ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tại sao châu Phi là mục tiêu ưu tiên của sáng kiến Vành đai và con đường? (GD 3/12/2017)-Từ BOT Cai Lậy, hiểu về ‘cánh tài xế’. Họ là ai? (RFA 1-12-17)-Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận đưa máy bay tiêm kích đến Biển Đông (BVN 4/12/2017)-Thanh Hà-‘Chiêu bài chính trị’ đằng sau vụ người Việt tại Campuchia bị tước giấy tờ? (BVN 3/12/2017)-VOA-
- Trong nước: Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh bức xúc vì kẹt xe toàn diện (GD 4/12/2017)-Bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh (GD 4/12/2017)-Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Đau nhưng sai sót thì phải kỷ luật' (VnEx 3-12-17)-Đòi hỏi cán bộ ngang tầm để TPHCM phát triển đột phá (SGSP 3-12-17)- phải 'trên tầm' mới hợp logic ? -
- Kinh tế: Khaisilk đóng cửa im ỉm sau bê bối bán "khăn ta lẫn khăn tàu" (GD 4/12/2017)-BOT Cai Lậy bao giờ thắng dân? (GD 3/12/2017)-'Ngòi nổ' BOT Cai Lậy: Bao giờ thoát cảnh '1 đường 2 phí' móc túi dân? (VNN 3-12-17)-Khi kinh doanh BOT không còn là "miếng mồi béo bở"? (DDDN 3-12-17)-BOT Cai Lậy: Bộ GTVT nhìn thẳng sự thật, nếu sai thì phải sửa (VNN 4/12/2017)-Nên bắt đầu từ dịch vụ công trực tuyến (KTSG 4/12/2017)-Thành phố thông minh, thách thức thể chế hay là kỹ thuật? (KTSG 4/12/2017)-M&A - “cơ hội vàng” cho giới kinh doanh bất động sản (KTSG 4/12/2017)-Giá điện ở Mỹ giảm mạnh nhờ điện khí và điện gió (KTSG 3/12/2017)-Dân số vàng thật không? (KTSG 2/11/2017)-Xuất khẩu sản phẩm điện tử tăng mạnh: “Có tiếng mà không có miếng!” (DDDN 3-12-17)-Ai đã đưa Việt Nam lên vị trí thống trị ngành sản xuất điều thế giới? (BizLive 2-12-17)-Mưu sinh trong nghĩa địa (PLVN 3-12-17)
- Giáo dục: Giáo viên khổ sở với phổ cập giáo dục (GD 4/12/2017)-“Con bò học dốt lắm hả mẹ? Cô nói con ngu như bò mẹ ạ” (GD 4/12/2017)-Người trẻ, đừng phụ thuộc! (GD 4/11/2017)-Tiến sĩ “chép sách đồng nghiệp” nói lý thuyết thì ai cũng chép (GD 4/12/2017)-Hiệu trưởng trường Xuân Hòa xin lỗi, trả lại tiền tạm thu cho phụ huynh (GD 4/12/2017)-Phụ huynh bức xúc vì bảo vệ trường Nguyễn Văn Cừ tự ý thu thêm tiền (GD 4/12/2017)-Một thầy giáo bị đuổi việc sau khi tố cáo tiêu cực của Hiệu trưởng (GD 3/12/2017)-Giáo viên nâng chuẩn học nhởn nhơ, giảng viên đào tạo hưởng bổng lộc (GD 3/12/2017)-
- Phản biện: Ai đang phá hoại cuộc xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo? (GD 4/12/2017)-Xuân Dương-Quan ơi, sao nhiều thế? (GD 3/12/2017)-Xuân Dương-Dồn ép người tham gia giao thông không thể giải quyết tận gốc điểm nóng (TVN 3/12/2017)-Nguyễn Quang Đồng-Đề xuất ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’: Chữ viết không chỉ là ký tự vô hồn (TVN 3/12/2017)-Nguyễn Phương Mai-TRAO ĐỔI VỚI PHẠM TƯỜNG VÂN (BVN 4/12/2017)-Nguyễn Đình Cống- NGHỀ CAO QUÝ… ĐÃ “CHẾT LÂM SÀNG” – PHẦN IV (BVN 4/12/2017)-Nguyễn Thượng Long-Những người bạn trẻ quanh tôi (Kỳ 4): "TÔI SẼ ĐI HẾT CON ĐƯỜNG NÀY" (BVN 4/12/2017)-Tuấn Khanh-Sở Tài nguyên Hà Tĩnh phản ứng Bộ Tài nguyên về vụ Formosa: Nội bộ đánh nhau? (BVN 4/12/2017)-Thiền Lâm-Tăng giá điện 6,08%: Chính phủ và Bộ Công thương đã ‘đạo diễn’ như thế nào? (BVN 4/12/2017)-Thiền Lâm- Cai Lậy và làn sóng bất tuân dân sự (BVN 4/12/2017)-Phạm Chí Dũng-BOT Cai Lậy: Cuộc chiến pháp lý và lợi ích nhóm bị đẩy lên cao độ (BVN 4/12/2017)-Minh Hải-Họ hàng, đàn em lên chức: Đại gia ẩn mình, quyền lực bao trùm (BVN 4/12/2017)-Trần Thủy-“Không có gì quí hơn độc lập, tự do” (BVN 3/12/2017)-Thiện Tùng-Pháo đài Formosa - nỗi nhức nhối làm nên bản án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (BVN 3/12/2017)-Việt Dương- BOT Cai Lậy: quá khích hay cuộc chiến công lý?(BVN 3/12/2017)-Mẫn Nhi-THƯA THỦ TƯỚNG, CÓ DÂN MỚI CÓ ĐƯỜNG (BVN 3/12/2017)-Trương Huy San-
- Thư giãn: Người Việt trẻ biến Little Sài Gòn thành 'thiên đường ẩm thực' (TN 3-12-17) -Ngỡ ngàng hình ảnh Triều Tiên vài chục năm trước
AI ĐANG PHÁ HOẠI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN LIÊM CHÍNH VÀ KIẾN TẠO ?
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 4-12-2017
Hình ảnh trạm BOT Cai Lậy ngày 30/11/2017 (Ảnh: Vov.vn)
- BOT Cai Lậy bao giờ thắng dân?
- Tiếp tay cho những kẻ móc túi dân, đích thị là tội ác
- Chỉ định thầu BOT vì quá cấp bách hay quá nhiều "lộc"?
Câu ngạn ngữ “Trái đất ngày xưa không có đường, do người đi mà thành đường” áp dụng với nước Việt những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba hóa ra sai bét.
Ở Việt Nam, có những con đường “do người đi mà không thành đường”, do người đi mà lúc thông, lúc tắc, một ngày thông - tắc vài lần khiến có lúc xe cộ xếp hàng dài cả vài cây số, khiến mong ước tạo nên con đường thông thoáng cho quốc kế dân sinh bỗng biến thành nỗi bức xúc cho hàng nghìn lái xe, hành khách và dân chúng qua lại tuyến đường này.
Đường mà hóa ra không hẳn là đường, đường gì mà chỉ có ba ngày thu phí (tính từ 30/11/2017 đến 2/12/2017), trạm thu phí BOT Cai Lậy buộc phải 8 lần xả trạm để giải phóng lượng xe ùn ứ kéo dài có lúc tới 05 cây số.
Nông dân Pháp đưa máy kéo phong toả đường cao tốc A6 (Ảnh chưa rõ tác giả)
Trên thế giới, nông dân Pháp từng đưa ô tô, máy kéo phong tỏa đường cao tốc phản đối giá nông sản xuống thấp.
Còn Thị trưởng thành phố Vilnius (Lithuania) đã đích thân đứng trên xe bọc thép cán bẹp một chiếc đỗ vào làn đường dành cho người đi xe đạp, như tin đã đưa của Daily Mail. [1]
Thị trưởng Vilnius trên xe bọc thép cán bẹp xe đỗ sai làn đường (Ảnh: Swing.com)
Hai ví dụ trên cho thấy ở nước ngoài, mà cụ thể là Liên minh Châu Âu, lãnh đạo chính quyền chọn đường phố làm nơi thực thi luật pháp, cảnh báo cái giá phải trả đối với người dân vi phạm.
Ngược lại người dân cũng chọn quốc lộ làm nơi thể hiện sự bất bình với chính sách của nhà nước.
Trong các bức ảnh nước ngoài, không biết tình cờ hay thực tế là không có sự hiện diện dày đặc của lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông tại hiện trường.
Trong các bức ảnh nước ngoài, không biết tình cờ hay thực tế là không có sự hiện diện dày đặc của lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông tại hiện trường.
Phải chăng ở châu Âu, giải quyết các vấn đề dân sự không cần đến lực lượng vũ trang mà phải là những cách thức đối thoại khác?
Có gì đó trái ngược nhau trong cách thức xử lý nếu nhìn kỹ hai bức ảnh minh họa trong bài “Hình ảnh hỗn loạn tại trạm thu phí BOT Cai Lậy ngày thu phí trở lại” mà báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam Vov.vn đăng tải ngày 30/11/2017.
Trên thế giới, làm sai thì xin lỗi, xin lỗi rồi phải sửa sai, nếu gây thiệt hai thì phải đền bù, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở nước mình, “xin lỗi” hình như không có trong từ vựng của không ít quan chức và cơ quan công quyền.
Cứ tưởng mình đang sống trong thế kỷ thứ 21, hóa ra một bộ phận không hề nhỏ những con người đang mang trọng trách tại cơ quan công quyền lại chưa thạo tiếng mẹ đẻ, chưa học xong cách nói từ “xin lỗi” dù rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Muốn “vừa lòng nhau” giữa người dân và doanh nghiệp thì chính quyền phải là trung gian hòa giải chứ không thể nặng bên này nhẹ bên kia, đặc biệt khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải xây dựng “một Chính phủ kiến tạo, minh bạch”
Muốn có một Chính phủ kiến tạo, minh bạch thì các Bộ trưởng phải là người quán triệt đầu tiên.Bộ là cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải là cơ quan kinh doanh, là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng chứ không phải chỉ có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp kiếm lời từ tiền túi của người dân.
Mặt khác, các cơ quan thuộc chính phủ nhiều khi còn phải đảm nhận vai trò “trung gian hòa giải” khi có tranh chấp dân sự.
Theo hướng đó ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nên đăng đàn chính thức công bố quan điểm của Bộ về việc đặt Trạm BOT Cai Lậy là đúng hay sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào, chỉ khi phân định rõ đúng - sai thì mới có hướng giải quyết triệt để.
Nếu xác định trạm BOT Cai Lậy đặt sai vị trí thì lỗi là do chính quyền, cụ thể là Bộ Giao thông và Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, người dân không phải gánh lỗi thay chính quyền.
Trường hợp này cần chuyển trạm thu phí về đúng vị trí mà nó đáng ra phải được xây dựng.
Nếu ông Bộ trưởng khẳng định vị trí đặt trạm không sai thì đương nhiên sự phản ứng ôn hòa của người dân (lái xe) là sai và lúc đó hãy tính đến khả năng hình sự hóa vụ việc.
Vấn đề là ông Bộ trưởng nên tham khảo “quân sư” thật cẩn thận bởi “một lời của quan nặng tựa chín cái đỉnh”, buông ra rồi không nhấc lên được đâu.
Xin nói nhỏ với ông Bộ trưởng thế này, ở thủ đô, nơi ông đang sống và làm việc, có câu nói thế này:
“Nguyên tắc của tôi là không đổ lỗi cho thế hệ trước” thế nhưng người ta vẫn xem xét lại việc cắt cỏ, biên chế lái xe hay việc “băm nát thủ đô”,… mà “thế hệ trước” để lại.
Ông Bộ trưởng Giao thông cũng nên công bố thế này: “Nguyên tắc của tôi là hết sức tôn trọng và không đổ lỗi cho thế hệ trước” rồi sau đó hãy bàn đến các trạm thu phí BOT cả nước, không riêng trạm Cai Lậy.
Nếu vì “thế hệ trước” hay “phần còn lại của thế hệ trước” mà ông không thể di dời trạm Cai Lậy thì xin mách ông Bộ trưởng câu thành ngữ: “Tiền nào của nấy”.
Ý nghĩa của câu này là giá trị của hàng hóa phải tương xứng với đồng tiền bỏ ra, nghĩa là ông hãy “nói nhỏ” với ông chủ BOT, thay vì vé đồng loạt 25.000 đồng cho xe con hãy chuẩn bị hai loại vé, ai đi theo đường thẳng qua thị xã Cai Lậy (đoạn đường chỉ trải thảm nâng cấp) thì bỏ ra 10.000 đồng, ai đi tuyến tránh (BOT chính hiệu) thì nhiều hơn một chút, có thể là 15.000 đồng.
Gợi ý thế chẳng qua cũng chỉ là “múa rìu qua mắt thợ” bởi đã là Bộ trưởng chắc ông không thiếu kinh nghiệm, chỉ có điều ông có muốn thực hiện chủ trương của Đảng:
“Xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân” hay không?
Dư luận hẳn chưa quên câu chuyện mà báo Anninhthudo.vn viết, rằng “Trạm thu phí đặt nhầm chỗ nhưng kiên quyết không di dời” để nói về trạm thu phí tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Với vốn đầu tư chỉ 530 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư được thu phí tới 16 năm, 10 tháng.Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có ý kiến đề nghị di chuyển, quá trình trao đổi giữa Bộ Giao thông Vận tải với chủ đầu tư diễn ra từ tháng 3/2013 nhưng “từ đó đến nay, trạm thu phí này vẫn tồn tại bất chấp bức xúc của người dân lưu thông qua trạm”. [2]
Những gì đã, đang xảy ra tại trạm thu phí BOT Cai Lậy được nhiều báo chí nước ngoài đăng tải kèm theo ý kiến một số lãnh đạo liên quan.
Những hình ảnh và lời bình của truyền thông quốc tế rõ ràng đã làm tổn hại đến nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo, minh bạch của Thủ tướng.
Vốn xây dựng tuyến BOT Cai Lậy, Bắc Thăng Long - Nội Bài,… không phải “của dân” mà của nhà đầu tư, không phải “do dân” đề xuất và với kiểu đặt trạm thu tiền như vậy thì chắc chắn không phải “vì dân” rồi thưa ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Từ kết luận của báo An ninh thủ đô, có thể thấy chủ đầu tư trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài không chỉ thắng dân mà còn thắng cả Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu khi tiếp xúc cử tri Hà Nội:
“Chúng tôi nhiều lần nói việc xử lý tham nhũng không thể không làm.
Muốn thế thì lòng dân phải thuận, tất cả đồng lòng, lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc, chúng ta phải đi từng bước vững chắc”. [3]
Cách xử lý bức xúc của dân tại các trạm thu phí BOT giao thông từ Hà Nội đến Tiền Giang đã cho thấy dân “thua” nhiều hơn thắng.
Một khi dân bị “thua” nhiều quá thì lòng dân có thuận, và điều gì sẽ xảy ra nếu dân tiếp tục “thua” các ông chủ?
Các vị công bộc “nhiệm kỳ” của dân có cần phải để ý đến phát biểu của Tổng Bí thư “lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc” hay chỉ cần “cù cưa” cho đến lúc quay về “tổ ấm” theo chiến lược mà người đời gọi là “dọn ổ sân sau”!
Vậy nên câu hỏi “BOT Cai Lậy bao giờ thắng dân?” của tác giả Lại Cường liệu có cần thiết đặt ra, và nếu đặt ra, liệu có cần phải bỏ công đi tìm lời giải?
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương
CAI LẬY VÀ LÀN SÓNG BẤT TUÂN DÂN SỰ
PHẠM CHÍ DŨNG 4-11-2017
Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định nhà đầu tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, một dự án còn tai tiếng và nhơ nhuốc hơn cả BOT Cai Lậy. Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ.
30/11/2017 - trùng với ngày “tòa án nhân dân” của riêng chính quyền độc đảng ở Việt Nam giáng cú y án 10 năm tù giam xuống đầu của một blogger đấu tranh phản kháng nạn ô nhiễm xả thải của Formosa là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, trạm thu phí BOT Cai Lậy một lần nữa phải đầu hàng xả trạm trước phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân.
Bất chấp chính quyền Tiền Giang và chủ đầu tư BOT Cai Lậy lập “phương án tác chiến” rất chi tiết với mũi chủ công trấn áp là hàng trăm cảnh sát cơ động và công an giao thông, bất chấp việc bị lực lượng “tay sai bảo kê” này răn đe và đàn áp, bắt bớ, cánh lái xe đã không chỉ tiếp tục yêu sách đòi BOT Cai Lậy phải hủy bỏ tình trạng “quy hoạch một nơi, thu phí nơi khác”, duy trì chiến thuật trả tiền lẻ mà còn dũng cảm đối mặt với công an, thậm chí còn tổ chức tập hợp kéo đến đồn công an đòi người khi 2 lái xe bị công an bắt giữ.
Kể từ lần phản kháng đầu tiên vào tháng 9/2017 cũng tại trạm BOT Cai Lậy, nhận thức về đấu tranh mưu sinh, chống bất công và áp bức của lái xe đã nâng lên nhiều hơn, đồng thời giới hạn sợ hãi được kéo giảm. Đây cũng là một đặc thù rất lớn của phong trào đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam từ suốt những năm 2005, 2006 đến nay. Tập hợp và đoàn kết theo số đông luôn là một yếu tố sống còn để phong trào dân chủ và bất tuân dân sự đạt được thành công.
Sự tiến bộ dù chậm chạp của xã hội Việt Nam là nếu trước đây phong trào phản kháng dân sự chỉ tập trung ở giới đấu tranh nhân quyền và chủ yếu với những vấn đề nhân quyền chính trị, thì những năm gần đây phong trào phản kháng dân sự đã dần “xã hội hóa”, lan dần sang khối quần chúng mà trước đó vẫn bàng quan vô cảm, liên đới mật thiết không chỉ với nhu cầu mưu sinh và quyền lợi cá nhân, mà còn dần ý thức được rằng nếu người dân không hành động và không đấu tranh với các nhóm lỡi ích được”bảo kê” bởi chính quyền thì trước sau gì mỗi cá nhân cũng trở thành nạn nhân của chúng.
Cảm hứng và kinh nghiệm
Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đình công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016.
Bất tuân dân sự ở trạm thu phí BOT đã không còn là hiện tượng đơn lẻ.
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền. Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.
Vào nửa đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng 8 - 9/2017 và từ đó đến nay, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…
Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách “câu giờ” càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải “xả trạm”, để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
Ngược lại với phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân, ngày càng nhiều chính quyền địa phương đã lộ hẳn hành vi “bảo kê” trắng trợn cho các nhóm trục lợi chính sách, đặc biệt là dấu hiệu tổ chức và triển khai “lực lượng vũ trang riêng”, mà bằng chứng không thể chối cãi là vụ trạm thu phí BOT Biên Hòa (Đồng Nai) vào tháng 10/2017 và trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) vào tháng 11/2017.
Trong đó, Đồng Nai có thể được xem là một trường hợp rất đáng mổ xẻ về cận cảnh lãnh chúa hay “sứ quân”.
“Lực lượng vũ trang riêng”?
Vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa vào ngày 26/10/2017 như một cách “khủng bố” việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của “lực lượng vũ trang riêng”.
Trước đó, BOT Biên Hòa đã trở thành cái tên ấn tượng bởi cách lạm thu tràn lan mang lại lợi lộc rất lớn cho chủ đầu tư, khiến phát sinh làn sóng bất tuân dân sự của cánh tài xế khi đối phó tình trạng lạm thu bằng cách trả tiền lẻ khiến BOT Biên Hòa buộc phải xả trạm cho xe qua.
BOT Biên Hòa cũng trở thành cái tên khó quên khi sau đó nhiều lái xe đã bị cơ quan cảnh sát giao thông Đồng Nai “mời làm việc” - như một cách “khủng bố” tinh thần những người tài xế không chịu khuất phục cảnh lạm thu.
Nhưng đến việc dàn quân tại BOT Biên Hòa để “khủng bố”, sự việc đã vượt quá giới hạn của “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Sự khác biệt về mức độ trắng trợn chà đạp luật pháp của hiện tượng trên là trong rất nhiều vụ các chính quyền địa phương dùng lực lượng công an và cả quân đội để cưỡng chế giải tỏa người dân nhằm trưng thu đất đai, cơ chế này vẫn được dựa trên một số văn bản mang tính pháp quy của chính quyền (quy hoạch, quyết định giải tỏa, quyết định bồi thường…), cho dù không ít văn bản như thế là bất hợp lý hoặc rất bất công. Nhưng đối với trường hợp BOT Biên Hòa, đã không có bất kỳ văn bản pháp quy nào từ phía chính quyền được nêu ra để chứng minh là hành động trả tiền lẻ của lái xe là vi phạm pháp luật.
Một khi không được “chống lưng” bởi bất cứ quyết định hoặc quy định pháp quy nào, cơ chế dùng cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông tại các trạm BOT Biên Hòa và BOT Cai Lậy để “dằn mặt” lái xe là một hành vi “khủng bố” quá lộ liễu, quá trắng trợn mà chỉ có thể cho thấy tình trạng phép vua thua lệ làng, cát cứ quyền lực đang phổ biến và gia tăng chóng mặt ở một số địa phương, tạo ra một tiền đề hữu hiệu để một khi “có đủ điều kiện”, chính giới lãnh đạo địa phương đó sẽ ra sức phát huy cơ chế tập quyền cá nhân và tập quyền gia đình trị, không ngại ngần sử dụng lực lượng công an và cả quân đội cho ý đồ thâu tóm lợi ích và quyền lực cho mình.
Gần đây, một trong số lãnh đạo Đồng Nai - bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy - đã bị “dính” vụ Trạm BOT đường vào mỏ đá Tân Cang và quá “ưu ái” cho doanh nghiệp của người nhà của bà này như một thể thức “gia đình trị”.
Cũng gần đây, báo chí đã nêu quá nhiều vụ cảnh sát giao thông Đồng Nai “ăn cả trên bộ lẫn trên sông” nhưng vẫn bị những quan chức đen đúa nào đó từ bóng tối âm thầm che chắn.
Không hẳn tất cả, nhưng có vẻ một bộ phận trong giới lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang và cả một số địa phương khác đang lấp ló cơ chế hoặc “gia đình trị” hoặc “sứ quân địa phương”, hoặc cả hai, và cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về “xây dựng lực lượng vũ trang riêng”.
Nguy cơ mới trong thể chế độc đảng
“Có đủ điều kiện” lại là một cụm từ mà Tổng bí thư Trọng sính dùng trong bản nghị quyết ban hành sau Hội nghị trung ương 6 tháng 10/2017 về “nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước”. Theo đó, ở những cấp xã, huyện “có đủ điều kiện”, bí thư cấp ủy sẽ đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân, có thể gọi nôm na là “3 thành 1”. Cơ chế này sẽ khiến quyền lực thực tế tập trung vào chỉ một người, thay vì trước đây phổ biến là ba, hoặc thí điểm hai người - bí thư tỉnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, nhưng bí thư tỉnh và chủ tịch tỉnh là hai nhân sự khác nhau và cách nào đó kiểm soát quyền lực lẫn nhau.
Nhưng sau Hội nghị trung ương 6, thông tin từ nhiều quan chức có trách nhiệm đã cho biết cơ chế “3 thành 1” không chỉ dừng ở cấp xã và huyện mà sẽ triển khai ở cấp tỉnh thành, thậm chí còn có thể “lên” tới cấp trung ương.
Hệ quả rõ ràng là nếu thực hiện cơ chế “3 thành 1,” các “lãnh chúa” sẽ “quyết” hết, từ vấn đề nhân sự đến điều hành kinh tế - xã hội, và cả những dự án màu mỡ có nguồn vốn từ ngân sách và viện trợ ODA. Sẽ không có chuyện “lãnh chúa” phải hỏi hoặc xin ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh thành về quyết sách này quyết sách kia.
Thế nhưng khi nêu ra kế hoạch “nhất thể hóa 3 thành 1”, đảng lại hầu như không đưa ra bất kỳ cơ chế nào để kiểm soát quyền lực. Có phải đảng muốn lờ đi cơ chế kiểm soát quyền lực để không còn cơ quan nào có thể giám sát những gì đảng sẽ làm?
Chỉ biết rằng nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực được cụ thể hóa bằng một luật về “nhất thể hóa”, sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm và sẽ chẳng làm thế nào để đảng hay chính phủ kiểm soát được cơ số hành vi tự tung tự tác mà những lãnh đạo được xem là “có tâm có tầm” do đảng chỉ định vào vị trí “3 thành 1” sẽ “tự diễn biến”. Để khi đó, tình trạng tản quyền dâng cao, biến thành “chia quyền” và phát triển mạnh khuynh hướng ly tâm hóa quyền lực. Sẽ hình thành cơ chế “đa trung tâm quyền lực” không chỉ ở nhiều bộ ngành mà cả nhiều địa phương.
Thậm chí sau một thời gian thực hiện “3 thành 1” mà chẳng bị kiểm soát quyền lực, rất dễ để “giới tinh hoa” của đảng coi sóc linh hồn dân ở nhiều địa phương sẽ biến những địa phương đó thành một vương quốc riêng của mình. Thậm chí rất có thể sẽ xuất hiện những “chính ủy chuyên quyền” tham vọng và liều lĩnh nhất khi nghĩ đến việc tự trang bị cho địa phương mình một “lực lượng vũ trang” riêng, bao gồm vừa công an vừa quân đội, thẳng tay đàn áp dân chúng…
Đồng Nai và Tiền Giang chỉ là vài trong số những số địa phương đang có dấu hiệu manh nha để trở thành một cái gì đó na ná để thỏa mãn tương lai trên.
P.C.D.
Bài đã đăng trên VOA
Tác giả gửi BVN
THƯA THỦ TƯỚNG, CÓ DÂN MỚI CÓ ĐƯỜNG
TRƯƠNG HUY SAN/ BVN 3-12-1027
Cái sai của BOT Cai Lậy không chỉ sai ở vị trí đặt trạm thu phí mà sai ở chỗ những người ra quyết định đã không lấy dân để đặt gốc rễ cho tính chính danh của một chính quyền.
Không ngạc nhiên khi những kẻ như Nguyễn Nhật đến lúc này vẫn còn chày cối. Nhưng cái thời các cơ quan chính phủ sẵn sàng đồng thuận cho những quyết định bất chấp như đặt trạm Cai Lậy phải được chấm dứt. Đây là lúc Thủ tướng phải vô cùng cân nhắc. Đưa trạm thu phí Cai Lậy về đúng chỗ của nó có thể còn phải thay đổi vị trí của một số trạm BOT nữa. Thất thu hàng nghìn tỷ khi ngân khố cạn kiệt thật là một bài toán hóc búa.
Nhưng thưa Thủ tướng, có dân mới có đường.
Có thể chỉ vài tài xế thông minh và quả cảm xuất hiện ở trạm Cai Lậy nhưng phía sau họ là lòng dân. Vấn đề của dân chúng không chỉ bởi mấy chục nghìn bị móc túi trong khi họ chỉ đi trên Quốc lộ đã có hàng trăm năm được gìn giữ bằng cả máu của cha anh và tiền thuế của chính họ. Cái người dân cần là lẽ công bằng. Và, người dân không muốn thấy một chính phủ xưng là của họ, rao là vì họ, mà hành xử như con tin của một nhóm tư bản thân hữu mua bán đặc quyền.
Chúng tôi biết, trong hai năm qua, Chính phủ đã rất nỗ lực để dọn dẹp những khối u của người tiền nhiệm đặc biệt là nỗ lực cắt bỏ hàng nghìn giấy phép con xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2008 -2015. Nhưng, không có nỗ lực nào có thể đi tới đích của thành công khi một cái sai mười mươi mà vẫn còn dung dưỡng. Vấn đề của BOT Cai Lậy không phải là phí mà là học phí; không chỉ là dân mà còn là con đường. Lịch sử sẽ quan sát quyết định hôm nay - trước một trạm thu phí nhỏ - để đánh giá tầm nhìn và đánh giá tầm vóc của một nhà lãnh đạo và điều quan trọng hơn là để biết, Chính phủ chọn bên nào.
T.H.S.
***
Thứ trưởng GTVT: Người dân cần ủng hộ BOT Cai Lậy
(PLO)- Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng tại trạm Cai Lậy có một số người quá khích, ví dụ họ đánh xe đỗ ngay trạm thu phí rồi bỏ xe lại đi chơi...
Chiều 1-12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11-2017. Tham dự cuộc họp báo còn có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai...
Liên quan vụ trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang, báo chí hỏi: Chính phủ vừa giao cho Bộ GTVT báo cáo, đánh giá toàn diện về BOT, như vậy có khách quan không? Tại sao lại không giao cho kiểm toán hoặc Thanh tra Chính phủ trực tiếp đánh giá toàn diện lại việc này? Vụ trạm Cai Lậy ùn tắc đã ảnh hưởng, thiệt hại như thế nào?...
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật trả lời: Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ GTVT rà soát các dự án BOT để báo cáo Chính phủ. Hiện nay Bộ đã tiếp 107 đoàn, kể cả Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành, chưa kể đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ QH, đoàn giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương... Qua đó có thể tổng hợp lại để báo cáo Thủ tướng, báo cáo Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật: Trạm Cai Lậy nằm trong dự án tuyến tránh Cai Lậy chứ không phải nằm ngoài.
Liên quan đến việc ảnh hưởng do ùn tắc ở trạm thu phí BOT Cai Lậy gây ra, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định: Theo quy định trong thông tư của Bộ GTVT, với các trạm ách tắc 500 m thì phải xả trạm để lưu thông, không để trạm nào kéo dài thời gian ùn tắc.
"Tất nhiên, trạm Cai Lậy có một số đối tượng quá khích, không ủng hộ trạm Cai Lậy, ví dụ họ đánh xe đỗ ngay trạm thu phí rồi bỏ xe lại đi chơi... Đối với những trường hợp này, chúng tôi sẽ đề nghị xử lý theo pháp luật" - ông Nhật nói.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết thêm, ngày 1-8-2017, khi trạm thu phí Cai Lậy tạm dừng, Bộ GTVT đã rà soát toàn bộ đối với dự án này, đặc biệt là dựa vào kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ GTVT.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, Bộ GTVT thì trạm Cai Lậy nằm trong dự án tuyến tránh Cai Lậy chứ không phải nằm ngoài.
Ông Nhật khẳng định thủ tục đầu tư dự án này không sai. Việc đầu tư dự án này đã có sự đồng thuận của địa phương, gồm HĐND tỉnh, UBND tỉnh và đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang.
“Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và nhân dân trong vùng, tiến hành giảm giá dịch vụ tại trạm: giảm 30% cho tất cả phương tiện qua trạm; giảm tối đa (100%) cho các phương tiện loại 1 và loại 2 của các chủ phương tiện tại bốn xã lân cận”.
Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng cần có cách thuyết phuc, tuyên truyền để nhân dân ủng hộ việc này.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể có báo cáo tổng hợp về BOT trình Thường trực Chính phủ, đặc biệt là công trình BOT Cai Lậy (Tiền Giang) để có đánh giá toàn diện. "Không để kéo dài tình trạng này" - Thủ tướng nhấn mạnh.
T.N.
Nguồn: http://plo.vn/do-thi/giao-thong/thu-truong-gtvt-nguoi-dan-can-ung-ho-bot-cai-lay-742818.html
DỒN ÉP NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT TẬN GỐC ĐIỂM NÓNG
NGUYỄN QUANG ĐỒNG/ TVN 3-12-2017
- Bây giờ chính là lúc cần công khai hợp đồng BOT mà Bộ Giao thông Vận tải đã ký với chủ đầu tư tại Cai Lậy để các bên liên quan có đủ thông tin xử lí những mâu thuẫn giữa người dân và doanh nghiệp tại đây.
Những căng thẳng kéo dài ở bến thu phí BOT Cai Lậy không đơn thuần là xung đột kinh tế, nếu Nhà nước không xử lý hợp lý, hợp tình trường hợp Cai Lậy sẽ có nguy cơ trở thành xung đột xã hội về BOT. Trường hợp 1 cá nhân tài xế tranh chấp với trạm thu phí, trên bề mặt đó là một xung đột dân sự giữa 2 bên. Nhưng Nhà nước không ‘vô can’ bởi Bộ GTVT, cơ quan công quyền đóng vai trò đại diện, là bên ký kết hợp đồng với chủ đầu tư – quyết định vị trí đặt trạm, quyết định mức phí. 3 bên: người dân; nhà đầu tư và Nhà nước đều có trách nhiệm liên quan; chứ không phải là xung đột kinh tế đơn thuần giữa 1 doanh nghiệp cụ thể và người dân.
Và hơn thế nữa khi rất nhiều tài xế tìm được sự đồng thuận để tập hợp lại với nhau – đó là một sự phản kháng về mặt xã hội để để tỏ thái độ bất bình, một cách hợp pháp, về những ‘bất công’ mà người dân phải gánh chịu từ BOT. Câu chuyện này đặt ra những vấn đề, ngắn hạn là giải quyết hợp lý vụ việc BOT Cai Lậy – và dài hạn là chính sách về ‘BOT’ để tháo gỡ triệt để những ngòi nổ có nguy cơ lan sang những địa phương khác.
Chính phủ - với các cơ quan chuyên môn như Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài Chính; và Quốc hội, thông qua Kiểm Toán Nhà nước, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế đóng vai trò đại diện giám sát - có thể phối hợp xem xét lại cụ thể Hợp đồng BOT Cai Lậy. Nếu quả thật Doanh nghiệp chỉ tham gia vào việc đầu tư tuyến đường tránh; việc di chuyển địa điểm đặt trạm vào trong đường tránh là yêu cầu bắt buộc.
Kể cả trong trường hợp hợp đồng ký kết giao cho doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, cải tạo một đoạn Quốc lộ 1, việc đàm phán lại hợp đồng, đền bù thiệt hại cho Doanh nghiệp cũng là cần thiết – để chuyển trạm thu phí về đường tránh.
Bởi các dự án BOT là cần thiết, nhưng quyền tự do đi lại của người dân phải đặt lên cao nhất. Việc quyết định cho triển khai dự án BOT trước hết phải đặt trên nguyên tắc: Nhà nước trước tiên bảo đảm quyền đi lại cho người dân như là quyền cơ bản. Cụ thể, đối với những quốc lộ chính, không thể cho phép làm BOT mà cần đầu tư trực tiếp từ ngân sách. Như thông lệ mọi quốc gia khác, hạ tầng (đường/cầu/hầm...) BOT chỉ được xây như là phương án bổ sung thêm cho một hạ tầng giao thông sẵn có. Nhu cầu đi lại cơ bản của tất cả công dân được đáp ứng bằng các quốc lộ. Những ai muốn đi nhanh hơn thì trả thêm tiền để đi cao tốc/đi hầm ngầm BOT do tư nhân bỏ vốn xây.
Vì thế, với Quốc lộ 1A, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền đi lại cho người dân: - và một khi hợp đồng sai thì cần đàm phán lại; bồi thường cho doanh nghiệp, đặt lại Trạm BOT về đúng vị trí hợp lý của nó. Với một chính sách chưa đúng đắn, cần thẳng thắn nhìn lại trách nhiệm của Nhà nước, để sửa sai chứ Nhà nước không thể đơn giản là đứng ngoài nhìn người dân tranh chấp với doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy người dân không phản ứng đối với những “trạm BOT” như hầm qua đèo Hải Vân, hầm đèo Cả... Người dân hiểu lợi ích của những BOT như vậy và sẵn sàng trả phí.Người dân đã đóng thuế, đóng phí đường bộ hàng năm và Nhà nước dùng tiền đó để đầu tư xây dựng quốc lộ. Đó là trách nhiệm chính đáng của Nhà nước để đảm bảo quyền cơ bản: quyền đi lại của mọi người dân. Đó cũng là nguyên tắc căn bản để chống biến công lộ thành tư lộ.
Về lâu dài, Chính sách và khung khổ pháp lý cho BOT nói riêng và hợp đồng PPP (đối tác công tư) nói chung cần được điều chỉnh và hoàn thiện. Về mặt pháp lý, cần luật hóa BOT, đưa nó vào nhóm hợp đồng hành chính. Về mặt nguyên tắc, - cần xác lập 2 nguyên tắc căn bản cho các loại hợp đồng này.
Thứ nhất, BOT chỉ là phương án bổ sung thêm lựa chọn cho người dân, như đã phân tích ở trên. Thứ 2, BOT là giao một phần tài sản quốc gia (đất đai) ‘góp vốn’ vào với doanh nghiệp; đồng thời Nhà nước cũng là đại diện cho người dân giao kết với Doanh nghiệp các điều kiện về chất lượng; về giá cả, về thời gian thu phí; - do đó Hợp đồng cần phải công khai ba yêu tố. (i) Công khai gọi thầu và đấu thầu. Mọi gói thầu BOT cần mời thầu rộng rãi, đấu thầu công khai. Chỉ định thầu là nguyên nhân trực tiếp cho tham nhũng, lợi ích nhóm trong suốt thời gian qua. Vì thế, cần tuyệt đối cấm việc chỉ định thầu. (ii) Công khai hợp đồng BOT. Bản chất BOT là đưa tài sản công (đất đai, một phần chi phí ngân sách) cho tư nhân khai thác kinh doanh trong một thời gian nhất định. Người dân cần biết hợp đồng đó có những điều khoản cụ thể gì để giám sát. Hợp đồng BOT không thể là hợp đồng mật như một hợp đồng thương mại thông thường. Và (iii) công khai kết quả kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước cần tham gia kiểm toán kết quả kinh doanh và công khai kết quả đó với báo chí, với người dân.
Việc triển khai các dự án BOT giao thông như kiểu BOT Cai Lậy và một số tuyến BOT khác như báo chí đã nêu, thẳng thắn mà nói, vừa vi phạm quyền cơ bản của công dân; vừa gây thiệt hại kinh tế một cách không chính đáng cho người tham gia giao thông. Để sửa sai thì chỉ có cách duy nhất là phải điều chỉnh chính sách. Mâu thuẫn đã dâng cao như vậy, càng không thể ép người dân được vì càng dồn ép người dân sẽ càng phản ứng và càng mất lòng tin vào Nhà nước. Mất lòng tin mới là thiệt hại lớn nhất, chứ không chỉ những thiệt hại về kinh tế như đang thấy hiện nay.
Nguyễn Quang Đồng
Lan Anh (ghi)
Những căng thẳng kéo dài ở bến thu phí BOT Cai Lậy không đơn thuần là xung đột kinh tế, nếu Nhà nước không xử lý hợp lý, hợp tình trường hợp Cai Lậy sẽ có nguy cơ trở thành xung đột xã hội về BOT. Trường hợp 1 cá nhân tài xế tranh chấp với trạm thu phí, trên bề mặt đó là một xung đột dân sự giữa 2 bên. Nhưng Nhà nước không ‘vô can’ bởi Bộ GTVT, cơ quan công quyền đóng vai trò đại diện, là bên ký kết hợp đồng với chủ đầu tư – quyết định vị trí đặt trạm, quyết định mức phí. 3 bên: người dân; nhà đầu tư và Nhà nước đều có trách nhiệm liên quan; chứ không phải là xung đột kinh tế đơn thuần giữa 1 doanh nghiệp cụ thể và người dân.
Và hơn thế nữa khi rất nhiều tài xế tìm được sự đồng thuận để tập hợp lại với nhau – đó là một sự phản kháng về mặt xã hội để để tỏ thái độ bất bình, một cách hợp pháp, về những ‘bất công’ mà người dân phải gánh chịu từ BOT. Câu chuyện này đặt ra những vấn đề, ngắn hạn là giải quyết hợp lý vụ việc BOT Cai Lậy – và dài hạn là chính sách về ‘BOT’ để tháo gỡ triệt để những ngòi nổ có nguy cơ lan sang những địa phương khác.
Gia đình ở Biên Hòa đi đám cưới ở Đồng Tháp trở về, phản đối thu hai lượt 70.000 là quá mắc - Ảnh: NAM TRẦN/Tuổi trẻ.
Đối với vụ việc BOT Cai Lậy không thể giao về cho Bộ Giao Thông Vận tải giải quyết. Bộ GTVT là một bên có trách nhiệm liên quan và bộ này khó có thể thuyết phục được người dân về các quyết định đưa ra rằng Bộ có thực sự khách quan, minh bạch, đại diện cho quốc gia, cho người dân khi ký kết hợp đồng kinh tế với Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT hay không.Chính phủ - với các cơ quan chuyên môn như Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài Chính; và Quốc hội, thông qua Kiểm Toán Nhà nước, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế đóng vai trò đại diện giám sát - có thể phối hợp xem xét lại cụ thể Hợp đồng BOT Cai Lậy. Nếu quả thật Doanh nghiệp chỉ tham gia vào việc đầu tư tuyến đường tránh; việc di chuyển địa điểm đặt trạm vào trong đường tránh là yêu cầu bắt buộc.
Kể cả trong trường hợp hợp đồng ký kết giao cho doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, cải tạo một đoạn Quốc lộ 1, việc đàm phán lại hợp đồng, đền bù thiệt hại cho Doanh nghiệp cũng là cần thiết – để chuyển trạm thu phí về đường tránh.
Bởi các dự án BOT là cần thiết, nhưng quyền tự do đi lại của người dân phải đặt lên cao nhất. Việc quyết định cho triển khai dự án BOT trước hết phải đặt trên nguyên tắc: Nhà nước trước tiên bảo đảm quyền đi lại cho người dân như là quyền cơ bản. Cụ thể, đối với những quốc lộ chính, không thể cho phép làm BOT mà cần đầu tư trực tiếp từ ngân sách. Như thông lệ mọi quốc gia khác, hạ tầng (đường/cầu/hầm...) BOT chỉ được xây như là phương án bổ sung thêm cho một hạ tầng giao thông sẵn có. Nhu cầu đi lại cơ bản của tất cả công dân được đáp ứng bằng các quốc lộ. Những ai muốn đi nhanh hơn thì trả thêm tiền để đi cao tốc/đi hầm ngầm BOT do tư nhân bỏ vốn xây.
Vì thế, với Quốc lộ 1A, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền đi lại cho người dân: - và một khi hợp đồng sai thì cần đàm phán lại; bồi thường cho doanh nghiệp, đặt lại Trạm BOT về đúng vị trí hợp lý của nó. Với một chính sách chưa đúng đắn, cần thẳng thắn nhìn lại trách nhiệm của Nhà nước, để sửa sai chứ Nhà nước không thể đơn giản là đứng ngoài nhìn người dân tranh chấp với doanh nghiệp.
Về lâu dài, Chính sách và khung khổ pháp lý cho BOT nói riêng và hợp đồng PPP (đối tác công tư) nói chung cần được điều chỉnh và hoàn thiện. Về mặt pháp lý, cần luật hóa BOT, đưa nó vào nhóm hợp đồng hành chính. Về mặt nguyên tắc, - cần xác lập 2 nguyên tắc căn bản cho các loại hợp đồng này.
Thứ nhất, BOT chỉ là phương án bổ sung thêm lựa chọn cho người dân, như đã phân tích ở trên. Thứ 2, BOT là giao một phần tài sản quốc gia (đất đai) ‘góp vốn’ vào với doanh nghiệp; đồng thời Nhà nước cũng là đại diện cho người dân giao kết với Doanh nghiệp các điều kiện về chất lượng; về giá cả, về thời gian thu phí; - do đó Hợp đồng cần phải công khai ba yêu tố. (i) Công khai gọi thầu và đấu thầu. Mọi gói thầu BOT cần mời thầu rộng rãi, đấu thầu công khai. Chỉ định thầu là nguyên nhân trực tiếp cho tham nhũng, lợi ích nhóm trong suốt thời gian qua. Vì thế, cần tuyệt đối cấm việc chỉ định thầu. (ii) Công khai hợp đồng BOT. Bản chất BOT là đưa tài sản công (đất đai, một phần chi phí ngân sách) cho tư nhân khai thác kinh doanh trong một thời gian nhất định. Người dân cần biết hợp đồng đó có những điều khoản cụ thể gì để giám sát. Hợp đồng BOT không thể là hợp đồng mật như một hợp đồng thương mại thông thường. Và (iii) công khai kết quả kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước cần tham gia kiểm toán kết quả kinh doanh và công khai kết quả đó với báo chí, với người dân.
Việc triển khai các dự án BOT giao thông như kiểu BOT Cai Lậy và một số tuyến BOT khác như báo chí đã nêu, thẳng thắn mà nói, vừa vi phạm quyền cơ bản của công dân; vừa gây thiệt hại kinh tế một cách không chính đáng cho người tham gia giao thông. Để sửa sai thì chỉ có cách duy nhất là phải điều chỉnh chính sách. Mâu thuẫn đã dâng cao như vậy, càng không thể ép người dân được vì càng dồn ép người dân sẽ càng phản ứng và càng mất lòng tin vào Nhà nước. Mất lòng tin mới là thiệt hại lớn nhất, chứ không chỉ những thiệt hại về kinh tế như đang thấy hiện nay.
Nguyễn Quang Đồng
Lan Anh (ghi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét