ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Các nước và vùng lãnh thổ chữa khỏi hết bệnh nhân Covid-19 (VNN 3/9/2020)-Cố Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy: Dã tâm của Tập còn lớn hơn Mao (BVN 3/8/2020)-Làm thế nào để buộc Bắc Kinh nhận trách nhiệm về đại dịch virus corona (BVN 3/8/2020)-Chiến lược Mỹ “thoát Trung” của Đảng Cộng hòa (BVN 2/8/2020)-Nguyễn Quang Duy-Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương (BVN 2/8/2020)-Phát hiện âm mưu mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa (BVN 2/8/2020)-Suy nghĩ trong những ngày đại dịch, thiên tai ở Trung Quốc – Đảng CSTQ đang phản lại chính cha ông, tổ tiên mình (BVN 1/8/2020)-Lê Phú Khải-Vài suy nghĩ về dân chủ hiện nay: Tính độc đoán của chủ nghĩa tuyệt đối (Bài 4) (BVN 1/8/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Vệ tinh của Trung Quốc liệu có làm phương Tây e ngại? (KTSG 1/8/2020)-Nỗi ám ảnh của Tập Cận Bình: Trở thành Gorbachev thứ hai đưa Trung Quốc vào con đường của Liên Xô (viet-studies 31-7-20)-Đồng thuận mới tại Biển Đông cần biến thành hành động thực tế: GS Carl Thayer (RFA 29-7-20)-
- Trong nước: Thủ tướng: Tính toán chặt chẽ trước khi quyết định giãn cách xã hội (GD 3/8/2020)-Thủ tướng đề nghị toàn dân cài đặt Bluezone để truy vết nhanh (VNN 3/8/2020)-Thêm 30 trường hợp mắc Covid-19, Việt Nam có 620 ca bệnh (KTSG 2/8/2020)-Bí thư TP.HCM đề nghị cách ly Đà Nẵng như ở Vũ Hán (TN 2-8-20)-Cụ bà 100 tuổi ở Quảng Nam đã đi đâu khiến mắc COVID-19? (PN 2-8-20)-11 ca Covid nặng, Việt Nam không còn bác sĩ điều trị nếu mất cảnh giác (VNN 2/8/2020)-Bộ Y tế thông báo khẩn tìm người trên 2 chuyến bay và 9 địa điểm (VNN 2/8/2020)-Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khoanh gọn, dập sớm ổ dịch ở Đà Nẵng (GD 1/8/2020)-Vingroup của một đất nước bản lĩnh, nhân đạo, nghĩa tình (GD 1/8/2020)-Thêm 28 ca nhiễm Covid-19 (KTSG 1/8/2020)-Việt Nam thêm 12 ca dương tính mới, liên tiếp phát hiện người Trung Quốc nhập cảnh trái phép (KTSG 1/8/2020)-TPHCM tăng cường tầm soát và chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 (KTSG 1/8/2020)-TPHCM tăng cường tầm soát và chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 (KTSG 1/8/2020)-Nguyên Phó Chủ tịch TPHCM biến đất công thành đất tư: Ải mĩ nhân? (TP 1-8-20)-Ông Trần Quốc Vượng: Trí thức, văn nghệ sĩ là sức mạnh của Đảng (Zing 31-7-20)-Nhiều lãnh đạo TPHCM xin thôi việc, nghỉ hưu sớm (TP 31-7-20)-Lực lượng công an xứng đáng là "thanh bảo kiếm sắc bén" của Đảng (LĐ 30-7-20)-“Việt Nam bị thất bại nếu không có kinh tế thị trường” (RFA 29-7-20)-
- Kinh tế: Nhật Bản dọn đường cho robot giao hàng trong đại dịch (KTSG 2/8/2020)-Lãi quí 2 hàng trăm tỉ, các đầu mối xăng dầu vẫn chưa thể thoát lỗ (KTSG 2/8/2020)-Vinalines và 'hải trình' mới mang tên VIMC (KTSG 2/8/2020)-Thủ tướng: 'Không để đứt gãy kinh tế, không để tăng trưởng âm' (KTSG 2/8/2020)-‘Canh bạc lớn’ của gia tộc tỉ phú Ấn Độ trong cuộc chạy đua sản xuất vắc-xin Covid-19 (KTSG 2/8/2020)-Mỹ muốn đầu tư tổ hợp điện - khí 8 tỉ đô la ở vịnh Vân Phong (KTSG 2/8/2020)-Startup Việt Nam và IPO: Hãy cứ mơ (KTSG 2/8/2020)-Lữ hành nhờ hỗ trợ gấp vì khách hủy tour, đòi hoàn tiền 100% (KTSG 2/8/2020)-'Số lượng lớn lao động có thể thất nghiệp vào cuối năm' (VnEx 2-8-20)-Vietjet lỗ hơn 2.100 tỷ mảng vận tải hàng không (Zing 2-8-20)-Rao bán khách sạn la liệt, kỳ vọng vốn khủng từ "đại gia" ngoại (DT 2-8-20)-Dệt may thêm chật vật trước 'sóng' Covid-19 mới (VnEx 2-8-20)-
- Giáo dục: Phú Quốc, Lý Sơn thi tại chỗ, sao Phú Quý cứ phải tập trung học trò vào đất liền (GD 3/8/2020)-Liệu giáo viên có thoát cảnh một cổ hai chứng chỉ nghề nghiệp? (GD 3/8/2020)-Thức khuya ôn thi đạt hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ (GD 3/8/2020)-Muốn huỷ thi tốt nghiệp 2020, phải sửa Luật trước (GD 3/8/2020)-Phan Thiết có tình trạng lợi dụng Covid-19 "ngâm" tiền dạy buổi 2 của giáo viên? (GD 3/8/2020)-
- Phản biện: Lời lừa dối hoành tráng (TD 3/8/2020)-Phạm Đình Trọng-Thủ tướng bận tới mức nào? (TD 2/8/2020)-Thái Hạo-Tuyên giáo khai hóa văn minh (TD 2/8/2020)-Dương Quốc Chính-Vì sao Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng tháng 7/2020 (viet-studies 2-8-20) -Nguyễn Quang Dy-Cơ hội tái sinh (BVN 2/8/2020)-Nguyễn Lân Thắng-Dân tộc sẽ có cơ hội trưởng thành qua những thử thách sống còn (BVN 2/8/2020)-Lưu Trọng Văn-Nhân phẩm bị lợi dụng (BVN 2/8/2020)-Tuấn Khanh-Đại dịch COVID 19 và lỗ hổng an ninh biên giới (BVN 1/8/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Kinh tế thị trường ở Việt Nam: Khoảng cách từ “miệng” đến “tay” còn xa (BVN 1/8/2020)-Cẩm Tú-Chuẩn bị cho những gì tệ nhất (BVN 1/8/2020)-Nguyễn Huy Cường-Bố thằng nào biết ngày mai nó… ra sao! (TD 1/8/2020)-Nguyễn Như Phong-Nên bỏ vĩnh viễn kỳ thi tốt nghiệp THPT (TD 1/8/2020)-Nguyễn Quốc Vương-Điều lệ, thông lệ hay … hậu duệ? (GD 31-7-20)- Xuân Dương-Bảo đảm tự do ngôn luận, chứ không cổ súy ngôn luận tự do (VNN 31-7-20)- Thiện Văn-Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng Đại hội Đảng 13? (BVN 26/7/2020)-Sông Hàn-Vui buồn chuyện cái khẩu trang (BVN 26/7/2020)-Nguyễn Ngọc Duy Hân-Vụ án Hồ Duy Hải và vụ án Dreyfus (BVN 25/7/2020)-Đặng Đình Cung-Môi đã hở, liệu răng có lạnh? (BVN 25/7/2020)-Nguyễn Nam-Cái kết nào dành cho Chung “con”? (TD 25/7/2020)-Lê Văn Đoành-Đại hội “thành công” để làm gì? (TD 24/7/2020)-Bùi Văn Thuận-Làm gì để bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển (BVN 24/7/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Tuyên giáo của Đảng CS ‘mở đường’ hay đang ‘tụt hậu’? (BBC 22-7-20)-Lời giải nào cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam? (GD 22/7/2020)-Thu Giang th-
- Thư giãn: Hình ảnh Thủ tướng Phần Lan yêu kiều trong bộ váy cưới (VNN 3/8/2020)-Ba tôi, người đã có một cuộc đời tuyệt diệu (viet-studies 1-8-20)-Hoàng Tuấn-Con của GS Hoàng Tụy tưởng nhớ ba-
NÊN BỎ VĨNH VIỄN KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG/ TD 1-8-2020
Câu chuyện thi hay không thi THPT quốc gia đang nóng lên. Có báo gọi tôi hỏi chuyện này. Tôi thẳng thắn nói lên là nên bỏ vĩnh viễn kỳ thi tốt nghiệp THPT mà lần này, do dịch bệnh-sẽ là cơ hội tốt nhất để quyết tâm “khai tử” kỳ thi không còn ý nghĩa này.
Học sinh nào đã cố gắng học hết 12 năm đều xứng đáng tốt nghiệp THPT.
Chuyện thi tuyển sinh là câu chuyện của các trường cao đẳng, đại học. Họ có thể xét học bạ hoặc tổ chức thi tuyển riêng. Thời đại chỉ cần có bằng đại học là có tấm vé chắc chắn vào đời thành công đã chấm dứt.
Bây giờ là thời đại đại chúng hóa đại học. Đại học giống như là một nơi tạo ra cơ hội học tập cho tất cả thanh niên hơn là một sự đảm bảo. Ngoại trừ các ngành, trường tốp đầu, khó còn lại vào đại học không phải là chuyện khó nữa.
Đấy là cơ hội để giáo dục phổ thông thoát ra khỏi cái hố “học để thi” vô bổ đã kéo dài suốt bao năm nay. Học sinh cắm đầu học để thi và thi xong thì ra khỏi cổng trường hò reo như muốn ném trả lại thầy cô và nhà trường tất cả những gì đã được nhét vào đầu.
Luật giáo dục có quy định mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện con người nhưng học để thi và thi một cách máy móc như đã và đang làm đã khiến cho các môn học trở nên méo mó. Cả thầy và trò chạy theo thành tích, chạy theo con số, danh hiệu.
Không mấy giáo viên dám đào sâu, dạy thật lòng vì sự phát triển của học sinh vì họ luôn lo sợ các kỳ thi, lo sợ điểm số.
Giáo dục cuối cùng là đem đến cơ hội kiến tạo cuộc sống hạnh phúc hơn cho cá nhân và xã hội chứ không phải là các con số để tự thỏa mãn.
Chỉ riêng trong lần này thôi, an toàn của học sinh, giáo viên phải đặt lên hàng đầu.
Lẽ ra phải có kế hoạch trước cho việc này khi mà thế giới vẫn còn dịch bệnh và cửa biên giới không thể đóng hoàn toàn.
Thật lòng, tôi rất mong có sự một sự quyết tâm từ đâu đó để tiễn kỳ thi tốt nghiệp THPT vào dĩ vãng như một kỷ niệm buồn và lấy đây làm điểm tựa để biến nguy thành cơ, biến thách thức thành cơ hội.
Tôi không muốn chứng kiến cảnh hình thức ở trường học như đã và đang thấy.
Đừng lo sợ bỏ thi tốt nghiệp thì học sinh sẽ không học nữa, đơn giản vì có thể chúng không học những thứ mà giáo viên và nhà trường đã quen nhồi nhét nhưng chúng có thể học những thứ cần cho đời sống và tương lai. Ở đó, sẽ cần đến sự thay đổi của giáo dục nhà trường và nỗ lực của từng giáo viên.
MUỐN HỦY THI TỐT NGHIỆP 2020, PHẢI SỬA LUẬT TRƯỚC
TẤN TÀI/ GDVN 3-8-2020
Việc tổ chức thi hay huỷ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong điều kiện có dịch bệnh covid-19 đang tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều nhưng cần phải quyết định nhanh, không chần chừ.
Đó là quan điểm của nhiều chuyên gia về giáo dục khi nói về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 lây lan mạnh trong cộng đồng, và đã có ca tử vong.
“Huỷ hay thi cũng cần quyết nhanh”
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Linh - Giám đốc Đại học Huế cho biết, hiện Bộ Giáo dục cũng như Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến của các chuyên gia giáo dục về việc có nên tổ chức thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.
![]() |
Hàng ngàn học sinh lớp 12 đang khấp khởi trước thông tin có nên tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 hay không? Ảnh: TT
|
“Theo quan điểm của tôi, với tình hình dịch bệnh hiện tại thì nên tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh, không tổ chức thi nữa.
Thời gian đã rất cận kề, bởi nếu thi thì ngày 9 và 10/7 là thi rồi. Còn hơn một tuần nữa thôi nên vấn đề đang rất cấp bách. Nếu không quyết định ngay thì rất gay.
Lúc đầu, có những xu thế là thi hai đợt. Trong đó, những tỉnh nào thuận lợi thì thi đợt 1, tỉnh nào khó khăn do dịch bệnh thì thi đợt 2
Như Đà Nẵng, Quảng Nam không thể thi trong đợt 1 rồi. Nhưng vấn đề đặt ra là dịch bệnh nguy hiểm như thế, nếu thi thì không đảm bảo, rất nguy hiểm. Nên quan điểm của tôi là ủng hộ xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông”, thầy Linh nói.
Tuy nhiên, Giám đốc Đại học Huế cũng đặt ra vấn đề, “xét công nhận tốt nghiệp” thì quan ngại lớn nhất là vướng luật, vướng quy chế tuyển sinh. Khoản 3 điều 34 Luật giáo dục có nêu rõ:
“Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, Luật giáo dục quy định rõ học sinh được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi dự thi và thi đạt yêu cầu.
Còn trong quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2020 cũng đặt yêu cầu học sinh phải có bằng tốt nghiệp.
“Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục ban hành nên mình có thể thay đổi. Còn Luật thì do Quốc hội quyết định mà Quốc hội thì chưa thể họp gấp để quyết định được”, thầy Linh thông tin.
Nếu huỷ thi cũng sẽ tuyển sinh được
Cũng theo thầy Linh, khi đã đống ý và thống nhất xét công nhận tốt nghiệp (huỷ thi) thì các trường Đại học, Cao đẳng vẫn có thể tuyển sinh theo phương thức xét học bạ.
"Giờ phương án thi đầu vào, đánh giá năng lực của các trường Đại học là không kịp nữa rồi. Nhưng trong công tác tuyển sinh lại có sự mâu thuẫn giữa ngành tóp trên và các ngành khác.
Trong đó, các ngành tóp trên thì lúc nào cũng đặt ra yêu cầu khắt khe hơn, họ muốn thi để xét tuyển nhằm tin tưởng hơn. Nếu như trước đây thì mình ủng hộ phương án thi chứ không phải xét tuyển.
Nhưng trong điều kiện dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì mình ủng hộ phương án xét tuyển.
Giờ chỉ có thể căn cứ vào kết quả học tập 3 năm trung học phổ thông (xét học bạ), dù nhiều trường có vẻ quan ngại về việc học bạ không đảm bảo hoàn toàn tin tưởng 100%”, thầy Linh nói.
Giáo sư Trần Văn Nam, nguyên Giám đốc Đại học Đà Nẵng cũng đồng tình với phương án huỷ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 bởi tình hình dịch bệnh covid-19 quá phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
“Ở Đà Nẵng thì mới thấy rõ những nguy hiểm của tình hình dịch bệnh như thế nào. Nếu để hàng ngàn học sinh đến trường thi thì rất nguy hiểm, đó là chưa kể đội ngũ cán bộ coi thi, giáo viên…
Phụ huynh thì không dám cho con em đi thi. Rồi hàng loạt vấn đề nảy sinh khác khi thi như: phân loại học sinh như thế nào, sau này chấm thi thì bài thi đó ra sao? tâm lý học sinh thi trong điều kiện dịch bệnh như vậy có đảm bảo hay không?…”, thầy Nam chia sẻ.
Cũng theo thầy Nam, vấn đề lớn nhất trong việc huỷ kỳ thi tốt nghiệp là vướng mắc Luật giáo dục. Bởi trong Luật giáo dục không quy định việc xét công nhận tốt nghiệp mà phải tổ chức thi, thi đạt yêu cầu mới cấp bằng tốt nghiệp.
“Vấn đề này thì cần phải có ý kiến của Thường vụ Quốc hội. Nhưng dù phương án nào cũng cần phải công bố sớm để thí sinh và các trường chủ động.
Về mặt chuẩn bị kỳ thi thì các địa phương vẫn phải chuẩn bị thôi vì phải làm theo Luật. Giờ muốn huỷ thì phải có quy trình, huỷ như thế nào, đó là một cái khó.
Ngoài ra, nhiều trường khi tuyển sinh thì không lấy kết quả từ học bạ nên họ muốn kết quả thi”, Giáo sư Nam cho hay.
TẤN TÀI
TIN LIÊN QUAN:
- Nỗi lo gần 200 học sinh Phú Quý vào đất liền tập trung chờ thi tốt nghiệp
- Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong lúc này tiềm ẩn nhiều nỗi lo
- Đà Nẵng ưu tiên xét nghiệm cho học sinh diện F1 để thi tốt nghiệp
- Thi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
- Lên phương án cho một số tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét