ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mùa xuân đâu chưa thấy, chỉ đêm trường mênh mang (GD 5/12/2017)-Những toan tính của Mỹ đằng sau cuộc khủng hoảng Triều Tiên (GD 4/12/2017)-Đằng sau mối thân tình Trump-Tập (viet-studies 5-12-17)-Shannon Tiezzi- Động cơ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng (VOA 5-12-17)-Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ? (BVN 6/12/2017)-Robert Micky-“Nếu muốn giải giáp Triều Tiên, hãy trừng phạt Trung Quốc” (BVN 6/12/2017)-Phạm Duy-
- Trong nước: Ông Chử Xuân Dũng được bầu vào Ủy viên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (GD 6/12/2017)-Hôm nay, Thành phố Hồ Chí Minh chất vấn về bạo hành trẻ em (GD 6/12/2017)-"Vì sao cán bộ nhiều, thủ tục hành chính cắt giảm... mà công việc vẫn chậm?" (GD 6/12/2017)-Chính thức bỏ quy định ghi tên thành viên vào sổ đỏ (GD 6/12/2017)-phải thế chứ !-Hà Nội sẽ giảm hơn 7.400 biên chế công chức, viên chức trong năm 2018 (GD 5/12/2017)- biết thế!-Việt Nam kiểm toán hàng loạt dự án BOT, chiến thắng của ‘bên thứ ba’? (VOA 5-12-17)-Bình Dương chi bao nhiêu tiền để xóa bỏ 1 trạm BOT? (VNN 6/12/2017)-6 tháng áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM sẽ 'lột xác'? (VNN 6/12/2017)-
- Kinh tế: Vì sao nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đường tại chỗ bị đẩy vào thế khó? (GD 6/12/2017)-Người dân Thanh Hóa kêu khổ vì muốn dùng nước sạch phải nộp tiền triệu (GD 6/12/2017)-Hà Nội tăng 300% phí gửi xe, ai hưởng lợi? (GD 6/12/2017)-Vinamilk đề nghị Thủ tướng xem xét việc bị hải quan truy thu thuế (GD 6/12/2017)-Thuê ngoài để giảm chi phí (KTSG 6/12/2017)-Kỹ năng: tấm vé công việc thời 4.0 (KTSG 5/12/2017)-Kiểm toán hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm (KTSG 5/12/2017)-Dịch vụ cho vay tín chấp lên mạng (KTSG 5/12/2017)-
Masan muốn thôn tính Vinacafe Biên Hòa (KTSG 5/12/2017)-FPT "lấn sân" sang thị trường dược (KTSG 5/12/2017)-Hai năm, Việt Nam nhập hơn 1,3 tỉ đô la thủy sản từ Ấn Độ (KTSG 5/12/2017)-Đốt rác phát điện: Cơ hội vàng cho nhà đầu tư (KTSG 5/12/2017)-Giá như Ngân hàng Nhà nước tính được chỉ số FCI... (KTSG 5/12/2017)-Dự án BOT Cai Lậy được quyết định đầu tư như thế nào? (VnEx 5-12-17)-Chủ đầu tư BOT Cai Lậy từng khai thác cát trái phép (infonet 5-12-17)-Đề xuất dạy tiếng Anh cho các tiểu thương ở chợ (TT 5-12-17)-sao không đề xuất tiếng Tầu ?-Nhức nhối 'chợ' vũ khí trên mạng (TN 5-12-17)- - Giáo dục: Trường tư và phận làm em ăn thèm, vác nặng (GD 6/12/2017)-Trẻ sợ hãi thế này, có nên dạy học 2 buổi/ngày bậc trung học nữa không? (GD 6/12/2017)-Những cảnh báo về chấm, trả bài kiểm tra, bệnh thành tích, ưu ái con giáo viên (GD 6/12/2017)-Kiểm định chất lượng đại học có đang đi ngược lại chỉ đạo của Chính phủ? (GD 6/12/2017)-Việt Nam học được gì từ mô hình tự chủ của các trường Đại học Âu – Á? (GD 6/12/2017)-Thành viên Hội đồng trường từ bên ngoài nên quy định tối thiểu là 20% hay 30%?(GD 6/12/2017)-Quảng Ngãi thi cô giáo mầm non nuôi trẻ giỏi (GD 6/12/2017)-Thi sáng tác video clip hát Quốc ca trong sinh viên Việt Nam (GD 6/12/2017)-Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn kêu gọi dừng VNEN trên toàn quốc (GD 5/12/2017)-bài khá!-Tăng lương giáo viên, miễn học phí thành điểm nóng góp ý sửa Luật Giáo dục (GD 5/12/2017)-Chi tiền đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài: Lãng phí hay không tùy vào cách nghĩ và làm (KTSG 5/12/2017)-
- Phản biện: ‘Nhân dân’ khắp nơi, mà nhân quyền là số không (BVN 6/12/2017)-Bùi Tín/VOA- BOT ơi là BOT! (BVN 5/12/2017)-Thiện Tùng-BOT Cai Lậy: Lợi thế có đang thuộc về các tài xế? Và nếu không thì sao? (BVN 5/12/2017)-FB Nguyễn Anh Tuấn-Lịch sử sẽ phán xét bản án mà chúng đang quàng vào cổ dân ta, dìm chết tuổi trẻ chúng ta (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 24) (BVN 5/12/2017)-Tương Lai-Dư luận viên (BVN 5/2017)-Phạm Đình Trọng- Quốc hội CSVN: Dân đã thấy một nghị trường trắng xóa? (BVN 5/12/2017)-Phạm Chí Dũng/NV-NGHỀ CAO QUÝ… ĐÃ “CHẾT LÂM SÀNG” – PHẦN IV (BVN 5/12/2017)-Nguyễn Thượng Long-
- Thư giãn: Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ khóc kể chuyện khiến ông ám ảnh (VNN 5-12-17)-Đổ xô thi Hoa hậu: Tham vọng kiếm tiền, tìm chồng đại gia (VTC 5-12-17)-Cây sanh dáng 'Long' trăm tuổi trả giá triệu đô chưa bán Thực hư dùng đỉa chữa 'bách bệnh' ở Trung Quốc (VNN 6/12/2017)-
CHI TIỀN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Ở NƯỚC NGOÀI: LÃNG PHÍ HAY KHÔNG LÀ TÙY CÁCH NGHĨ VÀ CÁCH LÀM
HỒ QUỐC TUẤN */ TBKTSG 5-12-2017
(TBKTSG) - Gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo có công bố dự thảo đề án định chi 12.000 tỉ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ trong đó có khoảng 5.000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài trong giai đoạn 2017-2025. Dư luận đã có những phản ứng khác nhau về chuyện này, người thì bảo cần vì phục vụ nhu cầu đổi mới giáo dục. Nhưng cũng có người lo ngại chi tiền như vậy là lãng phí, có người lấy tiền Nhà nước đi học xong rồi không về phục vụ đất nước, thà rằng chi tiền vào chỗ khác hợp lý hơn.
Xem cách người ta làm
Điều đầu tiên cần suy nghĩ là nhìn xem các nước khác đang làm gì. Cụ thể là chuyện học bổng các nước cho các nghiên cứu sinh đang học ở Anh mà tôi biết. Chẳng hạn như nhiều nghiên cứu sinh ở Anh là theo chương trình học bổng để đào tạo tiến sĩ của Chính phủ Trung Quốc, rồi chương trình học bổng của các nước Trung Đông mà dẫn đầu là Ảrập Saudi với King Abdullah Scholarship Program, rồi Qatar, Kuwait, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Ai Cập...
Điều đáng chú ý là nhiều nghiên cứu sinh đến từ một số nước Trung Đông đều có mong muốn quay về, trong khi ở lại nước ngoài không hoàn toàn là lựa chọn hàng đầu của nhiều nghiên cứu sinh Trung Quốc nữa.
Trong một bữa ăn trưa với một nghiên cứu sinh đến từ Ảrập Saudi, khi được hỏi bạn có định ở lại Anh hay đi nước nào khác kiếm việc, bạn ấy nói ngay là muốn quay về vì thu nhập của giảng viên đại học ở Ảrập Saudi rất tốt. Vợ chồng bạn ấy đều đến học tiến sĩ ở Anh và sẵn sàng để quay về.
Tương tự, từ nhiều năm nay, chương trình thu hút học giả Trung Quốc quay trở về nước với mức lương cao và điều kiện làm việc có thể cạnh tranh như ở nước ngoài đã khá thành công. Cô bạn của tôi, được chính phủ gửi đi học và tốt nghiệp tiến sĩ ở Manchester, đã chọn quay về Trung Quốc thay vì nhận lời mời ở lại Anh làm việc.
Nếu cách nghĩ và làm không đổi thì không có đề án này cũng sẽ có đề án khác để lãng phí tiền của dân mà thôi. |
Hồi tháng 6 năm nay, nhân dịp gặp nhau ở Tây Ban Nha qua một hội thảo, tôi được biết nơi cô đang làm việc là Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, một trong những đại học tốp đầu của Trung Quốc, với một nguồn quỹ nghiên cứu và hỗ trợ mà nhiều giáo sư ở Anh cũng phải ghen tỵ (và tất nhiên mức lương của cô ấy cũng cao hơn lương tôi ở Anh).
Trước khi dự hội thảo ở Tây Ban Nha, cô ấy đang làm nghiên cứu ở Đại học Stanford của Mỹ qua một chương trình hỗ trợ mà Phúc Đán gửi giảng viên sang các trường hàng đầu của Mỹ tu nghiệp về phương pháp giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho cô ấy làm nghiên cứu với các giáo sư hàng đầu ở Mỹ. Điều kiện làm việc ở những trường hàng đầu Trung Quốc tốt như vậy cho nên sự cạnh tranh để vào các trường tốt là không dễ.
Đó là kết quả của quá trình Trung Quốc thu hút lại chất xám đã bị chảy ra nước ngoài trong giai đoạn trước. Bài học rút ra là muốn việc đưa người đi học có hiệu quả thì phải chuẩn bị kỹ môi trường làm việc để người ta tự nguyện quay về.
Những nhà nghiên cứu trở về từ nước ngoài ở Trung Quốc (được gọi là “hải quy”) đương nhiên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, có cả sự ghen ghét của những đồng nghiệp được đào tạo trong nước được trả lương thấp hơn (do các trường Trung Quốc duy trì một hệ thống hai bảng lương, một cho các “hải quy” và một cho những người được đào tạo trong nước) và sức ép công bố quốc tế rất lớn (ngay cả so với sức ép công bố của nhiều trường hàng đầu của Anh).
Thế nhưng chí ít, họ vẫn thu hút được các học giả quay về và tạo điều kiện cho họ làm nghiên cứu. Các trường đại học của Trung Quốc đang ngày càng thăng tiến trong các bảng xếp hạng quốc tế và trở thành một mối đe dọa thật sự cho các trường đại học ở châu Âu là một bằng chứng cho thấy họ đang thành công. Thành công đó là kết quả của hai nỗ lực song song: gửi người đi học và thu hút người về bằng môi trường làm việc.
Nhìn lại Việt Nam
Với Việt Nam, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chỉ ra một điều bất hợp lý trên một bài báo gần đây, đó là nhà nước bỏ ra 2.000 đô la Mỹ/tháng để trả cho một người đi học tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng khi họ tốt nghiệp và trở lại làm việc ở đại học Việt Nam thì mức lương khởi điểm của họ lại thấp hơn 150 đô la/tháng.
Sự bất hợp lý này cho thấy tình hình ở ta đang đi ngược với bài học rút ra từ Trung Quốc và các nước Trung Đông. Chúng ta gửi người đi học mà không chuẩn bị thu hút người về, chỉ nghĩ rằng họ được cho tiền đi học thì phải có trách nhiệm về “trả nợ”, chứ không nghĩ cách tận dụng những gì họ học được ở nước ngoài cho tốt. Với điều kiện trả lương thấp và cơ hội nghiên cứu hạn chế, sẽ rất khó để thu hút những tiến sĩ mới tốt nghiệp và đã làm việc lâu năm ở nước ngoài về làm việc trong nước.
Thực trạng này chỉ ra rằng đề án đưa người đi học nước ngoài thôi thì chưa đủ mà còn cần có một gói giải pháp khác về việc tạo môi trường làm việc tốt cho người quay về.
Một môi trường nghiên cứu tốt cho một người mới tốt nghiệp tiến sĩ, ví dụ xét ở ngành kinh tế-tài chính, cần bốn thành tố: (1) lương đảm bảo đủ sống mà không phải dạy quá nhiều giờ để có thời gian nghiên cứu; (2) có nguồn quỹ nghiên cứu đủ để giảng viên có thể đi dự hội thảo quốc tế và mua dữ liệu nghiên cứu; (3) một nhóm nghiên cứu sinh tiến sĩ (đào tạo trong nước) mạnh để tạo thành những nhóm nghiên cứu trong nước tốt; và (4) có những chuyên gia hàng đầu giỏi trong trường để trao đổi học thuật. Tất cả những mặt đó thì Việt Nam đều thiếu.
Và khi chưa chuẩn bị đủ các điều kiện về một môi trường làm việc tương đối tốt thì khi Chính phủ chi tiền để đưa người đi học, cần chuẩn bị tâm lý là người ta không muốn quay về.
Chính vì vậy, tôi đồng tình với ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu trong bài báo nọ là cần dành nguồn tài chính để đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ tốt ở trong nước và hỗ trợ tài chính để đại học thu hút chuyên gia giỏi về làm việc vì đó là những thành tố cơ bản của một môi trường nghiên cứu tốt. Để làm vậy cần cung cấp nguồn học bổng đủ sống cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ toàn thời gian (những người sẽ trở thành người giảng dạy và nghiên cứu ở đại học chứ không phải các quan chức) và đảm bảo thu nhập của giảng viên để họ không phải làm “thợ dạy” kiếm sống.
Trong bối cảnh đào tạo tiến sĩ trong nước còn nhiều giới hạn ở một số ngành (chẳng hạn như năng lực hướng dẫn tiến sĩ có những nghiên cứu có thể công bố quốc tế tốt), người viết cho rằng việc gửi người đi học tiến sĩ ở nước ngoài vẫn là cần thiết. Trong khi môi trường làm việc trong nước chưa chuyển biến kịp thì không thể ngồi chờ nó chuyển biến rồi mới gửi người đi học. Người đi học sẽ là cầu nối tốt để kết nối những nhà nghiên cứu trong nước với nước ngoài và giúp cho giới lãnh đạo đại học thúc đẩy những chuyển biến nhanh hơn.
Làm sao ít lãng phí ngân sách vào đào tạo tiến sĩ?
Nói đơn giản, nếu muốn đại học Việt Nam tiến bộ mà không đầu tư vào lực lượng giảng dạy tương lai thì không hợp lý. Không nên vì việc một số trường đào tạo ra một số tiến sĩ kém chất lượng trước đây mà cho rằng không cần đầu tư vào đào tạo tiến sĩ nữa. Còn chuyện nên đào tạo tiến sĩ trong hay ngoài nước thì như phân tích ở trên, người viết cho rằng vẫn cần gửi tiến sĩ đi đào tạo ở nước ngoài song song với việc đào tạo trong nước.
Có người sẽ hỏi rằng như vậy những người đó làm sao quay về khi môi trường làm việc chưa tốt? Họ không về thì Nhà nước mất tiền, lãng phí. Điều này phụ thuộc vào cách ta định nghĩa lãng phí là như thế nào. Nếu một người được gửi ra nước ngoài học, ở lại và trở thành nhà nghiên cứu giỏi, thành danh, mang các quan hệ, kiến thức, phương pháp và chuẩn mực đánh giá nghiên cứu của nước ngoài về Việt Nam giúp trường đại học Việt Nam tiến lên thì chắc mức độ lãng phí là rất thấp so với nhiều đề án đổi mới giáo dục “tự chế” không theo chuẩn mực nước nào khác.
Còn về chuyện kinh phí đi học, để giảm bớt nỗi lo lãng phí, nên chăng quyền tuyển người đi học và chuyện sắp xếp tài chính cho đi học nên được giao về cho các trường? Chẳng hạn, các trường đại học sẽ được cấp ngân sách đào tạo giảng viên và để họ tự lo liệu theo nhu cầu của đại học đó. Trường nào có danh tiếng tốt hơn, sinh viên theo học nhiều, học phí cao hơn thì sẽ có thêm điều kiện hơn để gửi giảng viên đi học tiến sĩ ở nước ngoài và lo nâng cấp điều kiện làm nghiên cứu, tăng lương cho giảng viên để thu hút những người giỏi trở về. Những trường yếu, nhỏ hơn, không làm nổi sẽ phải được tái cấu trúc lại và đó là diễn biến tất yếu của quá trình sàng lọc tự nhiên của xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nên đứng vai trò kiến tạo, mở ra cơ chế cho trường tự quyết định. Tiêu chí phân bổ ngân sách có thể dựa vào thành tích nghiên cứu, các chỉ tiêu xếp hạng (đương nhiên cần tính đến tính đặc thù của một số đại học như đại học đa ngành hay chỉ tập trung vào một số ngành).
Nếu làm được vậy thì cũng không cần quan tâm đến các trường có sử dụng lãng phí nguồn tiền của mình hay không. Một đại học lãng phí tiền của vào “chuyện không đâu” thì sẽ rớt hạng, mất sinh viên. Quan trọng là cần để các trường đại học dám mạnh tay làm, dám nghĩ lớn để thoát ra khỏi tấm áo quá chật và không sợ bị truy cứu trách nhiệm vì làm sai nguyên tắc. Muốn như vậy, người làm chính sách phải dám nghĩ lớn, cho phép đại học tự chủ nhiều hơn và chuẩn bị tốt cho vai trò giám sát của mình.
(*) Giảng viên Đại học Bristol, Anh
VIỆT NAM HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ MÔ HÌNH TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ÂU-Á ?
LINH HƯƠNG/ GDVN 6/12/2017
Hội thảo Đổi mới Quản lý Giáo dục Đại học - Mô hình tự chủ, thực tiễn và chia sẻ diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: Mạnh Tuấn)
- Muốn tự chủ đại học phải tự chủ về khoa học – công nghệ
- Tự chủ đại học đương nhiên sẽ xóa vai trò của bộ chủ quản
- Giáo dục đại học của Việt Nam đang ở trạng thái “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”
Trong khuôn khổ Chương trình Erasmus+ Key Action 2 - nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục đại học của Cộng đồng Châu Âu (EU), ngày 5/12/2017, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức Hội thảo đổi mới quản lý giáo dục đại học - Mô hình tự chủ, thực tiễn và chia sẻ giữa Châu Âu và Châu Á với sự tham gia của hơn 60 chuyên gia và nhà khoa học đến từ các trường đại học tại Châu Âu và Châu Á.
Tại đây, các chuyên gia tập trung trao đổi về các lĩnh vực mô hình tự chủ quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tuyển sinh, tin học hóa hệ thống quản lý và mô hình quốc tế hóa trong xu thế hướng tới tự chủ cho các trường đại học, chia sẻ bài học kinh nghiệm của các trường Châu Âu, Châu Á.
Cũng tại hội thảo Phó giáo sư Huỳnh Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bày tỏ rõ những nỗ lực của nhà trường trong việc đổi mới mô hình đào tạo hướng tới tự chủ, đổi mới cơ chế hoạt động hành chính, tài chính của nhà trường thông qua đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ phòng ban hành chính.
Nhà trường luôn phát triển tối đa các mối quan hệ hợp tác với các trường Đại học Âu và Á để củng cố và đẩy mạnh hơn nữa mô hình đào tạo đa dạng của nhà trường không chỉ trong việc tham gia vào dự án TACTIC nói riêng mà còn 10 dự án Erasmus + Key Action 2 khác mà Nhà trường đang tham gia.
Tới dự hội thảo, ông Phạm Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định:
Việc ủng hộ của Chính phủ và Bộ cho các trường trong việc tham gia vào các dự án nâng cao năng lực Erasmus + Key Action 2 để hoàn thiện hơn nữa việc đổi mới chương trình đào tạo, hoàn thiện mô hình quản lý của mình.
Cùng với sự tham gia của Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam, ông Andrew Vickery, Tư vấn cơ quan phát triển quốc tế, Anh Quốc đã có trao đổi về chủ đề tăng cường quản lý tài chính trong các trường đại học – chia sẻ từ Campuchia.
Và ông Regis Debrulle, Thủ quỹ EURASHE và trưởng phòng tài chính và công nghệ thông tin tại khối trường đại học, cao đẳng Ghent, Bỉ châu Âu đã có những chia sẻ kinh nghiệm từ quản lý tài chính từ góc nhìn trường khối các trường đại học, cao đẳng Ghent.
Được biết, dự án Thông qua hợp tác học thuật hướng tới năng lực đổi mới - TACTIC (Through Academic Cooperation Towards Innovative Capacity) là một trong các dự án thuộc Chương trình Erasmus+ Key Action 2 (Hợp phần Nâng cao Năng lực giáo dục đại học) do Liên minh Châu Âu tài trợ từ 10/2015-10/2018.
Dự án nhằm mục đích phát triển năng lực cho các trường Đại học tại Mông Cổ, Campuchia và Việt Nam để hoàn thiện quy trình quản lý hành chính, hiện đại hóa phương thức quản lý của nhà trường và hoàn thiện các dịch vụ và thủ tục tại trường mình với sự chia sẻ của các tiêu chuẩn, mô hình các trường Châu Âu đang thực hiện.
Tham gia dự án về phía các trường Châu Á, mỗi nước có 02 trường Đại học thành viên: Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh (Việt Nam); Đại học Quốc Gia Mông Cổ và Đại học Nhân văn (Mông cổ); Đại học Meanchey và Đại học Battambang (Campuchia).
Trường Điều phối Châu Âu là trường Đại học Masaryk (Cộng hòa Séc), các trường Châu Âu thành viên gồm có: Đại học Công nghệ Talinn (Estonnia), Đại học Công nghệ Brno (Cộng hòa Séc), Đại học Perpignan via Domitia (Cộng hòa Pháp) và Hiệp hội các tổ chức Giáo dục Đại học Châu Âu – EURASHE (Vương quốc Bỉ).
Cùng với sự tham gia của Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam, ông Andrew Vickery, Tư vấn cơ quan phát triển quốc tế, Anh Quốc đã có trao đổi về chủ đề tăng cường quản lý tài chính trong các trường đại học – chia sẻ từ Campuchia.
Và ông Regis Debrulle, Thủ quỹ EURASHE và trưởng phòng tài chính và công nghệ thông tin tại khối trường đại học, cao đẳng Ghent, Bỉ châu Âu đã có những chia sẻ kinh nghiệm từ quản lý tài chính từ góc nhìn trường khối các trường đại học, cao đẳng Ghent.
Được biết, dự án Thông qua hợp tác học thuật hướng tới năng lực đổi mới - TACTIC (Through Academic Cooperation Towards Innovative Capacity) là một trong các dự án thuộc Chương trình Erasmus+ Key Action 2 (Hợp phần Nâng cao Năng lực giáo dục đại học) do Liên minh Châu Âu tài trợ từ 10/2015-10/2018.
Dự án nhằm mục đích phát triển năng lực cho các trường Đại học tại Mông Cổ, Campuchia và Việt Nam để hoàn thiện quy trình quản lý hành chính, hiện đại hóa phương thức quản lý của nhà trường và hoàn thiện các dịch vụ và thủ tục tại trường mình với sự chia sẻ của các tiêu chuẩn, mô hình các trường Châu Âu đang thực hiện.
Tham gia dự án về phía các trường Châu Á, mỗi nước có 02 trường Đại học thành viên: Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh (Việt Nam); Đại học Quốc Gia Mông Cổ và Đại học Nhân văn (Mông cổ); Đại học Meanchey và Đại học Battambang (Campuchia).
Trường Điều phối Châu Âu là trường Đại học Masaryk (Cộng hòa Séc), các trường Châu Âu thành viên gồm có: Đại học Công nghệ Talinn (Estonnia), Đại học Công nghệ Brno (Cộng hòa Séc), Đại học Perpignan via Domitia (Cộng hòa Pháp) và Hiệp hội các tổ chức Giáo dục Đại học Châu Âu – EURASHE (Vương quốc Bỉ).
Linh Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét