ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tổng thống Trump bất ngờ nêu điều kiện rời Nhà Trắng (VNN 27/11/2020)-TS. J. Peter Phạm: từ trẻ tị nạn cộng sản đến đại sứ Mỹ gốc Việt đầu tiên (VOA 26-11-20)-Chủ nghĩa dân tộc và chính trị nội bộ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (BVN 26/11/2020)-Lee Nguyen-Chính quyền Biden sẽ 'dùng liên minh để đối phó' với Trung Quốc? (BBC 25-11-20)-Ông Trump bắt đầu chuyển giao, ông Biden được hưởng đặc quyền gì? (VNN 25/11/2020)-Ông Biden khẳng định chính quyền mới không phải “nhiệm kỳ 3 của Obama’ (VNN 25/11/2020)-Ông Trump bắt đầu chuyển giao quyền lực, tiếp tục cuộc chiến pháp lý (VNN 24/11/2020)-Joe Biden có động thái mới, Donald Trump im lặng trong thời khắc lịch sử (VNN 24/11/2020)-O'Brien thăm Hà Nội: "Gài độ" để khích lệ các mối bang giao (BBC 24-11-20)-Đinh Hoàng Thắng-Liệu Việt Nam có thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh? (RFA 24-11-20)-
- Trong nước: Khi Đại biểu Quốc hội VN "xin lỗi" và nói rằng Công an "đông quá" (BVN 27/11/2020)-BBC-Truy tố cựu Chủ tịch Hà Nội và đồng phạm trong vụ chiếm đoạt tài liệu mật (KTSG 26/11/2020)-Diễn biến mới vụ nguyên trụ trì chùa ở Vĩnh Long lừa đảo hàng chục tỷ (VNN 26/11/2020)-Cái kết dành cho “sư quốc doanh” Thích Phước Ngọc (TD 26/11/2020)-Thu Hà-Nhiều cán bộ lão thành gửi thư đến Tổng Bí thư góp ý về bố trí cán bộ (VNN 26/11/2020)-Dịch còn kéo dài không được chủ quan, lơ là, sơ sót (GD 24/11/2020)-VĐĐ-Thấy gì về chính trị VN qua vụ Tướng Chung bị truy tố? (BBC 24-11-20)-Vụ án Nguyễn Đức Chung và giai điệu… ‘không liên quan’! (TD 24/11/2020)-Trân Văn-Bí thư Nguyễn Văn Nên: Đã là tham nhũng thì không có lớn hay vặt (VNN 23-11-20)-
- Kinh tế: Thủ tướng quyết định tổ chức lại Cục Y tế Giao thông vận tải (GD 27/11/2020)-ACV là đơn vị thực hiện đầu tư mở rộng cảng hàng không Điện Biên (GD 27/11/2020)-Dự kiến quý II/2021 khởi công xây dựng Nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (GD 27/11/2020)-Quy định điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy (GD 27/11/2020)-Thương hiệu xe tầm cỡ quốc tế của Trung Quốc vẫn còn là giấc mơ (KTSG 226/11/2020)-Điện mặt trời phủ khắp An Giang (KTSG 26/11/2020)-Startup trước những yêu cầu cấp thiết sau khủng hoảng Covid-19 (KTSG 26/11/2020)-EU quan tâm đến đầu tư xanh và công nghệ cao tại Đà Nẵng (KTSG 26/11/2020)-Không bảo đảm an toàn thông tin sẽ khó chuyển đổi số (KTSG 26/11/2020)-Chạy chọt, mua chuộc để được tiêm Covid-19 sớm ở Trung Quốc (KTSG 26/11/2020)-Nhà mạng chặn hơn 52.000 cuộc gọi 'rác' trong bốn tháng qua (KTSG 26/11/2020)-Ngành khách sạn Thái Lan cầu cứu chính phủ (KTSG 26/11/2020)-Doanh nghiệp đối mặt thuế carbon trong cuộc chiến bảo vệ khí hậu (KTSG 26/11/2020)-Quy hoạch ĐBSCL: ‘Lộ thông thì tài mới thông’ (KTSG 26/11/2020)-Có dấu hiệu nghiệm thu ‘khống’ khối lượng thi công tại đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (KTSG 26/11/2020)-Quy định mới về thuế không thúc đẩy tăng trưởng (KTSG 26/11/2020)-Nước Mỹ sẽ ra sao sau khi “van bơm tiền” buộc phải đóng lại? (KTSG 26/11/2020)-Giờ đây, các hãng tàu biển là 'thượng đế' (KTSG 26/11/2020)-Sử dụng “mỏ vàng” kiều hối thuyết phục (SGGP 26-11-20)-Cảnh sống ám ảnh trong nhà tập thể "ổ chuột" giữa đất "vàng" Thủ đô (DT 26-11-20)
- Giáo dục: Học sinh lớp 12 sáng tạo thiết bị định vị đồ dùng cho học sinh khiếm thị (GD 27/11/2020)-Vài vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam (1) (GD 27/11/2020)-Ai đã qua mặt Bộ trưởng Bộ Giáo dục để cho Đại học Đông Đô làm càn? (GD 27/11/2020)-Từ 2 vụ học sinh nữ đánh nhau ở Thanh Hóa cần xem lại quy định xử lý kỷ luật (GD 27/11/2020)-Thầy Hiệu trưởng truyền cảm hứng cho sinh viên: Vì sao học Đại học? (GD 27/11/2020)-Nhiều bất ngờ trong bảng xếp hạng đại học QS Châu Á 2021 (GD 27/11/2020)-Quan điểm của Bộ Giáo dục về việc Đại học Đông Đô cấp bằng giả (GD 26/11/2020)-Hiệp hội không đồng tình với 2 phương án sắp xếp lại Cao đẳng sư phạm Hà Giang (GD 26/11/2020)-
- Phản biện: Nghị định về việc ‘Ngân hàng phải cung cấp thông tin cá nhân cho Sở thuế’ là trái luật (BVN 27/11/2020)-Cao Nguyên-Viện trưởng VKSNDTC nói không có chứng cứ thì không thể buộc tội: nói vậy mà không phải vậy! (BVN 27/11/2020)-Diễm Thi/RFA-Vì sao tiếng cười bị căm ghét? (BVN 26/11/2020)-Tạ Duy Anh-‘Vụ Đại Học Đông Đô’ chỉ là phần nổi tảng băng (TD 26/11/2020)-Trân Văn-Chiến dịch “đốt lò” và các vụ “ăn đất” (TD 25/11/2020)-BTV-Nguyên Bộ trưởng Nội vụ: Tôi từng được bố trí vài chỗ nhưng từ chối hết (TVN 25/11/2020)-Đỗ Quang Trung-Thay đổi xã hội: ai thay, ai đổi, và để làm gì? (BVN 25/11/2020)-Y Chan-Em ơi biết cho chăng, điện khí không xài? (BVN 25/11/2020)-Mai Bá Kiếm-Hãy gọi tên cho đúng: Hội Nhà văn chính là Hội… bưng bô (TD 25/11/2020)- Vũ Hữu Sự-Phản biện đối với phát biểu về giáo dục mới nhất của phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (RFA 23-11-20)-Cấm vận động cá nhân cho lá phiếu “Đảng cử”? (BVN 22/11/2020)-Nguyễn Huyền-Trao đổi với ông Vũ Đức Đam về giáo dục (TD 22/11/2020)-Nguyễn Đình Cống-Chuyện thái tử đảng và những “hạt giống đỏ” của đại hội XIII (TD 20/11/2020)-Thu Hà-Đôi lời nhân phát biểu của ông Vũ Đức Đam (TD 20/11/2020)-Nguyễn Đình Cống-Ba lô cốt cần vượt qua ở sân bay Long Thành (BVN 19/11/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-
- Thư giãn: Diego Maradona: Huyền thoại bất tử (VNN 26/11/2020)-Vì sao đàn khỉ trong nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh bỗng dưng 'đại náo' nhà dân? (TN 25-11-20)-
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, vụ việc tiêu cực xảy ra tại trường Đại học Đông Đô đã thu hút sự chú ý rất lớn của xã hội.
Sau một thời gian điều tra và hoàn tất các thủ tục, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô, đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục.
Cơ quan điều tra xác định, quá trình hoạt động, Trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2 theo quy định tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh (Văn bằng 2 tiếng Anh).
Nhưng từ năm 2015 đến năm 2017, Trường Đại học Đông Đô đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và từ năm 2017, Vụ Giáo dục Đại học cho đăng tải Đề án tuyển sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có chỉ tiêu hệ văng bằng 2 chính quy.
![]() |
Lần lượt các bị can Dương Văn Hòa, Trần Ngọc Quang, Phạm Vân Thùy. Ảnh: Bộ Công An. |
Theo chỉ đạo của Trần Khắc Hùng, từ tháng 4/2017, Dương Văn Hòa, Hiệu trưởng và Trần Kim Oanh, Phó hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục, đã ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân; đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo.
Trong đó, có 12 cơ sở đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho Trường Đại học Đông Đô tổng số tiền là 24,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Trường Đại học Đông Đô cung cấp tài liệu chỉ xác định được 2.523 người đã nộp tổng số tiền là hơn 18,2 tỷ đồng.
Trong số tiền đã thu, Trường Đại học Đông Đô chỉ sử dụng 780 triệu đồng thanh toán kinh phí tổ chức thi, chấm thi hệ văn bằng 2 tiếng Anh, số tiền còn lại sử dụng phục vụ hoạt động chung của trường; chứng từ liên quan đến việc chi tiền, Trường Đại học Đông Đô cung cấp không đầy đủ nên không có cơ sở để xác định cụ thể...
Đây là một trong những thủ đoạn tinh vi của các bị can nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Đặc biệt, trong quá trình tổ chức tuyển sinh, đào tạo hệ văn bằng 2 tiếng Anh, đầu năm 2018, vì mục đích lợi nhuận, Hùng còn chỉ đạo ban giám hiệu và nhân viên của Trường Đại học Đông Đô gồm: Hòa, Oanh, Hà, Quang và các nhân viên Viện Đào tạo liên tục gồm: Thùy, Thái, Hiển; các nhân viên Viện 4.0 gồm Lương, Tâm và Huệ làm các thủ tục cấp Bằng cử nhân Ngôn ngữ Tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy cho các cá nhân không qua đào tạo theo quy định.
Căn cứ vào các tài liệu thu giữ, Cơ quan An ninh điều tra xác định Trường Đại học Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng.
Toàn bộ 193 bằng giả do Trường Đại học Đông Đô cấp cho các cá nhân đều do Dương Văn Hòa ký với tư cách là Hiệu trưởng theo sự chỉ đạo của Trần Khắc Hùng.
Cơ quan điều tra đã thu giữ được 177 bằng giả, trong đó có 67 bản chính, 110 bản phô tô. Trong đó, Quang ký nháy (ký tắt) trên 42 bằng.
Trong quá trình điều tra đã thu giữ được 84 bảng điểm khóa học, trong đó Trần Ngọc Quang, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên, ký trên 73 bảng điểm, Lê Ngọc Hà, Phó hiệu trưởng, ký trên 11 bảng điểm.
Trong số 193 trường hợp được Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả, chỉ có thông tin về Trường Đại học Đông Đô thu tiền của 161 trường hợp với tổng số tiền là 2,546 tỷ đồng đồng, 32 trường hợp còn lại không đủ cơ sở để xác định số tiền Trường Đại học Đông Đô đã thu.
Không những vậy, để có phôi in bằng giả, tháng 10/2018, sau khi Trường Đại học Đông Đô sử dụng gần hết số phôi bằng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp theo chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014, Trần Kim Oanh, Phó hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục, đã chỉ đạo Trần Ngọc Quang, Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên, làm giả Quyết định số 442/QĐ-ĐĐ ngày 19/10/2015 về việc công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng thứ hai năm 2015 gồm 486 thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh (bản phô tô).
Quang soạn thảo văn bản số 769/ĐĐ-ĐT&QLSV để Hiệu trưởng Dương Văn Hòa ký gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm bản phô tô Quyết định số 442/QĐ-ĐĐ ngày 19/10/2015 đề nghị mua 468 phôi bằng.
Cũng theo chỉ đạo của Oanh, Quang tiếp tục soạn thảo Công văn số 851/ĐĐ-ĐT&QLSV ngày 28/11/2018 để Hòa ký gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo mua thêm 835 phối bằng để in bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy.
Đến tháng 4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu trường Đông Đô giải trình về hoạt động đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh.
Để che giấu hành vi sai phạm, Hiệu trưởng Dương Văn Hòa ký hợp thức các quyết định công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy để hợp thức việc cấp bằng giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định gồm:
Quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1 năm 2018 ngày 25/5/2018 (47 sinh viên)
Quyết định về việc công nhận tốt nghiệp Đại học văn bằng 2 hệ chính quy đợt 1 năm 2018 bổ sung ngày 2/8/2018 (15 sinh viên)...
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định hủy bỏ, thu hồi các bằng cá nhân không đúng quy định và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh do Trường Đại học Đông Đô cấp không có giá trị. (1)
Những thủ đoạn, mánh khóe cấp bằng của Đông Đô đã khiến nhiều người rất bàng hoàng vì mức độ vi phạm của cơ sở giáo dục đại học này.
Đáng nói đây không phải là lần đầu tiên đại học Đông Đô để xảy ra bê bối
Ngay từ năm 2001, tức là chỉ 7 năm sau ngày thành lập, vi phạm nghiêm trọng đã xảy ra tại Trường Đại học dân lập Đông Đô (sau này là Trường Đại học Đông Đô) khi gọi thí sinh nhập học vượt 2,8 lần so với chỉ tiêu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép (chỉ tiêu tuyển sinh 1.400 nhưng gọi nhập học 4.000).
Thời điểm đó, qua thanh tra nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện có nhiều sai phạm như chấm bài thi không thực hiện nghiêm túc.
Sau khi chấm lại, hơn 1.600 sinh viên trúng tuyển hệ đại học phải chuyển từ hệ đại học xuống cao đẳng; hơn 70 thí sinh khác phải buộc thôi học vì điểm thi đầu vào quá kém.
Năm 2002, Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội thực hiện khởi tố Phạm Văn Chóng, trưởng phòng đào tạo; Ông Phan Văn Hạp, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Trần Văn Đắc, quyền hiệu trưởng.
Tháng 11/2003, Tòa án nhân nhân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt 3 trường hợp trên mức án tù treo từ 24-30 tháng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Sau đó, ông Trần Văn Đắc và Phan Văn Hạp kháng cáo (trừ ông Phạm Văn Chóng).
Tại phiên xử của Tòa án nhân dân Tối cao (năm 2004) tuyên y án sơ thẩm 30 tháng tù treo với các ông Trần Văn Đắc và Phan Văn Hạp.
Sau bê bối này, Trường Đại học Dân lập Đông Đô lúc đó đã bị Bộ Giáo dục và Đào tạo đình chỉ tuyển sinh năm học 2002 – 2003 và đến năm học 2003-2004, Bộ mới đồng ý cho trường tuyển sinh trở lại với chỉ tiêu 500.[1]
![]() |
Cách đào tạo văn bằng 2 cực kỳ nguy hiểm ở Đông Đô. Ảnh: Vũ Phương |
Những tưởng sau những bê bối “động trời” sau ngày thành lập, Đại học Dân Lập Đông Đô lúc bấy giờ sẽ có sự chấn chỉnh để hướng tới chất lượng đào tạo, vì sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên, những mánh khóe cấp bằng tại Đại học Đông Đô khiến nhiều người cảm thấy giật mình.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Bùi Thị An, Đại biểu quốc hội khóa 13 cho rằng:
“Trước hết cần nghiêm trị những người đang cố tình làm sai, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục như ở Đại học Đông Đô để vừa có tính răn đe, vừa có tính giáo dục đối với những trường hợp khác”.
Bên cạnh đó, Bà An cũng chỉ ra một phần nguyên nhân cũng chính là tâm lý chuộng bằng cấp để trục lợi, qua cửa khi cần đến văn bằng ngoại ngữ:
“Vừa rồi Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân đã nói về việc bỏ bớt một số chứng chỉ không cần thiết. Như vậy, tình trạng mua bán chứng chỉ như dư luận phản ánh vừa qua cũng sẽ ít nhiều giảm bớt.
Tuy nhiên, tâm lý chuộng bằng cấp để thay thế một số điều kiện vẫn còn xảy ra do vậy, để giảm bớt vấn đề tiêu cực, tôi nghĩ ngành Giáo dục cần thực hiện thi tuyển dựa vào thực chất từ đầu vào, quá trình đào tạo cần được thực hiện nghiêm chỉnh”, bà An nêu quan điểm.
Trước năm 2017, người dự tuyển nghiên cứu sinh chỉ cần có trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo châu Âu chung về ngoại ngữ trong thời hạn 2 năm, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường Đại học trong nước cấp. Trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên, trong thời hạn 1 năm tính đến ngày trình hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở. Với quy định này, có tình trạng mua chứng chỉ ngoại ngữ để đạt yêu cầu đầu vào và đầu ra khiến dư luận bức xúc. Từ đây, thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ra đời với yêu cầu cao hơn. Theo đó, người dự tuyển phải có chứng chỉ TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Quy định này rất ít người đạt được. Và để đủ điều kiện đầu vào, nhiều người đã tính đến việc học văn bằng 2 - văn bằng có giá trị vĩnh viễn. Với văn bằng 2 ngôn ngữ, các ứng viên có thể yên tâm đạt điều kiện ngoại ngữ đầu vào, được miễn học ngoại ngữ trong quá trình nghiên cứu sinh. Đây chính là lý do khiến văn bằng 2 ngôn ngữ "có giá". |
* Tài liệu tham khảo:
(1) http://cstc.cand.com.vn/Ho-so-interpol-cstc/Lanh-dao-Truong-Dai-hoc-Dong-Do-da-ban-bang-dai-hoc-nhu-the-nao-620972/
Công an Việt Nam vừa công bố Kết luận Điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội. Theo đó, ĐHĐĐ đã cấp khoảng 600 văn bằng Cử nhân tiếng Anh cho những người chỉ muốn có… bằng chứ không bận tâm đến kiến thức, kỹ năng. Phần lớn trong hơn 600 người đóng tiền để nhận văn bằng này là viên chức ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam đang muốn luồn sâu hơn, trèo cao hơn. Đáng nói là có 55/600 đã sử dụng văn bằng Cử nhân tiếng Anh loại này để… đoạt học vị… Tiến sĩ (1).
Cả công an lẫn báo giới Việt Nam cùng gọi những văn bằng Cử nhân tiếng Anh mà ĐHDĐ đã cấp là giả nhưng xét cho đến cùng, gọi như thế không chính xác! ĐHĐĐ là đại học… thật. Có thể Bộ GDĐT chưa cho phép ĐHĐĐ đào tạo – cấp văn bằng thứ hai cho những người đã có một văn bằng tốt nghiệp đại học nhưng trên thực tế, rõ ràng là các cơ quan hữu trách của Bộ GDĐT như Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Giáo dục đại học đều đã công khai hỗ trợ ĐHĐĐ tuyển sinh (thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đề án tuyển sinh)…
Đó là chưa kể những văn bằng Cử nhân tiếng Anh mà ĐHĐĐ đã cấp đều dùng mẫu thật, dấu thật, các chữ ký trên văn bằng cũng là chữ ký thật của những cá nhân hữu trách. Yếu tố duy nhất không… thật là… kiến thức, kỹ năng của người sở hữu văn bằng!
Nếu rạch ròi như Kết luận Điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở ĐHĐĐ: Kiến thức, kỹ năng không tương xứng với học vị, học hàm là… giả – chẳng riêng hệ thống giáo dục mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ cùng… tan tành!
***
Năm nay là năm đầu tiên, hệ thống công quyền Việt Nam yêu cầu công khai toàn bộ hồ sơ, quá trình xem xét – công nhận học hàm Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) và kết quả là ít nhất có 37/56 ứng viên GS, PGS ngành Y – Dược bị tố cáo gian dối (2).
Điểm đáng lưu ý là tất cả những ứng viên ấy đã được Hội đồng Gíao sư (HĐGS) của ngành Y – Dược thẩm định và đề nghị HĐGS của nhà nước công nhận. Chuyện chưa ngừng ở đó! Bởi dối trá, thiếu thực chất đã trở thành vấn nạn trầm kha, xảy ra đối với tất cả các loại học hàm, học vị ở tất cả các lĩnh vực, nên sau đó, HĐGS của nhà nước phải quyết định hoãn kỳ họp xem xét – công nhận các ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS của năm nay để yêu cầu HĐGS của một số ngành… xem xét lại!
Dẫu một số người xem việc hoãn kỳ họp vừa kể là dấu hiệu đáng mừng (3) nhưng mừng như thế dường như quá vội! Cho dù chuyện HĐGS của nhà nước hoãn kỳ họp xem xét – công nhận GS, PGS năm nay, vì nhận được rất nhiều đơn, thư tố cáo các ứng viên thiếu liêm chính trong học thuật là sự kiện vô tiền khoáng hậu, song chỉ chừng đó thì chưa đủ để mơ, rằng liêm chính trong học thuật sẽ có một chỗ để có thể… đứng bằng hai chân tại… Việt Nam!
Cũng tháng trước – thời điểm mà HĐGS của nhà nước quyết định hoãn duyệt xét và công bố danh sách các tân GS, tân PGS, yêu cầu HĐGS một số ngành xem lại danh sách ứng viên mà họ từng đề cử, Tỉnh ủy Đắk Lắk loan báo: Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của BCH TƯ đảng đã… xác minh và… kết luận ông Bùi Văn Cường không “đạo văn” hay “vi phạm nghiêm trọng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo” trong nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam năm 2018 như tố cáo (4)…
Hai người tố cáo ông Bùi Văn Cường (Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bí thư Đắk Lắk) với rất nhiều dẫn chứng cụ thể đã bị công an tỉnh Đắk Lắk tống giam với cáo buộc… “vu khống” và cho đến giờ này, vẫn chưa biết số phận của họ sẽ như thế nào vì Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của BCH TƯ đảng giành quyền… thẩm định luận văn tiến sĩ! Nếu Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của BCH TƯ đảng có thể làm điều đó thì rõ ràng, liêm chính trong học thuật vẫn còn đang… lang thang bên ngoài… biên giới Việt Nam!
***
Xem kiến thức, kỹ năng không tương xứng với học vị, học hàm là… giả và rạch ròi – cẩn trọng – công bằng khi trao tặng, cấp phát học hàm, học vị chỉ thật sự đáng mừng, đáng hoan nghênh khi những yếu tố này được áp dụng với tất cả cá nhân, bất kể vai trò, vị trí của đương sự trong xã hội. Tuy nhiên đó là chuyện bất khả thi tại Việt Nam. Ví dụ ai sẽ điều tra – xem xét lại học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ đã cấp cho ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an?
Ông Tô Lâm đã dạy những ai, ở đâu, trong bao lâu mà được công nhận là… Giáo sư? Bởi an ninh không đơn thuần là trật tự, trị an mà còn là nhân tâm, dân ý,… có nên xem lại vì sao một… Tiến sĩ khoa học về… an ninh lại… đụng đâu, bể đó như ông Tô Lâm?
Chẳng lẽ do an ninh được nâng lên thành… khoa học ở mức… tiến sĩ rồi… ngộ chữ mà tạo ra, để lại đủ loại dấu vết, thành ra chỉ vài tháng sau khi Trịnh Xuân Thanh… tự đầu thú, hệ thống bảo vệ pháp luật của Đức dễ dàng xác định ông Tô Lâm là người đứng đầu một vụ bắt cóc? Từ cổ chí kim, có bao nhiêu… Tiến sĩ khoa học về… an ninh lập kế hoạch – chỉ đạo hàng ngàn cảnh sát tấn công thường dân không vũ trang nhưng mất đến ba sĩ quan, chưa kể còn gây thêm thù, chuốc thêm oán cho hệ thống mà mình phục vụ?
Vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở ĐHĐĐ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Bên dưới tảng băng ấy, chưa biết lúc nào kiến thức, kỹ năng không tương xứng với học vị, học hàm mới được xem là… bất thường, phải loại trừ, vĩnh viễn.
Chú thích
(2) https://laodong.vn/xa-hoi/3756-ung-vien-gs-pgs-nganh-y-duoc-bi-to-gian-doi-850029.ldo
(3) https://thanhnien.vn/thoi-su/lui-xet-giao-su-pho-giao-su-dang-mung-hon-dang-lo-1297779.html
BẰNG GIẢ ĐƯỢC ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ CẤP ĐÃ DƯỢC DÙNG VÀO NHỮNG VIỆC GÌ ?
LẠI CƯỜNG/ GDVN 26-10-2020
GDVN- Trong số 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả có 60 người đã sử dụng bằng. Những người này đã sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét