- Quốc tế: Châu Âu cuống cuồng kiểm soát làn sóng Covid-19 thứ hai (KTSG 16/10/2020)-Lý do những bang "Vành đai Mặt trời" định đoạt kết quả bầu cử Mỹ 2020 (KTSG 16/10/2020)- Lý do tân thủ tướng Nhật chọn Việt Nam cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên (VOA 15-10-20)-Người đoán đúng bầu cử Mỹ 40 năm qua dự đoán bất ngờ về tổng thống mới (VNN 15/10/2020)-Ông Tập Cận Bình lệnh quân đội Trung Quốc 'sẵn sàng cho chiến tranh' (VNN 15/10/2020)-Việt Nam với đại dự án “Vành đai và Con đường” (BR) (TD 15/10/2020)-Đinh Hoàng Thắng-Ông Trump và nhiệm vụ vực dậy đảng Cộng hòa (VNN 14/10/2020)-Thế giới sẽ đến điểm 'không thể quay trở lại'? (BVN 14/10/2020)-Phạm Phú Khải-Bầu cử Mỹ, một số người Việt thế hệ thứ hai không thờ ơ (BVN 14/10/2020)-Võ Ngọc Ánh-Ông Trump, đại dịch và quyền hạn của Tổng thống (BVN 14/10/2020)-Nguyễn Quang Duy-Nền văn minh không ổn (TD 13/10/2020)-Nguyễn Đan Quế-Chính sách của ông Biden với Trung Quốc như thế nào? (VNN 12/10/2020)-
- Trong nước: Không được để bài học ở Đà Nẵng thành vô nghĩa (GD 16/10/2020)-VĐĐ-Công nhân thoát chết ở thuỷ điện Rào Trăng 3 kể phút núi lở vùi lấp 17 người (VNN 16/10/2020)-Carl Thayer nhận định việc Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang (BBC 15-10-20)-Công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ TP.HCM được chuẩn bị ra sao? (TT 15-10-20)-Thống đốc Lê Minh Hưng làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (KTSG 15/10/2020)-Báo CAND công kích USCIRF là 'công cụ của Mỹ và đồng minh' (VOA 14-10-20)-Lãnh đạo Hà Nội phải có bản lĩnh, trí tuệ (ĐV 14-10-20)-nơi khác thì không cần?-Hội nghị Trung ương chưa thể quyết trường hợp đặc biệt, khó khăn chọn người cho Tứ trụ? (RFA 14-10-20)-Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Chủ tịch huyện mất tích trong đoàn cứu nạn (VNN 14/10/2020)-Lũ lụt miền Trung (TD 14/10/2020)-Thiên tai, buồn cho tìm kiếm – cứu nạn! (TD 15/10/2020)-Trân Văn-Ông Vương Đình Huệ tái đắc cử Bí thư Thành ủy Hà Nội với 100% số phiếu (VNN 13/10/2020)-Bà Nguyễn Thanh Hải tái cử Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên (VNN 13/10/2020)-Chống “virus trì trệ”, phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (GD 13/10/2020)-NXP-Vì sao nhiều lãnh đạo Hà Nội không còn trong Ban Chấp hành Đảng bộ? (BBC 13-10-20)-Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại (BBC 13-10-20)-
- Kinh tế: Cho phép đặt hàng cung cấp dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 (GD 16/10/2020)-Chính phủ 'điểm tên' loạt doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nghìn tỷ (VNN 16/10/2020)-Văn phòng cho thuê là mảng sáng nhất của bất động sản Hà Nội (KTSG 15/10/2020)-Bảo tồn chợ nổi Cái Răng trong yêu cầu phát triển du lịch bền vững hậu Covid-19 (KTSG 15/10/2020)-Ngăn mực nước biển dâng tại TPHCM sẽ cần tới 52% GDP của năm 2050 (KTSG 15/10/2020)-Tạm dừng thu phí quốc lộ 20 lên Đà Lạt (KTSG 15/10/2020)-TPHCM kỳ vọng sự chuyển biến mạnh mẽ từ các chương trình đột phá (KTSG 15/10/2020)-Vietravel Airlines tuyên bố bay chuyến đầu tiên vào tháng 12 (KTSG 15/10/2020)-Việt Nam kháng kiện thành công 43% số vụ kiện phòng vệ thương mại (KTSG 15/10/2020)-Nhiều nước tăng cường tích trữ lương thực giữa mùa dịch (KTSG 15/10/2020)-Đà Nẵng: 10 tháng, chỉ thu hút 2 dự án FDI vào khu công nghệ cao (KTSG 15/10/2020)-Lỗ 10.750 tỷ, Vietnam Airlines lấy tiền đâu để vận hành? (Zing 15-10-20)-Năng lượng tái tạo trong bài toán năng lượng bền vững VN (ĐV 15-10-20)-Săn đất vướng quy hoạch (ĐV 15-10-20)-Từ 15/10, dân buôn iPhone xách tay sẽ phải dè chừng (DT 15-10-20) Khách sập bẫy trước cú lừa của dân buôn hàng xách tay (VNN 14-10-20)-
- Giáo dục: Ban đại diện phụ huynh "qua mặt" trường tự ý thu tiền mua dụng cụ học tập (GD 16/10/2020)-Tân sinh viên được trao học bổng tài năng trong ngày khai giảng (GD 16/10/2020)-Lãnh đạo trường cấp 2 Đống Đa kêu khó xử lý giáo viên dạy thêm ngoài trường (GD 16/10/2020)-Cô giáo ở Quảng Nam gửi đơn cầu cứu vì cho rằng bị Hiệu trưởng “chèn ép” (GD 16/10/2020)-Chính thức điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong sách Tiếng Việt bộ Cánh Diều (GD 16/10/2020)-Kiểm định chất lượng là cơ sở để trường đại học tạo ra uy tín xã hội (GD 16/10/2020)-Phụ huynh cấp 2 Đống Đa bức xúc vì giáo viên "kéo" học sinh ra ngoài dạy thêm (GD 16/10/2020)-Chuyển đổi kỹ năng số các hệ thống giáo dục trong ASEAN (GD 15/10/2020)-Trường đại học duy nhất trên thế giới đào tạo ngành 'kem học' (VNN 16/10/2020)-
- Phản biện: “Tôi từ chức vì bị đẩy đến bước đường cùng” (BVN 16/10/2020)-Hồi ức, hồi ký và sám hối cho kịp bước đi thời đại (BVN 16/10/2020)-Giang Từ-Nghèo bình yên - Giàu bất ổn (BVN 16/10/2020)-(TD)-Dương Quốc Chính-Nếu như đã khô cạn tình thương, thì ít nhất cũng nên giữ lại chút liêm sỉ (BVN 16/10/2020)-Mai An NAT-Nghĩ về tương lai (TD 16/10/2020)-Mai Quốc Ấn-Câu hỏi và nghi ngờ (TD 16/10/2020)-Bùi Văn Thuận-Tôi ước (TD15/10/2020)-Đoàn Bảo Châu-Triều đại Nhân (BVN 15/10/2020)-Phạm Đình Trọng-Phải chăng họ né tránh (BVN 15/10/2020)-Nguyễn Đình Cống-Nền văn minh không ổn (BVN 15/10/2020)-Nguyễn Đan Quế-Phản biện Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết về sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều (GD 14/10/2020)-Phan Thế Hoài-Tôi Làm Công Tác Dân Vận (viet-studies 14-10-20)-Nguyễn Minh Đào-Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại (BVN 14/10/2020)-Bùi Kiến Thành-Quy hoạch nhân sự: 'Bỏ thì thương...' (Blog VOA 13-10-20)-(TD 13/10/2020)-Trân Văn-Tị nạn… giáo dục (BVN 13/10/2020)-Nguyễn Hồng Vũ-Chỗ quê hương đẹp hơn cả (BVN 13/10/2020)-Trần Văn Chi-Trương Quang Nghĩa và Đại hội đảng bộ Đà Nẵng lần thứ XXII (TD 12/10/2020)-Đinh Hồ Tiên Sa-Phải hiểu trẻ mới dạy được trẻ (TD 12/10/2020)-Đoàn Bảo Châu-Kinh phí công đoàn là phải dành cho người lao động (BVN 12/10/2020)-Mai Lan-Trước cửa giảng đường, nghĩ về tự chủ Đại học (BVN 11/10/2020)-Nguyễn Hồng Lam-Tiến sĩ Quý bị bắt, tự do học thuật và “quyền lực” của Foucault (BVN 11/10/2020)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Luật lệ cũng phải có... ngoại lệ (KTSG 11/10/2020)-Trương Trọng Hiếu-Điều chỉnh thước đo về kinh tế: Thước đo ảo và thước đo thật (KTSG 11/10/2020)-Bùi Trinh-Tư duy đường cao tốc (VnEx 11-10-20)-Huỳnh Thế Du-
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Ngừng than thở đời sẽ sang trang (GD 16/10/2020)-Tản mạn phở Hà Nội (ĐV 14-10-20)-
Mấy ngày hôm nay tôi cảm giác được độ mạnh của một cơn bão, mạnh không kém cơn bão miền Trung đang hoành hành làm hơn chục người chết và chục ngàn người sơ tán… đó là cơn bão về “giáo dục”, một cơn bão mà có thể quét sạch cả dân tộc Việt Nam nếu chúng ta đánh giá thấp chúng. Tôi đã đọc đâu đó một câu nói “Nếu bạn muốn tiêu diệt một quốc gia, chỉ cần hủy hoại nền giáo dục của nó” (If you want to destroy a nation, just spoil its education system) …
Tôi chắc rằng những ngày qua không ít phụ huynh đã có những suy nghĩ trong đầu về cụm từ “tị nạn giáo dục”! Cụm từ này đã âm thầm xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ vài chục năm nay và nó từ từ lớn dần lên và trở nên khá quen thuộc với chúng ta. Chắc các bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi Việt Nam là một đất nước có chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) khá thấp, chỉ khoản 2700 đô la Mỹ/một người/một năm, đứng hàng thứ 130 trong tổng số gần 200 nước trên thế giới nhưng là quốc gia thường xuất hiện trong top 10, top 5 các nước có du học sinh ở những nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn, Đức, v.v… Theo “Thống kê của Viện Giáo dục quốc tế cho thấy năm 2017, du học sinh Việt Nam đóng góp hơn 880 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ. Còn thống kê chung do Bộ GD-ĐT tính toán và ước lượng thì mỗi năm người Việt chi 3-4 tỉ USD cho du học”. Đó là chưa kể đến các trường hợp “tị nạn giáo dục” tại chỗ bằng cách cho con học ở những trường quốc tế trong nước!
Nếu nhìn vào các số liệu trên chúng ta sẽ thấy đó là những khoản chi không nhỏ tí nào cho giáo dục. Với thu nhập đầu người của Việt Nam khoảng 2700 đô la Mỹ/một người/một năm, để đóng những khoản tiền học từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đô la Mỹ một năm là ngoài tầm tay của đại đa số người Việt hiện nay. Để tìm ra được câu trả lời làm thế nào các quan chức ở Việt Nam với thu nhập “lý thuyết” thấp hơn hoặc loanh quanh cái con số “2700 đô la Mỹ/một người/một năm” nhưng lại có thể tạo điều kiện cho con, cháu của họ du học tự túc từ rất sớm ở những bậc dưới đại học phải trả những khoản tiền khổng lồ như trên, là một việc như hái sao trên trời!
Không biết những người lãnh đạo trong ngành giáo dục khi nhìn vào những số liệu trên có bao giờ tự hỏi là tại sao “người dân” đang chấp nhận những khoản “phung phí” như thế để “tránh né” nền giáo dục nước nhà? Tôi nghĩ ngành giáo dục cần phải nghiêm túc trong suy nghĩ hơn để bớt đi những cơn bão “giáo dục” không đáng có như cuốn sách giáo khoa lớp 1 của nhóm “Cánh Diều” gần đây, bớt đi những công trình cải cách giáo dục như kiểu chương trình Giáo dục công nghệ gây tranh cãi của ông Hồ Ngọc Đại mấy năm trước, hoặc bớt đi những kiểu cải cách tiếng Việt không đáng có như của ông Bùi Hiền viết lại "Luật Giáo Dục" thành "Luật Záo Zụk". Có như vậy thì sẽ giúp phụ huynh Việt Nam bớt lo lắng hơn về vấn đề “tị nạn giáo dục”! Còn nếu không làm được như thế thì nên giúp bà con tìm ra câu trả lời những quan chức đã làm thêm bằng cách “chạy xe ôm, buôn chổi đót” như thế nào để có đủ tiền cho con cháu đi học tự túc ở nước ngoài?!
N.H.V.
______
Tài liệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/du-hoc-tang-noi-len-dieu-gi-201811172118…
https://en.wikipedia.org/…/List_of_countries_by_GDP_(nomina…
https://wenr.wes.org/…/trends-in-vietnamese-academic-mobili…
https://zingnews.vn/pgs-bui-hien-viet-lai-truyen-kieu-bang-…
https://vtc.vn/sach-tieng-viet-lop-1-cua-gs-ho-ngoc-dai-co-…
https://zingnews.vn/phu-huynh-than-nhieu-truyen-trong-tieng…
Nguồn: FB Vu Hong Nguyen
PHẢN BIỆN GIÁO SƯ NGUYỄN MINH THUYẾT VỀ SÁCH TIẾNG VIỆT 1 CÁNH DIỀU
PHAN THẾ HOÀI, TRẦN QUANG /GDVN 14-10-2020
Bài viết này, chúng tôi phản biện hai nội dung mà Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã trả lời báo chí liên quan đến phương ngữ và truyện ngụ ngôn được sử dụng sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành (2020).
Ngày 10/10/2020, Báo điện tử Zing.new.vn dẫn lời Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều cho biết, sách phải dùng từ “chả” vì không thể dùng các từ “không” hay “chẳng” để biểu thị ý phủ định vì đến giai đoạn này, học sinh chưa học các vần “ông”, “ăng”.
Dạy từ “nhá” mà không dạy từ “nhai” vì học sinh chưa học vần “ai” và từ “nhá” là từ phổ thông có trong Từ điển tiếng Việt.
Bàn về phương ngữ được sử dụng trong cuốn sách này, cụ thể là từ “nhá”, chúng tôi xin hỏi, căn cứ vào đâu các tác giả phải chọn các văn bản có câu phủ định để dạy ngay những bài đầu, khi nó chưa hợp với âm và vần?
Nếu bắt buộc như thế sao các sách Tiếng Việt 1 xưa nay không bắt đầu với việc dạy câu phủ định có từ “chả”?
Còn nếu đã dạy câu phủ định thì theo nguyên tắc phải dạy câu phủ định với “không” (chung, trung tính) trước câu phủ định với “chẳng”, “chả” (có sắc thái tiêu cực).
Chọn dạy câu phủ định với “chả” trước là dạy cho học sinh nói kiểu nói thông tục, không trang trọng trước cách nói bình thường, trung tính.
![]() |
(Ảnh chụp minh họa sách Tiếng Việt, bộ Cánh Diều) |
Tiếp đến, Giáo sư Thuyết cho rằng phải dạy từ “nhá” mà không dạy từ “nhai” vì học sinh chưa học vần “ai” và từ “nhá” là từ phổ thông có trong Từ điển tiếng Việt, theo Zing.
Vì sao các tác giả phải chọn văn bản trong đó có câu biểu thị hành động nhai (nhá) để bắt buộc phải dùng động từ “nhá”? Hơn nữa, có phải từ nào có trong Từ điển tiếng Việt cũng đưa vào dạy ngay cho học sinh lớp 1 được?
Từ điển tiếng Việt tập hợp từ ngữ từ nhiều nguồn khác nhau (toàn dân với phương ngữ, văn học với khẩu ngữ, trang trọng với thông tục, bản ngữ với ngoại lai...), dạy cho học sinh các cấp, phải lựa chọn từ ngữ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ thông dụng đến ít thông dụng, từ phong cách trang trọng đến ít trang trọng...
Chọn từ ngữ theo nguyên tắc ngược lại (phương ngữ trước toàn dân, khẩu ngữ trước văn học, thông tục trước trang trọng, ngoại lai trước bản ngữ) là phản khoa học và phi sư phạm.
Tiếp đến, ngày 12/10/2020, trả lời Báo điện tử VnExpress câu hỏi vì sao sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều sử dụng phương ngữ, nhiều truyện ngụ ngôn không phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1, đơn cử như các bài “Lừa và ngựa”; “Ve và gà”; “Cua, cò và đàn cá”, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho nói rằng, hầu hết các truyện này đều phỏng theo tác phẩm của các tác gia lớn như Lev Tolstoy, La Fontaine…
“Không bài học nào thiếu tính giáo dục, vấn đề là hiểu các bài học đó như thế nào, hiểu đúng hay cố tình hiểu theo cách khác. Chẳng hạn bài “Hai con ngựa”, bài học đưa ra là xui người khác làm bậy thì sẽ chịu hậu quả”, Giáo sư Thuyết nói với Báo VnExpress.
Cần hiểu rằng, truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách nói ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lí, triết lí, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay thói hư tật xấu của con người.
Trong khi đó, học sinh lớp 1, nhiều em mới chỉ hơn 5 tuổi, tay cầm chén cơm ăn, bưng ly nước uống chưa vững, năng lực sử dụng ngôn ngữ rất hạn chế vì thiếu vốn từ và chưa hiểu hết nghĩa của từ thì làm sao có thể biết được ẩn ý sâu xa của hàng loạt truyện ngụ ngôn được đưa vào sách giáo khoa như vậy?
Cá nhân tôi cho rằng, việc đưa truyện ngụ ngôn vào dạy cho học sinh lớp 1 sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, bởi các truyện này đều có nguồn gốc từ nước ngoài nên rất khó chuyển ngữ sao cho phù hợp với đặc trưng văn hóa, tư duy và cách nói năng của người bản ngữ (người Việt).
Chưa kể, truyện ngụ ngôn của nước ngoài thường sắp xếp tuyến nhân vật là con vật theo mối quan hệ giống loài một cách hợp lí, logic, ví như con ve và kiến (côn trùng), cáo và quạ (động vật)… thì các tác giả sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều lại xào xáo một cách vô tội vạ, khiên cưỡng không theo một nguyên tắc nào cả, đó là ve và gà (côn trùng và động vật), quạ (loài chim) và chó (động vật nuôi)…
Cần biết rằng, cả người phương Tây và người Việt đều có cách tư duy giống nhau về con cáo, là một loài động vật ranh ma, xảo quyệt (Cáo già giả nai tơ, Khôn như cáo, Tháo láo như cáo trông trăng…).
Nhưng tác giả của cuốn sách này lại thay nhân vật “cáo” bằng “chó” ở bài học “Quạ và chó”, biến con chó thành kẻ lọc lừa, gian ác là không hiểu gì về hình ảnh con chó trong văn hóa người Việt.
Với người Việt, chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang). Bên cạnh đó chó cũng là đối tượng bị khinh rẻ, coi thường, nó được xem như một con vật bẩn thỉu, ngu dốt và đáng khinh.
Vì vậy người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi, tiếng lóng, thuật ngữ, có nhắc đến con chó như: “đồ chó”, “ngu như chó”, “mèo đàng chó điếm”… Như thế, con chó không hề thủ đoạn như văn bản “Quạ và chó” do đội ngũ tác giả sách Cánh Diều tưởng tượng ra.
Không chỉ truyện ngụ ngôn mà các loại văn xuôi hay thơ của nước ngoài cũng không nên đưa vào dạy cho học sinh ở bậc tiểu học chứ không chỉ là lớp 1.
Học sinh học những ngữ liệu dịch như thế này dần dần sẽ mất đi cảm thức ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, trở thành người nói tiếng Việt ngọng nghịu, vô hồn, vô cảm.
Hàng loạt kiểu câu trong sách Cánh Diều như sau là một minh chứng: Bể có cá, có cỏ. Hà có ghế gỗ. Ba Hà có ghế da. Bờ Hồ có ghế đá. Cỗ có giò, có gà. Hồ có cá mè, ba ba. Nhà có na, nho, khế. Nhà bà có gà, có nghé. Gà có ngô. Nghé có cỏ, có mía. Bi có phở. Bé Li có na. Bố có cà phê...
Tiếp đến, Báo VnExpress dẫn lời một độc giả chất vấn Giáo sư Thuyết rằng, trong kho tàng văn học Việt Nam có nhiều câu ca dao, truyện ngụ ngôn rất hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, vậy sao sách Cánh Diều không lựa chọn mà lại dùng của nước ngoài?
Đáp lại, ông Thuyết cho biết, sở dĩ sách không dạy ca dao, tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung thể loại này.
Chúng tôi cho rằng, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện dân gian đều giúp học sinh dễ tiếp thu hơn rất nhiều lần so với truyện ngụ ngôn của nước ngoài hay các tài liệu dịch khác, bởi các thể loại này có vần có điệu, hình ảnh giản dị, quen thuộc và nội dung phù hợp với nhận thức, lối sống của người Việt Nam.
Hơn nữa, ngôn ngữ, văn hóa và tư duy là ba yếu tố không thể tách rời khi con người ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào khi tri nhận về sự vật hiện tượng hay thế giới khách quan. Vậy nên, Giáo sư cho rằng trẻ lớp 1 khó tiếp thu ca dao, tục ngữ là một quan điểm hoàn toàn sai lạc, không thể chấp nhận được.
Ngày 12/10/2020, Báo Người lao động nêu quan điểm, “nhưng trước quá nhiều “sạn” được đông đảo người dân chỉ ra, thay vì bình tĩnh tiếp nhận, lắng nghe với thái độ cầu thị, thậm chí làm rõ những khác biệt để thấu tình đạt lý, thì Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên bộ sách Cánh Diều đang cố chống chế chẳng mấy thuyết phục, như “thêm dầu vào lửa” làm nhiều người cảm thấy bức bối thêm.
Chúng tôi nhận thấy, với tư cách là Tổng Chủ biên biên và Chủ biên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết hãy lắng nghe dư luận, nhất là đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho quyển sách đầy tai tiếng này, bởi sách giáo khoa dạy cho trẻ em lớp 1 không thể thích viết gì thì viết…
Tài liệu tham khảo:
[1] //zingnews.vn/tong-chu-bien-noi-ve-tranh-cai-quanh-sach-tieng-viet-1-post1140349.html?
[2]//vnexpress.net/chu-bien-nguyen-minh-thuyet-giao-duc-dang-bi-dinh-kien-4174184.html?
[3] //nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-chu-bien-sach-giao-khoa-lop-1-bot-bon-cot-du-luan-20201011205041647.htm?
Hết sức đau lòng vì lại thêm một lần nữa sự cố Giáo dục hành con cháu chúng ta đang làm chấn động dư luận. Sự cố này là kết quả tất yếu của các cuộc cải cách giáo dục hơn hai mươi năm gần đây nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học…đều không dựa trên một triết lý, một tư tưởng hay một lý luận giáo dục rõ ràng và nghiêm chỉnh nào. Tất cả chỉ là các Dự án, đổi mới mang tính chắp vá, tiền thuế của Dân phải trả cho các Dự án này biết bao nhiêu mà đến giờ cuốn sách giáo khoa lớp 1 dạy tiếng mẹ đẻ cho con em mình vẫn làm không được.
![]() |
Giáo sư Chu Hảo, ảnh do tác giả cung cấp. |
Chúng tôi cho rằng, lúc này cần dừng ngay các Dự án đổi mới giáo dục tiêu tốn tiền thuế của Dân kiểu này trước khi tiến hành một cuộc Tổng kiểm tra giáo dục một cách độc lập, toàn diện và khách quan để biết rõ thực trạng nền giáo dục nước nhà, và trên cơ sở đó Nhà nước giao cho một Ủy ban (cũng phải độc lập) nghiên cứu đề xuất một Chương trình Cải cách toàn diện và triệt để giáo dục, trình Quốc hội thông qua và giao cho Chính phủ thực hiện.
Còn đau lòng hơn cho những người thực lòng muốn thực hiện Phản biện xã hội (mà Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng khẳng định: Không có nó thì xã hội đã chết lâm sàng) một cách nghiêm túc. “Phản biện” như được thấy trên các phương tiện truyền thông chính thống cũng như trên các mạng xã hội trong sự cố sách giáo khoa lần này kinh hoàng quá! Nó đi quá xa khỏi tinh thần học thuật, nó có vẻ bạo lực hơn cả bạo lực theo nghĩa đen. Có lẽ chúng ta phải cùng nhau học hỏi lại cách đối thoại ôn hòa, tử tế và trung thực mà Socrate đã dậy cho giới trẻ ở Athen-Hy lạp ngay từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. “Phản biện” với cung cách này thì làm triệt tiêu luôn cả mọi nỗ lực xây dựng một Xã hội công dân lành mạnh mà chúng ta hằng mong muốn .
Tôi cũng rất lấy làm tiếc cho nhóm chủ biên hình như đã không lường trước được hết các hậu quả của cách ứng xử mà theo tôi là chưa thích hợp trước phản ứng gần như chỉ có một chiều “lên án” của một số nhỏ có chuyên môn và một số rất đông những người đang hết sức bức xúc. Với một sản phẩm giáo dục có một số lỗi không thể tranh cãi và nhiều điều còn phải tranh luận thì nên chăng các tác giả tỏ rõ hơn tinh thần cầu thị chấp nhận những phản bác có lý lẽ và thiện chí, với một lời xin lỗi chân thành công khai trước cộng đồng. Nếu không, tôi e rằng sự việc còn bị đẩy đi xa hơn nữa, không ai mong muốn và cũng chẳng ích lợi gì cho xã hội. Bởi tôi ngờ rằng đằng sau sự om sòm này có hơi hướng của sự cạnh tranh không lành mạnh thị trường sách giáo khoa, và không loại trừ có cả sự tham gia của các nhóm lợi ích quyền lực đi đôi với quyền lợi.
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét