Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

20170707. NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÓM LỢI ÍCH

ĐIỂM BÁO MẠNG
NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÓM LỢI ÍCH ĐANG THÁCH THỨC CP NGUYỄN XUÂN PHÚC

PHẠM VIẾT ĐÀO/ BVB 6-7-2017

Ong Nguyen Xuan Phuc lam Thu tuong - Anh 1

Tuy mới đảm nhận nhiệm kỳ hơn 1 năm, trong ứng xử và phương thức điều hành nhất là trong các hoạt động giao tiếp đối ngoại, có vẻ như người đứng đầu Chính phủ có lúc, có khi còn tỏ ra vụng về, lúng túng, chưa thật chuyên nghiệp, chưa ngang tầm với vị thế của người đứng đầu bộ máy Chính phủ của một quốc gia suýt soát trăm triệu dân…
Việt Nam, một quốc gia có vị thế và tiềm năng đang được một số cường quốc hàng đầu, các nhóm lợi ích lớn của thế giới kiềng nể, mong muốn bắt tay hợp tác làm ăn và liên minh…Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bộc bạch trong chuyến đi Nhật: Đoàn của Thủ tướng đạt được thành quả nọ kia là nhờ vào vị thế của Việt Nam, của dân tộc Việt Nam…Đó là phát biểu chân thành và “biết người biết ta” của TT Nguyễn Xuân Phúc khi nói về quan hệ giữa người dân và Chính phủ chứ không nhận thức theo kiểu: Mất mùa là tại thiên tại; Được mùa là bởi thiên tài của ta…
Để bù cho sự thiếu hụt, và chưa chuyên nghiệp trong phong cách ứng xử giao tiếp đối ngoại; trong hoạt động đối nội: Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có được một số ứng xử, quyết sách nhạy bén, bám sát lòng dân, biết nghe báo chí, có thái độ cầu thị, chân thành và nhạy cảm trước dư luận trái chiều nên bước đầu đã gầy dựng được lòng tin và thiện cảm của dân chúng…
Tóm lại, có vẻ như tỷ lệ tín nhiệm của dân chúng đối với Chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc tuy chưa cao, theo người viết bài này, nhưng lòng tin và thiện cảm của người đang được gầy dựng và nâng lên theo từng tháng, từng quý…tuy lòng tin này cũng đang phập phù… khá gieo neo.
Rất mong bộ máy của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biết đoàn kết, có thái độ chân thành, cầu thị biết sàng lọc tiếng nói của người dân, trí thức; bằng nỗ lực của tập thế sẽ vượt qua giai đoạn vượt vũ môn đầy thử thách cam go này, thiết lập được một Chính phủ kiến tạo như TT tuyên bố…
Qua những gì thông tin báo chi đã nêu, người dân cũng đã nhận ra: hiện tại đang có một số nhóm lợi ích có những hành vi đối phó, đối đầu làm nhằm làm suy yếu Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, làm giảm uy tín đang lên của bộ máy Chính phủ, nhằm vô hiệu, đẩy lùi một số quyết sách hợp lòng dân của Chính phủ…
Để rộng đường dư luận, xin nêu ra đây một số dữ kiện để phân tích, mổ xẻ và để mọi người cùng tham gia bàn thảo…và nên có hình thức ủng hộ Chính phủ tích cực, hiệu quả…
1/ Nhóm lợi ích quốc phòng có đang tìm cách hoãn binh, đẩy lùi, vô hiệu chủ trương Quân đội không làm kinh tế của Chính phủ ?
“Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP.HCM sáng 23.6, thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế mà chỉ tập trung xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ bảo vệ Đảng, nhân dân 
Quan điểm này là quan điểm của thường vụ, của Quân ủy Trung ương. Hiện nay Bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ Đảng, nhân dân. Quân đội sẽ không làm kinh tế nữa. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội”…
"Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội”, ông Chiêm khẳng định.”
Ý kiến của Thứ trưởng, Thượng tướng Lê Chiêm: quân đội thôi không làm kinh tế được một loạt báo đưa tin trừ báo Quân đội nhân dân ?
Ngày 3/7/2017, người đọc ngỡ ngàng thấy báo Quân đội nhân dân, tờ báo chủ quản là Bộ Quốc phòng lại đưa ý kiến của Thượng tướng TRẦN ĐƠN, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng nhân danh Quân ủy TW đã có bài phát biểu với nội dụng nhắc lại một số quyết sách từ năm 2002; Những ý kiến của Thứ trưởng Trần Đơn ngược hoàn toàn với ý kiến của Thứ trưởng Lê Chiêm, một cú phản pháo hy hữu hay đây là một sự cải chính bất đắc dĩ:
“Trước nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, những năm gần đây, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quán triệt, cụ thể hóa hai nhiệm vụ chiến lược và đường lối của Đảng, ban hành nhiều nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Trọng tâm là Nghị quyết số 71/ĐUQSTW, ngày 25-4-2002 “Về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội trong thời kỳ mới-tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Quân đội”; Nghị quyết số 520-NQ/QUTW, ngày 25-9-2012 về “Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của Quân đội đến năm 2020”; Thông tư số 69/2017/TT-BQP ngày 3-4-2017 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và có bước phát triển toàn diện, đạt kết quả quan trọng cả về KT-XH và quốc phòng-an ninh. Nổi bật là, quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng (KTQP), tham gia xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng-an ninh trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, vùng căn cứ cách mạng. Đến nay, quân đội đã xây dựng 26 khu KTQP trên các địa bàn chiến lược, vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. 
Để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới, đòi hỏi quân đội cùng với tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, cần tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển KT-XH, tăng cường tiềm lực, sức mạnh của đất nước. Thực hiện mục tiêu đó, toàn quân tiếp tục quán triệt và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 520-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương; chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong giai đoạn hiện nay, thấy rõ vai trò nòng cốt của quân đội trong việc tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng-an ninh trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Toàn quân phải thống nhất nhận thức: Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một chức năng cơ bản, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài, thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của QĐND Việt Nam. Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, là sự tiếp nối, phát huy tư tưởng, truyền thống quý báu “Ngụ binh ư nông”, “Tịnh vi nông, động vi binh” của dân tộc trong thời kỳ mới. Cùng với đó, chủ động, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về vấn đề này, nhằm hạ thấp uy tín của quân đội, chia rẽ quân đội và nhân dân, làm phai mờ bản chất cách mạng của quân đội, cổ súy cho việc xây dựng quân đội theo kiểu quân đội nhà nghề của các nước phương Tây…”
Phụ họa với ý kiến của Thứ trưởng, Thượng tướng Trần Đơn, Báo QĐND đăng thêm loạt bài trả lời phỏng vấn những ủng hộ quân đội nên tiếp tục tham gia làm kinh tế. Đó là ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phạm Văn Trà” Kết hợp kinh tế với quốc phòng - Nhiệm vụ chiến lược lâu dài: Chủ trương lớn vẫn nguyên giá trị”…; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và một loạt tướng lĩnh và các học giả mà nhiều người biết tên tuổi … 
Loạt bài này trên báo Quân đội nhân dân đểu có mục đích không tán thành ý kiến của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm cho rằng: quân đội tham gia làm kinh tế là cần thiết để chuyên nghiệp hơn ?
Tại sao lại xảy ra tình trạng 2 ông thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều mang hàm Thượng tướng, đều nhân danh Quân ủy Trung ương phát biểu những quan điểm trái ngược nhau như nước với lửa về vấn đề quân đội làm kinh tế ?
Như mọi người đều biết: hệ lụy của việc quân đội làm kinh tế đã dẫn đến hậu quả nhãn tiến của việc đất sân bay Tân Sơn Nhất được đem làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, biệt thự; Trong khi đó sân bay này đang quá tải, đang thiếu đất mở rộng sân bay…
Rồi thì vụ tranh chấp đất Đồng Tâm dẫn tới những hệ lụy về an ninh, trật tự an toàn xã hội: Dân Đồng Tâm đã bắt như bắt con tin 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động do việc tranh chấp đất giữa doanh nghiệp quân đội với dân Đồng Tâm…
Theo Luật đất đai 2003 và 2013 số đất được cấp cho các dự án quốc phòng phải được sử dụng đúng mục đích và do Thủ tướng quyết định ? Nếu không sử dụng hết phải trả lại chính phủ vì đất quốc phòng là đất miễn thuế…
Với trên 200 ha đất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội được thu hồi từ năm 1980 để làm sân bay Miếu Môn, nhưng Bộ Quốc phòng đã không làm, có lúc đề nghị chính phủ liên doanh làm sân golf nhưng không được phê duyệt; lý ra Bộ Quốc phòng phải làm thủ tục trả lại cho chính phủ để Chính phủ trả lại cho dân canh tác…Vì đây là đất thuộc loại “ bờ xôi ruộng mật”…Thế mà ?
Khi dân nổi lên đấu tranh đòi lại quyền lợi chính đáng và hợp pháp thì lại bị vu cho là thế lực thù địch kích động, xúi bẩy nên một số người đã bị bắt giữ ?! Do việc nhân dân Đồng Tâm đoàn kết, nổi lên nên 4 người bị bắt giữ mới được thả; Cụ Lê Đình Kình bị đánh gãy chân mới được cứu chữa…
Vụ tranh chấp đất Đồng Tâm giữa các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng với dân sở tại và vụ giải quyết chuyện sân golf ở đất sân bay Tân Sơn Nhât là hàn thử biểu đo hiệu lực và khả năng thực tế “ vượt vũ môn” của Chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc hay lại trở thành hiện tượng "Cao Biền dậy non" ?
Khi một Chính phủ mà bị nhóm lợi ích quân đội tìm cách chứng minh ngược lại một số quyết sách là hơi mệt đấy ?!?
 Còn nữa…
Phạm Viết Đào/(FB Phạm Viết Đào)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét