ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cuộc hội ngộ, tương phùng giữa những chính nhân quân tử (GD 1/6/2017)-Ông Donald Trump, ông Tập Cận Bình đều xem Triều Tiên là con bài chiến lược? (GD 31/5/2017)-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump (KTSG 1/6/2017)-Thủ tướng Phúc ở Washington - phỏng vấn giáo sư Đoàn Viết Hoạt (VOA 31-5-17)- Việt-Mỹ ký kết hàng loạt hợp đồng gần 15 tỉ USD (VNN 1/6/2017)-Triển vọng quan hệ Việt-Mỹ (BVN 1/6/2017)-Nguyễn Quang Dy-
- Trong nước: Ông Trần Quốc Thuận nói điều quan trọng nhất khi kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ (GD 1/6/2017)-Sở Tài nguyên Thanh Hóa có số Phó Giám đốc gấp đôi quy định (GD 1/6/2017)-Kế toán làm giả quyết định lãnh đạo Quảng Nam rồi đưa đi công chứng (GD 31/5/2017)-Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sự cố nổ lò vôi ảnh hưởng không lớn đến môi trường (DT 31-5-18)-Tấn công Linh mục: Món quà của ông Thủ tướng Phúc tặng Tổng thống Donal Trump? (BVN 1/6/2017)-
- Kinh tế: Đưa đường sắt trên cao vào chi phí bảo vệ môi trường: "Vô lý đến mức buồn cười" (GD 1/6/2017)-Cử nhân Ngoại thương gác bằng đại học đi trồng nấm (GD 31/5/2017)-Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu: Vẫn còn quá nhiều câu hỏi (KTSG 1/6/2017)-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump (KTSG 1/6/2017)-Phân bổ vốn đầu tư không thể như phân chia miếng bánh! (KTSG 1/6/2017)-Công nghiệp 4.0 đã bắt đầu, doanh nghiệp Việt mới vào 3.0 (KTSG 31/5/2017)-Chi cho bảo vệ môi trường mỗi năm gần 26.400 tỉ đồng (KTSG 31/5/2017)-Cán cân thương mại Việt - Mỹ nhìn từ đôi giày Nike (VnE 31-5-17)-Năm điểm nghẽn khiến công nghiệp Việt Nam 'chậm lớn' (MTG 31-5-17)-Doanh nghiệp nhà nước: Thua lỗ, thất thoát, tham nhũng (VTC 31-5-17)-Cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh ẩm thực (VnE 31-5-17)-Cận cảnh nhà máy thép 3.300 tỷ của Vinashin bỏ hoang… chờ chết (TT 31-5-17)-Nườm nượp ăn trứng vịt lộn 'khu nhà giàu', sẵn học lái ô tô miễn phí (TN 31-5-17)-Xây metro ở Hà Nội: Tiền Trung Quốc nên ‘nguy cơ không an toàn’ (BVN 31/5/2017)-GĐ-
- Giáo dục: Tháng 10 sẽ báo cáo Quốc hội có lùi chương trình sách giáo khoa hay không? (GD 1/6/2017)-Sở Giáo dục Thanh Hóa trăn trở về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới (GD 1/6/2017)- Tôi là cô giáo nhưng tôi đã phải đưa con ra khỏi trường điểm sau 3 năm học (GD 1/6/2017)-Biên chế mang đến ổn định nhưng cũng là nguyên nhân của sự trì trệ đáng sợ (GD 1/6/2017)-Công an bảo vệ đề thi quốc gia 24/24h, 60% câu hỏi ở mức kiến thức cơ bản (GD 1/6/2017)-Học sinh kêu đề thi môn Toán vào lớp 10 chuyên Đại học Sư phạm quá khó (GD 1/6/2017)-Ngành đường sắt giảm giá vé, tăng chuyến cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (GD 1/6/2017)-Từ tháng 6, học sinh, sinh viên được vay thêm 250.000 đồng/tháng (GD 1/6/2017)-Triết lý giáo dục trong thời đại mới (KTSG 31/5/2017)-Giáp Văn Dương-
- Phản biện: Khâu đít chuột (BVN 1/6/2017)- Từ Thức-‘Khủng bố nhân quyền’: Thủ tướng Phúc sẽ được gì ở Mỹ? (BVN 1/6/2017)- Phạm Chí Dũng-Lương dân “bao vây” LM Nguyễn Đình Thục: Nhà nước muốn kích động xung đột tôn giáo? (BVN 1/6/2017)-Anh Văn- Thượng đỉnh Việt-Mỹ, ngổn ngang quan ngại (BVN 1/6/2017)-Nguyễn Lại- Ép luật sư tố giác thân chủ: Hiếm có/ khó tìm trên thế giới (BVN 1/6/2017)-Quỳnh Vi-Kê khai tài sản: Chống tham nhũng hay kiểm soát quyền lực? (BVN 1/6/2017)-Lan Hương/RFA-Chuyến đi thất bại của ông Phúc (BVN 31/5/2017)-Bùi Quang Vơm-Quốc Hội đang ra luật để ngăn xã hội chỉ trích, phê bình lãnh đạo? (BVN 31/5/2017)-Phùng Hoài Ngọc-Vị ủy viên bộ chính trị trẻ tuổi và lời “đề nghị” đối thoại (BVN 31/5/2017)-Kính Hòa/RFA-Con người tự do (BVN 31/5/2017)-Giáp Văn Dương-
- Thư giãn: ‘Chóng mặt’ với kỳ nghỉ hè của giáo viên Nhật (TVN 1/6/2017)-Vì sao ai vây quanh Kim Jong Un cũng cầm sổ tay? (VNN 1/6/2017)-Bí mật của tàu tuần dương đáng sợ nhất thế giới (VNN 1/6/2017)-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang món quà gì cho Mỹ? (BVN 31/5/2017)-
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG THỜI ĐẠI MỚI
GIÁP VĂN DƯƠNG/ KTSG 31-5-2017
Triết lý giáo dục sẽ được tìm thấy trong việc trả lời câu hỏi mấu chốt nhất: Hệ thống giáo dục hướng đến việc đào tạo con người nào? Ảnh: HẢI NGUYỄN
Triết lý giáo dục là gì?
Một cách ngắn ngọn, triết lý giáo dục là một phát biểu ở tầm tư tưởng, nhưng cô đọng súc tích, thường chỉ trong một câu, để ai cũng thấu hiểu và thực hiện được. Nhờ đó, triết lý giáo dục trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động dạy và học, và rộng hơn là mọi hoạt động liên quan phát triển con người.
Triết lý giáo dục vì thế không nằm ở đâu xa, mà ở ngay sản phẩm đầu ra của hệ thống giáo dục, tức ở những con người mà hệ thống giáo dục đó tạo ra. Nói cách khác, triết lý giáo dục sẽ được tìm thấy trong việc trả lời câu hỏi mấu chốt nhất: Hệ thống giáo dục hướng đến việc đào tạo con người nào?
Một hành trình không có đích đến sẽ quẩn quanh mất phương hướng. Một hệ thống không có mục tiêu tường minh về đầu ra sẽ hỗn loạn không thể vận hành.
Vì tầm quan trọng như thế, triết lý giáo dục không chỉ là tư tưởng định hướng, mà còn là hồn cốt thần sắc của cả hệ thống giáo dục đó. Dựa vào triết lý giáo dục mà toàn bộ hệ thống giáo dục cũng như các hoạt động của nó được thiết kế, vận hành và điều chỉnh.
Vì là hồn cốt thần sắc, triết lý giáo dục sẽ tự động hiện ra cho tất cả những người liên quan thấy. Khi đó, chúng ta sẽ thấy được triết lý giáo dục, cảm được triết lý giáo dục, thấu hiểu được triết lý giáo dục ở mức rất tinh tế sâu xa, từ học sinh đến giáo viên, đến các bậc phụ huynh trong nhà, chứ không phải chỉ các chuyên gia mới hiểu được.
Thay vì đào tạo con người công cụ, nền giáo dục phải chuyển hướng sang đào tạo con người tự do. Khi đó, con người sáng tạo, con người làm chủ sẽ tự nhiên xuất hiện. |
Nói cách khác, khi đã có triết lý giáo dục, nó sẽ hiện ra một cách rất tự nhiên, và hiện hữu trong mọi hoạt động liên quan đến giáo dục theo cách nhất quán. Tự nhiên và nhất quán, như hơi thở, trong mọi hoạt động của hệ thống giáo dục.
Như vậy, nếu đã là triết lý giáo dục thì từ học sinh đến giáo viên, từ ông bố bà mẹ trong nhà đến nhà chuyên môn ở trong việc nghiên cứu, đều phải thấm nhuần và thấu hiểu theo cùng một cách. Triết lý giáo dục khi đó sẽ hiện diện như là chuyện thường ngày trong sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường và bữa tối trong gia đình.
Nếu không phải là như thế, thì những phát biểu hoặc nghiên cứu nào đó về giáo dục, dù công phu tỉ mỉ bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không phải là triết lý giáo dục, mà là triết học về giáo dục, hoặc những nghiên cứu chuyên ngành giáo dục học.
Để được như vậy, triết lý giáo dục đòi hỏi phải được phát biểu tường minh và thuyết phục từ chính Bộ giáo dục và Đào tạo. Nếu không, nó sẽ không có được tính chính danh để trở thành tư tưởng điều hành chung cho cả hệ thống. Triết lý giáo dục khi đó sẽ trở thành triết lý chui. Ai cũng cảm nhận được, nhưng không ai có thể gọi tên hoặc dám gọi tên.
Nhìn lại để đi tìm triết lý giáo dục mới cho Việt Nam
Giờ nhìn lại lịch sử giáo dục Việt Nam ta thấy, trong nền giáo dục Nho giáo, triết lý giáo dục được gói gọn trong một hình dung rất rõ ràng về sản phẩm đầu ra, đó là: Đào tạo người quân tử để làm quan. Chính nhờ triết lý này mà hệ thống giáo dục Nho giáo tồn tại được hơn hai ngàn năm. Chỉ đến khi hình mẫu về người quân tử, tức sản phẩm đầu ra của hệ thống này, không còn phù hợp với thời đại mới, thì hệ thống giáo dục này mới sụp đổ.
Nhưng kể từ ngày giành độc lập năm 1945 đến giờ, triết lý giáo dục của Việt Nam lại chưa bao giờ được phát biểu tường minh và súc tích như thế trong các lần cải cách giáo dục, ngoại trừ một phát biểu chính thức trước đây và vẫn còn phảng phất đâu đấy: Đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng con người mới xã hội chủ nghĩa là con người nào thì không ai biết, vì “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Câu chuyện về triết lý giáo dục vì thế rơi vào bất định. Phát biểu vào tháng 4-2014 của cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Triết lý giáo dục của Việt Nam là Nghị quyết 29 của Trung ương. Nghị quyết này dài hơn 7.000 từ.
Nghị quyết 29, dù nội dung của nó hay như thế nào đi chăng nữa, nhưng với hình thức dài dòng như thế, không có cách nào đi vào phòng học và bữa cơm tối của các gia đình để hiện hữu một cách tường minh, nhất quán và tự nhiên như hơi thở.
Nghị quyết 29 vì thế, nếu chỉ xét về mặt hình thức, không thể nào là một triết lý giáo dục, theo cách hiểu đó phải là một phát biểu ngắn gọn trong một câu nhưng lại mang tầm vóc của một tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cho sự vận hành của một hệ thống giáo dục.
Không hài lòng với việc cho rằng triết lý giáo dục của chúng ta là Nghị quyết 29, ngay sau đó tôi đã viết một bài báo có nhan đề “Gọi tên triết lý giáo dục”. Bài báo đó được viết dựa trên những phân tích và trải nghiệm của cá nhân tôi để đi đến một kết luận rằng: Nền giáo dục hiện thời có triết lý giáo dục chứ không phải là không có. Tuy rằng, nó chưa bao giờ được phát biểu tường minh. Vậy triết lý giáo dục đó là gì? Đó chính là: Đào tạo con người công cụ.
Đọc đến đây, bạn đừng cảm thấy bất ngờ hay bực mình vì nhận định quá ư phũ phàng này. Hãy chùng lại và dành một phút để ngẫm về toàn bộ chặng đường giáo dục mình đã đi qua, bạn sẽ thấy mình đã và đang được tạo ra như một con người công cụ, nhằm đáp ứng một nhu cầu, phục vụ một hệ thống và một mục tiêu định trước.
Trong suốt cuộc đời đi học của mình, chúng ta luôn được dạy theo cách hiểu, biết và hành xử trong một khuôn mẫu định sẵn. Khác đi là không được. Khác đi là phải trả giá. Dù luôn kêu gào sáng tạo, không sáng tạo là chết, nhưng bạn hãy thử sáng tạo trong cách học, cách thi, cách hiểu, cách diễn giải thử xem, bạn sẽ phải trả giá ngay tức khắc. Lúc học thì tất cả đều phải nằm trong khuôn khổ của sách giáo khoa và sách giáo viên, trong những khuôn mẫu đã định sẵn. Lúc thi thì phải nhuần nhuyễn đề cương, vào phòng thi chỉ giống như chép lại bài đã học lòng. Lệch tủ là chết. Lỡ quên là không biết xoay sở ra sao.
Chiến tranh liên miên trong quá khứ, nơi sự tuân thủ được đặt lên hàng đầu, là môi trường thuận lợi để con người công cụ phát huy tác dụng. Điều này làm cho việc đào tạo con người công cụ có vẻ hợp lý và được việc mà không hề bị chất vấn đến nơi đến chốn. Nền văn hóa truyền thống đề cao trật tự và sự tuân thủ một chiều cũng góp phần làm cho vấn đề trở nên trầm trọng.
Áp lực thay đổi
Nhưng nay trước thách thức phải đổi mới, đặc biệt khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang sầm sập tới, việc đào tạo con người công cụ phải bị chất vấn và loại bỏ. Những học sinh của chúng ta sau 10-20 năm nữa, khi ra trường, sẽ phải cạnh tranh nổi với các robot và trí tuệ nhân tạo. Nếu không thay đổi từ bây giờ, phần thua của những con người công cụ sẽ là cầm chắc trong tay. Vì sao? Vì với tốc độ phát triển của công nghệ hiện giờ, cạnh tranh làm công cụ với máy móc thì không có cách nào có thể thắng được.
Những ngành nghề thâm dụng lao động không còn. Những dây chuyền tự động hóa chạy bằng... cơm lúc đó cũng biến mất. Trong nhà máy, các cánh tay robot sẽ đảm nhiệm phần lớn công việc. Ô tô có thể tự lái. Máy tính tự học. Những con người công cụ không có khả năng sáng tạo, chỉ biết rập khuôn trong những điều đã được dạy, những điều lạc hậu ngay trong lúc mình được dạy, sẽ phải làm gì trong hoàn cảnh đó? Và ai sẽ chịu trách nhiệm trước hiện trạng đó, nếu không phải là những người đang giữ quyền ban ra các quyết sách hiện thời?
Vậy nên, trước khi thực hiện bất cứ một cuộc cải cách giáo dục nào, hãy một lần sòng phẳng nhìn thẳng vào triết lý giáo dục để gọi đúng tên và chất vấn sự đúng đắn của nó, để từ đó lựa chọn một triết lý giáo dục mới, phù hợp hơn cho thời đại mới.
Muốn thế, thay vì đào tạo con người công cụ, nền giáo dục phải chuyển hướng sang đào tạo con người tự do. Khi đó, con người sáng tạo, con người làm chủ sẽ tự nhiên xuất hiện.
Chừng nào chưa đạt được điều đó thì cải cách giáo dục còn rơi vào bế tắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét