ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Di sản đối ngoại gây tranh cãi sau 4 năm cầm quyền của ông Trump (VNN 27/8/2020)-Mỹ trừng phạt loạt công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông (VNN 27/8/2020)-Lầu Năm Góc đã sẵn sàng đối phó với Trung Quốc (BVN 27/8/2020)-Mark Esper-Lý do Mỹ - Trung không đối đầu quân sự (VNN 26/8/2020)-Bí mật siêu căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương (VNN 26/8/2020)-Ủy hội sông Mekong hối thúc Trung Quốc chia sẻ dữ liệu (BVN 26/8/2020)-Tàu tuần tra Triều Tiên bắn tàu cá Trung Quốc (VNN 25/8/2020)-Ai chủ mưu vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy? (VNN 25/8/2020)-Trung Quốc dịu giọng với Việt Nam về vấn đề Biển Đông: Thực lòng hay thủ đoạn? (BVN 25/8/2020)-Lê Vy-Việt Nam làm gì khi Trung Quốc thuê những khu vực trọng yếu? (RFA 24-8-20)-'Nữ hoàng tóc tết' Ukraina nhiễm Covid-19, Nga thử vắc-xin quy mô lớn (VNN 24/8/2020)-Bốn yếu tố giúp Singapore đẩy lùi tham nhũng (VNN 24/8/2020)-
- Trong nước: Vi phạm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng (GD 26/8/2020)-Hàng loạt cán bộ ở Trà Vinh 'dính' vụ thất thoát ngân sách gần 24 tỷ (VNN 26/8/2020)-Vì sao ông Nguyễn Thanh Nghị cùng nhiều lãnh đạo Kiên Giang bị kiểm điểm? (VTC 26-8-20)-VN: Tại sao giới trẻ hâm mộ giang hồ mạng Phú Lê, Khá Bảnh? (BBC 25-8-20)-Rò rỉ các tài liệu mật tiết lộ, ĐBQH Phạm Phú Quốc đã mua... (TD 25/8/2020)-ĐBQH Phạm Phú Quốc: Tôi có quốc tịch Cộng hoà Síp, nhưng do gia đình bảo lãnh (SGGP 25-8-20)-'Không có báo cáo nào của đại biểu Phạm Phú Quốc về việc có 2 quốc tịch' (ĐĐK 26-8-20)-Tiền đâu Đại biểu Quốc hội Việt Nam 'chạy' hộ chiếu nước ngoài? (RFA 25-8-20)-Vào vai người đi mua BĐS để có quốc tịch SIP, bạn sẽ được hướng dẫn ra sao? (ĐĐK 26-8-20)-Việt Nam tìm cách thu hút và giữ chân các tập đoàn lớn (PLTP 26-8-20)-Chân dung đại biểu Quốc hội TP. HCM khóa XIV Phạm Phú Quốc (DV 25-8-20)-Nhiều lãnh đạo tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm vì sai phạm đất đai (Zing 25-8-20)-Về tin đồn Nguyễn Đức Chung tự sát hay bị đầu độc…(TD 25/8/2020)-Lê Văn Đoành-Tự do Internet và nhân quyền ở Việt Nam (VNN 24/8/2020)-
- Kinh tế: Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTTP (GD 27/8/2020)-Nhận diện những thách thức của thành phố mang tên Thủ Đức (KTSG 27/8/2020)-Ngân hàng nào ổn định nhất trong đại dịch? (KTSG 27/8/2020)-Chính sách kinh tế sẽ thay đổi vì Covid-19? (KTSG 27/8/2020)-Chính sách kinh tế vượt Covid-19 nên ưu tiên điều gì? (KTSG 27/8/2020)-Mỗi tuần, TPHCM giải ngân 900 tỉ đồng mới đạt chỉ tiêu đầu tư công (KTSG 26/8/2020)-Thị trường hạt khô điêu đứng vì dịch bệnh (KTSG 26/8/2020)-Ngân hàng ‘hứng đòn’ do nợ xấu tăng nhanh (KTSG 26/8/2020)-Bài toán 30.000 tỉ đồng xử lý chất thải rắn ở Quảng Nam (KTSG 26/8/2020)-Công khai ngân sách nhà nước trên cổng thông tin điện tử (KTSG 26/8/2020)-Cẩn trọng với các rủi ro pháp lý của hợp đồng gửi qua e-mail (KTSG 26/8/2020)-70% hồ sơ dự thi về giải pháp chuyển đổi số là từ nước ngoài (KTSG 26/8/2020)-Vốn ngoại đăng ký gần đạt mốc 20 tỉ đô la trong 8 tháng (KTSG 26/8/2020)-ACV kiến nghị giảm 3 lần tổng mức đầu tư sân bay Điện Biên (KTSG 26/8/2020)-Việt Nam - Vịnh tránh bão trong tâm dịch (KTSG 26/8/2020)- Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ(RFA 26-7-20)-Những điều cần làm rõ trong hợp tác nguồn nước sông Mekong (ĐV 26-8-20)-Nguyễn Ngọc Trân-Doanh thu tăng gấp đôi trong 3 năm, nhiều casino vẫn liên tục báo lỗ (TT 26-8-20)-Vì sao Đà Lạt bị đổi thay? (Leader 26-8-20)-
- Giáo dục: Thứ trưởng Lê Quân khẳng định Cao đẳng Phú Châu đào tạo chui (GD 27/8/2020)-Gần 500.000 thí sinh có điểm môn Tiếng Anh dưới 5 điểm (GD 27/8/2020)-Đại học Thái Bình tuyển sinh hệ chính quy, cấp bảng điểm hệ “vừa làm, vừa học" (GD 27/8/2020)-Đại biểu Đà Nẵng lên tiếng về việc các trường Đại học bị xuyên tạc, “nói xấu" (GD 27/8/2020)-Thái Nguyên chấm thi kiểu gì mà nhầm 9,5 thành 0,5? (GD 27/8/2020)-Quảng Ninh sẽ tổ chức khai giảng năm học mới với tinh thần gọn nhẹ (GD 27/8/2020)-Nghị lực vượt lên hoàn cảnh để theo đuổi ngành PR của nữ thủ khoa xứ Thanh (GD 27/8/2020)-Môn Lịch sử có 371 thí sinh đạt điểm 10, 10 thí sinh bị điểm 0 (GD 27/8/2020)-119 thí sinh bị điểm liệt môn Ngữ văn, 2 thí sinh đạt điểm 10 (GD 27/8/2020)-Tiết lộ công nghệ "ghép lớp" của Cao đẳng Phú Châu, học 3 tháng có bằng? (GD 27/8/2020)-10 địa phương dẫn đầu điểm trung bình môn Tiếng Anh (VNN 27/8/2020)-Đại học Tôn Đức Thắng: Năng lực nghiên cứu khoa học đang “cất cánh”...(TD 26/8/2020)-Trần Tuấn-
- Phản biện: Tâm linh – Thức tỉnh và Kiếp Nhân sinh (BVN 27/8/2020)-Chu Hảo-Cảm nhận và suy lý về Karl Marx (BVN 27/8/2020)-Nguyễn Đình Cống-Đừng lập lờ đánh lận con đen! (BVN 27/8/2020)-Mạc Văn Trang-Vì sao bọn quan tham chọn Cyprus? (TD 26/8/2020)-Đỗ Ngà-Cộng hòa Cyprus cài cắm người vào Quốc hội VN? (TD 26/8/2020)-Ghế đại biểu Quốc hội giá bao nhiêu? (TD 26/8/2020)-Nguyễn Thùy Dương-Nên xé bỏ những thứ văn tự ngược đời đã trói chặt những ước... (TD 26/8/2020)-Trịnh Hữu Long-Sự minh bạch của tấm hộ chiếu (TD 26/8/2020)-Trung Bảo-Bàn về đa đảng khi cùng chung một chủ thuyết cộng sản (BVN 26/8/2020)-Lynn Huỳnh-Nhân Dân đang nhìn về các vị đó, các tướng lĩnh! (BVN 26/8/2020)-Lưu Trọng Văn-Vùng cấm (TD 25-8-2020)-Đỗ Ngà-Làm nhục người mẹ vứt con: Sai cả về tư duy pháp lý lẫn đạo đức (BVN 25/8/2020)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Đầu tư nước ngoài: Không chuẩn bị cho con người (BVN 25/8/2020)-Hiền Vương-Luật nào cho đảng thời Covid-19? (TD 24/8/2020)-Lê Liêu Minh-Có nên kỷ niệm Hiệp ước Biên giới Việt – Trung? (TD 24/8/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-
- Thư giãn: Những vụ phản bội 'hiếm có' trong lịch sử tình báo Liên Xô (VNN 27/8/2020)-Hai chàng trai làm giày từ bã cà phê, lọt top Forbes 30 Under 30 (VNN 27/8/2020)-
Việt Nam là nước đưa Internet vào khá muộn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Internet đã đem lại cho Việt Nam kết quả lớn nhất là mặt bằng dân chủ lẫn kinh tế ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Nhớ lại thời điểm năm 1997, khi Internet chính thức vào Việt Nam, không thể không nhắc đến cuộc tranh luận nảy lửa giữa những lo ngại về an ninh quốc gia và lợi ích của xa lộ thông tin, quyền tiếp cận thông tin trên mạng Internet.
Cột mốc 23 năm có thể không phải là khoảng thời gian dài đối với sự phát triển của đất nước nhưng đối với một lĩnh vực có tốc độ phát triển thần kỳ như CNTT và Internet nói riêng, đó là khoảng thời gian đủ để diễn ra bao đổi thay khó tưởng tượng.
Ông Trần Bá Thái, nguyên Giám đốc NetNam - người được đánh giá có đóng góp ở vị trí thứ hai để đưa Internet vào Việt Nam cho rằng: "Việt Nam đưa Internet vào khá muộn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Internet đã đem lại cho Việt Nam kết quả lớn nhất là mặt bằng dân chủ lẫn kinh tế ngay từ những giai đoạn đầu tiên".
CUỘC 'VẬT LỘN' CỦA TƯ DUY TRƯỚC SỰ ĐỔI MỚI
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho rằng đằng sau việc cho mở Internet là cả một chặng đường dài ‘vật lộn’ về tư duy đổi mới. Thời kỳ đó, đất nước đang ở trong công cuộc đổi mới đầy khó khăn phức tạp. Vì vậy, tư duy đổi mới được khởi động mạnh, các nhà lãnh đạo cũng quyết tâm đổi mới. Việc cho mở hay không mở Internet lúc bấy giờ là thử thách rất lớn trong quá trình đổi mới bởi đây là vấn đề rất nhạy cảm.
Năm 1991, ông Mai Liêm Trực đi họp và được tiếp xúc với Internet lần đầu tiên tại Washington DC, Mỹ. Sau đó, tại một số cuộc họp ở châu Á, nhiều nhà lãnh đạo các nước đã chào ông là "See you on Internet".
Khi chưa có Internet, lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu Tổng cục Bưu điện phát hành các báo của Việt Nam sang Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ để bạn bè hiểu Việt Nam hơn nhưng ngay cả phát hành sang bên kia rồi thì ai bán báo, đấy là chưa kể vận chuyển qua đường hàng không rất khó khăn và đắt đỏ. Nhưng với Internet, đó là chuyện đơn giản và không tốn kém nhiều. Lúc đó, các nhà chuyên môn, khoa học và cả giới truyền thông thì ủng hộ việc mở Internet. Còn các nhà lãnh đạo thấy Internet quá mới nên phải thận trọng và yêu cầu phải hạn chế được mặt trái của Internet.
“Vào những giờ chót thuyết phục cho mở Internet ở cấp cao nhất là Thường trực Bộ Chính trị, Thủ tướng Phan Văn Khải đặt câu hỏi: Nếu mở thì có chặn được hết những thông tin độc hại trên Internet hay không? Chúng tôi gồm tôi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, anh Khánh Toàn - Thứ trưởng Bộ Công an, anh Chu Hảo - Thứ trưởng Bộ KHCN đã báo cáo trong cuộc họp với Thường trực Bộ Chính trị. Anh Khánh Toàn lúc đó có nói về văn bản rất chặt chẽ.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hỏi tiếp: Nhưng trên thực tế thì sao? Tôi đứng lên báo cáo đã có văn bản và thông tư liên tịch giữa Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an và Bộ Văn hoá Thông tin rất chặt chẽ, nhưng trong triển khai do điều kiện kỹ thuật nghiệp vụ không thể nào chặn được hết. Tuy nhiên, chúng ta sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các thông tin độc hại của Internet.
Sau đó, Thường trực Bộ Chính trị đã đồng ý cho mở Internet và chúng tôi sang thuyết phục Chính phủ. Cả 4 anh em chúng tôi đến nhà riêng Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng đã đồng ý cho mở Internet. Tuy nhiên, khi chúng tôi ra về, Thủ tướng vỗ vai tôi nói: “Các cậu làm thế nào thì làm nhưng đừng để đến khi phải đóng lại thì không biết phải nói ra sao với thế giới”, ông Mai Liêm Trực kể lại.
INTERNET LÀ THÀNH QUẢ CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Nhớ lại những ngày đầu thuyết phục cho mở Internet, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh - một trong 10 người được giới truyền thông đánh giá có công lớn nhất để đưa Internet vào Việt Nam - chia sẻ, chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn của Internet cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và khả năng quản lý được hoạt động của Internet.

Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở Internet rồi thì việc mở cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ban hành ngày 21/3/1997 còn quy định “Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.
Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở Internet. “Tôi đánh giá việc Nhà nước ta cho mở Internet lúc đó là thể hiện tư duy đổi mới của lãnh đạo Đảng, Chính phủ lúc bấy giờ và cũng là kết quả rõ rệt của công cuộc đổi mới”, ông Nguyễn Khánh nói.
TƯ DUY 'QUẢN' THEO KỊP 'MỞ'
“Tôi không bao giờ quên hôm đó là ngày 19/11/1997, Internet chính thức được mở tại Việt Nam, tâm trạng tôi lúc đó rất mừng vì cả một thời cơ lớn đã không bị mất đi và đất nước từ nay đã có phương tiện để thay đổi. Khi tổ chức họp báo với các hãng thông tấn nước ngoài, tôi hứng khởi nói bằng tiếng Anh để khi các hãng này phát ra trên thế giới không bị “tam sao thất bản” do phải dịch từ tiếng Việt”, ông Mai Liêm Trực kể.
Thế nhưng ngay khi chúng ta mở thì Nghị định 21 vẫn bó buộc Internet phát triển để rồi 3 năm sau đó chúng ta ra Nghị định 55 để "cởi trói" cho Internet. Khi mở Internet năm 1997, không chỉ có Nghị định 21 mà đã có văn bản của cấp cao chỉ đạo "quản đến đâu mở đến đấy".
Lúc đó chúng tôi biết rằng, Nghị định 21 có nhiều điểm không ổn để cho Internet phát triển. Ngay từ đầu, Tổng cục Bưu điện đã thấy rằng, cần phải thay đổi Nghị định này, bởi nếu giữ tư duy “quản” theo kịp với “mở" là phi biện chứng và hạn chế sự phát triển. Việc quản lý phải theo kịp với phát triển là đúng với các ngành chứ không riêng gì Internet. Thế nhưng, việc thuyết phục để chuyển sang tư duy “quản” phải theo kịp với “mở” rất khó khăn nên việc thuyết phục chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 là chuyện không dễ dàng. Ngay cả khi chúng ta mở Internet rồi thì trong nhận thức vẫn còn quá nhiều lo ngại. Lúc đó vấn đề mở đại lý Internet cũng bị hạn chế. Ngay cả VNPT muốn mở đại lý Internet cũng không được”, ông Mai Liêm Trực nói.
Nguyên Tổng cục trưởng Mai Liêm Trực cho rằng, bài học đầu tiên là luôn đổi mới tư duy đối với các lĩnh vực, đặc biệt là Internet, bởi đây là lĩnh vực phát triển rất nhanh. Nếu chúng ta cứ hài lòng với sự thành công mà không đổi mới tư duy thì sẽ không phát triển được Internet. Xu hướng xã hội ngày càng dân chủ, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn. Internet là sự gắn kết giữa công nghệ dịch vụ và nội dung nên không đổi mới tư duy sẽ không thúc đẩy Internet phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét