ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: "Donald Trump sẽ đứng vững bất chấp cơn bão mới" (GD 13/7/2017)-3 sĩ quan Trung Quốc bàn chiến lược "giết gà dọa khỉ" ở Đông Nam Á (GD 12/7/2017)-Bình Nhưỡng 'chơi rắn' thách thức sức mạnh Mỹ (TVN 13/7/2017)-Ân Xá Quốc Tế kêu gọi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm (BVN 13/7/2017)-RFA-Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’ (BVN 13/7/2017)-VOA-
- Trong nước: Đà Nẵng đề nghị xử lý thông tin "bịa đặt" liên quan việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch (GD 13/7/2017)-Bí thư Đà Nẵng: Không có chuyện nội bộ mất đoàn kết (GD 12/7/2017)-Giáo sư Ngô Bảo Châu 'có quan điểm trái với sự giáo điều' (BBC 12-7-17)-Bộ trưởng Quốc phòng: Kết hợp kinh tế với quốc phòng là chủ trương lớn (VOV 12-7-17) -Quân đội rút dần khỏi kinh tế, nhà đầu tư quan tâm nhất đến công ty nào? (CafeF 4-7-17)-Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải đúng vai, thuộc bài, bản lĩnh (VOV 12-7-17)- thuộc bài ?
- Kinh tế: 6 tháng đầu năm PVN đạt doanh thu 247,1 nghìn tỷ đồng (GD 13/7/2017)-Tiền lệ Đạm Ninh Bình (KTSG 13/7/2017)-VCCI đề nghị tiếp tục giảm quy định về xuất khẩu gạo (KTSG 13/7/2017)-Những "sự thật" mới về thị trường nông thôn (KTSG 13/7/2017)-Số doanh nghiệp tư nhân thật sự là bao nhiêu? (KTSG 13/7/2017)-Kiểm tra việc sử dụng vốn vay nên là... quyền của TCTD (KTSG 13/7/2017)-Nợ nhiều, nợ ít - không bằng nợ ai (KTSG 13/7/2017)-Cười ra nước mắt với tuyệt chiêu bán hàng rong ở Hà Nội (DT 12-7-17)-Cầu vượt biển dài nhất VN chưa thông đã lộ nhiều sai sót (VNN 13/7/2017)-
- Giáo dục: Người trong cuộc nói về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay (GD 13/7/2017)-Nhìn vào phổ điểm năm 2017, chuyên gia chỉ rõ những điều Bộ cần rút kinh nghiệm (GD 12/7/2017)-Không phải tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 trên điểm sàn đều trúng tuyển (GD 13/7/2017)-Trường đại học đầu tiên ở miền Bắc công bố điểm đăng ký xét tuyển (GD 13/7/2017)-Dạy con học chữ trước 6 tuổi, phụ huynh đang hủy hoại con trẻ những gì? (GD 13/7/2017)-4 điều mà tất cả thầy, cô mong đợi trong năm học mới (GD 13/7/2017)-Bí quyết đổi mới đào tạo ngoại ngữ của người thầy tâm huyết (GD 13/7/2017)-Hoa hồng bao nhiêu phụ thuộc vào lương tâm người lãnh đạo (GD 13/7/2017)-Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch tăng điểm xét tuyển (GD 13/7/2017)-Mạo danh trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tuyển sinh (GD 12/7/2017)-'Không có phao cứu sinh, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp chỉ còn chưa tới 60%' (VNN 13/7/2017)-
- Phản biện: Bồi lấp biển, hãy hỏi cụ Nguyễn Công Trứ (GD 13/7/2017)-Xuân Dương-Bán biệt thự để xây đường sắt: Làm luôn chứ còn chờ gì nữa! (TVN 12/7/2017)-Khắc Giang-Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu (BVB 10/7/2017)-Nguyễn Sĩ Dũng- Kinh tế quốc phòng và quốc phòng làm kinh tế (BVN 13/7/2017)-Bạch Hoàn/DV- Đổ ra biển chất thải điện than: Đừng hi sinh môi trường (BVN 13/7/2017)-GS Nguyễn Ngọc Trân-
- Thư giãn: Các nhà khoa học xác định lợi ích lớn của sex buổi sáng (Sputnik 12-7-17)-Đại gia Hà Nội chi 13 tỷ sắm bộ bàn ghế Cửu Long Bát Tiên
CẢI CÁCH THỂ CHẾ QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU
NGUYỄN SĨ DŨNG/ BVB 10-7-2017
Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu là cải cách việc tuyển chọn và bố trí nhân lực chủ chốt. Việc này đã được một số địa phương và Bộ Giao thông, Vận tải triển khai một vài năm trước đây thông qua thi tuyển cạnh tranh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cố gắng đơn lẻ, rời rạc. Với Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng của Bộ Nội vụ (được hướng dẫn thực hiện cuối tháng 5 năm 2017), cải cách thể chế quan trọng này hy vọng sẽ được triển khai đồng bộ hơn trong cả nước.
Thời nào cũng vậy mà nước nào thì cũng vậy, quan trọng nhất là phải chọn cho được người tài. Chọn được người tài công việc sẽ trôi chảy; cuộc sống sẽ thăng hoa. Không chọn được người tài, công việc sẽ ách tắc, rối rắm; cuộc sống sẽ vất vả, khó khăn.
Tuy nhiên, tuyển chọn người tài là việc nói dễ, nhưng làm không dễ. Nhiều khi những quy trình xem xét, bổ nhiệm công phu, phức tạp lại chỉ giúp chúng ta lựa chọn được các nhân sự hết sức trung bình. Với những nhân sự hết sức trung trung bình, thì công việc nói chung cũng chỉ được thúc đẩy ở mức hết sức trung bình không hơn và không kém. Đó là chưa nói tới chuyện những quy trình càng công phu, phức tạp, thì càng dễ tạo cơ hội cho việc lạm dụng, việc chạy chọt, việc “mua quan, bán chức”. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến chất lượng của công việc, mà còn đến sự chính đáng và danh dự của hệ thống. Vấn đề là không có những thể chế cần thiết, chúng ta không thể lựa chọn được người tài.
Thực ra, người tài nào thì thể chế đó. Ở cấp độ chính trị, thể chế để lựa chọn người tài là chế độ tranh cử. Bầu cử không có tranh cử không thể lựa chọn được người tài. Ở cấp độ chuyên môn-kỹ thuật, thể chế để lựa chọn người tài là chế độ thi tuyển. Bổ nhiệm không có thi tuyển không thể lựa chọn được người tài. Chúng ta cần có những người tài kể cả ở cấp độ chính trị, lẫn ở cấp độ chuyên môn- kỹ thuật. Ở cấp độ chính trị, đó là những người có tầm nhìn và có khả năng dẫn dắt. Ở cấp độ chuyên môn-kỹ thuật, đó là những người học hành đến nơi, đến chốn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình. Rõ ràng, thiếu tầm nhìn không thể hoạch định được tương lai. Nhưng thiếu kiến thức, kỹ năng cũng không thể biến tương lai trở thành hiện thực. Chính vì vậy, chúng ta cần phải cải cách thể chế cả ở tầm lựa chọn nhân sự chính trị, cả ở tầm lựa chọn nhân sự chuyên môn-kỹ thuật.
Cuối cùng, thi tuyển để lựa chọn lãnh đạo, quản lý là một công việc mang tính chuyên môn-kỹ thuật rất cao. Đây là công việc rất mới, nên những tri thức và kinh nghiệm có liên quan vẫn chưa được tích tụ trong hệ thống. Trong bối cảnh như vậy, kết quả thi tuyển những lần đầu chưa chắc đã như mong đợi. Tuy nhiên, con đường xa đều bắt đầu từ bước đi đầu tiên. Không đi thì bao giờ mới đến?!
Nguyễn Sĩ Dũng/(FB Nguyễn Sĩ Dũng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét