ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Michael Nguyễn: “con chốt” người Mỹ may mắn (BVN 31/10/2020)-Diễm Mi-Cộng đồng gốc Việt trong mắt truyền thông dòng chính (TD 31/10/2020)-Nhã Duy-Tập Cận Bình sẽ không dám đụng tới Đài Loan (TD 30/10/2020)-Trần Trung Đạo-Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống Trung Quốc' (BBC 29-10-20)-Vị tổng thống nghèo nhất thế giới (TD 29/10/2020)-Sao Trung Quốc lại hứa chia sẻ dữ liệu nước quanh năm với Ủy hội Sông Mekong? (BVN 29/10/2020)-Thanh Trúc-Tổng thống Donald Trump với khát vọng ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’ (VNN 29/2020)-Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội (BVN 28/10/2020)-Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Việt Nam để bàn bạc những gì? (RFA 28-10-20)-Những thách thức chờ đón nữ thẩm phán được ông Trump chọn (VNN 28/10/2020)-Donald Trump nhận tin xấu giờ chót, Trung Quốc đặt ra mục tiêu mới (VNN 28/10/2020)-Tình báo đối phương của hai cuộc chiến tranh Đông Dương (VHNA 28-10-20)-Biển Đông: Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc (BVN 27/10/2020)-Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ (BVN 27/10/2020)-Cách nào để ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam? (RFA 26-10-20)-Facebook hỗ trợ kiểm duyệt ở Việt Nam (BVN 24/10/2020)-Vũ Quốc Ngữ dịch-
- Trong nước: Càng khó khăn chúng ta càng nỗ lực đưa đất nước tiến lên (GD 31/10/2020)-NXP-Tâm sự xúc động của mẹ chồng Thủy Tiên về con dâu nổi tiếng (VNN 31/10/2020)-Nâng cao lòng tự trọng của cán bộ, hình thành văn hóa không chạy chức (VNN 30-10-20)-Trân quý từng ý kiến của kiều bào (NLĐ 30-10-20)- Chấm dứt tình trạng trì trệ, sợ trách nhiệm, tâm lý nhiệm kỳ, quan liêu (GD 30/10/2020)-NXP-21 người thoát nạn trong vụ sạt lở ở Nam Trà My (KTSG 29/10/2020)-Quân đội xuyên đêm thông đường lên điểm sạt lở Trà Leng nơi 45 người bị vùi lấp (VNN 29/10/2020)-Mài thêm sắc “Thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân (CAND 28-10-20)-Muôn cách chạy bão của người miền Trung (TT 28-10-20)-Tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong đối phó với thiên tai (VNN 28-10-20)-Hàng loạt lãnh đạo TPHCM bị "đại gia" Bạch Diệp qua mặt như thế nào? (DT 28-10-20)-
- Kinh tế: Cho thuê căn hộ ngắn ngày, theo giờ: Thu thuế hay bảo toàn không gian sống? (KTSG 31/10/2020)-Lại rối chuyện tái xuất container phế thải (KTSG 31/10/2020)-Nhật Bản dỡ bỏ lệnh bỏ lệnh cấm nhập cảnh với người Việt Nam (KTSG 31/10/2020)-Doanh nghiệp chia sẻ cách tăng trưởng thời Covid-19 (KTSG 31/10/2020)-UNWTO dự đoán nhu cầu du lịch quốc tế sẽ phục hồi vào quí 3-2021 (KTSG 31/10/2020)-Bến xe miền Đông hiện đại như sân bay vắng hoe sau ngày khai trương (VNN 31/10/2020)-Liên doanh hạ tầng khu công nghiệp VSIP bước vào mảng năng lượng tái tạo (KTSG 30/10/2020)-Đà Nẵng sẽ miễn phí tham quan các danh thắng (KTSG 30/10/2020)-'Làn sóng' mất việc trong ngành du lịch vẫn chưa ngừng lại (KTSG 30/10/2020)-Người tiêu dùng trực tuyến tại nông thôn sẽ tăng nhanh hơn thành phố lớn (KTSG 30/10/2020)-Hội An mùa 'chạy chợ' (KTSG 30/10/2020)-Chi càng nhiều thì mối lo càng lớn (KTSG 30/10/2020)-Huawei bắt đầu đuối trước sức ép từ Mỹ (KTSG 30/10/2020)-Cần hiến pháp gia đình để ‘lót đường’ cho quá trình chuyển giao thế hệ doanh nhân (KTSG 30/10/2020)-Kinh tế Mỹ tăng trưởng kỷ lục nhưng vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng (KTSG 30/10/2020)-Công nghệ AI có thể đóng góp 12% GDP cho kinh tế Việt Nam (VNN 30-10-20)-xin xem cách tính!-Việt Nam hiện đứng 21 thế giới về lĩnh vực AI (VNN 30/10/2020)-
- Giáo dục: Tạm đình chỉ công tác cô giáo mầm non đánh học sinh trong lớp (GD 31/10/2020)-Dự giờ nên tập trung quan sát học sinh hay là soi giáo viên, đồng nghiệp? (GD 31/10/2020)-“Hôm nay em tự hào về trường, ngày mai trường tự hào về em” (GD 31/10/2020)-Nỗi xót xa của thầy Hiệu trưởng khi chứng kiến nữ sinh quỳ bên mộ mẹ cha (GD 31/10/2020)-Phương án của Bộ Giáo dục để sách giáo khoa tránh được những điều đáng tiếc (GD 31/10/2020)-Kết quả rà soát hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư của ngành Y, Dược (GD 31/10/2020)-Cô giáo với ước muốn có được con đò để nước lũ về ứng cứu bà con (GD 31/10/2020)-6 thành tựu ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 (GD 31/10/2020)-Bộ Nội vụ nói gì về việc trả lương ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng? (GD 30/10/2020)-Bộ Giáo dục thành lập đoàn công tác vào Trường đại học Tôn Đức Thắng (GD 30/10/2020)-Đại học lớn nhất ĐBSCL được xếp đứng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp (KTSG 30/10/2020)-
- Phản biện: Góp ý về nguyên nhân Lũ Lụt (BVN 31/10/2020)-Hà Dương Tuấn-Đất nước hay chế độ? (BVN 31/10/2020)-Tạ Duy Anh-Phân cực chính trị: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam (BVN 31/10/2020)-Cái Lư Hương-Khủng hoảng rác hay khủng hoảng quản trị ở Hà Nội? (TD 31/10/2020)-Nguyễn Như Phong-Vì sao Hồ Chí Minh thành công năm 1945 và câu hỏi hiện nay? (viet-studies 30-10-20)-Lê Thế Biểu-Binh chủng phòng chống thiên tai (BVN 30/10/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Vấn đề của nước mình (BVN 30/10/2020)-Mai Quốc Ân-Chuyện rác Hà Nội (BVN 30/10/2020)-Mạc Văn Trang-Hiến kế cách trị căn bệnh "háo danh" về giáo sư, phó giáo sư (GD 29/10/2020)-QM-Góp ý Văn kiện Đại hội XIII: Chủ nghĩa quan liêu dung dưỡng nạn tham nhũng (VNN 29/10/2020)-Hội thảo MTTQ-Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định (viet-studies 28-10-20)-(VBVN 29/10/2020)-Nguyễn Quang Dy-Từ Nghị định 64 nghĩ về cơ chế bảo hiến (BVN 29/10/2020)-Lý Minh-Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp (TD 28/10/2020)-Nguyễn Thông-Lại bàn về kinh nghiệm (TD 28/10/2020)-Nguyễn Đình Cống-Bình “ruồi” sẽ trở thành… củi? (TD 28/10/2020)- Lê Nguyễn Hương Trà-Phạm Đoan Trang là ai? (BVN 27/10/2020)-Trần Phương-Muốn làm ‘đày tớ’, trước tiên phải là đảng viên (BVN 27/10/2020)-Thới Bình-
- Thư giãn: Làng bắt chuột đồng ở Hải Dương (VNN 26-10-20)-Đứng tim cảnh cụ ông xuống núi bằng đầu (VNN 25/10/2020)-
Những tạp chí hàng đầu trên thế giới về Y học lấy ấn phí rất cao và nếu công bố theo mô thức OA thì có thể lên đến 10.000 USD, do vậy đây không phải là yếu tố để đánh giá bài báo có chất lượng cao hay thấp.
37 ứng viên GS, PGS ngành Y và Dược bị tố gian dối khoa học vì đăng bài khoa học trên tạp chí Open Access (OA). Đây là các tạp chí mở, thường mất phí để đăng tải, nhưng liệu đăng bài trên tạp chí OA có phải là chất lượng công bố kém?
Trả tiền để đăng bài là bình thường
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan, Úc, cho rằng đăng bài trên các OA không phải là gian dối. Ở đây là cần phân biệt có hai mô thức công bố khoa học là OA và truyền thống. Theo ông Tuấn, mô thức công bố OA sẽ là mô thức xuất bản chuẩn trong tương lai.
Theo GS Tuấn, theo mô thức truyền thống như trước đây, tác giả gửi bài không phải trả ấn phí cho nhà xuất bản, nhưng người ngoài chuyên ngành muốn đọc thì phải trả tiền và thường là từ 30 USD đến 50 USD/một bài. Mấy năm gần đây, tác giả gửi bài phải trả ấn phí, thường dao động từ 500 USD đến 1.500 USD một bài và độc giả cũng phải trả 30 USD đên 50 USD để đọc bài báo. Theo mô thức truyền thống thì bản quyền của bài báo thuộc nhà xuất bản (không thuộc tác giả) nên có sự bất công. Mô thức OA ra đời để giải quyết sự phi lý này.
Theo mô thức OA, tác giả gửi bài phải trả ấn phí khá cao, từ 1.000 USD đến 6.000 USD (tuỳ tạp chí) để công bố bài báo. Nhưng bài báo sẽ ở chế độ mở, bất cứ ai đều có thể đọc được. Ngoài ra, bản quyền bài báo thuộc về tác giả.
“Tất cả các tạp chí chính thống và danh tiếng trên thế giới cho tác giả lựa chọn công bố bài báo dưới dạng OA hay truyền thống. Các tạp chí như Nature lấy ấn phí bài báo công bố dưới dạng OA là khoảng 5.000 USD trở lên. Tạp chí do tôi phụ trách biên tập (Cientific Reports, PLoS ONE, PeerJ, Journal of Bone and Mineral Research, Osteoporosis International, Journal of the Endocrine Society…) thì lấy ấn phí OA là 1.500 USD”- GS Tuấn cho hay.
GS Tuấn nhấn mạnh, vấn đề là các tạp chí "dỏm" đều là OA, chứ không có mô thức công bố truyền thống (vì họ không trực thuộc hiệp hội khoa học nào). Tuy nhiên, ấn phí của các tạp chí "dỏm" thường rất thấp, chỉ từ 200 đến 500 USD.
“Ấn phí không có liên quan gì đến chất lượng bài báo khoa học. Những tạp chí số 1 trên thế giới như Nature, Science lấy ấn phí rất cao và nếu công bố theo mô thức OA thì ấn phí có thể lên đến 10.000 USD là bình thường. Ngay cả các tạp chí uy tín cao trong mỗi chuyên ngành Y khoa cũng lấy ấn phí hơn 1.000 USD. Ấn phí không phải là yếu tố để đánh giá bài báo có chất lượng cao hay thấp”- GS Tuấn nhấn mạnh.
Theo GS Tuấn sẽ rất khó để liệt kê những tạp chí OA trong ngành Y và Dược hiện nay được xem có chất lượng. Bởi nếu chỉ tính các tạp chí thuộc các hiệp hội Y khoa quản lý thì con số đã hơn 2.000 (số liệu năm 2018), còn số tạp chí không do các hiệp hội Y khoa quản lý nhưng là chính thống cũng xấp xỉ 1.000.
Nhưng trong chuyên ngành Y học, những tạp chí có uy tín và ảnh hưởng cao nhất phải kể đến như: New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, BMJ, Annals of Internal Medicine, Journal of Clinical Investigation, Journal of Experimental Medicine, Nature Medicine, eLife, PLoS Medicine.
Còn trong chuyên ngành Dược, các tạp chí hàng tốp là: Nature Reviews Drug Discovery, Annual Review of Pharmacology, Annual Review Of Pharmacology And Toxicology, Pharmacological Reviews, Trends In Pharmacological Sciences, Pharmacology & Therapeutics, Clinical Pharmacology & Therapeutics, Clinical Pharmacokinetics…
“Điều quan tâm là rất hiếm có tác giả Việt Nam công bố trên những tạp chí hàng đầu đó và đa số các bài từ Việt Nam được công bố trên các tạp chí có ảnh hưởng thấp hơn”- ông Tuấn cho hay.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM (đồng tác giả với bác sĩ Ngọc Lan từng công bố bài báo trên New England Journal of Medicine gây xôn xao 3 năm trước) cũng cho rằng đăng bài trên tạp chí OA là tất cả mọi người đều được đọc, do vậy hình thức mở là hiện đại và văn minh.
Theo bác sĩ Tường, đây chỉ là hình thức của tạp chí chứ không phải là đánh giá tốt hay không tốt. Trước đây, khi internet chưa phát triển, tạp chí truyền thống sẽ phải in để bán ra ngoài. Khi internet phát triển thì duy trì song song 2 hình thức, vừa in bán, vừa đăng trên internet.
Bác sĩ Tường cho rằng những tạp chí OA bắt buộc phải có nguồn thu để duy trì. Nhà khoa học đăng bài phải mất phí là điều bình thường, không có nghĩa những tạp chí không có bản in là không có uy tin.
Có tạp chí thu ấn phí cao nhưng từ chối 95% bài gửi
Y học là ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến con người. Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, mức độ khó hay dễ đăng bài nghiên cứu sẽ tuỳ thuộc vào các tạp chí. Tạp chí có ảnh hưởng càng cao thì độ khó càng cao, còn tạp chí có ảnh hưởng thấp thì dễ công bố hơn.
Các tạp thí Y học đa khoa như New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, BMJ thường từ chối khoảng 90-95% bài báo gửi đến. Các tạp chí chuyên khoa thì tỉ lệ từ chối dao động trong khoảng 15 đến 50%, nên cơ may được công bố cao hơn.
“Có những tạp chí danh tiếng yêu cầu tác giả cho xem bản tóm tắt trước và dựa vào 500 chữ trong bản tóm tắt, ban biên tập quyết định từ chối hay cho tác giả nộp bản thảo bài báo. Nhiều tạp chí ngày nay yêu cầu tác giả nộp cả dữ liệu gốc và mã máy tính để họ kiểm tra xem tác giả có làm đúng hay không. Do đó, công bố trong ngành y trên các tạp chí tốp thì khó nhưng với các tạp chí làng nhàng thì không quá khó so với các chuyên ngành khác”- GS Tuấn cho hay.
Theo GS Tuấn, dù là tạp chí có ảnh hưởng cao hay thấp thì thời gian từ lúc nhận bản thảo đến lúc công bố, nếu tất cả suôn sẻ (không có từ chối), cũng phải mất từ 6 tháng đến 1 năm. Lý do là vì thời gian bình duyệt và trả lời bình duyệt khá lâu, rồi biên tập tiếng Anh và kiểm tra dữ liệu. Nhưng các tạp chí "dỏm" thì có khi thời gian chỉ 1 tuần đến 1 tháng, và sẽ không từ chối bài báo nào.
Còn bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho rằng: “Nhu cầu đăng bài báo khoa học hiện nay rất cao. Nhà khoa học nếu bài tốt có thể đăng ở những tạp chí lớn. Còn những nhà khoa học có những bài giá trị không nhiều thì có thể lựa chọn những tạp chí nhỏ hơn. Điều này như thị trường và nhà khoa học có quyền lựa chọn”.
Nói về việc nhiều ứng viên GS, PGS ngành Y, Dược bị tố gian lận, bác sĩ Tường nhận định: “Việc tố cáo có thể do người tố đã chọn một tiêu chí cao của một nhóm chuyên môn đã từng làm quốc tế. Với góc nhìn này, họ nói rằng những bài báo đăng trên tạp chí OA thì nước ngoài không chấp nhận và cho rằng làm vậy là không đúng. Tuy nhiên, ở đây là đúng vì với những ứng viên bài chất lượng tới đâu thì gửi tạp chí ở mức đấy. Họ cũng công khai đầy đủ thông tin đăng ở tạp chí nào, trang nào, do vậy thông qua của Hội đồng GS ngành cũng là đúng”- bác sĩ Tường nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường, cần thống kê ra những tạp chí nào được xem có uy tín trên giới được tính để xét GS, PGS.
Lãnh đạo 1 trường đào tạo ngành Y, Dược ở phía Nam cho rằng, công bố khoa học ở ngành Y rất ngặt nghèo và khó hơn các ngành khác do đây là ngành đặc thù, liên quan trực tiếp tới con người.
Theo vị này tạp chí mở chỉ là hình thức tất cả mọi người đều có thể truy cập và người đăng đóng một lượng phí vừa phải nên không thể quy rằng tạp chí OA- là dởm để làm mất uy tín, quyền lợi của các ứng viên
Lê Huyền
HIẾN KẾ CÁCH TRỊ CĂN BỆNH 'HÁO DANH' VỀ GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
THÙY LINH/ GDVN 29-10-2020
Thời gian qua, việc Giáo sư Nguyễn Ngọc Châu đề nghị Hội đồng giáo sư nhà nước, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho rà soát, kiểm tra lại một số ứng viên giáo sư, phó giáo sư không đủ tiêu chuẩn nhưng đã được Hội đồng giáo sư ngành thông qua đã gây xôn xao dư luận.
Một lần nữa, dư luận cho rằng, cần trả lại giá trị thật sự của chức danh giáo sư, phó giáo sư; không thể để mang tiếng cho hệ thống phong học hàm của quốc gia.
Có ý kiến cho rằng, sở dĩ người ta cố “xoay” cho được cái hàm giáo sư, phó giáo sư là vì háo danh. Và cái danh ấy còn mang đến rất nhiều lợi lộc. Họ được xếp vào bậc lương có hệ số cao hơn một bậc so với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương đang hưởng, trường hợp đã hưởng lương ở ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp thì được xếp lên một bậc lương liền kề.
Không chỉ có thế, danh vị giáo sư, phó giáo sư còn có quyền được tham gia, phê duyệt các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp quốc gia…Do đó, nếu cứ phong hàm “giáo sư, phó giáo sư” một cách dễ dãi thì sẽ tạo ra hậu họa vô cùng lớn. Nếu những vị giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn, không thực tài trà trộn vào hệ thống đào tạo, bình xét, chấm điểm, phản biện các dự án, công trình khoa học mang tầm cỡ ngành, quốc gia thì đất nước này sẽ ra sao?
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một chuyên gia hoạt động lâu năm trong ngành giáo dục (đề nghị không nêu tên) cho rằng:
Trên thế giới, việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư chỉ dành cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, làm khoa học chứ không dành cho những người làm công tác quản lý Nhà nước. Nước ta có nhiều tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư nhưng khá nhiều người không tham gia vào công tác đào tạo.
![]() |
ảnh minh họa: VTV |
Theo vị này, theo tư duy truyền thống, khi vai trò trong giáo dục tập trung nhiều ở bộ chủ quản thì mới đặt ra các chức danh lớn như giáo sư, phó giáo sư là của Nhà nước, đều do Nhà nước phong, Nhà nước có thể điều động từ trường này sang trường khác, quản lý chung.
Nhưng xu hướng mới hiện nay với những thay đổi của thực tế với nhiều loại hình trường khác nhau, các trường có sự phân tầng theo mục tiêu khác nhau thì phải có nhiều loại giáo sư, phó giáo sư. Theo đó, giáo sư, phó giáo sư phải gắn liền với trường đại học, viện nghiên cứu nào do đó đây là việc của cơ sở giáo dục. Đây là xu hướng chung của thế giới.
“Nếu để các trường có quyền tự phong hàm giáo sư, phó giáo sư thì ắt hẳn sẽ hạn chế được chuyện tiêu cực trong phong hàm, vì chỉ có nhà trường, đồng nghiệp mới hiểu rõ nhất trình độ cán bộ của mình chứ cứ giáo sư, phó giáo sư gắn với nhà nước thì mới sinh ra “háo danh” để rồi khai gian dối”, vị này nhấn mạnh.
Với quan điểm của mình, vị này cho rằng nên để các trường quyền chủ động định ra các tiêu chuẩn và tự bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư của chính trường đó.
“Tôi tin rằng sẽ không có vấn đề nở rộ giáo sư, phó giáo sư vì không trường nào dám phong ào ào để lấy cái danh cả bởi nếu làm lỏng lẻo thì tự khắc làm hạ thấp uy tín của nhà trường. Do vậy buộc các trường sẽ có quy định để bảo đảm chặt chẽ số người được phong giáo sư, phó giáo sư phù hợp với thực lực của họ”, chuyên gia phân tích.
Hơn nữa, giáo sư, phó giáo sư không phải là cái mác gắn suốt đời, một người ngừng nghiên cứu thì không được gọi là giáo sư, phó giáo sư nữa.
Những đãi ngộ mà các chức danh giáo sư, phó giáo sư được hưởng là trường quy định chứ không dùng ngân sách nhà nước đãi ngộ.
Nhìn nhận từ kinh nghiệm các nước, các trường đại học lớn trên thế giới đều áp dụng cách gọi là giáo sư của trường này trường kia. Cứ mỗi nhiệm kỳ lại công nhận lại chứ không có chuyện giáo sư suốt đời.
Do vậy, vị này đề xuất: “Các trường có thể phong hàm giáo sư, phó giáo sư theo nhiệm kỳ 3 năm, 5 năm. Sau nhiệm kỳ đó, nếu người đó không có công trình đóng góp nữa thì chỉ còn là “nguyên giáo sư trường A”, nguyên phó giáo sư trường B”.
Chứ như ở ta hiện nay, giáo sư, phó giáo sư thì đến chết vẫn giữ chức danh đó.
Rồi có khi không làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở đơn vị nào, thậm chí ra làm cho doanh nghiệp cũng vẫn là giáo sư, phó giáo sư. Đó là chuyện rất vô lý”.
Tuy nhiên có ý kiến băn khoăn rằng, nếu người đó có công trình nghiên cứu vĩ đại mà được phong hàm thì cái danh đó phải theo họ cả đời mới đúng.
Nhưng theo chuyên gia này thì công trình đó được khen thưởng, tác giả đã nhận và đương nhiên giải thưởng gắn cả đời. Còn đã là giáo sư, phó giáo sư phải gắn liền với đóng góp cho nhà trường, cho khoa học. Không còn đóng góp nữa thì không còn là giáo sư, phó giáo sư nữa.
Do đó, để đảm bảo chất lượng giáo sư, phó giáo sư thì ngoài việc giao quyền tự chủ cho các trường, Nhà nước nên đưa ra các chuẩn tối thiểu phải đạt được đối với chức danh này. Căn cứ vào đó, hội đồng từng trường sẽ xây dựng chuẩn riêng cho trường mình. Chỉ cần chuẩn đó không thấp hơn chuẩn tối thiểu là được.
Có thể chuẩn trường này cao hơn trường kia, là giáo sư, phó giáo sư của trường này nhưng khi sang trường kia công tác lại chỉ là giảng viên bình thường, điều này rất hợp lý để đánh giá tầm vóc của từng trường.
Cũng theo vị này, những người làm quản lý Nhà nước thì không nên phong hàm các chức danh này, khi được mời đến cơ sở giáo dục giảng dạy nếu đạt tới tầm nào đó thì được công nhận “giáo sư thỉnh giảng”, còn nếu mang lại vinh dự cho trường đó thì người ta công nhận “giáo sư danh dự”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét