ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triều Tiên dọa cho nổ bom hạt nhân ở Thái Bình Dương (GD 23/9/2017)-Nhà Trắng gọi cáo buộc tuyên chiến của Triều Tiên là lố bịch (VNN 26/9/2017)-Việt Nam nêu Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc (BVB 25/9/2017)-Liên hiệp cầm quyền Bảo thủ - Xã hội bị giảm sút phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Đức (BVN 26/9/2017)-Vũ Ngọc Yên-
- Trong nước: TBT Trọng 'không chỉ muốn chống tham nhũng' (BBC 25-9-17)- Vụ Nguyễn Xuân Anh: Thêm ‘dấu vết’ quan chức khác (VOA 25-9-17)-Kỷ luật cán bộ cao cấp: “Không ngại thiếu cán bộ, thiếu người tài” (NĐT 25-9-17)-'Bồ nhí cũng gây ra… tham nhũng!' (NĐT 25-9-17)-TS Nguyễn Sĩ Dũng: Đừng đổ lỗi hết cho 'đại gia', 'đại ca' (TP 25-9-17)-'Một bộ phận không nhỏ' dần được điểm mặt chỉ tên (VNN 26/9/2017)-Đại án Oceanbank: Những giọt nước mắt tuôn rơi (BVB 25/9/2017)-Lời sau cùng đau xót của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn (VNN 26/9/2017)-
- Kinh tế:Trung tâm logistics ĐBSCL tại Cần Thơ: Cần nhưng chưa đủ (KTSG 26/9/2017)-Doanh nghiệp hải sản lo khó xuất khẩu sang EU (KTSG 26/9/2017)-TPHCM không thể dừng triển khai các dự án BOT (KTSG 26/9/2017)-Cấm kinh doanh trực tuyến thiết bị kích sóng di động (KTSG 26/9/2017)-Sản phẩm hữu cơ: bài toán khó giải! (KTSG 26/9/2017)-Nợ nần, bội chi và giải pháp nằm ngoài ‘định hướng’ (VOA 25-9-17)-Tại sao bội chi ngân sách quá lớn và kéo dài quá nhiều năm ở Việt Nam? (Thời Đại Mới 9/2017)-Nghịch lý: Việt Nam có 63 tỉnh thành, mỗi tỉnh một nền kinh tế (DV 25-9-17)-Liên kết kinh tế miền Trung 'thiếu nhạc trưởng' (VnEx 25-9-17)-Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: 30 năm chưa xong đặc khu kinh tế do mô hình tư duy không phù hợp (Leader 25-9-17) TS. Huỳnh Thế Du: Các khu kinh tế của Việt Nam đang theo 'mô hình quả mít' (Leader 25-9-17)-Tiết lộ cặp đôi 9X điều hành những dự án BOT thu phí nghìn tỷ (VNN 25-9-17)-Vì sao đại gia bán lẻ ngoại chuộng M&A tại Việt Nam? (VnEx 25-9-17)-Chìa khóa bền vững hóa giải những thách thức của ĐBSCL (VNN 26/9/2017)-
- Giáo dục: Đổi mới giáo dục - chuyện tử tế của những người "gieo mầm văn hóa" (GD 26/9/2017)-Bộ sẽ tiếp cận những vấn đề bức xúc nhất và giải quyết được! (GD 26/9/2017)-Học phí và thoát bẫy trung bình giáo dục ở Vinschool (GD 26/9/2017)-Ban đại diện cha mẹ học sinh đang đại diện cho ai trong nhà trường? (GD 26/9/2017)-Tự học để làm giàu tâm hồn và trí tuệ (GD 26/9/2017)-Cần đưa việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư và quy định bằng cấp vào luật (GD 26/9/2017)-Địa phương quản lý lỏng lẻo, làm sao mà dẹp được dạy thêm trái phép? (GD 26/9/2017)-Thương nhớ một người thầy Nhật, “người bạn lớn” của sinh viên Việt (GD 26/9/2017)-4 năm qua, Luật Giáo dục đại học đã đạt được những kết quả gì? (GD 26/9/2017)-Trường Vân Nội mang 300 triệu đồng đóng góp của phụ huynh gửi ngân hàng (GD 26/9/2017)-Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Học trò viết sai câu là do thầy không biết cách dạy”(GD 25/9/2017)-Lời cuối cho VNEN (GD 25/9/2017)-Phương thức tổ chức kỳ thi quốc gia sẽ được giữ ổn định trong 3 năm tới (GD 25/9/2017)-Chuyển trường - mảnh đất màu mỡ của quan tham, cửa ải gian nan của nhà giáo (GD 25/9/2017)-
- Phản biện: 5 vấn đề và kiến nghị liên quan đến ngành Giáo dục (GD 25/9/2017)-Xuân Dương-Trường công, trường tư và rủi ro của con trẻ (TVN 26/9/2017)-Phạm Trung Tuyến-"Giú ép" Nguyễn Xuân Anh? (BVB 25/9/2017)-Nguyễn Việt Quốc-Thái tử đảng và ân oán đất Đà! (BVN 25/9/2017)-Lê Trọng Hiệp-Ai đưa cụ Nguyễn Bá Thanh về trời...(BVB 25/9/2017)-Huy Đức-Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng về quyết định của Giáo sư Tương Lai (BVN 26/9/2017)-Nguyễn Đăng Quang-The Vietnam war, nghịch lý lịch sử? (BVN 26/9/2017)-Bùi Quang Vơm-Ai đã biến Hãng phim truyện Việt Nam thành ‘làng Vũ Đại ngày ấy’? (BVN 26/9/2017)-Quang Đức-Hào Hoa-Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 1)- David Tran Hieu-Cọp chết để da (BVN 26/9/2017)-TP-Uy tín cá nhân và Uy tín tập thể (BVN 26/9/2017)-Thiện Tùng-Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Đình Cống (BVN 26/9/2017)-Nguyễn Hữu Tâm-2,5 triệu công nhân trả nợ cho một "quả đấm thép" (BVN 25/9/2017)-Đào Tuấn-
- Thư giãn: Tòa nhà hàng trăm tỷ đồng bị chê giống bồn cầu
'GIÚ ÉP' NGUYỄN XUÂN ANH ?
NGUYỄN VIỆT QUỐC/ BVB 25-9-2017
Trong tâm bão Đà Nẵng mấy ngày này, tự dưng thiên hạ hay nói mấy từ "giú ép, chín non" Nguyễn Xuân Anh.
Tuổi tứ thập, vị này mới nhậm chức bí thư thành ủy Đà Nẵng. Xét về nhân sinh học, thì Xuân Anh đã bước qua đỉnh núi và đang trên đường lê bước xuống dốc.
Còn xét về trí tuệ con người hay chính trị, trò chơi vương quyền, Xuân Anh cũng chẳng hề trẻ hơn bao người làm nên nghiệp lớn, kinh bang tế thế.
Thế giới có đầy minh chứng, kể ra chắc đủ độ dày cỡ sử ký Tư Mã Thiên. Chỉ xin kể ngay xứ mình cũng có biết bao bậc còn trẻ hơn Xuân Anh đã dám lãnh nhận trọng trách đầu sóng ngọn gió trước Quốc dân đồng bào.
Thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Tổng trưởng tài chính Hà Xuân Trừng mới tròn 28 tuổi. Tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng làm cố vấn cho Tổng thống Nguyển Văn Thiệu khi chưa tới 36 tuổi. Ông mới đến tuổi 38 đã được cử "đi sứ" sang Mỹ để tìm phương bảo vệ chính thể dân chủ miền Nam trong thời khắc bom đạn dầu sôi lửa bỏng cuối cùng. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng!
Còn tướng Pilot Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Uỷ ban hành pháp, tức Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa lúc vừa 35 tuổi. Một trách nhiệm nặng nề đòi hỏi ông phải đầy bản lĩnh trong thời loạn các tướng quân, mà minh chứng rõ nhất là hai thi hài đẫm máu của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chánh 1963. Và cũng chỉ vừa hai năm sau, tức ở tuổi 37, ông đã nhận chức phó Tổng thống so kè tay đôi với đối thủ quyền chức nhất ở chiếu trên ...
Đặc biệt, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng lên ghế nóng khi mới 44 tuổi. Đỉnh cao vương quyền đâu không biết, nhưng chắc chắn khó đêm nào vị tổng thống cuối cùng của nền dân chủ Nam Việt này ngủ được một mạch yên giấc. Bởi bản đồ chiến sự ác liệt ngày nào cũng chằng chịt chấm đỏ mới, cũng như thủ đoạn chính trị của lắm kẻ đồng sàng dị mộng, luôn muốn hạ bệ ông ...
Vậy, Xuân Anh có bị "giú ép, chín non" không? Xin thưa, không hề. Đừng lấy tuổi tác mà làm lạc hướng hay giảm bớt bản chất vấn đề!
Nguyễn Việt Quốc/(FB Quoc Viet Nguyen)
THÁI TỬ ĐẢNG VÀ ÂN OÁN ĐẤT ĐÀ !
LÊ TRỌNG HIỆP/ BVN 26-9-2017
Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng (UBKTTƯĐ) vừa công bố những sai phạm của Thành ủy Đà Nẵng vào đầu tuần này (18-9-2017), khiến Đà Nẵng trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Bề ngoài, thành phố này được xem là đất lành, mệnh danh là "thành phố đáng sống nhất nước" nhưng nếu nhìn sâu bên trong với các cuộc đấu đá chính trị ngầm, đây đúng là đất dữ.
Muốn chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã nhắm Đà Nẵng làm mục tiêu đầu tiên. Quyết định trực tiếp can dự vào chiến tranh Việt Nam, Mỹ cũng chọn Đà Nẵng làm nơi đổ quân đầu tiên. Bây giờ, với dã tâm nuốt chửng Việt Nam, bành trướng bá quyền Trung Quốc âm thầm mua hết các vùng đất trọng yếu ở thành phố này.
Sự dữ dội của vùng đất này còn thể hiện ở cuộc đấu đá khốc liệt giữa các ông vua vùng, Năm 2001, Giám đốc Công an Đà Nẵng Trần Văn Thanh tuyên chiến với Chủ tịch UBND Nguyễn Bá Thanh, đến năm 2009 thì Trần Văn Thanh thua trắng, phải nằm trên giường bệnh và đeo bình dưỡng khí ra tòa tại Nhà hát Trưng Vương. Nhưng 6 năm sau thì Nguyễn Bá Thanh bị quả báo, phải đeo bình dưỡng khí từ Mỹ về lại Việt Nam trong cảnh thân tàn ma dại.
Thời gian qua thì Bí thư Nguyễn Xuân Anh hục hặc với Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ nhưng hiện cả hai cùng toàn Ban thường vụ Thành ủy bị lôi lên máy chém khi UBKTTƯĐ đề nghị kỉ luật tất cả, không chừa một ai, trong đó đau nhất là Anh.
Anh là con trai trưởng của Nguyễn Văn Chi, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKTTƯĐ. Khi về hưu vào đầu năm 2011, Chi đã sắp đặt để "cơ cấu" cậu cả của mình làm Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng tại Đại hội XI. Lúc này Anh được chú ý như một thái tử đảng đang lên.
Thái tử đảng và hội tiên sĩ dỏm
Anh từng có thời gian du học ở Canada, ngành quản trị kinh doanh, về nước năm 1999 và làm việc tại Ban Quốc tế của Báo Thanh Niên. Trong vòng 8 năm, Anh lần lượt leo từ chân cạo giấy chuyên dịch tin ngoại quốc lên phó ban rồi trưởng ban. Đùng một cái, sau Đại hội X vào đầu năm 2006, khi Chi lọt vào Bộ Chính trị, Anh từ giã nghề báo, chuyển về lãnh địa cũ của Chi để làm quan: Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch - đầu tư Đà Nẵng. Sau đó Anh lên vù vù: Phó chủ tịch, Phó bí thư, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu. Ngày 20-6-2011, Anh trở thành Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng lúc mới tròn 35 tuổi, là người trẻ nhất từng giữ chức vụ này tại Đà Nẵng.
Tháng 7-2013, Anh bị "chơi" khi Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Đà Nẵng tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Trong 16 cán bộ thì Anh có phiếu "tín nhiệm thấp" hàng thứ hai, với 7/48 phiếu. Song thế của Chi còn mạnh nên sau đó, ngày 14-2-2014, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức lấy phiếu tín nhiệm nội bộ và đề nghị Anh làm Phó bí thư. Do động chạm phe phái, một số tờ báo thắc mắc là trong nửa năm qua, Anh đã có những thành tích đột phá nào mà từ chỗ không đạt được tín nhiệm cao lại được đưa lên một chức vụ quan trọng hơn?
Anh chẳng có thành tích, kinh nghiệm gì, chỉ hơn đám còn lại ở yếu tố học vấn. Tiểu sử chính thức cho biết Anh có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh nhưng lại giấu nhẹm, không cho biết Anh lấy bằng này ở trường nào và luận án tốt nghiệp viết về cái gì. Bằng tiến sĩ này vẫn tiếp tục là một bí mật cho đến đầu tuần này, khi UBKTTƯĐ công bố tội lỗi của Anh, trong đó có tội "dùng bằng cáp không đúng quy định". Thông tin cho biết Anh theo học cử nhân quản trị kinh doanh tại Humber College (Canada, 1995 - 1998), sau đó họ thạc sĩ (2001 - 2002) và tiến sĩ (2005 - 2006) tại California Southern University (CSU). Chắc sợ bằng của mình bị xếp vào dạng "chuyên tu" hay "tại chức" nên Anh khoe mình là "tiến sĩ hệ chính quy chuyên ngành quản trị kinh doanh".
Chỉ Humber College dẫu không nổi tiếng lắm nhưng vẫn là trường có thực chất, còn SCU chỉ là lò bán bằng, gọi là "diploma mill". Trường này bị wikipedia liệt vào danh sách "đại học dỏm" (List of unaccredited institutions of higher education ) và nêu rõ: "Address is a single family home. It is a degree mill" (Địa chỉ là một căn nhà riêng của gia đình, Đó là một lò bán bằng).
Xác minh bằng của trường CSU không khó, tại sao Đà Nẵng lại chấp nhận một ông tiến sĩ dỏm như Anh? Lí do thật dễ hiểu: ông vua Đà Nẵng lúc đó là Nguyễn Bá Thanh cũng bị tố là tiến sĩ dỏm. Sinh thời, Thanh là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Đà Nẵng. Trang web của Quốc hội có đăng tiểu sử Thanh nhưng rất qua loa. Theo đó, Thanh quê ở xã Hòa Tiến - huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng, vào đảng năm 1980, trình độ học vấn "tiến sĩ". Nhưng Thanh là tiến sĩ ngành gì, học đại học ở đâu, lấy bằng tiến sĩ ở đâu, luận án tiến sĩ về cái gì thì giấu nhẹm. Tin trên các trang lề trái cho biết đây là bằng mua: Thanh biếu ông giáo sư nọ tại Hà Nội một lô đất ở Đà Nẵng và ông này "lo" chuyện tiến sĩ cho Thanh. Nói tóm lại, nói tới bằng tiến sĩ thì Thanh và Anh đều có thể nhìn nhau bằng cái nhìn đầy ý nghĩa rồi nhắc lại câu thơ của Tố Hữu: "Bạn đời ơi, ta đã hiểu nhau rồi!".
Tuy nhiên, Thanh không đỡ đầu Anh vì "đồng bệnh tương lân" chuyện tiến sĩ dỏm này. Quan trọng hơn, Thanh lại chịu ơn Chi, cha của Anh.
Chi cứu Thanh
Năm 2001, Giám đốc Công an Đà Nẵng Trần Văn Thanh ra lệnh điều tra việc rút ruột cầu Sông Hàn và các công trình giao thông khác, khám phá ra chuyện nhà thầu hối lộ một quan chức cao cấp 4,4 tỉ đồng. Không nói ra nhưng ai cũng biết quan chức ấy là Chủ tịch Nguyễn Bá Thanh. Song vụ án chưa tới đâu thì bàn tay lông lá nào đó can thiệp, khiến Trần Văn Thanh bị điều về Bộ Công an giữ chức "chuyên viên cao cấp phụ trách miền Trung và Tây Nguyên". Đuôi trâu không bằng đầu gà, tuy nhiên cái chức này còn tệ mạt hơn vì chỉ là một cái lông đuôi trâu.
Nhưng chuyện chưa hết, 6 năm sau chính quyền Đà Nẵng truy tố Trần Văn Thanh cùng các đồng phạm Đinh Công Sắt, Nguyễn Phi Duy Linh, Dương Ngọc Tiến với tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" khiến một "cán bộ lãnh đạo có dấu hiệu bị xâm hại uy tín".
Chuyện bể ra với vụ thiếu tá cảnh sát giao thông Đinh Công Sắt phạm kỉ luật, bị sa thải. Sắt cậy thế nên bỏ tiền ra đầu tư 10 xe tải để chở thuê đất, cát, đá cho các công trình xây dựng. Toàn bộ xe của Sắt được sơn chữ Fe (kí hiệu hóa học của chất sắt) để nhắc các cảnh sát giao thông rằng đây là xe sếp, tha hồ chở quá tải, phóng nhanh… Năm 2005, vì không biết, một nhân viên công an đã "vô tư" phạt xe của Sắt vì tội chở quá tải. Tức giận, Sắt bèn cho người xúc bớt cát trên xe cho đúng với trọng tải yêu cầu rồi lái thẳng đến trụ sở cảnh sát giao thông ăn vạ. Vụ ăn vạ kéo dài hàng tháng trời, bị báo Thanh Niên phanh phui trong loạt bài điều tra dài và cuối năm 2005 Sắt bị sa thải khỏi ngành. Sắt cầu bơ cầu bất, mất lương thiếu tá, mất nguồn thu từ công ty xe tải thì gặp sếp Trần Văn Thanh. Tháng 10-2006, Thanh gặp Sắt đề nghị Sắt giúp Thanh đánh đổ Nguyễn Bá Thanh, Thanh sẽ giúp trở lại ngành. Thanh vừa cung cấp tài liệu, vừa chỉ vẽ đường đi, giới thiệu Nguyễn Phi Duy Linh một người học luật, rành rẽ các thủ tục thưa kiện đến giúp Sắt. Từ tháng 1 đến tháng 4-2007, Sắt viết nhiều đơn tố cáo Nguyễn Bá Thanh tham nhũng tại các dự án như cầu sông Hàn, Công ty Hữu nghị, Cụm cảng hàng không miền Trung, Đồng Nò. Đơn được gởi lên Thủ tướng, Ban phòng chống tham nhũng Trung ương và nhiều tờ báo. Chưa hết, Sắt còn photocopy các đơn kiện này, đi rải nhiều nơi. Một trong những tài liệu này là công văn số 73/KSDT-KT ngày 31-10-2000 do ông Phan Trường Sơn, Phó viện trưởng Kiểm sát kí gửi Viện Kiểm sát tối cao và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lúc đó là Phan Diễn. Nội dung thể hiện kết quả điều tra vụ án Phạm Minh Thông, Giám đốc Công ty Xây lắp và kinh doanh nhà Quảng Nam - Đà Nẵng: tội phạm của Thông dính dáng đến Nguyễn Bá Thanh nhưng bị ém nhẹm. Đầu năm 2007, Sắt ra Hà Nội kiện và gặp Dương Ngọc Tiến, Trưởng Văn phòng Báo Công an TP HCM tại Hà Nội. Sau đó báo này đăng loạt bài "Đà Nẵng, vì sao công dân khiếu kiện kéo dài " nói về việc giải tỏa tại dự án đường Liên Chiểu - Thuận Phước, mở rộng sân vận động Chi Lăng. Sắt lại photocopy bài báo này mang đi rải nhiều nơi. Theo sự hiến kế của Linh, Sắt còn đưa bà nội, bà ngoại ra Hà Nội gửi đơn, làm băng-rôn, khẩu hiệu và kết hợp với nhóm "dân oan khiếu kiện" Đà Nẵng tổ chức khiếu kiện tập thể trong những ngày Quốc hội họp. Các vụ biểu tình mi-ni này diễn ra được 4 lần thì bị ách lại.
Với đảng, gửi đơn kiện còn chấp nhận được nhưng tổ chức biểu tình thì quá trớn. Sự vụ trở thành giọt nước tràn li và nhờ vậy Nguyễn Bá Thanh đã chuyển từ thế bị động thành chủ động. Biết mình thua, Trần Văn Thanh (đang giữ chức Chánh thanh tra Bộ Công an) đã mật báo để Sắt bỏ trốn nhưng không kịp. Tháng 9-2007, Tòa án Đà Nẵng đưa Linh, Sắt, Tiến ra xử. Tại tòa, Sắt khai bị Trần Văn Thanh xúi kiện cho đổ Nguyễn Bá Thanh thì sẽ giúp trở lại ngành. Trước lời khai này, ngày 23-9-2007 tòa đề nghị Viện kiểm sát Đà Nẵng điều tra bổ sung vụ án và truy tố Trần Văn Thanh. Ngày 20-7-2009, Trần Văn Thanh bị tai biến mạch máo não, được 2 bệnh viện của công an xác nhận là không đủ sức khỏe để dự phiên tòa, thế nhưng vẫn phải ra tòa trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ô-xy và phải truyền dịch. Phe bên kia tố ngược đây là trò dàn dựng để triệt hạ uy tín Nguyễn Bá Thanh, rằng Trần Văn Thanh được một bác sĩ tiêm thuốc gây mê, cho thở ô-xy và truyền dịch rồi cùng một vài người mượn một chiếc xe cấp cứu của Bệnh viện Đà Nẵng để đưa đến nơi xét xử để chụp ảnh rồi đưa tin trên báo.
Ở phiên phúc thẩm, Viện Phúc thẩm II ( thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) tại Đà Nẵng đã kháng nghị Tòa phúc thẩm Đà Nẵng rằng Trần Văn Thanh không phạm tội và cần đình chỉ vụ án. Song Chánh án Trần Mẫn vẫn tuyên bố thiếu tướng Trần Văn Thanh có tội trong vai trò "cầm đầu, đã chủ động hướng dẫn các bị cáo" dù không có bằng chứng. Mẫn là em bà Trần Thị Thủy, vợ của Nguyễn Văn Chi, tức cậu ruột của Nguyễn Xuân Anh.
Nguyễn Bá Thanh toàn thắng nhưng vai chánh án như Mẫn chỉ là hạng tép riu. Nguyễn Bá Thanh đã nhừ xương từ dạo ấy nếu không có Chi, cùng quê Hòa Tiến - Hòa Vang với Thanh. Thời gian đó Chi chịu trách nhiệm cao nhất về việc "bảo vệ chính trị nội bộ" và "kỉ luật đảng" nên chỉ bốc điện thoại gọi có thể "định hướng" vụ án và cách điều tra. Việc Trần Văn Thanh bị điều ra bộ phải có bàn tay của Chi.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khoá 12 vào năm 2008, Nguyễn Bá Thanh bị xét lại tư cách ứng cử viên do những đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, sau đó cơ quan có thẩm quyền kết luận là Thanh hoàn toàn trong sạch nên Thanh tiếp tục trúng cử. Ai có thẩm quyền giúp Thanh ngoài Chi? Chi đã giúp Nguyễn Bá Thanh như thế thì Thanh phải dọn đường để cậu cả của Chi là Nguyễn Xuân Anh tiến thân.
Nhưng nay thì Anh sắp bị kỉ luật với những "tội trạng" rất bình thường của chế độ như bằng giả, trên bảo không chịu nghe, đi xe của doanh nghiệp… Việc này phải có bàn tay lông lá nào đó và theo những tài liệu hiện có thì bàn tay này chính là Nguyễn Xuân Phúc.
Phe Nguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Bá Thanh quê ở huyện Hòa Vang, từng chết hụt vì "hai thằng Quế Sơn" là Trần Văn Thanh và Nguyễn Quốc Dũng, anh ruột Nguyễn Xuân Phúc.
Khi Trần Văn Thanh làm Giám đốc Công an Đà Nẵng thì Dũng là Viện trưởng Viện kiểm sát Đà Nẵng. Lúc này Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch Đà Nẵng. Bí thư là Phan Diễn, một Ủy viên Bộ Chính trị. Theo công thức này, Nguyễn Bá Thanh chắc mẩm trước sau gì mình cũng sẽ thế Diễn, trước là Bí thư Thành ủy, sau là Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện cho miền Trung nghèo khó. Nhưng Trần Văn Thanh và Dũng lại phá, hợp sức để hạ Thanh, đề nghị truy tố Thanh tội nhận hối lộ, ngăn cản giấc mơ này. Hai người này là đồng hương, quê ở huyện Quế Sơn.
Trần Văn Thanh và Nguyễn Quốc Dũng ra tay ngăn cản đường vào Bộ Chính trị của Nguyễn Bá Thanh cũng là tạo điều kiện cho Nguyễn Xuân Phúc, cùng gốc Quế Sơn.
Lúc đó Phúc là Chủ tịch Quảng Nam, một tỉnh nghèo, giới trẻ lớn lên thì đa phần chạy vào Sài Gòn và Bình Dương để làm thuê. Xét về điểm này thì người lãnh đạo Đà Nẵng mới có đủ trọng lượng để đại diện miền Trung bước vào Bộ Chính trị, mà lúc đó Phúc vẫn là phó chứ chưa phải Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Tại Đà Nẵng, Thanh đã xây dựng nên một huyền thoại về mình như một nhà lãnh đạo địa phương quyết đoán, đã nói là làm, đã làm là có kết quả. Cùng lúc, ông chủ tịch tỉnh kề bên cũng biết cách tự lăng-xê và cũng được báo chí để ý với biệt danh "Phúc Quảng Nôm". Không biết chỉ có như vậy hay với đường tắt nào khác hơn, Phúc đã lọt mắt xanh Nguyễn Tấn Dũng, được mời ra Hà Nội làm tổng thanh tra, phó chủ nhiệm, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ rồi phó thủ tướng, thủ tướng. Từ vị trí có nhiều quan hệ với các ủy viên trung ương này, Phúc đã vận động và phổng tay trên chân ủy viên Bộ Chính trị tưởng là sẽ về tay Thanh trong Đại hội XI vào đầu năm 2011. Theo tố cáo của trang "Chân dung quyền lực" thì trước Đại hội XI, Phúc đã mời cơm gần 60 đoàn để bêu xấu rằng Thanh độc đoán, chuyên quyền, không xứng đáng vào Bộ Chính trị. Gì thì gì, nắm cờ trong tay thì Phúc phải phất và do đó phải diệt trừ hậu họa, không cho dư đảng của Nguyễn Văn Chi ngóc đầu lên.
Cần nhớ là vào năm ngoái, ngay sau khi có tin Nguyễn Xuân Anh nhận xe của doanh nghiệp biếu, Nguyễn Xuân Phúc đã tức tốc ra lệnh trả lại. Nay thì chiếc xe quà biếu này trở thành một trong những lí do dẫn đến án kỉ luật của Anh.
Làm chính trị thì tất nhiên không thể không luồn lách và sử dụng thủ đoạn, tuy nhiên cái chính vẫn là thực tài và bản lĩnh của người làm chính trị. Anh không có thực tài, chẳng có bản lĩnh cũng chẳng có mưu mô thủ đoạn gì, lên được là nhờ thế của cha. Gió đã đổi chiều, Chi đã hết thế mà Anh chẳng giỏi chống chọi thì Anh phải đi.
L.T.H.
Tác giả gửi BVN
AI ĐƯA CỤ NGUYỄN BÁ THANH VỀ TRỜI?
HUY ĐỨC/ BVB 25-9-2017
Các quyết định liên quan tới bất động sản, đặc biệt là công sản trước 2013, cho dù là chủ tịch thời Hoàng Tuấn Anh hay Trần Văn Minh ký bán cho anh em "Thời Đồ Bành", Vũ Nhôm hay, sau này, Sun Group... thì cũng đều phải qua "anh Ít" tức là phải có phê chuẩn của "cụ" Nguyễn Bá Thanh.
Đồng ý rằng, "nói Nguyễn Bá Thanh ăn được, làm được" để xí xóa là "không tôn trọng nhà nước pháp quyền"(như ý kiến của nhà báo chân chính Hoàng Hải Vân). Nhưng, nếu có nhà nước pháp quyền thì làm sao cung cách chia đất trong ngần ấy năm của "cụ Bá" có... đất mà tồn tại. Theo một bộ trưởng thuộc Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thời của ông chủ yếu chỉ có "3 loại cán bộ: loại ăn mà không làm gì; loại có làm có ăn; loại vừa ăn vừa phá".
Khi ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, hễ khi nào tôi chỉ trích những việc làm và tuyên bố mang tính độc tài và mị dân của ông là có hàng trăm "fans" Nguyễn Bá Thanh xông vào phê phán (tôi dùng từ có ý giảm nhẹ đi). Về mặt mị dân, Đinh La Thăng chỉ là học trò của cụ Bá. Nhưng, dù cùng là "độc tài, mị dân", Nguyễn Bá Thanh và Đinh La Thăng vẫn ở hai thái cực: một bên làm 10, "ăn" 2, 3; một bên vì muốn "ăn" 1, sẵn sàng phá 5 phá mười.
Xét lại các quyết định của Nguyễn Bá Thanh cũng có thể coi chính quyền hiện thời đang áp dụng nguyên tắc pháp bất vị "đồng minh, phe phái"; xét lại các quyết định của Nguyễn Bá Thanh cũng cho thấy chính quyền không còn quá e dè trước các "thần tượng của dân" (như trước đây người ta đã không khởi tố Tướng Nguyễn Việt Thành - tội lạm dụng quyền lực và chia chác tang tài vật các vụ án - vì ông ta đã lỡ được tô vẽ như anh hùng, trong khi gần hết những người thừa lệnh ông ở PC16 Tiền Giang đều đã phải vào tù hoặc trú ẩn trong nhà thương tâm thần).
Không rõ về mặt pháp lý, các đời chủ tịch Đà Nẵng ký các quyết định đang bị điều tra hiện nay có chặt chẽ không, nếu phải "thế Thanh chịu tội", chắc phận "rau răm ở lại" cũng sẽ khiến hai ông ngậm ngùi không ít [nhất là "đời chủ tịch" phải ký tá những gì liên quan tới thương vụ sân vận động Chi Lăng].
Huy Đức/(FB Trương Huy San)
UY TÍN CÁ NHÂN VÀ UY TÍN TẬP THỂ
THIỆN TÙNG/ BVN 26-9-2017
Uy tín là từ ghép. Uy là phần của quyền lực. Tín là sự tín nhiệm, lòng tin… Nếu có Uy mà không có Tín thì sớm muộn gì cũng bị sụp đổ. Nếu có Tín mà không có Uy thì Tín không có đất dụng võ.
Muốn giữ gìn và bảo vệ Uy tín cần nắm vững một số đặc điểm:
1/ Mỗi người chỉ có thể có Uy tín trong một vài lĩnh vực nhứt định. Nếu lao vào mọi lĩnh vực để rồi làm không được là đặt Uy tín của mình bên bờ vực thẳm.
2/ Khi có dấu hiệu Uy tín bị giảm sút, phải tự tìm nguyên nhân và tự điều chỉnh ngay – điều chỉnh một cách tự giác.
3/ Cán bộ Lãnh đạo, cán bộ Quản lý hễ sai lầm thì buộc phải trả giá – phải được xử lý. Bằng không, sai lầm ấy sẽ lặp đi lặp lại thành mãn tính, chai lỳ…
4/ Những người thật sự không có sự tín nhiệm mà vẫn bố trí vào Lãnh đạo, Quản lý, không còn cách nào khác, họ sẽ dùng chữ “Uy”: uy danh, uy quyền, uy thế, uy lực… mà thượng cấp vừa ban để uy hiếp, thu phục thuộc hạ và quần chúng.
5/ Xét theo tiêu chuẩn Chính trị, uy tín của cán bộ không chỉ của cán bộ mà của cả chế độ đang cai trị.
6/ Suy cho cùng, chỉ có 3 loại cán bộ:
- Biết làm gì và biết làm như thế nào: Đây là loại cán bộ toàn diện, lý tưởng – biết làm gì là biết chủ trương; biết làm thế nào là biết tổ chức thực hiện.
- Biết làm gì nhưng không biết làm thế nào: Loại cán bộ này chỉ bố trí vào công việc nghiên cứu – chỉ làm được vế 1 của cán bộ loại 1.
- Biết làm thế nào chớ không biết làm gì: Đây là loại cán bộ thực hiện – chỉ làm được vế 2 của cán bộ loại 1 – làm theo cái đầu của người khác, chỉ được phân công cấp phó trở xuống.
Vậy thì, cán bộ loại 1 có chất lượng bằng cán bộ loại 2+3. Và cũng buồn nói thêm rằng, ở Việt Nam ta hiện nay có loại cán bộ thứ 4: “Không biết làm gì và chẳng viết làm thế nào” – dân gian liệt vào loại “chó cơm”.
Trên đây được xem là 6 tiểu đề, mang tính chất lý thuyết, muốn biết Việt Nam ta “tiêu hóa” chúng thế nào, người viết dựa vào thực tế tình hình có những nhận xét chủ quan xin tham khảo với độc giả:
1/ Việt Nam đang khủng hoảng cán bộ lãnh đạo: Lãnh là đảm trách, đạo là đường. Cán bộ Lãnh đạo là người phải có khả năng vạch ra đường lối, chính sách tối ưu trong đối nội và đối ngoại. Việt Nam đang áp dụng thể chế chính trị Độc đảng, Độc tôn, việc lựa chọn cán bộ Lãnh đạo các cấp chỉ phải khuôn khổ trong khoảng 1 triệu cán bộ đảng viên đương quyền. Phạm vi lựa chọn hạn hẹp như thế thì tìm đâu ra đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ chuẩn chất, đành phải “không có Chó bắt Mèo” thay thế. Cán bộ Lãnh đạo phải am hiểu tối thiểu các môn khoa học Xã hội, Tự nhiên, Kỹ thuật. Khổ nỗi, Lãnh đạo không hiểu lại không chịu nghe đang là một thảm họa. Độc tài, độc đoán – nói cho người nghe chớ không nghe người nói, đang là cố tật của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo hiện nay. Dốt mà vạn sự thông, độc chiếm diễn đàn, cái gì cũng biết, tràng giang đại hải, hết tăng cường cái này, đẩy mạnh cái kia, ra sức cái nọ… Nói riết, như bị lạc vào rừng sâu không biết đường ra, như gà vướng tóc: tóm lại, trước khi dứt lời, hơn thế nữa, thêm vào đó… khiến cho cử tọa (người nghe) mệt mỏi, dựa ngang dựa ngửa, ngủ gà ngủ gật, uy tín bị rơi dần vào vực thẳm.
2/ Khi biết uy tín mình bị giảm sút, lẽ ra phải “xuống thang”, tự tìm nguyên nhân và tự điều chỉnh, đàng này họ tiếp tục leo thang theo kiểu “chơi cầu âu” dẫn đến sạch túi uy tín.
3/ Ở Việt Nam ta hiện nay, cán bộ nói chung đều là thành viên của Đảng cầm quyền, phần lớn là kế nghiệp cha ông. “Tay cắt tay bao nỡ, ruột bứt ruột sao đành”, họ hư đốn, sai lầm… được xử lý theo kỷ luật Đảng, thấp nhứt phê bình trong nội bộ, cao nhứt khai trừ Đảng; trường hợp đặc biệt nghiêm trọng phải ra Tòa thì khai trừ Đảng trước khi ra Tòa để giữ “thanh danh” cho Đảng; Tòa xử theo chỉ thị Đảng; nếu phải vào tù thì thuộc loại tù cha và sẽ được tha ra vào những dịp ân xá gần nhứt. Chính vì vậy, việc hư đốn, sai lầm trong cán bộ đảng viên cứ lặp đi lặp lại trở thành bịnh mãn tính, chai lỳ.
4/ Dưới thể chế Chính trị Độc đảng, Độc tôn, cán bộ Lãnh đạo “bán Trời không mời Thiên Lôi”: Việc đề cử, ứng cử trong nội bộ Đảng người dân không được xía vô đã đành, ngay cả việc đề cử, ứng cử người vào bộ máy Công quyền Đảng cũng thầu tất, theo thể thức “Đảng chọn, Dân bầu”. Người Đảng chọn tài đức thế nào Dân ngơ biết, mọi sự chỉ trông/tin cậy vào Đảng mà thôi. Bộ máy cầm quyền không do Dân cử, nghiễm nhiên nó trở thành bộ máy cai trị, những đầu lĩnh như những quan Thừa sai thời Pháp thuộc cử đến cai trị đám dân đen. Họ không dùng chữ “Tín” (nếu có) để cai trị, họ triệt để áp dụng chữ “Uy”: uy danh, uy quyền, uy thế, uy lực… do cấp trên ban để uy hiếp quần chúng. Họ có biết đâu, sự chấp nhận của Dân đối với họ chỉ là “tín chấp” – tín nhiệm Đảng mà chấp nhận họ. Nếu có Uy mà không có Tín thì sớm muộn gì cũng bị sụp đổ.
5/ Ở lĩnh vực chính trị, uy tín của cán bộ bị sụp đổ sẽ hệ lụy đến chế độ đang cai trị. Do không thấu triệt hệ quả này, trong chọn lựa bố trí cán bộ, Đảng cầm quyền cứ dựa vào lý lịch mà trao quyền, bất kể cấp dưới có tín nhiệm họ hay không. Được thượng cấp ban quyền, giao cho lĩnh vực cai trị, họ như ông vua con, áp dụng tối đa uy quyền để tạo uy danh, uy thế, gây bất bình và bất tín nhiệm trong nhân dân. Tín bị sụp, Uy cũng đổ theo. Sự sụp đổ không dừng lại ở những cá nhân mà sẽ hệ lụy đến thể chế chính trị hiện hành – Đảng CSVN đang sốt vó về việc nầy?.
6/ Nạn bè phái, gia đình, gia tộc trị đang hỗn loạn, đã gây biết bao tai ương cho đất nước, dân tộc. Sai lầm của Đảng CSVN trong lựa chọn và bố trí cán bộ là có “hồng” mà không “chuyên”. Việc gì cũng “quyết liệt” đã rơi vào: Nhiệt tình+dốt nát=đại phá hoại”.
Uy và Tín tăng hay giảm theo tỷ lệ thuận – Dùng quyền uy dù có khạc ra lửa người ta cũng bất tuân khi họ không còn tín nhiệm. Trong một tổ chức, Uy tín từng cá nhận bị sụp đổ thì uy tín tập thể cũng lần hồi sụp đổ theo. Làm gì cũng vậy, chữ Tín phải đặt lên hàng đầu, thất Tín là phá sản. Đảng như một cơ thể, đảng viên như những tế bào – tế bào cứ tiếp tục hư như hiện nay thì cơ thể ắt khó sinh tồn. Dân oan không còn biết sợ, kéo đến biệt phủ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu la, lực lượng phòng vệ không nỡ đàn áp là điềm không lành?
24/09/2017
T.T.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét