ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc toan tính điều gì trong vụ "mớm tin" về Scarborough và COC? (GD 24/3/2017)-Trung Quốc dùng đám đông phục vụ mục đích ngoại giao có thể phản tác dụng (GD 23/3/2017)-Australia đối mặt với áp lực lựa chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ (GD 23/3/2017)-Việt Nam mời Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm ( (BVN VNN 24/3/2017)-Vì sao Việt Nam ‘nhờ Mỹ tác động’ lên Google và Facebook? (BVN 23/3/2017)- VOA-
- Trong nước: Kỷ luật cá nhân vi phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà (GD 24/3/2017)-Đà Nẵng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, cơ quan để xảy ra xây dựng không phép (GD 24/3/2017)-Xử lý trách nhiệm 13 cơ quan không báo cáo kết quả giám sát tài chính (GD 24/3/2017)-FLC đang coi thường pháp luật? (GD 23/3/2017)-Bí thư Đà Nẵng: "Nhà tướng công an còn đập, chỗ đó ăn thua gì" (GD 24/3/2017)-Cựu lãnh đạo Đà Nẵng gửi “tâm thư" lên cấp cao nêu đích danh ông Huỳnh Đức Thơ (GD 23/3/2017)-Cần “miễn dịch” trước thông tin xấu độc (QĐND 23-3-17)-Người Việt xấu xí ở xứ người (PLTP 19-3-17)-Những khối tài sản kếch xù: “Có dấu hiệu bao che!” (RFA 21-3-17)-
- Kinh tế: Cứ lỗ triền miên thì thuế của dân trôi về đâu? (GD 23/3/2017)-Mai Anh (thảo luận DA Luật nợ công)-Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, không để xã hội thất vọng (GD 24/3/2017)-Vingroup – “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” về bất động sản, bán lẻ và du lịch (GD 24/3/2017)-Băn khoăn mục tiêu xuất khẩu 10 tỉ đô la tôm (KTSG 24/3/2017)-Lập kho gạo ở nước ngoài? (KTSG 24/3/2017)-Xã hội hóa nạo vét đường sông, đường biển: một kiểu BT bức xúc (KTSG 23/3/2017)-Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ: để không chỉ là hình thức (KTSG 23/3/2017)-Nhượng quyền dịch vụ đang trở thành xu hướng ( (tvn 24/3/20-Cơ hội để người nông dân làm giàu trên cánh đồng của mình (tvn 24/3/2017)-Lợi nhuận văn phòng Hà Nội thuộc hàng cao nhất thế giới (Vef 24/3/2017)-Nhà ở vẫn là nhu cầu thiết yếu tại Việt Nam (Vef 24/3/2017)-Cổ phần hoá 2 tháng đầu năm và con số 0 tròn trĩnh (VnE 23-3-17)-Hai dự án bauxite lỗ, đội giá: Thử nghiệm là...làm thật? (ĐV 23-3-17)-
- Giáo dục: Danh sách 26 thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (GD 24/3/2017)-Phụ huynh viết tâm thư xin cứu, Hiệu trưởng trường Phú Đô vẫn bị cách chức (GD 24/3/2014)-Giám đốc WB thúc giục cải thiện chất lượng giáo dục (KTSG 24/3/2017)- Hiệu trưởng ĐH Harvard nói gì với sinh viên Việt Nam? (VNN 24/3/2017)-
- Phản biện: Chuyện ông Lý Quang Diệu xử lý bán hàng rong (TVN 24/3/2017)-Ngày “nước” trên thế giới và những ngày “cá chết” tại Việt Nam (BVN 23/43/2017)-danlambaovn.blogspot.com-Doanh nghiệp FDI cứ xuất siêu, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cắm đầu nhập siêu từ Trung cộng (BVN 23/3/2017)-Lê Dung/SNTB-66% doanh nghiệp ở Việt Nam phải trả chi phí ‘bôi trơn’ cho chính quyền (BVN 23/3/2017)-VOA-Các ‘nhà đầu tư’ bắt đầu cuộc tháo chạy khác khỏi Việt Nam (BVN 23/3/2017)-NV-Hữu xạ tự nhiên hương - Chuột xạ tự nhiên hôi (BVN 23/3/2017)-Nguyên Thạch-Nghệ An: Thêm một công văn lạ tự thú trình độ công quyền (BVN 23/3/2017)-JB Nguyễn Hữu Vinh- Fukuyama và tiếng cười nhạt cuối cùng (viet-studies 23-3-17)-Nguyễn Quang Dy-
- Thư giãn: Nhà giàu ăn sạch: Bỏ gần 2 tỷ mua đất tự trồng rau (VNN 24/3/2017)-Khúc củi lạ và vận may đặc biệt của doanh nhân Bạch Thái Bưởi (VNN 24/3/2017)-Những sai lầm khi sạc pin có thể 'giết chết' iPhone (VNN 24/3/2017)-Tê giác hơn 1 tấn húc bay lợn rừng lên không trung (VNN 23/4/2017)-Một xã có tới 600 lao động đăng ký học nghề… hoạn lợn (TT 23-3-17)
CỨ LỖ TRIỀN MIÊN THÌ THUẾ CỦA DÂN TRÔI VỀ ĐÂU
MAI ANH /GDVN 24-3-2017
Phạm vi nợ công là vấn đề đang được chuyên gia, dư luận quan tâm trong Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) - ảnh minh họa/ nguồn Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
Hàng nghìn tỷ đồng bị hư hao, ai chịu trách nhiệm?
Doanh nghiệp nhà nước yếu kém đang làm tăng thêm gánh nặng cho Chính phủ
Những ngày qua Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Trong đó vấn đề phạm vi nợ công đang có quan điểm khác nhau về việc có chuyển hay không chuyển nợ doanh nghiệp nhà nước vào nợ công?
Hiện phạm vi nợ công trong dự thảo luật vẫn quy định theo hướng giữ nguyên quy định của Luật Quản lý nợ công hiện hành.
Theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.
Không thể tăng nợ quốc gia
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) cho biết, Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) ra đời trong bối cảnh Luật Quản lý nợ công 2009 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần sửa đổi.
Các lĩnh vực bất cập của luật cần sửa đổi như phạm vi nợ công, trong đó băn khoăn về việc có tính các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào nợ công hay không?
Theo Phó Giáo sư Ngô Trí Long, hiện dư nợ bảo lãnh Chính phủ đang ở mức 10,2% GDP, trong đó phần lớn là những khoản bảo lãnh dành cho doanh nghiệp (chủ yếu doanh nghiệp nhà nước).
Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu từ nay tới cuối năm 2020 sẽ duy trì dư nợ bảo lãnh không quá 10%, với mục tiêu con số này phải hạ xuống mức thấp nhất.
Vì thế vấn đề có mở rộng phạm vi nợ công, chuyển nợ doanh nghiệp nhà nước vào nợ công cần phải nghiên cứu kỹ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) - ảnh nguồn Tạp chí Điện tử Đảng Cộng sản.
“Hiện nay đang có hai quan điểm: Thứ nhất, Nhà nước sẽ bảo lãnh cho các khoản vay doanh nghiệp nhà nước (có nghĩa các khoản vay doanh nghiệp nhà nước sẽ chuyển vào nợ công). Thứ hai là doanh nghiệp nhà nước tự vay, tự trả”, ông Long cho hay.
Phó Giáo sư Ngô Trí Long cho rằng, cả hai quan điểm đưa ra về vấn đề chuyển nợ doanh nghiệp nhà nước vào nợ công đều có lý lẽ riêng.
Cụ thể trong trường hợp không đưa nợ doanh nghiệp nhà nước vào nợ công đồng nghĩa Nhà nước không bảo lãnh khoản vay, khi đó doanh nghiệp nhà nước khó có thể tự đi vay nước ngoài.
Mặt khác kể cả khi vay được nhưng nếu doanh nghiệp nhà nước đầu tư thua lỗ không trả được nợ thì không chỉ uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà sẽ làm giảm tín nhiệm quốc gia.
“Trường hợp bổ sung vào phạm vi nợ công các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, khi đó nếu doanh nghiệp không có khả năng trả nợ Nhà nước phải có trách nhiệm trả nợ thay. Như vậy sẽ gia tăng nợ công quốc gia”, ông Long cho biết.
Từ phân tích trên Phó Giáo sư Long cho rằng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là giải quyết và kiểm soát việc doanh nghiệp nhà nước đi vay.
Theo đó cần phải phân tích rõ kế hoạch tài chính công với đầu tư công cũng như cân đối thu chi ngân sách với khoản vay.
Ông Long cho rằng hiện nay vấn đề vay nợ nước ngoài đang “mạnh ai người ấy vay”, nhiều cửa đi vay, nhiều đơn vị phê duyệt và bảo lãnh. Cụ thể, trong khi Bộ Tài chính quản lý vay nợ nước ngoài, còn vay ODA và vay ưu đãi khác là Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.
Theo ông Long cần quy về một mối, một cơ quan phê duyệt để từ đó quy trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong quản lý, phê duyệt các khoản vay.
Chính phủ không thể nai lưng trả nợ
Theo nghiên cứu của Bộ Tài chính hơn 40 nước trên thế giới hiện nay nhà nước không bảo lãnh cho khoản vay doanh nghiệp nhà nước. Chỉ một số ít nước như Thái Lan, Serbia, Slovakia… có áp dụng nhưng chỉ bao gồm những doanh nghiệp công ích, gắn với nhiệm vụ nhà nước giao.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ chuyên gia chính sách công - ảnh: H.Lực.
Từ nghiên cứu này Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ - chuyên gia chính sách công cho rằng: “Không thể mở rộng phạm vi nợ công, ôm nợ doanh nghiệp nhà nước vào nợ quốc gia. Chính phủ “nai lưng” trả nợ cho các khoản vay của doanh nghiệp được”.
Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ cho rằng, hiện nhiệm vụ doanh nghiệp nhà nước đang “hai trong một” vừa làm nhiệm vụ chính trị vừa kinh doanh. Chính điều này dẫn đến hiện đang có nhiều chính sách ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước.
“Khi chính sách ưu đãi càng nhiều doanh nghiệp nhà nước càng dựa dẫm, ỷ nại từ đó thụt lùi trên nhiều lĩnh vực.
Hiện doanh nghiệp nhà nước ở nhiều lĩnh vực không những thua doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam) mà thua cả doanh nghiệp tư nhân trong nước”, Phó Giáo sư Thọ đánh giá.
Điển hình như ngành thép trong khi Công ty Gang Thép Thái Nguyên được ưu đãi của Chính phủ bảo lãnh khoản vay đầu tư dự án nhà máy thép giai đoạn 2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm vốn đầu tư đội lên gấp đôi nhưng đến nay phần đất thực hiện dự án vẫn chỉ là cỏ dại và những khối sắt hoen gỉ.
Trong khi đó có những doanh nghiệp tư nhân không nhận được sự ưu ái ấy thì lại đang phát triển rất tốt. Điều đó cho thấy quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lỏng lẻo, dễ bị lợi dụng và nhiều trường hợp đều có mẫu số chung là: lỗ lớn, lỗ triền miên!
Theo ông Phạm Quý Thọ, doanh nghiệp nhà nước vay không trả được thì phá sản theo luật định. Ngược lại nếu ôm khoản nợ doanh nghiệp nhà nước đồng nghĩa Chính phủ chắc chắn phải trở nợ thay.
“Bài học việc Chính phủ phải trở nợ thay khoản nợ của Vinashin, Vinaline hay khoản nợ đầu tư dự án Nhà máy giấy Phương Nam là bài học nhãn tiền. Chính phủ không thể trả nợ mãi được.
Tiền Chính phủ trả nợ chính là tiền thuế của dân, giá như số tiền ấy thay vì phải trả nợ chúng ta đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện làm đường giao thông. Quy định phạm vi nợ công trong Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) tác động rất lớn đến nền kinh tế vì thế cần thận trọng trước khi thông qua”, ông Thọ nói.
Mai Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét