất lớn. Địa bàn xã của chúng ta qua đại dịch này xuất hiện nhiều vấn đề chưa ổn, không vui. Ngay cả đồng tiền trợ cấp muốn đến với người nhận nhanh và đúng địa chỉ cũng thông qua cán bộ cơ sở.
Chỉ có xóm xã, khối phường mới biết hộ nào đói, hộ nào nghèo, hôm nay hộ nào không có ăn, ngày mai hộ nào hết gạo, hết tiền. Nếu để cấp trên phải xuống làm thay cơ sở vì thiếu thông tin thì dễ sai, khó đúng.
2. Quan tâm đến lực lượng nòng cốt
Qua chống đại dịch lần thứ 4 này, chúng ta nhận rõ 3 ngành chủ công là: Y tế, Quân đội và Công an. Chăm lo cho ngành chủ công về chuyên môn là Y tế để đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời phải xây dựng 2 ngành nòng cốt là Quân đội và Công an để tiên phong làm tròn mọi việc khi Đảng cần, dân mong.
Là người đi từ địa phương ra Trung ương, tôi có thể nói rằng: Khi diễn tập, chúng ta làm rất tốt và bài bản, nhưng khi có chuyện xảy ra thì bên cạnh Đảng và nhà nước, chỉ còn rõ nhất Quân đội và Công an. Quân đội ta là QĐND, Công an là CAND, nên làm tất cả vì dân là cần thiết và đúng đắn.
3. Nhìn rõ hơn vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp
Những người đáng vinh danh trong đại dịch này còn có doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nhân đã đóng góp hàng ngàn tỷ đồng vào Quỹ vắc xin, hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ các bác sỹ, cán bộ, chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch và giúp nông dân, công nhân, thị dân duy trì cuộc sống, hàng trăm tỷ để hỗ trợ vé máy bay, vé tàu hỏa, ô tô, tiền ăn, tiền đi đường cho công nhân về quê, hàng chục tỷ ở mỗi tỉnh giúp các địa phương ổn định nơi cách ly, chống dịch và ổn định đời sống cho công nhân khi trở về với gia đình.
Doanh nhân và doanh nghiệp đã và đang làm 5 nhiệm vụ vẻ vang cho nhân dân và đất nước: Thứ nhất, doanh nhân cùng với hộ gia đình là 2 lực lượng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Thứ 2, doanh nhân là lực lượng chủ lực nộp ngân sách để nuôi bộ máy công quyền để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Thứ 3, là lực lượng nòng cốt thực thi các chính sách từ thiện, nhân đạo quốc gia.
Thứ 4, doanh nhân là lực lượng đi tiên phong trong công cuộc liên kết, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ 5, là đội ngũ cán bộ được đào luyện qua sản xuất, kinh doanh để đào tạo nhân tài cho công cuộc chấn hưng kinh tế của đất nước. Vì thế, chúng ta lo cho doanh nhân là lo cho sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia.
Ứng dụng CNTT trong đại dịch Covid-19 |
4. Đại dịch là cơ hội vàng cho ứng dụng CNTT
Covid-19 buộc tất cả chúng ta phải ứng dụng CNTT tốt hơn, xử lý các vấn đề qua CNTT nhiều hơn; Ứng dụng kết nối và lan tỏa nhờ CNTT nhanh và phong phú hơn. Mọi người nhận thấy rõ hơn CNTT cần cho mình, cho công việc của mình. Vấn đề cần làm là ứng dụng CNTT phải đồng bộ, thông suốt trong chỉ huy và thực thi để đạt kết quả như mong muốn.
5. Đại dịch và niềm tin
Đại dịch là phép thử khắc nghiệt đối với toàn bộ hệ thống công quyền của chúng ta. Mọi cấp phải tự rút ra bài học để thực thi trách nhiệm của mình với dân tốt hơn. Trong khó khăn, ác liệt, các mệnh lệnh chỉ huy phải trí tuệ, trách nhiệm, đúng đắn, nhất quán và thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Mệnh lệnh gì cũng phải sát với thực tiễn và hợp lòng dân.
Lênin dạy: “UBND các cấp là cơ quan trung ương đóng tại địa phương”. Không thể một chủ trương mà mỗi cấp mỗi khác. Hai đợt công nhân ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam chạy về quê là hai thực tiễn khác nhau. Lần 1 (tháng 6) là vì sợ chết dịch. Lần 2 (tháng 10) là chạy về quê vì sợ chết đói. Hai hoàn cảnh phải có 2 giải pháp khác nhau, nhưng đều phải chăm lo cho cuộc sống, niềm tin và hi vọng của dân. Làm sao để cấp cơ sở nói gì dân cũng tin.
Đúng như 4 tiêu chuẩn chọn lý trưởng của Vua Lê Thánh Tông mà quan trọng nhất là “Ngôn ngữ khả tín”. Tạo niềm tin cho dân là tài đức lãnh đạo của tất cả bộ máy công quyền các cấp, bắt đầu từ cơ sở.
6. Nghĩ sâu hơn việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung
Đại dịch vừa xảy ra chủ yếu ở các khu công nghiệp tập trung. Làm công nghiệp là phải tập trung nhưng cũng nên xem xét lại quy mô tập trung và địa bàn phân bổ.
Làm sao để bố trí các khu công nghiệp hợp lý hơn trên địa bàn cả nước. Để đến khi có dịch bệnh và các tình huống bất lợi xảy ra thì cự ly từ các khu công nghiệp đến quê hương trong vòng bán kính hợp lý hơn, chứ không phải là hàng ngàn km như hiện nay. Để khi cần thì sự chi viện của địa phương khu công nghiệp của công nhân với quê hương và gia đình thuận lợi hơn.
Mặt khác, các khu công nghiệp phải gắn kết rất khoa học và hợp lý từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân. Nếu công nhân có các khu chung cư tập trung ở gần nhà máy, doanh nghiệp quản lý công nhân từ nơi ăn ở, đến nơi sản xuất thì phòng chống dịch sẽ chủ động và hiệu quả cao hơn nhiều.
Các khu công nghiệp phải gắn kết rất khoa học và hợp lý từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân |
Cũng cần suy nghĩ thêm về việc các địa phương phải tạo thêm việc làm cho công dân của mình trên địa bàn để hạn chế lao động tràn về các đô thị lớn quá đông, đồng thời cũng sẽ có lợi cho cả công cuộc phát triển kinh tế địa phương mình.
7. Phục hồi kinh tế gắn với phòng và chống Covid
Chính phủ đã có chủ trương rất rõ về việc vừa tập trung phục hồi kinh tế vừa chống đại dịch Covid. Tôi xin nói thêm vài lời như sau:
Đã phục hồi kinh tế thì chủ trương phải nhất quán từ Trung ương đến địa phương từ Bắc vào Nam. Phải chấm dứt tình trạng chốt đường, ngăn sông, cấm chợ để người, hàng hóa, nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm không lưu thông được. Như thế làm sao phục hồi được kinh tế.
Kinh tế đất nước như dòng máu lưu thông trong cơ thể con người, nếu bị ách tắc thì kinh tế khó phát triển và sự sống con người cũng bị đe dọa.
Mặt khác, chúng ta phải sống chung với dịch, nghĩa là: F0 vẫn có thể phát sinh nhưng không vượt quá năng lực của tuyến y tế cơ sở. F0 có thể vẫn còn nhưng bao giờ F0 mới phát sinh phải thấp hơn F0 được chữa khỏi và ra khỏi các bệnh viện. Chúng ta phục hồi kinh tế gắn với đẩy lùi, hạn chế đại dịch, vẫn phải tôn trọng nguyên tắc: 5k + vắc xin + ứng dụng CNTT+ liệu pháp điều trị hợp lý có hiệu quả từ gia đình ra xã hội.
Từ các trung tâm y tế các địa phương đến Trung ương, gắn trách nhiệm và sức mạnh tổng hợp toàn ngành y tế như: y tế tư nhân, y tế nhà nước, Đông Tây y và Quân dân y kết hợp. Phải hiểu phát triển phục hồi kinh tế tốt sẽ có tiềm lực để chống đại dịch có hiệu quả hơn. Chống dịch tốt hơn sẽ tạo điều kiện để phục hồi kinh tế bền vững hơn.
Là một người ngoại đạo nói về chống dịch bệnh, tôi xin có vài lời, dù sao cũng là tâm trạng cá nhân. Tôi tin là chúng ta sẽ thành công cả trong phục hồi kinh tế và đẩy lùi dịch bệnh, tiếp tục đưa đất nước vượt khó tiến lên vì sự nghiệp nước mạnh, doanh nghiệp giàu, nhân dân ấm no, yên vui, hạnh phúc.
Lê Doãn Hợp (Nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông)