ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiến hạm Mỹ tiến vào bên trong 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn, Trường Sa (GD 25/5/2017)- Châu Á đa cực cho người châu Á (GD 25/5/2017)-Philippines và Việt Nam trước cạm bẫy "gác tranh chấp, cùng khai thác" (GD 24/5/2017)-Vì sao hàng nghìn người Việt ở lại Mỹ dù quá hạn visa? (VOA 24-5-17)-ASEAN-Trung Quốc: Đường đến giải pháp cho Biển Đông còn xa vời (BVN 25/5/2017)- Mai Vân-Việt Nam đang chiếm thế thuợng phong trong mối quan hệ với Hoa Thịnh Đốn (BVB 24/5/2017)-
- Trong nước: Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Công an và Bộ Ngoại giao (CAND 24-5-17) -TP HCM: Hàng loạt cán bộ "dính" đất đai (NLĐ 24-5-17)-Đấu giá đất biệt thự 'đắc địa' Lào Cai: Toàn quan chức trúng (TT 24-5-17)-TP.HCM: Vụ việc của ông Đinh La Thăng không ảnh hưởng đến các dự án metro (infonet 24-5-17) -
- Kinh tế: BOT Bắc Giang – Lạng Sơn: Chính phủ cần chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư mới (GD 25/5/2017)-Đừng vô tình làm một số người có sai phạm thoát trách nhiệm! (GD 24/5/2017)-Tầm nhìn... cát (KTSG 25/5/2017)-Tồn kho kỷ lục, VSSA bàn giải pháp tiêu thụ đường (KTSG 24/5/2017)-Chẩn đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Ban KTTW/USAID 4-17)-Chất lượng kém, Trung Quốc liên tục trúng thầu ở Việt Nam: Môi trường tham nhũng tạo cơ hội (VTC 24-5-17)-Nợ xấu cần được giải thoát! (LĐ 24-5-17)-Nợ xấu - Ai là khổ chủ? (TP 24-5-17)-Giải quyết nợ xấu: Sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị (CafeF 24-5-17)-Làm sao để không phải “giải cứu” nông sản khi Trung Quốc dừng mua? (BizLive 24-5-17)-Vay tiền và ‘cõng rắn cắn gà nhà’ (BVN 24/5/2017)-Phạm Chí Dũng-
- Giáo dục: Liên quan tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, hãy nhìn rừng, đừng nom cây (GD 25/5/2017)-Biên chế hay Hợp đồng thì thầy cô tốt vẫn được cả xã hội kính trọng (GD 25/5/2017)-Những người luôn bảo thủ, trì trệ mới lo phải ra khỏi công chức, viên chức (GD 25/5/2017)-Bỏ biên chế và nỗi lo của giáo viên (VNN 25/5/2017)-
Thầy Đỗ Tấn Ngọc dự báo các loại lỗi của học sinh trong mùa thi sắp tới (GD 25/5/2017)-Chương trình mới khó triển khai ngay từ năm 2018 (GD 25/5/2017)-Cải cách giáo dục ở mức độ môn học (GD 25/5/2017)-Việt Nam chỉ xếp sau Mỹ, Ấn Độ về dự án đoạt giải khoa học kỹ thuật quốc tế (GD 25/5/2017)-Các trường trung cấp khẩn thiết mong được Chính phủ cứu (GD 25/5/2017)-Thành tích các cuộc thi sẽ không còn là tiêu chí để xét thi đua giữa các trường (GD 25/5/2017)-Nhân lực kỷ nguyên số: 'Không cần bằng cấp, làm được là được' (TVN 25/5/2017)- - Phản biện: NÊN TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI NHƯ THẾ NÀO (BVN 24/5/2017)- Nguyễn Đình Cống-ĐỐI THOẠI? (BVN 25/5/2017)-Nguyễn Quang A- Đối thoại (BVN 25/5/2017)-Phạm Đình Trọng-Sao Đảng bỗng dưng ‘không sợ đối thoại’? (BVN 25/5/2017)- Phạm Chí Dũng- ‘Không sợ đối thoại, không sợ tranh luận,’ thật không? (BVN 25/5/2017)-Bùi Tín- Chất lượng kém, Trung Quốc liên tục trúng thầu ở Việt Nam: Môi trường tham nhũng tạo cơ hội (BVN 25/5/2017)-Phong Sơn-
- Thư giãn: 2 vua nào lên ngôi lúc 3 tuổi? (VNN 25/5/2017)-Những máy bay không người lái 'lợi hại nhất' của Triều Tiên (VNN 25/5/2017)-
VAY TIỀN VÀ 'CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ"
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 24-5-2017
Một số dân oan tập trung tại nhà một người dân hôm 19/3 để ủng hộ lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa và chống hiểm hoạ Trung Quốc của LM Nguyễn Văn Lý. Hình minh họa.
Tháng 5/2017, chỉ nửa năm sau việc gạ gẫm cho tỉnh Quảng Ninh vay 300 triệu USD để làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nhưng rốt cuộc đã bị tỉnh này từ chối sau khi bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, Trung Quốc lại đang dụ dỗ một địa phương khác biên giới phía Bắc là chính quyền tỉnh Cao Bằng, cũng với món vay 300 triệu USD để làm đường cao tốc từ Đồng Đăng, Lạng Sơn đến cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng.
Vẫn là 300 triệu đô la!
Không hề rút được bài học kinh nghiệm nào từ Quảng Ninh, chính quyền Cao Bằng vội vã đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ tham mưu vay 300 triệu USD từ Trung Quốc. Cao Bằng còn “khôn lanh” đến mức “chỉ điểm” cho Thủ tướng rằng Bộ Giao thông Vận tải là địa chỉ cần đứng ra vay Trung Quốc.
Nhưng Bộ Giao thông Vận tải lại là cơ quan phải hứng chịu mũi dùi của dư luận xã hội khi quá nhiệt tình đề xuất Chính phủ vay 300 triệu USD cho tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm ngoái. Vào lần này, hẳn đã “rút kinh nghiệm sâu sắc”, Bộ giao thông Vận tải đã phản hồi chính quyền Cao Bằng rằng bộ này không phải là đối tượng được vay lại, nên đề xuất Thủ tướng để UBND tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn đảm nhiệm việc vay.
Vậy thực chất của những món tiền cho vay mà Trung Quốc nhiệt tình gợi ý là gì?
Vào năm 2016, một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã lôi toạc thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc.
Ông Lê Đăng Doanh giải thích: “Trung Quốc hiện nay đang thừa quá nhiều thép và xi măng. Năng suất hằng năm của Trung Quốc đối với mặt hàng thép là 1.200 triệu tấn, Trung Quốc chỉ dùng 600 triệu tấn, số dư còn lại đang tìm cách đẩy sang liên minh châu Âu, sang Mỹ cũng như các nước khác… và đang bị các nước chống đối kịch liệt. Cho nên, bây giờ Trung Quốc dùng miếng “mồi” 300 triệu USD này. Nếu Việt Nam nhận lời vay vốn thì Việt Nam phải nhập toàn bộ thép, xi măng, thiết kế thi công, công nhân lẫn giám sát của Trung Quốc”.
Không cần chính phủ bảo lãnh?
Lại có thêm một dấu hiệu khác rất đáng nghi ngờ. Tháng 3/2017, Jin LiQun - Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - một định chế do Trung Quốc khởi xướng mới đây đã cùng đoàn công tác của AIIB đến làm việc với Bộ Tài chính Việt Nam với một hứa hẹn rất hấp dẫn: AIIB sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho khu vực tư nhân cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng mà không cần bảo lãnh Chính phủ nhằm giảm áp lực nợ công.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên mà AIIB, cũng như các ngân hàng Trung Quốc, đề nghị với phía Việt Nam về cơ chế cho vay “thoáng” đến như thế.
Trong khi đó, hầu hết các chủ nợ lớn nhất của Việt nam như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Á châu đã “đóng cửa” đối với Việt Nam về các khoản vay lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn. Từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay với lãi suất thị trường gấp 3 lần mức lãi suất ưu đãi được vay trước đó, cùng thời gian ân hạn giảm đi một nửa. Nhưng điều kiện cần để doanh nghiệp Việt Nam được vay là phải có bảo lãnh của chính phủ.
Nhưng vì sao ngân hàng Trung Quốc dám cho Việt Nam vay “không cần chính phủ bảo lãnh”?
Sau một thời gian dài ồ ạt vay mượn quốc tế và trong nước, đến nay nợ công của Việt Nam đã lên đến 210% GDP, tương đương 431 tỷ USD - theo một phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt. Trong tình cảnh thê thảm ấy, vào năm 2017 chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố chỉ bảo lãnh đúng 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp, giảm hẳn so với mức bảo lãnh 1,5 tỷ USD vào năm 2016, 2,5 tỷ USD vào năm 2015 và hơn 6 tỷ USD vào năm 2014.
Những lý do trên đã khiến nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương bắt đầu ngó ngàng sang “cửa Trung Quốc”…
Nhưng cho tới nay, đã có quá nhiều dẫn chứng rất cụ thể về hậu quả quá trầm trọng từ các dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm.
“Đòn bẩy” của Trung Quốc là ở chỗ ban đầu doanh nghiệp nước này đưa ra thiết kế rất thấp tuy nhiên, sau khi thực hiện thì giá cứ bị “đẩy lên”, dần dần giá chào rẻ ban đầu sẽ trở nên “rất đắt”. Dự án đường cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông là bài học nhãn tiền, khiến đội vốn lên 100%, kéo dài thời gian từ năm này qua năm khác.
Một trong những mánh khóe rất phổ cập của nhà thầu Trung Quốc là bỏ thầu với giá khá thấp, nhưng sau đó tống công nghệ lạc hậu vào dự án, đồng thời đòi tăng chi phí bổ sung trong quá trình thực hiện dự án… để bù đắp “thiệt hại”.
Cái bẫy “Một vành đai, một con đường”
Cho vay tín dụng lại luôn là một phương thức khống chế và từ đó dẫn đến thao túng kinh tế và cả chính trị của Trung Quốc đối với nhiều quốc gia.
Một phân tích của tác giả Brahma Chellaney trên trang Project Syndicate ngày 23/01/2017, do Tạp chí Nghiên cứu quốc tế dịch và đăng tải đã làm rõ: Thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trị giá 1 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược, thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Gánh nặng nợ nần đè lên vai các nước nhỏ càng lớn thì ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước đó càng tăng. Sri Lanka là một trường hợp điển hình nhất. Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành nhà đầu tư và là chủ nợ hàng đầu của Sri Lanka, và là đối tác thương mại lớn thứ hai, qua đó có được ảnh hưởng ngoại giao lớn đối với nước này.
Còn nhiều ví dụ khác như Nepal, Venezuela, Lào, Campuchia… mà Trung Quốc đã từng bước khống chế được qua cơ chế cho vay mượn tín dụng.
Trung Quốc hiện đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan ngăn chặn một ASEAN đoàn kết chống lại việc Trung Quốc theo đuổi một cách hung hăng các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông.
Trung Quốc hiện đang đi thêm các bước để đảm bảo các nước này sẽ không thể thoát khỏi các món nợ của mình. Để đổi lấy việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, Trung Quốc yêu cầu các nước giao cho mình hợp đồng xây dựng các dự án bổ sung, qua đó biến khủng hoảng nợ của họ kéo dài mãi. Tháng 10/2016, Trung Quốc đã xóa khoản nợ 90 triệu USD cho Campuchia chỉ nhằm giành thêm các hợp đồng lớn mới.
Một số nền kinh tế đang phát triển đang rất hối tiếc về quyết định nhận các khoản vay của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình đã bùng phát do tình trạng thất nghiệp tràn lan, được cho là do việc bán phá giá hàng hóa Trung Quốc, giết chết ngành sản xuất trong nước. Các cuộc biểu tình càng trở nên trầm trọng hơn do việc Trung Quốc đưa lao động Trung Quốc đến làm việc tại các dự án của mình.
Các chính phủ mới ở một số nước, từ Nigeria đến Sri Lanka, đã đề nghị điều tra các nghi án hối lộ của Trung Quốc với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm…
Kẻ nào “cõng rắn cắn gà nhà”?
Từ đầu năm 2016 đến nay, có những dấu hiệu đáng lo ngại là Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào các dự án ở Việt Nam để khống chế dự án để từ đó mở rộng thao túng kinh tế Việt Nam lẫn chiến thuật “lấn đất”.
Theo những số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và Đầu tư), đến cuối tháng 4/2017, Trung Quốc tiếp tục là một trong 4 nhà đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam, đặc biệt số dự án góp mua và chờ mua doanh nghiệp Việt khi lên sàn của đối tác này đang tăng rất mạnh. Lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng vốn đạt trên 140%.
Đối chiếu với cái bẫy “Một vành đai, một con đường” sẽ dễ dàng nhận ra Việt Nam không hề là ngoại lệ trong số nhiều nước đang phát triển phải chấp nhận các khoản vay của Trung Quốc. Không được các nhà đầu tư tổ chức quan tâm, Việt Nam và một số nước đã không tìm được nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Thế nên khi Trung Quốc xuất hiện, hứa hẹn các khoản đầu tư rộng lượng với tín dụng dễ dàng, các nước này đều nhận lời. Chỉ sau này thì mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn rằng mục đích thực sự của Trung Quốc chính là thâm nhập thương mại và gây ảnh hưởng chiến lược, nhưng khi đó thì mọi chuyện đã quá trễ, và các nước này bị dính vào một vòng luẩn quẩn với các món nợ từ Trung Quốc.
Trong quan hệ Việt - Trung, nếu lấy mốc từ năm 2001 theo một thống kê của Việt Nam, thì từ năm đó đến năm 2016, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc với quy mô không ngừng tăng qua các năm với tốc độ chóng mặt, từ 200 triệu đô la Mỹ năm 2001 lên gần 37 tỉ đô la Mỹ năm 2016, tức tăng đến 180 lần (chưa kể con số nhập siêu 20 tỷ USD từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch).
Trong suốt giai đoạn 2003-2013, Trung Quốc đã thống trị nhóm sản phẩm ở 4 trong 5 ngành chính là thủy điện, nhiệt điện, xi măng, bauxite, và sàng tuyển than tại Việt Nam. Hệ quả là mỗi năm, Việt Nam phải nai lưng nhập khẩu đến 10 tỉ đô la Mỹ cho nhóm sản phẩm máy và thiết bị đồng bộ, trong khi tỉ lệ nội địa hóa là cực kỳ thấp.
Nhiều dự án vốn đầu tư phải vay từ Trung Quốc, từ đó tạo ưu thế cho Trung Quốc đặt ra các điều kiện như phải mua thiết bị từ chính thị trường của họ. Thậm chí nếu phía Trung Quốc không “chủ động gợi ý” thì một số doanh nghiệp Việt Nam cũng quá hiểu là doanh nghiệp Trung Quốc có chế độ bao thư phong bì thuộc loại nặng nhất thế giới.
Chính phủ thời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ Công thương thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là hai địa chỉ đặc biệt, trong số nhiều bộ ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp, phải bị xem là “tội đồ” cho ý thức hệ “cõng rắn cắn gà nhà”.
Giờ đây Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng chính trị nặng nề từ “Thiên triều”, mà nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc sẽ hết sức chật vật nếu muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ tham lam, nhiều thủ đoạn ở phương Bắc.
Không còn cách nào khác, muốn chống ngoại xâm thì việc đầu tiên phải là chống nội xâm. Không thể thoát Trung nếu không giải quyết bài toán thanh loại những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.
Ngay trước mắt, một tỉnh nghèo như Cao Bằng thì lấy đâu ra ngoại tệ để trả món vay 300 triệu USD? Hay sẽ cam tâm chấp nhận những điều kiện mang tính áp đặt của Trung Quốc, làm tiền đề cho những toan tính của Bắc Kinh tạo thế khống chế địa hình địa vật quân sự ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam?
P.C.D.
CHẤT LƯỢNG KÉM , TRUNG QUỐC LIÊN TỤC TRÚNG THẦU Ở VIỆT NAM: MÔI TRƯỜNG THAM NHŨNG TẠO CƠ HỘI
PHONG SƠN/ VTC 24-5-2017
Từ rất nhiều năm về trước, việc các nhà thầu Trung Quốc thường xuyên tham gia các dự án lớn ở Việt Nam không còn là điều gì mới lạ. Chất lượng của các nhà thầu này cũng vậy, thật sự rất kém cũng không phải là thông tin gì mới mẻ.
Nhưng điều lạ ở đây là tại sao các cấp có thẩm quyền tuy biết rất rõ về các nhà thầu Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục lựa chọn những nhà thầu này?
Có thể đơn cử một vài dự án lớn có sự tham gia của Trung Quốc, gây lo ngại trong dư luận về tiến độ và chất lượng.
Gần đây nhất là dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Đây là dự án do Công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Cho đến nay, dự án này đã bị kéo dài đến gần 4 năm, tổng mức đầu tư bị đội từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD.
Rồi đến việc Tổng thầu thiếu tiền, phải vay mượn tùm lum, kết quả là nợ các nhà thầu phụ hơn 500 tỷ đồng.
Dự án thứ hai cũng làm nên “tên tuổi” của nhà thầu Trung Quốc, đó là sân vận động Mỹ Đình. Tổng thầu là công ty Hanoi International Group (HISG) của Trung Quốc được đánh giá cao bởi kinh nghiệm xây dựng nhiều công trình lớn!?
Nhưng tại siêu dự án sân vận động Mỹ Đình, công ty này lại sử dụng thiết bị không theo hợp đồng. Theo kết luận của thanh tra Chính phủ, công ty này đã dùng tới 94% thiết bị không có trong hợp đồng, tương đương với 17/18 triệu USD giá trị của thiết bị sử dụng, mà theo đó thì thiết bị phải được sử dụng ở dự án này có xuất xứ từ Tây Âu và Mỹ.
Sau đó, công ty này còn bị phát hiện đã ký "chui" hợp đồng với nhiều công ty buôn bán vật tư, thiết bị khác có giá rẻ hơn để ăn chênh lệch hàng triệu USD.
Ngoài hai siêu dự án trên, đã và còn có vô số dự án khác có mặt các nhà thầu Trung Quốc và làm cho chủ đầu tư phải “toát mồ hôi hột”.
Vậy, tại sao các nhà thầu Trung Quốc vẫn có “xuất” ở Việt Nam?
Trả lời phóng viên VTC News, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết: "Lý do đầu tiên đó là chúng ta vẫn phải phụ thuộc vàoTrung Quốc, bởi để làm các công trình lớn, nhỏ trong nước, Việt Nam vẫn cần vốn Trung Quốc. Và vay vốn của nước này là kèm theo việc cho các nhà thầu của họ thi công, rồi điều kiện phải sử dụng trang thiết bị của họ…"
Lý do thứ hai đó chính là môi trường tham nhũng của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nhà thầu Trung Quốc.
Trên thế giới, các nhà thầu Trung Quốc thực hiện công việc rất nghiêm túc, được đánh giá tốt. Nhưng đó là do cơ chế ở các quốc gia đó minh bạch, chặt chẽ, thưởng phạt nghiêm minh, do đó các nhà thầu Trung Quốc luôn thi công đúng tiến độ, thậm chí còn vượt tiến độ và chất lượng công trình rất tốt.
Trong khi ở Việt Nam, chế tài xử phạt các nhà thầu của chúng ta còn lỏng lẻo, rồi văn hoá “bôi trơn” thì được “phổ cập” từ trên xuống dưới. Tạo thói quen “lầy” cho các nhà thầu Trung Quốc.
Cứ làm sai, cứ vi phạm đi, bị bắt thì “phong bì”. Hết lần này đến lần khác, công trình thì chất lượng kém, mặc dù thời gian thì siêu lâu.
Hậu quả của việc này không những thiệt hại về mặt tài chính, mà hơn thế nữa đó là thời gian. Trong khi Trung Quốc cứ tằng tằng tiến lên phía trước, thì Việt Nam lại dậm chân tại chỗ, một dự án như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã mất gấp đôi thời gian.
Vậy, giả dụ đó là một dự án nằm trong trục chiến lược hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước thì không hiểu chúng ta sẽ như thế nào?
"Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nguyên do, nguồn gốc của các vấn đề chính là chúng ta, cơ chế quản lý quá lỏng lẻo, một số cán bộ làm việc không có trách nhiệm vì đại cuộc chung mà chỉ chăm lo lợi ích cá nhân. Một người, rồi hai người, rồi cả ban phòng… Văn hoá “bôi trơn” đã ăn vào máu họ rồi", ông Long bình luận.
PHONG SƠN
LÀM SAO ĐỂ KHÔNG PHẢI 'GIẢI CỨU' NÔNG SẢN, KHI TRUNG QUỐC DỪNG MUA?
NGUYỄN THẮM /BizLive 24-5-2017
Ảnh minh họa.
Trong năm 2015, Việt Nam đứng thứ 3 trong số 5 quốc gia sản xuất rau quả lớn nhất tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam đang quá phụ thuộc thanh long và lượng tiêu thụ của thị trường Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của công ty Fine Fruit Asia, 82% giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam là từ quả thanh long mà trong đó 91% cầu xuất khẩu là từ thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây là một thị trường được đánh giá là vô cùng bất ổn, bởi lẽ phần lớn đối tượng thu mua nông sản Việt Nam là các thương lái trung gian với tình hình mua bán không ổn định. Nếu Việt Nam tiếp cận được với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng thì việc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ ổn định hơn.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn là bạn hàng mang lại nhiều rủi ro cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Điển hình như việc nhiều lần, cộng đồng trong nước phải "giải cứu" nông sản như: Chuối, thanh long, dưa hấu và cả thịt lợn,... do rau quả xếp hàng dài tại cửa khẩu nhưng không thông quan được.
Liên tục phải "giải cứu" nông sản
Hội thảo "Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam"
Tại Hội thảo "Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam", ông Nigel Smith, Tổng Giám đốc công ty TNHH Fine Fruit Asia cho rằng: "Chính sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu một sản phẩm chính gây nên hạn chế phát triển các sản phẩm khác của Việt Nam".
Đồng thời, sự thống trị cầu xuất khẩu của Trung Quốc cũng góp phần gây nên bất lợi cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, kênh thị trường trong nước vẫn còn phân mảnh, thống trị bởi thị trường bán buôn/bán lẻ như câu chuyện thịt lợn người nuôi bán ra thì rẻ nhưng người dân mua vào vẫn đắt cho thấy vấn đề của kênh phân phối tại Việt Nam.
Lực lượng sản xuất chính trong ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn là các hộ nông dân nhỏ lẻ khiến việc hợp tác và sản xuất tập trung còn hạn chế. Điều này gây ra mối quan hệ không ổn định giữa nhà sản xuất và xuất khẩu cũng như sự chấp nhận và đầu tư hạn chế của nông dân trong các mô hình sản xuất an toàn do thiếu động cơ thị trường.
Điều này cũng dẫn đến việc ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam phải lựa chọn nhắm mục tiêu vào các thị trường chất lượng thấp hoặc kiểm soát sản xuất nông nghiệp của mình chứ không xuất khẩu được sang các thị trường có yêu cầu cao như Nhật Bản, Hoa Kỳ hay châu Âu.
Giải pháp nào?
Bàn về giải pháp để không phải "giải cứu" nông sản khi Trung Quốc dừng thu mua, ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng: "Các quốc gia ôn đới như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thường có mùa vụ từ mùa xuân cho đến tháng 9 hàng năm, vì vậy từ 5 năm trước, Bộ NN&PTNT đã chủ trường nước ra sẽ trồng rải vụ từ tháng 10 đến tháng 3 để đáp ứng nhu cầu của các thị trường lân cận".
Tuy nhiên, do mô hình trồng trọt tự phát nên nhiều nông hộ chưa nắm được thông tin dự báo thị trường dẫn đến nuôi trồng ồ ạt đúng vào thời điểm Trung Quốc cũng vào chính vụ khiến có loại nông sản rớt giá còn 1.000 - 2.000 đồng/kg và phải đổ bỏ.
Ngoài việc tránh thị trường lớn dừng mua sản phẩm của Việt Nam mà ngay cả thị trường trong nước cũng phải phân bổ và rải vụ để tránh tình trạng được mùa rớt giá. Tại khu vực phía Nam, Bộ NN&PTNN đã thành lập Ban chỉ đạo rải vụ.
Riêng với mặt hàng thanh long, Bộ NN&PTNT đã giao Sở NN tỉnh Bình Thuận làm trưởng nhóm, họp các tỉnh có trồng thanh long để rải vụ tránh để thu hoạch ồ ạt.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng chủ trương đa dạng hoá các giống rau củ và tăng cường trồng hoa quả rải vụ để thu hoạch trái mùa.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng hơn là nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như cấp tiêu chuẩn VietGAP, cấp mã số vùng trồng,...
Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành chính sách nhằm khuyến khích nuôi trồng theo chuỗi liên kết, nếu doanh nghiệp là chủ sở hữu từ vùng nguyên liệu, đến sơ chế, bảo quản thì chỉ cần cấp chứng nhận chất lượng một lần nhằm đơn giản hoá thủ tục cho doanh nghiệp.
Cần liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân để nâng cao quy mô vùng sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp thành lập trung tâm nghiên cứu giống,...Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như Na Foods đã chiếm được thị phần xuất khẩu khá lớn trên trên thế giới.
"Về thị trường nội địa, chúng ta đang đối mặt với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nhập khẩu. Để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, các hệ thống bán lẻ lớn như Coop Mart hay Vinmart và các thương hiệu mới nổi đang xây dựng hệ thống cửa hàng bán rau quả sạch, rau quả truy xuất nguồn gốc và rất "được lòng" người tiêu dùng", ông Đức cho biết.
NGUYỄN THẮM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét