ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triều Tiên làm lộ điểm yếu trong chính sách đối ngoại của ông Tập Cận Bình (GD 17/5/2017)-Lời hứa của ông Tập Cận Bình và câu chuyện lòng tin (GD 16/5/2017)-Ông Putin nói có thể chứng minh ông Trump không lộ tin mật với Nga (VNN 18/5/2017)-Chính phủ Việt Nam dung túng tin tặc? (BVN 17/5/2017)-Việt Nam: Nhiều nhà hoạt động môi trường bị đàn áp vì đưa tin về thảm họa Formosa (BVN 17/5/2017)-Front Line Defenders(*)-
- Trong nước: Nhân cách Hồ Chí Minh - Ánh sáng con đường cứu nước (GD 18/5/2017)-“Hội nghị Diên Hồng” lần hai và Chính phủ hành động (VNN 18/5/2017)-Linh mục Đặng Hữu Nam bác bỏ cáo buộc của chính quyền (BVN 17/5/2017)-BBC-Tình trạng nhân quyền Việt Nam ở mức báo động (BVN 17/5/2017)-Cát Linh/RFA-
- Kinh tế: "Buộc" bụng ngắm bình gốm tiền triệu và lãng phí... đúng quy trình (GD 18/5/2017)- Cải thiện môi trường kinh doanh và chống tham nhũng (GD 18/5/2017)-Xử lý người đứng đầu nếu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá quy định (GD 17/5/2017)-Động lực nào cho kinh tế tư nhân phát triển? (KTSG 18/5/2017)-Thống đốc NHNN: “Lãi suất cho vay đã ở mức hợp lý” (KTSG 18/5/2017)-Thống đốc NHNN: “Lãi suất cho vay đã ở mức hợp lý” (KTSG 18/5/2017)-Chấm dứt “chủ nghĩa thân hữu” mới mong tư nhân mạnh lên (KTSG 18/5/2017)-Vẫn ế hơn 1,5 triệu con lợn chờ giải cứu (VNN 18/5/2017)-Làm ăn với Trung Quốc: Những dự án 'đầu xuôi đuôi không lọt' (Vef 18/5/2017)-
- Giáo dục: Đánh giá kết quả học tập cuối năm, chuyện "H" và "T" ở cấp Tiểu học (GD 18/5/2017)-Sắp tới thầy cô chỉ có hợp đồng, không còn công chức, viên chức (GD 18/5/2017)-Giáo viên chúng tôi đã chán sáng kiến kinh nghiệm lắm rồi (GD 18/5/2017)- Ở Mỹ, kiểm định chất lượng giảng viên đại học như thế nào? (GD 18/5/2017)-Chương trình mới chưa thấy đề cập đến giáo dục cho người khuyết tật (GD 18/5/2017)-Học vẹt đừng mơ qua được môn Ngữ Văn (GD 18/5/2017)- Trong trường có sân tennis, nhà sàn sang trọng, phường nói không có trách nhiệm (GD 18/5/2017)-Đề tham khảo môn Lịch sử không có cơ may cho học trò học tủ (GD 17/5/2017)
- Phản biện: Nhóm lợi ích khuyết điểm (GD 17/5/2017)-Xuân Dương-Bình minh rực rỡ của Thủ tướng Phúc (viet-studies 16-5-17)- Sao Băng-‘Thăng Giáng’ và báo chí thời xôi thịt (VOA Blog 15-5-17)-Thấy gì từ kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ? (BVN 18/5/2017)-Phan Minh Ngọc-Cần đổi ‘tư duy lo sợ hội nhập và tận thu thuế’ (BVN 18/5/2017)-Đinh Khương Duy(*)-Đi tìm định nghĩa “công lý” ở Việt Nam... (BVN 17/5/2017)-Thảo Vi- Phiếm đàm về TBT Nguyễn Phú Trọng: Tả khuynh hay hữu khuynh qua Hội nghị TW 5? (BVN 17/5/2017)-Anh Văn-Chính trị là trò chơi gian manh, bẩn thỉu? (BVB 17/5/2017)-Mạc Văn Trang-
- Thư giãn: Giai thoại ly kỳ về cây thị và hai ngôi mộ cổ ở Tiền Giang (VNN 17/5/2017)--Từ nhân viên bảo vệ trở thành hiệu trưởng (VNN 18/5/2017)-Ngắm cô gái 17 năm chưa một lần cắt tóc (VNN 18/5/2017)-
Ở MỸ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG/ GDVN 18-5-2017
Tín nhiệm. (Ảnh minh họa: Evoke.pro)
- Giáo sư Ngô Bảo Châu: Ở ta, Giáo sư được nhà nước phong, nhưng không có quyền
- Làm sao giáo dục đại học có thể sống sót?
Trong mọi ngành nghề, nghề dạy học là khó nhất, vất vả nhất và phức tạp nhất.
Nó không chỉ đòi hỏi về thời gian, công sức, tâm huyết, tính sáng tạo, lòng yêu thương, mà hơn hết, nó đòi hỏi người làm nghề một khao khát mãnh liệt, được chia sẻ, được uốn nắn, được thổi lên đam mê học tập của người học, dù đó là ai, từ nguồn gốc gia đình và xã hội như thế nào.
Kể từ khi có nghề giáo mà được lịch sử ghi chép lại, từ Đông sang Tây, từ thần thoại Hy Lạp đến những câu chuyện ngụ ngôn về giáo dục của Pháp, uy tín của người thầy, chất lượng giáo dục, hầu như đều được nhắc đến qua thành tựu của người học trò.
Thế giới có biết bao đổi thay, nhưng điều này chưa thay đổi!
Có chăng người ta đang nỗ lực chia sẻ gánh nặng trên vai người thầy, về chất lượng giáo dục, cùng với gia đình và xã hội, nhằm đảm bảo cho con trẻ khả năng thích ứng và phát triển trong một xã hội có tương tác, xã hội mở, chứ không chỉ đóng lại trong quan hệ thầy – trò và trong nhà trường.
Với Mỹ, trong thời gian gần 15 năm trở lại đây, từ khi có Đạo luật Không có trẻ em nào bị bỏ lại (Act of No Child Left Behind) năm 2001, Mỹ chính thức đánh giá giáo viên thông qua tỷ lệ thành công của học sinh ở cấp học phổ thông, ví dụ, tỷ lệ điểm thi, tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ không bỏ học, tỷ lệ tiếp tục học…
Điều này, như mọi quy định khác trong giáo dục, đều có nhiều khía cạnh và quan điểm, mà phần nhiều, dưới quan điểm của giáo viên, là tiêu cực hơn là tích cực.
Vì vậy, năm 2016, Tổng thống Obama đã ký một đạo luật mới, Mọi học sinh đều thành công (Every Student Succeeds Act), nhằm điều chỉnh những đánh giá giáo viên và đo lường học tập của học sinh theo cách mới, và có lẽ cần chờ thêm thời gian mới có thể trả lời được, đạo luật mới có hiệu quả trong thực tế hay không.
Nhưng với đại học, đánh giá chất lượng đào tạo như thế nào? Đánh giá chuyên môn của người thầy ra sao?
Và đặc biệt, ý kiến của sinh viên về giáo viên và môn học, thông qua những đánh giá môn học được phát ra vào cuối chương trình, sẽ nằm đâu trong phần đánh giá chuyên môn? Nhất là dưới góc độ của kiểm định chương trình và nhà trường?
Đầu tháng 5 rồi, báo Insidehighered đã có loạt bài về “Ai có thể đánh giá/kiểm định về chuyên môn, tính chuyên nghiệp của giảng viên đại học” rất lý thú. [1]
Theo đó, một câu hỏi được đặt ra cho các nhà kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Mỹ, là liệu một giáo sư tiếng Anh có thể dạy môn triết học được hay không?
Trong những trường hợp nào? Điều này có phù hợp với chuẩn mực về giáo viên và đáp ứng tiêu chí về kiểm định hay không?
Theo tổ chức Higher Learning Commission (HLC) [2], các giảng viên muốn tham gia giảng dạy và để đáp ứng tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng phải tuân thủ những quy định về chất lượng tối thiểu dành cho giảng viên đại học, ví dụ như:
• Giảng viên dạy cấp đại học phải hoàn tất chương trình trong lĩnh vực, ngành hoặc trong môn học (phụ) (nếu có) mà họ giảng dạy, và/hoặc họ tham gia phát triển chương trình, với những khóa học, mà ít nhất họ phải có bằng cấp cao hơn 1 bậc so với khóa học họ tham gia giảng dạy hay phát triển chương trình.
Hoàn thành khóa học trong một lĩnh vực hay ngành cụ thể nhằm đảm bảo kiến thức đủ sâu của người dạy và có thể xác định rõ được chất lượng.
• Theo những quy định cụ thể được nêu sau đây, giảng viên dạy chương trình cử nhân cần có bằng ít nhất cao hơn 1 bậc so với chương trình mà họ tham gia giảng dạy.
Nếu là giảng viên đã có bằng thạc sỹ hoặc cao hơn trong ngành/môn mà không phải là ngành/môn mà họ đang dạy, giảng viên đó cần hoàn thành 18 tín chỉ sau đại học trong lĩnh vực đó để họ có thể tham gia giảng dạy.
Nếu giảng viên không đủ 18 tín chỉ sau đại học trong môn/lĩnh vực mà họ đang giảng dạy, trường đại học cần phải giải trình và minh chứng hợp lý về quyết định của mình khi đồng thuận cho giáo viên đó được dạy khóa học.
Quyết định về chấp thuận cho giảng viên được dạy môn/ngành mà không có đủ 18 tín chỉ sau đại học tối thiểu về lĩnh vực đó phải được thực hiện dựa trên quy định và tuân thủ quy trình được kiểm định là chuyên nghiệp của các chuyên gia đồng nghiệp đánh giá của HLC.
• Giảng viên giảng dạy trong các cấp độ như giáo dục dạy nghề, lấy chứng chỉ và bằng liên kết cần có bằng đại học là tối thiểu, trong lĩnh vực và/hoặc có kết hợp với những kinh nghiệm về giáo dục, đào tạo và đã được kiểm định.
Những quy định về chuyên môn được xem xét trong trường hợp họ có các bằng cấp của các khóa đào tạo nghề được chuyển đổi, mà theo HLC, sẽ được công nhận là “phát triển thực hành”.
Những quy định về chuyên môn được xem xét trong trường hợp họ có các bằng cấp của các khóa đào tạo nghề được chuyển đổi, mà theo HLC, sẽ được công nhận là “phát triển thực hành”.
• Giảng viên dạy chương trình sau đại học cần phải có bằng trong lĩnh vực mình dạy và có những ghi nhận về nghiên cứu, học bổng hay thành tựu tương ứng trong chương trình sau đại học.
• Giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh cần có ghi nhận về những học bổng, thành tựu và những chuẩn bị soạn thảo, để dạy ở cấp độ tiến sỹ.
Lĩnh vực nghiên cứu và học bổng của giảng viên dạy ở cấp độ tiến sỹ cần tương ứng với chương trình và bằng cấp mà họ đang giảng dạy và bằng cấp mà trường đang cấp.” [Higher Learning Commission, Trang 2] [2]
Quy định là vậy, nhưng thực tế là như thế nào?
Theo quan điểm của giáo viên trong bài viết “Ai có thể xác định chuyên môn và chuyên nghiệp của giảng viên”, môn Tiếng Anh và Triết học có nhiều điểm tương đồng, và giáo viên đã giảng dạy cả hai môn này trong một thời gian.
Theo đó, việc giảng dạy và làm nghiên cứu ở mảng Tiếng Anh cũng giúp cho việc dạy Triết tốt hơn.
Tuy nhiên, theo HLC, giáo viên sẽ chỉ có thể dạy và nghiên cứu môn Tiếng Anh mà thôi, vì đó là chuyên ngành mà giáo viên đã tốt nghiệp, đã tham gia giảng dạy và có nghiên cứu.
Không có cơ hội để dạy sang môn Triết được nữa theo những quy định của HLC trên đây, nhằm đảm bảo “sinh viên được tiếp cận với giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực mà họ dạy và sinh viên được trao đổi, tiếp cận với những chuyên gia có kiến thức trong lĩnh vực mà sinh viên đang theo đuổi”.
Theo đó, HLC yêu cầu các trường cần xây dựng Quy chuẩn và Vai trò của giảng viên đại học, là một trong cấu thành của đánh giá giáo viên hàng năm.
Việc HLC đưa ra một quy định về trường hợp giảng viên có thể dạy môn/lĩnh vực ngoài ngành mình đã có bằng tốt nghiệp trước đây, với điều kiện có 18 tín chỉ sau đại học trong lĩnh vực đó, là một câu hỏi về chất lượng giảng dạy cho chuyên ngành/môn thứ 2 của giảng viên, cũng như với quy định về “kinh nghiệm được đánh giá/kiểm định”.
Theo đó, “kinh nghiệm được kiểm định, được đánh giá”, được định nghĩa là “những kinh nghiệm sâu rộng và được cập nhật từ trong những tình huống cuộc sống cụ thể, ngoài lớp học và có tính phù hợp với môn học”.
Điều này có vẻ rất hay, rất thú vị vì đây là một cơ hội tốt để có thể mang những chuyên gia xuất sắc từ trong cuộc sống vào lớp học, đưa lớp học gần với thực tiễn, con người thật, thách thức thật…
Nhưng như Insidehighered đặt câu hỏi, trong tình huống này, ai có đủ năng lực để “test” (đánh giá, kiểm định) kinh nghiệm cuộc sống này?
Mức độ thích hợp giữa kiến thức thực tiễn có thể dùng được đến đâu trong lớp học với sinh viên?
Và tại sao không sử dụng những kinh nghiệm cuộc sống này, ở một phần của lớp học, của chương trình học, như những giao lưu ngoại khóa, những hội thảo tìm kiếm thành công sau đại học, mà nhất thiết phải tham gia vào lớp học với tư cách giảng viên?
Giá trị nào từ những kinh nghiệm cuộc sống mà được đánh giá bởi Hội đồng Học thuật?
Đây đang là cuộc tranh luận nhiều chiều ở đại học Mỹ, nơi mọi người đang lên tiếng về việc, một mặt, chúng ta tìm ra những con đường dễ dãi để tuyển giảng viên (mà không thuần túy dựa trên học thuật).
Mặt khác, chúng ta kích động tinh thần "dùng cuộc sống" phản ánh học thuật, hay ở một góc độ nào đấy, chuẩn hóa giáo viên đã được chuyển sang “chuẩn có độ mềm dẻo”, rất theo kiểu Mỹ, nhằm đảm bảo trường và khoa có thể có được quyết định phù hợp nhất trong tình huống cụ thể của mình.
Cá nhân tôi, tôi cứ nghĩ mãi đến 2 thần tượng của mình, Tổng thống Abraham Lincoln và Steve Jobs… họ đều không có bằng đại học, thì sẽ đi dạy thế nào nhỉ?
Liệu có cách nào cho những con người, dù rất bình thường, không có bất kỳ bằng cấp nào, mà có thành tựu và có đóng góp lớn cho con người và sự phát triển tiến bộ xã hội, được dạy cho những môn, những giờ học làm người cho sinh viên của chúng ta nhỉ?
Hoặc như dạy về lịch sử, trong phần về chiến tranh, những cựu binh Mỹ của chúng ta, có cách gì cho họ vào dạy về môn “Làm sao để có Hòa bình và Hòa hợp”, dù họ không có bằng về lịch sử, không có bằng về Quan hệ quốc tế và Chính trị?
Nếu chúng ta có lớp dạy về yêu thương, ai sẽ hay hơn Mẹ Teresa để dạy dỗ?
Nếu chúng ta có lớp dạy về đứng lên từ thất bại, ai có thể thuyết phục hơn những người đã từng tù tội, đã từng gục ngã vì đồng tiền, vì tham nhũng, vì lạm quyền, có thể chia sẻ chính cuộc đời họ cho chúng ta?
Nếu chúng ta có lớp dạy về ý nghĩa của cuộc đời, về sự cống hiến cho xã hội, ai sẽ tốt hơn những người quét đường, những cảnh sát, những lính cứu hỏa, những bác sỹ và chính những nhà giáo, với đồng lương ít ỏi, nhưng vẫn tận tâm với công việc của mình?
Nếu chúng ta có lớp dạy về bất công của xã hội, ai có thể nói về nó hay hơn những bạn BlackLiveMatter hay những tổ chức bảo vệ Người Mỹ gốc Inca, ở nước Mỹ?
Hãy tiếp tục mang cuộc sống vào với sinh viên, và dù có những chuẩn mực trên nền tảng học thuật về giảng viên, xin đừng quên ý nghĩa lớn nhất của giáo dục, là dạy con người trở thành một con người đúng nghĩa.
Tài liệu tham khảo:
[2] Higher Learning Commission - Determining Qualified Faculty Through HLC’s Criteria for Accreditation and Assumed Practices Guidelines for Institutions and Peer Reviewers
Nguyễn Thị Lan Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét