ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhìn từ phía Bắc Kinh (VNN 20/5/2019)-Trung Quốc còn đòn hiểm nào để giáng trả ông Trump? (VNN 18/5/2019)-Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Một loại chiến tranh lạnh mới (BVN 18/5/2019)-Báo chí Trung Quốc dồn dập "nắn gân" Mỹ (KTSG 17/5/2019)-Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh "dọn đường" cấm Huawei và ZTE (KTSG 16/5/2019)-Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ? (NCQT 16/5/2019)-Thương chiến Mỹ-Trung hứa hẹn còn kéo dài và gay gắt (KTSG 16/5/2019)-Nỗi sợ hãi và niềm hy vọng của chúng ta hiện nay (BVN 16/5/2019)-Hứa Chương Nhuận-Trừng phạt quốc tế có hiệu quả hay không? (BVN 16/5/2019)_Đức Tâm-Hoa Kỳ và Việt Nam đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 23 (BVN 16/5/2019)-‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh (BVN 16/5/2019)-
- Trong nước: Quốc hội chính thức bước vào kỳ họp thứ 7 từ sáng nay (GD 20/5/2019)-Phật giáo Việt Nam là tôn giáo truyền thống, gắn bó với dân tộc (GD 20/5/2019)-YK Tr H Bình nhân lễ Phật đản-Chính phủ kiên quyết phòng chống lợi ích nhóm, xử nghiêm chạy chức (VNN 20/5/2019)- Cán bộ, công chức sai phạm, mất uy tín phải mạnh tay gạt khỏi bộ máy (GD 19/5/2019)-Vì sao ông Trương Tấn Sang nay mới ‘nói mạnh’? (BBC19-5-19)-Thông điệp từ ba câu hỏi của ông Nguyễn Phú Trọng (BBC 19-5-19)-'Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng' (VNN 19-5-19)-Lãnh đạo Thành phố Buôn Ma Thuột làm việc chưa hết trách nhiệm với người tố cáo (GD 19/5/2019)-Quốc hội không đưa Luật đặc khu vào chương trình xây dựng luật 2019-2020(BVN 19/5/2019)-RFA-Bế mạc Hội nghị Trung ương 10 (GD 18/5/2019)-Phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có triển vọng cho Đại hội XIII của Đảng (GD 18/5/2019)-“Người dân muốn nói mà lại bịt mồm người ta thì ai nói được”(TVN 18/5/2019)- YK Nguyễn Đình Hương-Hội nghị Trung ương 10 có gì đặc biệt? (BBC 18-5-19)-Tất Thành Cang: phép thử cho người đốt lò (RFA 17-5-19)-Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV sẽ lựa chọn chất vấn 4 nhóm vấn đề (GD 17/5/2019)
- Kinh tế: Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm nếu xảy ra cháy, thiệt hại nghiêm trọng (GD 20/5/2019)-Chỉ thị TTg-Vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 1 tỷ đồng (GD 20/5/2019)-Nhìn lại những quan điểm vượt thời đại về kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh (VnF 19-5-19)-Biến động tiền tệ gây khó giá nông sản (KTSG 19/5/2019)-Ngành điện đang “chết khát” (KTSG 19/5/2019)-Xuất khẩu của các nước Đông Nam Á “lĩnh đòn” vì chiến tranh thương mại (KTSG 19/5/2019)-Ngưng hoạt động bến phà 100 năm đưa khách qua đôi bờ An Giang - Đồng Tháp (KTSG 19/5/2019)- bến Vàm Cống-Kiểm tra công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế (GD 19/5/2019)-Tăng nội lực cho ngân hàng Việt: Cần vỗ bằng cả hai tay (KTSG 19/5/2019)-Cần trả thực phẩm chức năng về đúng bản chất (KTSG 19/5/2019)-TS Nguyễn Thành Sơn trả lời phỏng vấn về các dự án khai thác titan tại Bình Thuận (BVN 19/5/2019)-Đã có nền tảng tốt hơn để ổn định tỷ giá (KTSG 19/5/2019)-Cao tốc Bắc – Nam: Mức phí cao nhất 3.400 đồng mỗi km với ô tô con (TP 19-5-19)-Nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm cao tốc Bắc - Nam: 'Chúng ta không được phân biệt đối xử'(VnF 17-5-19)
- Giáo dục: Ai đã lấy mất hai tuần của em? (GD 20/5/2019)-“Ai giết con chim nhạn?”: khủng hoảng giáo dục và đạo đức kinh tế toàn cầu (GD 20/5/2019)-Nguyên cán bộ Tỉnh ủy lừa đảo xin việc vào ngành giáo dục (GD 20/5/2019)-Sao thầy lại làm công việc này? (GD 20/5/2019)-Bộ đang chuẩn bị những gì tốt nhất có thể để đối phó với...cấp dưới của mình (GD 20/5/2019)-Tỉnh Bình Thuận tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới VNEN (GD 20/5/2019)-Bộ không thể chối, cán bộ bài bạc trong cơ quan thì phải đuổi việc ngay lập tức (GD 20/5/2019)-Chưa tốt nghiệp phổ thông mà làm Trưởng phòng thì ai cũng lãnh đạo giáo dục được (GD 19/5/2019)-Tạp chí Chống Tham nhũng của 'nhà báo quốc tế' phục vụ những ai? (VNN 20/5/2019)-
- Phản biện: Không quan tâm tối đa cho giáo dục, sẽ thua cả trong cuộc chiến chống nội xâm (GD 20/5/2019)-Xuân Dương-Lãnh đạo phải biết ‘lấy đá ghè chân mình’ (TVN 20/5/2019)-Hải Lộc-NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY VÔ TỬ / LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH (BVN 20/5/2019)-Gia Ninh Trần-Sửa đổi điều lệ đảng: Những đồn bốt phải nhổ (BVN 20/5/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Ông Trọng tái xuất, nhưng còn sống hay đã chết? (BVN 20/5/2019)-Bùi Quang Vơm-Bàn về dạy, học và làm theo (BVN 20/5/2019)-Nguyễn Đình Cống-Lược khảo tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng Ngô Đình Diệm (BVN 20/5/2019)-Võ Văn Quản- Rối như tơ vò(BVN 19/5/2019)-Châu Đoan-Tư tưởng của Hồ Chí Minh về “tìm người tài đức” (GD 19/5/2019)-Nhật Duy-'Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do' (TVN 19/5/2019)-Nguyễn Huy Viện-'Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng' (TVN 19/5/2019)-Nguyễn Trọng Phúc-Phản biện một bài báo viết về trí thức (BVN 19/5/2019)-Nguyễn Đình Cống-Công an VN chặn cửa bất đồng: Thông điệp nào từ phản ứng của Mỹ? (BVN 19/5/2019)-Phạm Chí Dũng-Không khí cần cho lá phổi, thông tin cần cho bộ não (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 67) (BVN 19/5/2019)-Tương Lai-Sửa đổi điều lệ đảng là đòi hỏi bức bách của cuộc sống (BVN 19/5/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Ba câu hỏi cốt lõi và lạ mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại Hội nghị 10 (BVN 18/5/2019)-Trần Đình Thu-Sửa Bộ luật Lao động nhưng có chịu sửa ‘luật ăn cướp 3%’? (BVN 18/5/2019)-Phạm Chí Dũng-‘Việt Nam không tự do, làm sao chống tham nhũng?’ (BVN 18/5/2019)-Quốc Phương/BBC-Khi thuận lòng dân mọi nguy cơ đều được hóa giải (TVN 17/5/2019)-Nguyễn Huy Viện-Thời gian, viên thuốc tốt nhất cho thuyết âm mưu (Blog VOA 17-5-19)- Mặc Lâm-Vụ Vườn Rau Lộc Hưng giải quyết thế nào cho thỏa đáng? (GD 17/5/2019)-Thiện Ý-Khởi động chuyến tàu “Giá Lương Tiền” để đi về phía bình minh (TVN 16/5/2019)-Đinh Đức Sinh-Bản lĩnh của đội ngũ trí thức Việt Nam chân chính (GD 14/5/2019)-TCCS- Đất nước này không phải của riêng ai (BVN 14/5/2019)-Tô Văn Trường-Việt Nam nếu không dùng Huawei thì 'không phải để chiều lòng Mỹ' (BVN 14/5/2019)-Ben Ngô/BBC-Làm sao để Việt Nam tránh trở thành bãi rác công nghiệp của Trung Quốc? (BVN 13/5/2019)-Khánh Anh-Đón xem: Quốc hội bàn chuyện chặt… đuôi (BVN 13/5/2019)-Trân Văn/VOA-Ngày Nhân Quyền Việt Nam: chờ đợi đã một phần tư thế kỷ (BVN 12/5/2019)-Minh Châu-Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt 2019 sẽ không phải là số 0? ( BVN 11/5/2019)-Phạm Chí Dũng-Vì sao giới Ủy viên Bộ Chính trị bắt đầu ‘quan tâm’ công nhân? (BVN 11/5/2019)-Thường Sơn
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (66) - Hạnh phúc tại tâm (GD 20/5/2019)-Người bắt sống tướng De Castries kể chuyện nửa đêm Bác Hồ tới thăm (VNN 19/5/2019)-Những ngôi nhà Bác Hồ từng ở tại Sài Gòn (TP 19-5-19)-Chiêm ngưỡng siêu du thuyền 150 triệu đô lộng lẫy giữa vịnh Hạ Long (GD 17/5/2019)-'Ông trùm hoa hậu' kể chuyện mua giải tại các cuộc thi sắc đẹp (TN 17-5-19)
TỰ HÀO BẢN LĨNH CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM CHÂN CHÍNH
HÀ THÁI SƠN, NGUYỄN VĂN MINH / TCCS 12-5-2019
(ĐCSVN) - Thực trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có một số trí thức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đang đặt ra đòi hỏi phải rèn luyện, xây dựng bản lĩnh vững vàng cho đội ngũ trí thức, trước hết là sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu đường lối Độc lập dân tộc và CNXH...
Vượt lên những thăng trầm, một lòng vì nước vì dân

Bác Hồ với Giáo sư Trần Đại Nghĩa (Ảnh tư liệu)
Thời gian gần đây, nhân câu chuyện một vài trí thức - đảng viên có dấu hiệu suy thoái, “tự diễn biến", "tự chuyển hóa”, một số người đã đưa ra vấn đề “đâu là trí thức chân chính” để lập lờ khái niệm và tự nhận là trí thức chân chính, vì họ “đứng về phía nhân dân”, “vì dân vì nước”. Tuy nhiên, họ quên mất một điều, nếu nhìn từ những tấm gương lịch sử, các danh nhân - trí thức yêu nước chưa bao giờ xao nhãng bổn phận trách nhiệm của mình trước gia đình, xã hội và đất nước. Vì lẽ đó, không bao giờ những kẻ cơ hội chính trị, “cõng rắn cắn gà nhà” được coi là những kẻ sĩ - trí thức chân chính.
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta có thể thấy, trong mỗi giai đoạn đều có những tấm gương yêu nước, thương dân, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Đó chính là những bậc đại trí thức nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Thúc Kháng…
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới là một số phận vinh quang và nhiều cay đắng nhưng cũng là tấm gương về bản lĩnh người trí thức trước những thăng trầm, biến cố của thời đại và của bản thân. Ông từng xót xa cho thân phận người trí thức phong kiến: “Xưa nay người biết chữ thường lắm lo âu và hoạn nạn. Ông già Tô Đông Pha nói thế và tôi cũng nói thế”. Tuy nhiên, vượt lên những kỳ thị nhỏ nhen và cả những sai lầm, yêu ghét của triều đình, Nguyễn Trãi luôn đau đáu những câu hỏi lớn: Làm gì đây để giúp ích cho nhân dân? Nhân dân bao giờ có cuộc sống no ấm an vui? Những ưu hoạn của nhân dân ngày đêm thôi thúc Nguyễn Trãi suy tư để tìm ra con đường đuổi giặc cứu nước. Ông đã đem hết trí tuệ, tâm huyết, tài năng cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn giành lại đất nước. Ông quan niệm: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Có nhân, có trí, có anh hùng” (Bảo kính cảnh giới số 132). Bằng hai câu thơ của ông vừa khái quát quy luật của chủ nghĩa anh hùng, vừa nêu lên trách nhiệm, bản lĩnh của bậc trí thức:
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
Trong lịch sử dân tộc, Lê Quý Đôn không chỉ nổi danh là một nhà bác học uyên bác mà còn là một vị quan đa tài, gần dân nhưng cũng không ít thăng trầm. Có lúc, ông dâng sớ xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ "đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật", nhưng không được chúa nghe, ông từng chán nản xin nghỉ hưu về quê “đóng cửa viết sách”. Tuy nhiên, sau đó, được triều đình mời trở lại, ông lại tiếp tục cống hiến hết mình. Sau này, ông nhiều lần được thăng, giáng chức nhưng tấm lòng vì dân, vì nước của ông không thay đổi, nhạt phai. Lê Quý Đôn cho rằng, nếu người trí thức chỉ sống vì miếng cơm manh áo thì quá lắm họ chỉ biết leo lên bậc thang cao nhất của trật tự xã hội. Ông luôn lo âu trước cảnh khổ dân nghèo: “Xanh xanh dương liễu nhớ quê nhà. Đêm lạnh tàn canh chẳng ngủ được” (Trụ sinh kế). Khác với những nhà nho vốn xa rời nhân dân thoát ly thực tế Lê Quý Đôn luôn bám sát đời sống xã hội cố gắng biết rộng, nghe nhiều; luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp nước, giúp dân.
Coi trọng trí thức nào?
Trí thức là tầng lớp tinh hoa của xã hội, là lực lượng quan trọng của cách mạng và nằm trong liên minh công - nông - trí thức nên Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy vai trò đội ngũ trí thức. Nhưng quan điểm của Đảng, Nhà nước ta cũng rất rõ ràng khi đánh giá về những trí thức chân chính. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Cố nhiên Đảng và Chính phủ rất quý trọng trí thức. Nhưng bây giờ thử hỏi quý trọng trí thức nào? Quý trí thức chịu khó, chịu khổ kháng chiến, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân như các cụ, các anh chị em ở đây. Nhưng đối với bọn đội lốt trí thức vì bơ sữa mà quên cả Tổ quốc, nhân dân, làm ô danh trí thức có nên coi trọng không? Đảng và Chính phủ cố nhiên không coi trọng bọn đội lốt trí thức theo giặc, có tội với nhân dân… Nước còn hay mất, dân tộc thịnh hay suy, Tổ quốc hưng hay vong không biết, cứ an tâm đi làm nô lệ cho nó, chỉ biết “duy hữu độc thư cao”. Anh chị em trí thức phải xét mình cho kỹ, để tẩy cho sạch nọc độc của thực dân và phong kiến.”
Như vậy, ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra và cảnh báo nguy cơ trí thức bị các thế lực thù địch lôi kéo, mua chuộc. Người cũng cảnh báo những kẻ đội lốt trí thức, làm ô danh trí thức. Vì thế, Người dặn dò đội ngũ trí thức: “Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa, để làm gương cho nhân dân”.
Sáng ngời bản lĩnh trí thức chân chính
Đáp lời kêu gọi đoàn kết toàn dân tộc và trọng dụng hiền tài của Hồ Chí Minh, nhiều trí thức lớn đã một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác cống hiến, hy sinh cho cách mạng, tiêu biểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa…
Trong đó, tấm gương Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, người được Bác Hồ gọi là “đại trí thức” có thể coi là một biểu tượng sáng ngời về bản lĩnh, nhân cách trí thức Việt Nam. Từ cậu học trò nghèo sang Pháp du học, ông vào học ngành cầu-đường, rồi ngành hóa học, tại Đại học Sookbors (Pháp), trường nổi tiếng thế giới. Ra trường, có thời gian ông sang Đức làm việc cho một hãng chế tạo máy bay với mức lương 22 lạng vàng/tháng. Nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, ông quyết định từ bỏ chức vụ kỹ sư trưởng ở Hãng nghiên cứu chế tạo máy bay Concord để về nước. Ngày 30/4/1975, khi nước nhà thống nhất, ông có ghi vào cuốn sổ tay của mình: “Đã hoàn thành nhiệm vụ”. Đó là nhiệm vụ cứu nước, cứu dân mà ông từ bỏ cuộc sống phồn hoa trên đất Pháp để theo Bác Hồ trở về Tổ quốc. Lúc sinh thời Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa từng nói: “Bạn bè của tôi ở lại bên Pháp, họ đều sung sướng, đầy đủ hơn tôi rất nhiều. Nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả”.
Bác Hồ với Giáo sư Trần Đại Nghĩa (Ảnh tư liệu)
Một trí thức khác cũng rất nổi tiếng đã giữ được bản lĩnh đáng trân trọng của mình dù cá nhân ông đã trải qua không ít thăng trầm, thiệt thòi. Đó Giáo sư, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1997), một trong những người trí thức Việt Nam thông minh siêu việt, một nhà sư phạm mẫu mực giàu tài năng. Năm 22 tuổi, là học sinh Việt Nam du học trên nước Pháp, ông đã lập nên kỷ lục làm chấn động nước Pháp: Trong một năm lấy luôn hai bằng Tiến sĩ Quốc gia Văn khoa và Luật khoa.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Đà Lạt nhằm ngăn chặn âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp. Với tầm kiến thức rộng lớn, năm 1952, ông tham gia vào các đoàn đại biểu của Chính phủ kháng chiến dự Hội nghị Bảo vệ Hòa bình ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và Đại hội Hòa bình Thế giới ở Vienna (Áo). Sau đó, ông làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Luật gia Dân chủ Thế giới ở Bruxelles, Bỉ (1956). Lập luận và trí thức uyên thâm của Nguyễn Mạnh Tường đã góp phần làm cho thế giới biết đến một Việt Nam kháng chiến, kiên cường và trí tuệ... Ông còn tham gia đào tạo trí thức phục vụ kháng chiến tại Trường dự bị đại học Liên khu IV tại Thanh Hóa, Phó giám đốc (nay là Phó hiệu trưởng) Trường Đại học Sư phạm Văn khoa (nay là Trường Đọc sư phạm Hà Nội) khi miền Bắc mới giải phóng. Trong bối cảnh bấy giờ, người Pháp vẫn muốn lôi kéo ông Nguyễn Mạnh Tường. Sau này, vì nhiều lý do, Nguyễn Mạnh Tường phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng ông vẫn kiên định bản lĩnh một trí thức yêu nước chân chính. Năm 1989, ông được học trò và người thân mời trở lại thăm nước Pháp vào đúng lúc Đông Âu đang xảy ra biến cố. Phóng viên Báo Le Monde đã phỏng vấn ông. Khi phóng viên đặt câu hỏi: Ngài thấy chủ nghĩa cộng sản bây giờ thế nào? Ông đã trả lời: “Trước hết các ông đừng lẫn lộn chủ nghĩa cộng sản, mà nhiều trí thức Pháp đã coi là hy vọng cuối cùng của loài người, với những người đã thực hiện nó”. Khi được hỏi liệu Việt Nam có như Đông Âu không, ông thẳng thắn: “Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những sai lầm, nhưng không ai quên công lớn của Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập, thống nhất, giải phóng dân tộc”. Những phát ngôn đó càng khiến nhiều người cảm phục bản lĩnh, nhân cách của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường.
Câu chuyện về bản lĩnh của đội ngũ trí thức Việt Nam một lần nữa cho chúng ta thêm bài học từ những tấm gương. Khi người trí thức đặt hết tài năng và trí tuệ vào vận mệnh và tiền đồ của Tổ quốc, vượt lên những thị phi và cơm áo đời thường, quyết không để kẻ xấu lôi kéo thì họ chẳng những khẳng định được phẩm giá mà còn luôn lan tỏa tiếng thơm. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa người trí thức chân chính với những kẻ cơ hội chính trị, nhân danh đổi mới để đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Hiện nay, thật đáng buồn khi vẫn còn một số ít trí thức đang ngộ nhận mục tiêu lý tưởng. Họ tự cho mình là cấp tiến, yêu nước, thương dân nhưng lại bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, “lợi dụng”. Họ nói, viết và làm những điều có hại cho lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc. Một bộ phận mơ hồ về chính trị, giảm sút niềm tin con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; cực đoan chính trị; phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nói xấu Đảng, chống đối chế độ, xúc phạm đến lãnh tụ, anh hùng dân tộc...
Đối với mỗi con người, bản lĩnh là tố chất cần thiết quyết định sự vững vàng, tính kiên định, sự độc lập chủ động trong hành động trước mọi hoàn cảnh, nhất là trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Đó là một bản chất sống có tính tổng hợp của con người xã hội, tạo nên hệ “miễn dịch” trước những biến cố của thời đại và của bản thân; tạo nên cách ứng xử “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, để người trí thức luôn giữ được chân giá trị của mình. Ôn cố để tri tân, mỗi trí thức cần nhìn nhận và xây dựng cho mình bản lĩnh trong dòng chảy thời cuộc bằng tri thức và kinh nghiệm, trải nghiệm và cả sự nhìn nhận từ những tấm gương trí thức trong lịch sử dân tộc/.
PHẢN BIỆN BÀI BÁO CỦA HÀ THÁI SƠN & NGUYỄN VĂN MINH
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG / BVN 18-5-2019
Ngày 12/5/2019 Báo Điện tử ĐCSVN đăng bài Tự hào bản lĩnh của đội ngũ trí thức Việt Nam chân chính, tác giả là TS Hà Sơn Thái - Nguyễn Văn Minh. Tôi thấy cần nêu vài ý phản biện.
1- Các mục chính của bài báo
+ Vượt lên những thăng trầm, một lòng vì nước vì dân
Hỏi thế nào là trí thức chân chính. Bài báo nêu tấm gương trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Thúc Kháng (không nhắc đến Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
+ Coi trọng trí thức nào
Bài báo dẫn lời Hồ Chí Minh: Coi trọng trí thức đi theo cách mạng, phục vụ nhân dân. Không coi trọng bọn trí thức theo giặc, vì bơ sữa mà quên tổ quốc, bị các thế lực thù địch lôi kéo.
+ Sáng ngời bản lĩnh trí thức chân chính
Đầu tiên bài báo viết: Đáp lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhiều trí thức lớn đã một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác cống hiến, hy sinh cho cách mạng, tiêu biểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng - Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa… Tiếp theo trình bày về công lao của Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Mạnh Tường.
Phần cuối bài báo nêu ra hiện tượng thật đáng buồn khi có một số trí thức ngộ nhận mục tiêu lý tưởng, mơ hồ về chính trị, bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, lợi dụng, phủ nhận chủ nghĩa Mác Lê, nói xấu Đảng, xúc phạm lãnh tụ…
2- Vài lời phản biện
Theo định nghĩa thông thường, trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Tôi chưa đọc thấy định nghĩa “trí thức chân chính” trong tự điển mà chỉ có thể ghép định nghĩa chân chính vào với trí thức. Chân chính là hoàn toàn xứng với tên gọi (tốt đẹp), là thật sự đúng như vậy, không sai.
Trong những trao đổi trên báo chí có ý kiến cho rằng, để được xứng đáng với tên gọi, người trí thức không những làm tốt công việc lao động trí óc của mình mà còn có đóng góp vào hoạt động tiến bộ của xã hội, có những phát hiện hoặc phản biện về những điều bất cập, có khả năng độc lập tư duy và làm việc, có đức tính trung thực.
Về vai trò của trí thức, có 2 quan điểm khác nhau.
Quan điểm chung của thế giới: Tầng lớp trí thức là một trong 3 lực lượng tạo nên động lực tiến bộ xã hội (công chức nhà nước, tầng lớp trí thức, đội ngũ doanh nhân).
Quan điểm của các ĐCS: trí thức là lực lượng trong khối liên minh công nông.
Ở VN hiện nay có ý kiến cho rằng cần phân biệt trí thức của Đảng và trí thức của Dân. Trí thức của Đảng cần thể hiện lòng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác Lê, và lý tưởng cộng sản (thực tâm hoặc đóng kịch cũng được). Trí thức của Dân không có lòng trung thành ấy, và bị Đảng quy kết là mơ hồ về chính trị, bị kẻ xấu lôi kéo.
Phải chăng vì lòng trung thành mà Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm không được tác giả xem là trí thức chân chính (vì cáo quan để phản đối triều đình)?
Tôi đã tìm hiểu các trí thức hiện tại bị cho là ngộ nhận mục tiêu lý tưởng.
Họ rất đông, với các đại diện như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Vũ Đình Huỳnh, Hà Sĩ Phu, Tương Lai, Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, v.v.
Những người đó không hề vướng một chút nào vào những tội lỗi hoặc thói xấu bị Hồ Chí Minh và Đảng CS lên án như: theo giặc, vì bơ sữa mà quên Tổ quốc, bị các thế lực thù địch lôi kéo, mơ hồ về chính trị. Họ mới thực sự là trí thức chân chính của Dân. Họ có trí tuệ và dũng khí để vạch ra những độc hại của chủ nghĩa Mác Lê, để phát hiện và phản biện những sai lầm trong các nghị quyết của Đảng. Họ phê phán một số chủ trương và việc làm của Đảng, nhưng đó là nói ra sự thật. Chỉ là Đảng rất muốn che giấu những sự thật ấy. Che giấu không được, bị vạch ra lại lu loa người ta nói xấu.
Ca ngợi GS Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là đúng, nhưng ca ngợi LS Nguyễn Mạnh Tường làm tôi hơi khó hiểu.
LS Nguyễn Mạnh Tường đúng là đã có nhiều đóng góp to lớn, hiệu quả cho một nước VNDCCH non trẻ. Thế nhưng ông đã bị ĐCS phá nát cuộc đời chỉ vì ông muốn làm đúng vai trò một trí thức chân chính, không chịu khom lưng quỳ gối để nịnh bợ, mà dám phản biện đường lối sai lầm của Đảng. Từ năm 1956 đến 1989 ông bị đối xử tàn tệ đến mức cả gia đình suýt chết đói. Ông đã viết và xuất bản ở Pháp cuốn hồi ký “Một kẻ bị loại bỏ” (Un Excommunié). Sau năm 1989 ông mới được bạn bè và học trò cũ cứu giúp, trở lại làm người bình thường. Ông mất năm 1997 (88 tuổi).
Nguyễn Mạnh Tường đúng là một trí thức tài ba và chân chính, nhưng đã bị ĐCS, bị chế độ xem là thuộc thế lực thù địch trong nhiều năm. Bài báo viết: “Sau này, vì nhiều lý do, Nguyễn Mạnh Tường phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng ông vẫn kiên định bản lĩnh một trí thức yêu nước chân chính”.
Nêu mập mờ “vì nhiều lý do” mà không dám công nhận lý do chính là ĐCS không bao giờ chấp nhận người phản biện có tính phê phán. Về lĩnh vực này ĐCS thù hận mọi trí thức chân chính.
Những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Độ, Trần Bạch Đằng, Tống Văn Công, Lê Công Định, Phạm Đoan Trang và hàng trăm, hàng ngàn trí thức khác vì muốn làm người chân chính mà phê phán Mác Lê, mà phản biện chủ trương, chính sách của ĐCS. Họ biết rõ, làm các việc ấy sẽ bị ĐCS, bị chính quyền thù oán, vu cáo, hãm hại. Nhưng họ là loại người mà giàu sang không thể quyến rũ, nghèo hèn không thể chuyển lay, vũ lực không thể khuất phục (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất). Họ phải nói cho toàn dân biết rằng Chủ nghĩa Mác Lê và một số chính sách chủ trương của ĐCSVN trong khi đem lại quyền lợi to lớn cho các nhóm lợi ích của Đảng, thì đã làm hại cho đất nước, cho dân tộc rất nhiều. Bảo rằng họ ngộ nhân, họ mơ hồ, họ bị lôi kéo, họ chạy theo bả vinh hoa, họ quên Tổ quốc… thì đó là những lời vu cáo bỉ ổi, là suy những xấu xa của bụng ta ra bụng người.
Nếu nhìn vào những người có bằng cấp cao trong các cơ sở của ĐCSVN và xem họ là đội ngũ trí thức chân chính thì đã nhầm to. Phần lớn trong số họ là loại hữu danh vô thực. Sự trung thành với ý thức hệ đã làm thui chột nhiều đức tính cần có của giới tinh hoa. Trí thức chân chính của VN phần lớn ra nước ngoài làm việc, một số bị chính quyền CS tù đày hoặc vô hiệu hóa, số còn lại hoạt động đơn lẻ. Họ chỉ mới là những cá nhân trí thức, họ chưa tập hợp lại được để thành đội ngũ, thành tầng lớp trí thức của dân tộc.
Không biết tác giả bài báo tự hào bản lĩnh của đội ngũ trí thức Việt Nam chân chính là dựa vào đội ngũ trí thức nào?
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét