ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Sao Trung Quốc lại hứa chia sẻ dữ liệu nước quanh năm với Ủy hội Sông Mekong? (BVN 29/10/2020)-Thanh Trúc-Tổng thống Donald Trump với khát vọng ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’ (VNN 29/2020)-Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội (BVN 28/10/2020)-Những thách thức chờ đón nữ thẩm phán được ông Trump chọn (VNN 28/10/2020)-Donald Trump nhận tin xấu giờ chót, Trung Quốc đặt ra mục tiêu mới (VNN 28/10/2020)-Tình báo đối phương của hai cuộc chiến tranh Đông Dương (VHNA 28-10-20)-Biển Đông: Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc (BVN 27/10/2020)-Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ (BVN 27/10/2020)-Cách nào để ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam? (RFA 26-10-20)-Facebook hỗ trợ kiểm duyệt ở Việt Nam (BVN 24/10/2020)-Vũ Quốc Ngữ dịch-
- Trong nước: Quân đội xuyên đêm thông đường lên điểm sạt lở Trà Leng nơi 45 người bị vùi lấp (VNN 29/10/2020)-Mài thêm sắc “Thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân (CAND 28-10-20)-Muôn cách chạy bão của người miền Trung (TT 28-10-20)-Tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong đối phó với thiên tai (VNN 28-10-20)-Hàng loạt lãnh đạo TPHCM bị "đại gia" Bạch Diệp qua mặt như thế nào? (DT 28-10-20)-BTV Tuấn Dương lên tiếng về 'sự cố' khi dẫn về mưa lũ trực tiếp VTV (VNN 27/10/2020)-Chánh án TAND Tối cao: 'Không thể qua vài vụ cụ thể mà đánh giá cả nền tư pháp' (VNN 27/10/2020)-Đội ngũ trí thức là những ai? (ĐV 27-10-20)-Văn kiện Đại hội Đảng XIII: Giữ nguyên ba đột phá, nội hàm thay đổi (TT 26-10-20)-Dự thảo Văn kiện xác định thanh niên có vai trò rường cột nước nhà' (TP 26-10-20)-
- Kinh tế: Tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể, hợp tác xã (GD 29/10/2020)-Nhiệm vụ, cơ chế hoạt động Công ty Mua bán nợ Việt Nam (GD 29/10/2020)-Điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (GD 29/10/2020)-Lượng nhà cung cấp trực tiếp cho Samsung ở Việt Nam tăng hơn 10 lần sau 5 năm (KTSG 28/10/2020)-Vốn chủ sở hữu của Đạm Hà Bắc âm 1.600 tỉ đồng (KTSG 28/10/2020)-Quảng Nam báo động vì thủy điện xả lũ ồ ạt sau bão số 9 (KTSG 28/10/2020)-Điện gió La Gàn bắt đầu khảo sát thực địa tại Bình Thuận (KTSG 28/10/2020)-Các 'ong chúa' quốc tế đang chuyển dịch sang Việt Nam (KTSG 28/10/2020)-Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần tăng tính cạnh tranh và đầu tư công nghệ (KTSG 28/10/2020)-Viettel Global chuyển về nước 86,5 triệu đô la Mỹ trong quí 3-2020 (KTSG 28/10/2020)-Cảnh báo doanh nghiệp bị lừa đảo khi giao dịch trực tuyến với nước ngoài (KTSG 28/10/2020)-Nâng chất lượng biên phiên dịch giúp Việt Nam hội nhập sâu với thế giới (KTSG 28/10/2020)-3 lý do khiến diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại tăng đột biến gần 16,5 lần (KTSG 28/10/2020)-diện tích?-Thủ đoạn giấu doanh thu trong vụ thất thoát 725 tỉ đồng ở cao tốc TPHCM - Trung Lương (TBKTSG 28-10-20)-Doanh nghiệp Việt cần có kế hoạch thích ứng với Covid-19 để bứt phá (Leader 28-10-20)-Nobel kinh tế năm 2020: Có thể ứng dụng gì ở Việt Nam? (TS 28-10-20)-Doanh nhân kiều bào hiến kế cho hàng xuất khẩu (PN 28-10-20)-
- Giáo dục: Giáo dục: Tích “sạn” thành sỏi và chuyện … “Ngáo chữ” (GD 29/10/2020)-Hiệu trưởng Tiểu học Lê Thị Riêng không đứng lớp dạy vẫn nhận phụ cấp (GD 29/10/2020)-Bộ sách giáo khoa Cánh diều chiếm xấp xỉ 1/3 thị phần cả nước (GD 29/10/2020)-Hiệu trưởng trường Ngư Lộc được bổ nhiệm lại một cách kỳ lạ (GD 29/10/2020)-Thưa Bộ, Tiếng Việt 1 chương trình mới nặng ở khối lượng kiến thức trên một bài (GD 29/10/2020)-Sách giáo khoa phổ thông và câu chuyện nhận trách nhiệm của Bộ (GD 29/10/2020)-Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức có Trường Đại học Y Dược trực thuộc (GD 28/10/2020)-Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: Cơ chế trả lương Đại học Tôn Đức Thắng cần được biểu dương (GD 28/10/2020)-Thầy cô ơi, đừng sợ dự giờ như thế (GD 28/10/2020)-Nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư bị tố cáo gian dối: Bộ Giáo dục nói gì? (GD 27/10/2020)-Thực hư những thông tin về thu nhập của Giáo sư Lê Vinh Danh (GD 26/10/2020)-Trả tiền cho công bố quốc tế, ứng viên GS, PGS ngành Y có đáng bị tố? (VNN 29/10/2020)-Giảng viên đại học có hệ số lương cao nhất là 8,0 (VNN 29/10/2020)-
- Phản biện: Góp ý Văn kiện Đại hội XIII: Chủ nghĩa quan liêu dung dưỡng nạn tham nhũng (VNN 29/10/2020)-Hội thảo MTTQ-Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định (viet-studies 28-10-20)-(VBVN 29/10/2020)-Nguyễn Quang Dy-Từ Nghị định 64 nghĩ về cơ chế bảo hiến (BVN 29/10/2020)-Lý Minh-Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp (TD 28/10/2020)-Nguyễn Thông-Lại bàn về kinh nghiệm (TD 28/10/2020)-Nguyễn Đình Cống-Xã hội dân sự không phải chỉ có mì gói và bánh chưng (BVN 28/10/2020)-Y Chan-Bình “ruồi” sẽ trở thành… củi? (TD 28/10/2020)- Lê Nguyễn Hương Trà-Nhân “hiện tượng Thủy Tiên” (TD 27/10/2020)-Mạc Văn Trang-Phạm Đoan Trang là ai? (BVN 27/10/2020)-Trần Phương-Muốn làm ‘đày tớ’, trước tiên phải là đảng viên (BVN 27/10/2020)-Thới Bình-Tranh cãi về phóng sự VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ (BVN 25/10/2020)-Bùi Thư-Thử ngồi ghế thẩm phán xét xử về tội danh ở điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (BVN 25/10/2020)-Hà Nguyên-Thuận lòng dân, dân ủng hộ (TD 24/10/2020)-Lưu Trọng Văn-
- Thư giãn: Làng bắt chuột đồng ở Hải Dương (VNN 26-10-20)-Đứng tim cảnh cụ ông xuống núi bằng đầu (VNN 25/10/2020)-
Hiện tượng cô ca sỹ Thuỷ Tiên đứng ra kêu gọi cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chỉ trong vòng hơn một tuần, thu được 150 tỉ đồng, gây xôn xao dư luận xã hội. Sự kiện đó nói lên nhiều điều.
1. Tình yêu thương đồng bào của dân ta thật quý giá
Trải qua bao nhiêu biến động “long trời lở đất”, xã hội bị xô đẩy vào những cơn “lốc xoáy” tàn khốc, tình người đã tan nát bao phen, nhiều người lo lắng, con người bây giờ vô cảm với đồng loại… Nhưng lòng dân không phải thế!
Truyền thống yêu nước thương nòi, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “lá lành đùm lá rách,”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ“… vẫn là mạch ngầm âm ỉ trong lòng dân tộc, khi có tình huống là nó bùng phát lên.
Thủy Tiên chỉ là trường hợp điển hình. Có lẽ lúc đầu Thuỷ Tiên cũng không nghĩ lại nhận được đến hơn 150 tỉ đồng, khiến cô cũng bối rối và nhiều người lo lắng cho cô…
Còn hàng ngàn, hàng vạn những cá nhân, nhóm cứu trợ tự phát khác nữa tìm nhiều cách cứu giúp đồng bào miền Trung. Rồi kiều bào ta ở khắp nơi trên thế giới, chẳng đợi ai kêu gọi, đã tự động cùng nhau với nhiều hình thức giúp đồng bào miền Trung trong hoạn nạn. Cái gì tự phát, tự động, tự nhiên đó chính là tấm lòng chân thật nhất.
Trong cứu nạn thì lực lượng của nhà nước vẫn phải là chủ yếu, có tính quyết định. Nhưng sự tham gia tự nguyện của người dân cứu giúp đồng bào hoạn nạn, cho thấy tình yêu nước, nghĩa đồng bào của dân ta thật lớn lao, quý giá; đó là một giá trị vô giá, thiêng liêng cần được trân quý, nuôi dưỡng mãi mãi trong lòng dân tộc.
2. Một phép thử khách quan không ai chối cãi được
Từ hiện tượng Thuỷ Tiên, ai biết suy nghĩ cũng phải tự hỏi: Tại sao người dân lại gửi tiền cứu trợ cho ca sỹ Thuỷ Tiên nhiều đến thế mà không gửi vào các quỹ cứu trợ của các hội đoàn do Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý?
Câu trả lời thật rõ ràng: Toàn hệ thống chính trị đã không còn uy tín với người dân! Người dân đã chứng kiến quá nhiều điều bất tín từ hệ thống này: Quan liêu, quá nhiều tầng nấc, hình thức tuyên truyền, ban ơn, ăn chặn, ăn bớt, như bà Nguyễn Thị Doan Phó Chủ tịch nước từng nói: “Họ ăn của dân không chừa thứ gì!” Đảng, Nhà nước hãy tự trách mình, tự hỏi mình: Tại sao lại đến nông nỗi này?
Tất nhiên Đảng, Nhà nước vẫn huy động được toàn hệ thống chính trị đồng loat “hưởng ứng”, góp mỗi người một ngày lương, xếp hàng bỏ vào thùng cứu trợ; vẫn huy động được các doanh nghiệp “sân sau” đóng góp những khoản tiền lớn và xuất kho bạc, kho lương thực dự trữ ra cứu trợ rất lớn. Nhưng “mua” lại được NIỀM TIN của dân thì khó lắm.
3. Vấn đề đặt ra là gì?
3.1. Hãy tạo điều kiện để hình thành phát triển xã hội dân sự
“Hiện tượng Thuỷ Tiên” đã làm bùng phát các quan điểm đối nghịch: Một số đầu óc xơ cứng, lỗi thời, hủ bại, vội la lên: Các cá nhân và các nhóm tự phát lợi dụng cứu trợ đồng bào để “đánh bóng tên tuổi”, gây “ảnh hưởng xấu”; cảnh giác với nguồn tiền của các “thế lực phản động”…
Một số người khác thì lo ngại việc cứu trợ tự phát sẽ lộn xộn, không kiểm soát được, cần phải được quản lý thông qua các tổ chức của hệ thống chính trị, như tiền của Thuỷ Tiên phải đưa vào Mặt trận Tổ quốc hay Hội chữ thập đỏ… Nhưng đa số dư luận xã hội phản ứng mạnh mẽ, đòi mỗi người dân, mỗi tổ chức dân sự có quyền làm thiện nguyện, nhất là cứu trợ đồng bào lúc nguy cấp.
Trong việc cứu trợ, cứu nạn trước các thảm họa thì trách nhiệm của nhà nước là chính, các nguồn lực dự trữ của quốc gia xuất ra là chính, lực lượng quân đội là quan trọng… Nhưng sự đóng góp sức người, sức của của các tầng lớp xã hội vô cùng cần thiết: nó mau lẹ, kịp thời, thiết thực, rộng khắp, lâu bền… Đặc biệt nó khơi dậy và nuôi dưỡng lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, trách nhiệm xã hội của mỗi công dân.
Qua việc cứu trợ miền Trung cũng như nhiều hoạt động “tự phát” của các cá nhân, nhóm xã hội tự nhiên, tự nguyện như vậy đã và đang diễn ra lâu nay thực sự là hiện tượng xã hội phổ biến, là nhu cầu thực sự của người dân. Do đó việc ban hành Luật về Tự do lập hội, Tự do phát triển các hoạt động của các cá nhân, nhóm, hội, đoàn vì phát triển cộng đồng là việc cấp thiết, cần làm ngay. Thủ tướng đã chỉ đạo sửa Nghị định 64 về làm thiện nguyện, nhưng đó vẫn chưa phải thay đổi căn bản khi chưa có Luật về Tự do lập hội, như Điều 25 Hiến pháp 2013 đã khẳng định.
3.2. Mặt khác cho thấy, các hội, đoàn “quốc doanh” đã tồn tại bao lâu nay, là “cánh tay nối dài của Đảng”, tiêu tốn tiền thuế của dân, phung phí thời gian sức lực làm những chuyện vô bổ, nay không còn sức sống nữa; chính ông Nguyễn Phú Trọng phải thốt lên hiện tượng “khô Đoàn”, “nhạt Đảng” đáng lo ngại… “Phép thử Thuỷ Tiên” cho thấy, chẳng còn mấy ai tin tưởng, trông cậy vào cái hệ thống hội, đoàn “quốc doanh” này nữa!
Vì vậy, kiến nghị: Hãy giải thể tất cả hệ thống này, tổ chức lại theo Luật Tự do lập hội của xã hội dân sự; các Nghiệp đoàn, các Hội, Đoàn, Câu lạc bộ… hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự túc, vì hứng thú và lợi ích cá nhân, không trái pháp luật. Nhà nước quản lý các tổ chức Phi chính phủ này theo Luật pháp và hỗ trợ cho những Dự án, những hoạt động mang lại lợi ích xã hội thiết thực.
Khi “toàn hệ thống chính trị” không cùng “mút cạn bầu sữa” ngân sách nhà nước, sẽ có điều kiện tăng lương cho công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước để họ sống đàng hoàng, bớt dần hiện tượng “làm nghề gì ăn nghề ấy” một cách bất hảo.
TÓM LẠI, “hiện tượng Thuỷ Tiên” cho thấy cần có tư duy mới về sự hình thành và hoạt động của các cá nhân, nhóm, hội, đoàn theo phương thức xã hội dân sự; cần giải thể các hội, đoàn “quốc doanh” tiêu phí sức người, sức của vào những hoạt động hình thức, phô trương, vô bổ, không còn sức sống, và ban hành Luật Tự do lập hội để phát triển xã hội dân sự theo phương thức văn minh, hiện đại.
Đó là việc làm hợp lòng dân, hợp với truyền thống dân tộc, khơi dậy sức sống mới để chấn hưng dân tộc, phát triển xã hội.
XÃ HỘI DÂN SỰ KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ MÌ GÓI VÀ BÁNH CHƯNG
Y CHAN /LK/ BVN 28-10-2020
Ảnh minh hoạ: LK. Nguồn ảnh: Thanh Niên, Vietnamnet.
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ nước ngoài. Mỗi năm trung bình cũng có hàng chục tỷ USD tiền đầu tư từ bên ngoài đổ vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các quan chức đứng đầu chính quyền thì thường xuyên kêu gọi kiều bào nước ngoài đóng góp tiền bạc cho tổ quốc, đặc biệt là mỗi dịp thiên tai. Không ai đặt ra câu hỏi gì về những việc trên. Hiển nhiên, nó đều có lợi cho sự phát triển của đất nước.
Thế nhưng khi các cá nhân hoặc những tổ chức dân sự, không chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền, nhận được tài trợ từ nước ngoài, bỗng chốc nó trở thành một câu chuyện hoàn toàn khác. Các chiếc mũ “phản động”, “phá hoại”, “thế lực thù địch”… được tung bay rợp trời.
Thậm chí chưa cần có yếu tố nước ngoài, chỉ cần cá nhân tổ chức đó tự huy động tiền bạc từ người dân trong nước mà không thông qua chính quyền, nó cũng đã là chuyện “bất thường” trong mắt các nhà cầm quyền – kể cả khi đó là sự ủng hộ cho đồng bào gặp nạn trong thiên tai.
Câu chuyện lùm xùm những ngày qua về việc ca sĩ Thủy Tiên đứng ra quyên góp được hàng trăm tỷ đồng từ người dân khắp nơi cho hoạt động thiện nguyện của mình là một ví dụ.
Sách Chính trị bình dân – tác giả Phạm Đoan Trang.
Vì sao chuyện cá nhân, tổ chức dân sự huy động nguồn lực trong dân chúng lại phức tạp, rắc rối và “nhạy cảm” như vậy?
Một phần lớn lý do nằm ở chỗ vai trò của xã hội dân sự chưa được công nhận tại những nước như Việt Nam.
Trong quyển sách “Chính trị bình dân”, tác giả Đoan Trang đã dành ra một chương (VI) để bàn về vấn đề này.
Theo đó, “xã hội dân sự” (civil society) đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Khá nhiều định nghĩa đã được đưa ra, từ việc xem nó là “trạng thái xã hội khi con người đã bắt đầu sống quần tụ với nhau, khác với trạng thái thiên nhiên” cho đến các khái niệm hiện đại hơn, định ra “sự hiện hữu của một lãnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường, và cá nhân”, trong đó các công dân hoạt động “nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin, thực hiện các mục tiêu chung có tính chất hỗ tương, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ”.
Hiểu một cách đơn giản, xã hội dân sự là hình thức liên kết giữa người với người trên “cơ sở tự nguyện và phi lợi nhuận, nhằm chia sẻ và thúc đẩy những lợi ích chung”.
Các cộng đồng làng xã, những hội nghề nghiệp, các nhóm hành động, những tập hợp công dân có chung một mối quan tâm… tất cả tự nguyện làm những việc họ cho là đem lại lợi ích chung cho xã hội – đó là xã hội dân sự.
Đấy là định nghĩa trong sách. Trên thực tế, tại Việt Nam, xã hội dân sự chỉ được công khai xuất đầu lộ diện khi có thiên tai. Khi đó các cá nhân, hội nhóm tự nguyện góp tiền bạc và công sức để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
Nhưng ở những nơi khác, xã hội dân sự không chỉ có chuyện quyên tiền ủng hộ, phát mì gói hay nấu bánh chưng.
Trong những thể chế tiến bộ, mọi công dân đều có lựa chọn tham gia vào tất cả các vấn đề của xã hội. Họ có thể giúp đỡ người khác khi có thiên tai, có thể đấu tranh cho quyền lợi của những người thiểu số, có thể bảo vệ quyền lợi của những người trong cùng ngành nghề, có thể chống tham nhũng, có thể phát động phong trào bảo vệ môi trường, có thể giám sát chính quyền, có thể viết sách làm báo, có thể mở trường dạy học, có thể tiếp cận thông tin, có thể đòi hỏi minh bạch thu chi ngân sách, có thể yêu cầu các quan chức phải giải trình… Họ có thể làm việc đó với tư cách cá nhân, hoặc để đạt hiệu quả cao hơn, họ có thể thành lập, tham gia vào các hội nhóm khác nhau, và huy động nguồn lực hỗ trợ từ bất kỳ ai, trong hay ngoài nước.
Xã hội dân sự không làm thay việc của chính quyền. Nó cũng không phải thứ đối trọng với chính quyền.
Nếu xem đất nước là một ngôi nhà, thì chính quyền là những công dân được thuê để đại diện quản lý, điều hành và bảo vệ căn nhà đó. Quản lý, điều hành và bảo vệ ra sao thì do chính các chủ nhân đã bỏ tiền ra thuê chính quyền quyết định. Xã hội dân sự là một hình thức công dân tham gia quyết định những việc đó.
Điều đáng buồn là có những chính quyền ngộ nhận rằng mình có quyền quyết định thay cho những chủ nhân đã bỏ tiền nuôi họ. Hệ quả là họ không chấp nhận sự tồn tại của xã hội dân sự, tìm mọi cách để kiềm chế, thậm chí loại bỏ, xem đó là đối thủ tranh giành quyền lực độc tôn của mình.
Chỉ khi nhà bị phá hỏng (gặp thiên tai hay chiến tranh), chính quyền mới lại kêu gọi các chủ nhân cùng góp sức để dựng lại tường lợp lại mái.
Nhưng ngay cả trong thiên tai, các hoạt động xã hội dân sự cũng không được để yên, đặc biệt khi nó có vẻ lấn át vai trò của chính quyền.
Việc cá nhân Thủy Tiên vận động được một số tiền lớn (so với nhiều tổ chức đoàn hội khác của chính quyền) lập tức dẫn đến dư luận về “tính hợp pháp” của hoạt động quyên góp đó khi có người moi ra một Nghị định từ hơn 10 năm trước để cảnh cáo.
Quan chức của Mặt trận Tổ quốc cũng lên tiếng khuyên nhủ “mỗi cá nhân nên chia sẻ nguồn lực đã vận động được ấy với các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ… để điều tiết hiệu quả, thiết thực, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh hoài nghi của dư luận”.
Một câu hỏi đặt ra, rằng các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… có phải là xã hội dân sự không?
Tác giả Đoan Trang đã chỉ ra, rằng những hội nhóm nêu trên, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao trùm lên tất cả, là “xã hội dân sự giả”. Chúng là những cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, lãnh đạo là người của đảng, nhận lương từ ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động cũng từ ngân sách, và có chức năng “tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của “Đảng và Nhà nước” đến người dân thay vì bảo vệ quyền lợi của các thành viên hay thúc đẩy lợi ích chung”.
Chính quyền lập ra các tổ chức “xã hội dân sự giả” này để đảm bảo các hoạt động xã hội dân sự đúng nghĩa không có không gian tồn tại. Ngay cả trong thiên tai, khi chính quyền bất lực, rất nhiều người trong bộ máy nhà nước vẫn không thoát khỏi ám ảnh phải độc chiếm mọi không gian sinh hoạt trong ngôi nhà chung.
Đó là việc không tưởng. Bất kể chính quyền có cố gắng đến đâu, người dân vẫn sẽ luôn tìm mọi cách để lên tiếng và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Chính phủ, trước áp lực của xã hội, cho biết sẽ xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 64 vốn bị nhiều phản ứng. Đó là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của xã hội dân sự bất chấp nhiều thập niên bị đè nén.
Trong “Chính trị bình dân”, tác giả đã ghi lại các khuyến nghị để “Xây dựng không gian cho xã hội dân sự”, trích từ báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra ngày 11/4/2016.
Trong đó, khuyến nghị đầu tiên trong phần “tạo sự hỗ trợ và nguồn lực dài hạn cho các tổ chức xã hội dân sự” đã ghi:
“(a) Thừa nhận rằng hạn chế một cách vô lý việc tài trợ là một sự vi phạm quyền tự do hiệp hội, đảm bảo rằng những người làm xã hội dân sự có thể tìm kiếm, tiếp nhận và sử dụng tiền tài trợ và các nguồn lực khác, dù là trong nước hay nước ngoài, mà không cần được sự cho phép trước và không có các cản trở vô lý khác; nếu không có những hạn chế đối với việc tiếp nhận tài trợ nước ngoài ở các cơ quan nhà nước hay cơ sở kinh doanh, thì cũng không được có hạn chế ở các tổ chức xã hội dân sự;”
Việc chính quyền, trước áp lực dư luận, đánh tiếng xem xét thay đổi yêu cầu về vận động tiền cho công tác thiện nguyện chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thay đổi đã, đang và sẽ phải diễn ra.
Xã hội dân sự sẽ không chấp nhận bị dìm đầu trấn nước từ ngày này qua tháng khác, chỉ được ngoi lên thở khi chính quyền cần miếng thịt tép mỡ.
Y.C.
Nguồn: luatkhoa.org/2020/10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét