ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Anh có một triệu ca Covid-19, tuyên bố tái phong tỏa toàn quốc (VNN 1/11/2020)-Mỹ làm gì để bảo vệ cuộc bầu cử? (VNN 1/11/2020)-Dân chủ nước Mỹ nhìn từ Úc châu (BVN 1/11/2020)-Nguyễn Quang Duy-Ông Michael Nguyễn: “con chốt” người Mỹ may mắn (BVN 31/10/2020)-Diễm Mi-Cộng đồng gốc Việt trong mắt truyền thông dòng chính (TD 31/10/2020)-Nhã Duy-Tập Cận Bình sẽ không dám đụng tới Đài Loan (TD 30/10/2020)-Trần Trung Đạo-Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống Trung Quốc' (BBC 29-10-20)-Vị tổng thống nghèo nhất thế giới (TD 29/10/2020)-Sao Trung Quốc lại hứa chia sẻ dữ liệu nước quanh năm với Ủy hội Sông Mekong? (BVN 29/10/2020)-Thanh Trúc-Tổng thống Donald Trump với khát vọng ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’ (VNN 29/2020)-Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội (BVN 28/10/2020)-Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Việt Nam để bàn bạc những gì? (RFA 28-10-20)-Những thách thức chờ đón nữ thẩm phán được ông Trump chọn (VNN 28/10/2020)-Donald Trump nhận tin xấu giờ chót, Trung Quốc đặt ra mục tiêu mới (VNN 28/10/2020)-Tình báo đối phương của hai cuộc chiến tranh Đông Dương (VHNA 28-10-20)-Biển Đông: Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc (BVN 27/10/2020)-Dưới áp lực của Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ (BVN 27/10/2020)-Cách nào để ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam? (RFA 26-10-20)-Facebook hỗ trợ kiểm duyệt ở Việt Nam (BVN 24/10/2020)-Vũ Quốc Ngữ dịch-
- Trong nước: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink: “Ước gì có thể ở Việt Nam mãi mãi...” (CAND 31-10-20)-Cán bộ “xé rào”: Không bảo vệ được cái mới, trả giá lớn nhất là niềm tin! (DT 31-10-20)-Lê Huy Ngọ-Càng khó khăn chúng ta càng nỗ lực đưa đất nước tiến lên (GD 31/10/2020)-NXP-Tâm sự xúc động của mẹ chồng Thủy Tiên về con dâu nổi tiếng (VNN 31/10/2020)-Nâng cao lòng tự trọng của cán bộ, hình thành văn hóa không chạy chức (VNN 30-10-20)-Trân quý từng ý kiến của kiều bào (NLĐ 30-10-20)-Chấm dứt tình trạng trì trệ, sợ trách nhiệm, tâm lý nhiệm kỳ, quan liêu (GD 30/10/2020)-NXP-Mục tiêu tối hậu: vào Đảng Cộng sản để thăng quan tiến chức? (RFA 30-10-20)-21 người thoát nạn trong vụ sạt lở ở Nam Trà My (KTSG 29/10/2020)-Quân đội xuyên đêm thông đường lên điểm sạt lở Trà Leng nơi 45 người bị vùi lấp (VNN 29/10/2020)-
- Kinh tế: Du thuyền bị phân rã bán phế liệu vì ế khách trong mùa dịch (KTSG 1/11/2020)-ở Thổ Nhĩ Kỳ-Các ông lớn công nghệ Mỹ lãi đậm giữa mùa dịch (KTSG 1/11/2020)-Vinmart+ đóng hơn 400 cửa hàng để tiến tới điểm hòa vốn (KTSG 1/11/2020)-Tổng lợi nhuận 5 năm của Vietnam Airlines bị ‘thổi bay’ trong 9 tháng (KTSG 1/11/2020)-Kho bạc mua trái phiếu chính phủ: có gì không ổn! (KTSG 1/11/2020)-Thừa vốn, ngân hàng đang làm gì? (KTSG 1/11/2020)-Luật Chứng khoán 2019 và nghĩa vụ tuân thủ đối với công ty đại chúng (KTSG 1/11/2020)-Sự ‘xoay trục’ của Thế Giới Di Động nhìn từ dòng tiền kinh doanh (KTSG 1/11/2020)-Dồn sức kéo du khách từ các địa phương khác đến TPHCM (KTSG 1/11/2020)-Korona Board Game giành quán quân ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2020 (KTSG 1/11/2020)-Giá gas bất ngờ tăng mạnh (KTSG 31/10/2020)-'Tất cả vấn đề về tự chủ đại học phải tuân theo quy định của pháp luật' (KTSG 31/10/2020)-Khảo sát của Visa: 79% người tiêu dùng thích thanh toán không tiền mặt (KTSG 31/10/2020)-Bamboo Airways nhắm tới các đường bay ngách (KTSG 31/10/2020)-Đường đua thương mại hóa mạng 5G đã bắt đầu (KTSG 31/10/2020)-Lũ lụt hại dân: Thiếu giám sát thủy điện hại rừng (NĐT 30-10-20)-Đâu là thủ phạm gây lũ? (ĐĐK 31-10-20)-Lũ lụt miền Trung, thuỷ điện nhỏ có phải tội đồ? (Leader 31-10-20)-Người dân Hà Tĩnh tiếp tục phát hiện vàng trong đồ cũ cứu trợ (Nđưa Tin 31-10-20)-Ý tưởng dùng chợ của Việt kiều để trợ lực xuất khẩu sang EU (VnEx 31-10-20)-
- Giáo dục: Xúc động bức thư gửi trò vùng lũ ngày trở lại trường của “thầy giáo làng” (GD 1/11/2020)-Giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên vẫn đang rất khó khăn ở các địa phương (GD 1/11/2020)-Bộ Giáo dục, nhóm tác giả sách Cánh Diều trân trọng cảm ơn các ý kiến góp ý (GD 1/11/2020)-Cách tính tiền lương một giờ, tiền lương làm thêm giờ của giáo viên hiện nay (GD 1/11/2020)-Sách giáo khoa phải được sử dụng ổn định, lâu dài, tránh lãng phí (GD 1/11/2020)-Giáo viên không được dùng giáo án điện tử là do cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn? (GD 1/11/2020)-Đại biểu kiến nghị cần tuyển dụng sinh viên có bằng trung cấp, cao đẳng sư phạm (GD 1/11/2020)-Kết quả rà soát hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư của ngành Y, Dược (GD 31/10/2020)-Công khai bản thảo sách giáo khoa lên mạng Internet là rất cần thiết (GD 31/10/2020)-
- Phản biện: Góp ý về bài “Binh chủng phòng chống thiên tai” của TS Nguyễn Ngọc Chu (BVN 1/11/2020)-Vũ Linh Huy-Góp ý về nguyên nhân Lũ Lụt (BVN 31/10/2020)-Hà Dương Tuấn-Đất nước hay chế độ? (BVN 31/10/2020)-Tạ Duy Anh-Phân cực chính trị: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam (BVN 31/10/2020)-Cái Lư Hương-Khủng hoảng rác hay khủng hoảng quản trị ở Hà Nội? (TD 31/10/2020)-Nguyễn Như Phong-Vì sao Hồ Chí Minh thành công năm 1945 và câu hỏi hiện nay? (viet-studies 30-10-20)-Lê Thế Biểu-Binh chủng phòng chống thiên tai (BVN 30/10/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Vấn đề của nước mình (BVN 30/10/2020)-Mai Quốc Ân-Chuyện rác Hà Nội (BVN 30/10/2020)-Mạc Văn Trang-Góp ý Văn kiện Đại hội XIII: Chủ nghĩa quan liêu dung dưỡng nạn tham nhũng (VNN 29/10/2020)-Hội thảo MTTQ-Việt Nam trước một thế giới bất an và bất định (viet-studies 28-10-20)-(VBVN 29/10/2020)-Nguyễn Quang Dy-Từ Nghị định 64 nghĩ về cơ chế bảo hiến (BVN 29/10/2020)-Lý Minh-Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp (TD 28/10/2020)-Nguyễn Thông-Bình “ruồi” sẽ trở thành… củi? (TD 28/10/2020)- Lê Nguyễn Hương Trà-
- Thư giãn: Huyền thoại 007 Sean Connery qua đời ở tuổi 90 (VNN 1/11/2020)-Người đàn ông bỏ nhà Sài Gòn ra sống gầm cầu: Ở đây sướng hơn phòng máy lạnh (VNN 1/11/2020)
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ ở miền Trung. Ảnh: Thanh Niên.
Trước phản hồi của dư luận về thế lưỡng nan của người dân trong việc cứu trợ đồng bào lũ lụt trái với Nghị định 64/2008/NĐ-CP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng một nghị định mới để thay thế cho nghị định cũ.
Việc lắng nghe của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến việc sửa đổi những điểm vô lý và bất cập của Nghị định 64 là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, với hệ thống pháp luật có rất nhiều bất cập như hiện nay ở Việt Nam, không phải lúc nào các bất cập của pháp luật cũng được phản ánh lên báo chí và được thủ tướng quan tâm để sửa đổi.
Ở Mỹ, Nghị định 64 chắc chắn sẽ bị kiện lên Tòa án Tối cao bằng cách viện dẫn Hiến pháp. Khi đó, Tòa án Tối cao sẽ đưa ra phán quyết rằng Nghị định 64 vi phạm Hiến pháp và buộc chính phủ phải huỷ bỏ nghị định vi hiến đó.
Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay chưa tồn tại một thể chế có thẩm quyền tối hậu trong việc giải thích Hiến pháp như Toà án Tối cao Hoa Kỳ để bảo vệ và giải thích Hiến pháp trước các quy định vi hiến được Quốc hội và chính phủ thông qua trong các bộ luật và nghị định. Do đó, các cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, dù làm đúng với đạo đức và lương tâm, hoàn toàn có thể bị xử phạt theo đúng các quy định pháp luật hiện hành mà không có quyền viện dẫn Hiến pháp lên Tòa Tối cao để lật lại bản án, từ đó thay đổi các luật lệ hiện hành.
Nói cho đúng, ở khoản 2 điều 74 Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng có quy định về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Nhưng trước những quy định của pháp luật trái với Hiến pháp, công dân Việt Nam không biết làm cách nào để đưa đơn kiện lên tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đề nghị giải thích Hiến pháp. Hiến pháp có quy định về việc giải thích hiến pháp nhưng không có giá trị thực thi trên thực tế.
Không có một tòa án tối cao để bảo vệ và giải thích Hiến pháp, Hiến pháp Việt Nam rất ít được coi trọng trong thực tế cuộc sống. Giới luật sư khi bào chữa cũng chỉ viện dẫn đến các quy định của pháp luật vì những thẩm phán xét xử cũng chỉ dựa vào các điều luật. Tôi rất hiếm khi thấy giới luật sư Việt Nam viện dẫn các quy định của Hiến pháp Việt Nam để bào chữa cho thân chủ. Lý do rất dễ hiểu là viện dẫn Hiến pháp cũng không mang lại lợi ích gì cho việc bào chữa.
Báo chí Việt Nam cũng hiếm khi viện dẫn Hiến pháp Việt Nam để lập luận cho bài viết của mình. Hầu hết các vấn đề liên quan đến luật thì chỉ viện dẫn đến các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư… Chẳng mấy khi có ai đó chỉ ra một điều luật trong các bộ luật đó trái với quy định của Hiến pháp và mang điều đó kiện lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ví dụ: Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Nếu theo quy định này thì công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, Phạm Đoan Trang viết sách “Chính trị bình dân” là một hành động thực hiện quyền tự do ngôn luận, việc công an Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang là trái với quyền tự do ngôn luận đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
Nếu ở Mỹ, vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang sẽ được các luật sư viện dẫn Hiến pháp để đưa vụ án lên Tòa án Tối cao để xét xử. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tôi không rõ những luật sư của Việt Nam có thể đưa vụ kiện lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu giải thích điều 25 của Hiến pháp 2013 hay không? Tôi thật sự mong chờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra lời giải thích về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam thông qua các vụ kiện liên quan đến quyền tự do ngôn luận như vụ Phạm Đoan Trang.
Một ví dụ nữa là việc Bộ Thông tin – Truyền thông xử phạt hành chính báo Phụ Nữ vì đưa tin về tập đoàn Sun-group.
Sau những bài viết phản ánh các hoạt động của tập đoàn Sun-group, báo Phụ Nữ đã bị Cục Báo chí, Bộ Thông tin – Truyền thông xử phạt hành chính với lý do đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu sự việc xảy ra ở Mỹ, báo Phụ nữ sẽ viện dẫn điều 25 của Hiến pháp về việc bảo vệ quyền tự do báo chí để đưa vụ việc lên Tòa án Tối cao để xét xử. Trong khi đó ở Việt Nam, báo Phụ Nữ phải chấp nhận chịu phạt mặc dù trong thâm tâm vẫn nghĩ rằng mình không làm điều gì sai và lên tiếng với BBC rằng các bài viết không sai bản chất của vấn đề.
Trong một hệ thống pháp luật tốt, vụ kiện về việc xâm phạm quyền tự do báo chí đáng lẽ phải được đưa ra tòa tối cao, nơi có thẩm quyền trong việc bảo vệ và giải thích Hiến pháp, để xét xử. Từ kết quả của vụ kiện, người dân mới biết được rằng Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trên thực tế nghĩa là gì.
Hiến pháp trên lý thuyết là bộ luật cao nhất của một quốc gia. Thế nhưng để Hiến pháp trở thành bộ luật cao nhất thì cần phải có một tòa án tối cao để bảo vệ và giải thích Hiến pháp, hay còn gọi là cơ chế bảo hiến. Khi đó, khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp” được nhìn thấy khắp nơi ở Việt Nam mới đi vào thực tế cuộc sống.
L.M.
Nguồn: luatkhoa.org