ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nhà báo Trung Quốc lý giải tại sao người Việt yêu mến Nhật Bản hơn (GD 3/3/2017)-Đài Loan tăng cường diễn tập, tuần tra ở Biển Đông vì đe dọa từ Trung Quốc (GD 3/3/2017)-Singapore trước nguy cơ bị ép ch ọn Trung Quốc hay Mỹ (GD 2/3/2017)-Nghi phạm Triều Tiên được thả, bị trục xuất ngay (VNN 3/2/2017)-'Cuối cùng ông Trump đã thực sự là Tổng thống' (TVN 3/3/2017)-
- Trong nước: Thủ tướng hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản (GD 3/3/2017)-Kỷ luật, cách chức nhiều cán bộ xã vì để xảy ra nhiều sai phạm (GD 3/3/2017)-Tướng Thước: Sợ nhất là họ kết bè phái, không còn vì dân vì nước (GD 2/3/2017)-Bốt gác khác cột điện thế nào? (GD 3/3/2017)-chuyện giải tỏa hè phố-Tái chiếm vỉa hè ở 'phố nhậu' Sài Gòn (VNN 3/3/2017)-Thủ tướng giao ba bộ xem xét việc tặng xe cho chính quyền có hợp pháp không? (GD 3/3/2017)-Bỏ sổ hộ khẩu, nhưng bằng cách nào? (KTSG 3/3/2017)-Quan chức lộ tài sản lớn: Chính đáng hay bất minh? (VNN 3/3/2017)-
- Kinh tế: Vì sao cổ phiếu Vietjet vừa lên sàn đã tăng giá kịch trầ n? (GD 3/3/2017)-Vì sao Thanh tra Chính phủ đề nghị khởi tố hình sự chủ đầu tư Dự án Đại Thanh? (GD 2/3/2017)-Người mua nhà có nguy cơ mất trắng khi chủ đầu tư phá sản? (KTSG 3/3/2017)-Thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội: liệu có khả thi? (KTSG 3/3/2017)-Diễn văn của ông Trump "đẩy" tỷ giá tăng (KTSG 2/3/2017)-Diện tích đất ‘cơi nới’ vẫn được cấp sổ đỏ (BĐS 3/3/2017)-
- Giáo dục: Giáo dục và ước mơ Bill Gates Việt (GD 3/3/2017)-NTL Hương-Chọn nghề như thế nào để khỏi thất nghiệp? (GD 3/3/2017)-Sinh viên chưa tốt nghiệp đã được tuyển dụng với lương tháng 60 triệu đồng (GD 3/3/2017)-Diệt giặc dốt tiếng Anh của người Việt và giấc mơ giáo dục thời 4.0 (GD 1/3/2017)-
- Phản biện: Lập lại trật tự Hồ Tây cần làm quyết liệt như đòi vỉa hè (TVN 2/3/2017)- Phạm Ngọc Tiến-Đòi lại vỉa hè cần làm như cấm đốt pháo, buộc đội mũ bảo hiểm (TVN 2/3/2017)-
- Thư giãn: Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày (VNN 3/3/2017)-Người Hà Nội ăn sáng đắt đỏ bậc nhất thế giới (VNN 3/3/2017)-Bài toán khiến cả nhà học sinh lớp 7 'vò đầu bứt tai' (VNN 3/3/2017)-14 ngôi trường đặc biệt nhất thế giới (VNN 3/3/2017)-YouTubeTV ra đời, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh thêm đau đầu (VNN 3/3/2017)-
KỶ LUẬT MA HAY Ý ĐỒ MỜ ÁM ?
NGUYỄN ĐĂNG QUANG/ BVB 2-3-2017
Trước hết người viết bài này xin nói rõ chính kiến của mình: Việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng (VHH) là đúng nhưng rất chưa đủ, còn quá nhẹ, chỉ như gãi ngứa mà thôi! Ông VHH không xứng đáng làm Bộ trưởng 1 ngày chứ đừng nói đến 3170 ngày liên tục ngồi ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công Thương! Việc ông ta được ưu ái và mặc sức tung hoành ở tất cả các chức vụ quan trọng do Đảng sắp xếp trong suốt 20 năm qua, trách nhiệm chính là của ĐCSVN! Nếu thực sự công minh trong việc xem xét công-tội, ông VHH hoàn toàn đáng bị khai trừ khỏi ĐCSVN và truy tố trước pháp luật bởi những sai phạm và tội lỗi ông ta phạm phải trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp (2006-2011 và 2011-2016) là Ủy viên Trung ương ĐCSVN, Bí thư Ban Cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Công Thương!
Việc đáng nói không phải chuyện ông VHH bị kỷ luật hay không mà là cách xử lý và hình thức kỷ luật ông ta! Vừa qua, 3 cơ quan bao gồm Ban Bí thư ĐCSVN, Quốc hội và Chính phủ ban hành 3 văn bản thi hành kỷ luật ông VHH. Cách xử lý cũng như hình thức kỷ luật đối với ông VHH là rất lạ kỳ và gây ra nhiều nghi hoặc cho công luận! Ngoài hình thức kỷ luật rất kỳ quặc, khó hiểu và khôi hài ra, rất nhiều người nghi ngờ ý đồ và mục đích thực sự đằng sau việc kỷ luật này! Đúng vậy, việc này rất cần được mổ xẻ và làm sáng tỏ!
Ba văn bản kỷ luật ông VHH bao gồm Quyết định của Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN (ngày 2/11/2016) “Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với đồng chí VHH, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương”! Tiếp đến, ngày 21/1/2017, Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 về “Quyết nghị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông VHH”! Và kế đó, ngày 24/1/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 106/QĐ-TTg “Thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông VHH”!
Mọi người ngơ ngác hỏi nhau việc quái gì đang xảy ra thế? Đảng viên VHH khi đương chức là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Công Thương đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, sao không khai trừ thẳng đồng chí này ra khỏi ĐCSVN mà lại áp dụng một hình thức kỷ luật kỳ quặc, chưa từng có tiền lệ, vô cùng phi lý và khó hiểu như vầy? Vậy đâu là lý do thực sự, và có ý đồ mờ ám gì bên trong không? Tôi cho rằng chẳng ai có thể trả lời được các câu hỏi này ngoài những người trong cuộc!
Trước hết, nói về kỷ luật Đảng. Theo ý kiến của rất nhiều đảng viên lớn tuổi, nếu Đảng công minh và thực sự muốn giữ trong sạch mình, việc nhất thiết phải làm là phải khai trừ đảng viên VHH ra khỏi tổ chức của mình! Đây là thượng sách, là cách làm khôn ngoan và có lợi nhất cho Đảng! Nếu chỉ căn cứ vào riêng những sai phạm liệt kê trong quyết định kỷ luật của BBT thôi, thì đảng viên VHH hoàn toàn xứng đáng bị đuổi ra khỏi ĐCSVN! Nhưng không hiểu vì lý do gì, BBT lại đưa ra một hình thức kỷ luật khó hiểu, chẳng giống ai, rất kỳ quặc và khôi hài là “Cách chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với đồng chí VHH”. Đây quả là hình thức kỷ luật lạ lùng và khôi hài nhất từ khi có ĐCSVN đến nay! Tôi nói vậy là vì hình thức kỷ luật này chưa từng có trong lịch sử ĐCSVN. Hình thức kỷ luật này trái với Điều lệ hiện hành của ĐCSVN, nó cũng không hề có trong “Quy định xử lý kỷ luật đảng viên” (Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013) của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN. Chiếu theo Khoản 4 Điều 2 của Quy định 181 này, chỉ có 4 hình thức kỷ luật là: Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức (nếu đảng viên có chức vụ) và Khai trừ. Ngoài 4 hình thức này ra, không có hình thức kỷ luật đảng nào khác! Tôi tra cứu mãi để tìm xem có hình thức kỷ luật ngoại lệ nào không, chẳng hạn “cách chức hay tước bỏ chức vụ cũ” mà một đảng viên đã từng giữ, nhưng chịu, không tìm thấy trong bất cứ một văn bản nào của Đảng! Vậy, hình thức kỷ luật “cách cái chức vụ” mà ông VHH không còn nắm giữ nữa và thực tế đã chuyển giao cho người khác từ 6 tháng trước, thì có đúng không? Câu trả lời là không! Không chỉ không đúng mà nó rất kỳ cục và khôi hài nữa! Xin hỏi, ông VHH có 2 nhiệm kỳ liên tiếp làm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương (2007-2011 và 2011-2016), cớ sao chỉ “cách chức phân nửa chức vụ” nói trên của ông ta thôi? Lý do thực sự của việc này là gì vậy?
Không thể nói quyết định kỷ luật đối với ông VHH của BBT nói trên là chưa thấu đáo, bởi đây là quyết định tập thể “với sự nhất trí 100% của 10 bộ óc trí tuệ” bao gồm những chuyên gia lão luyện về công tác xây dựng Đảng cũng như về công tác tổ chức, lý luận và thanh kiểm tra của ĐCSVN! Quyết định này được đưa ra sau nhiều lần bàn thảo kỹ lưỡng, và sau hơn nửa năm cân nhắc, mổ xẻ thận trọng, lựa chọn kỹ từng câu, từng chữ một! Không ai có thể nói rõ ý đồ thực sự đằng sau Quyết định ngày 2/11/2016 của BBT là gì, và có thể giải thích tại sao văn bản này thận trọng đến vậy mà lại có thể trái với Điều lệ của Đảng, vi phạm Quy định số 181-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN. Không một ai có thể lý giải được điều này ngoại trừ chính những người trong cuộc!
Bây giờ nói về kỷ luật chính quyền. Cho đến nay, nhà nước ta chưa hề ban hành bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào về việc xử lý kỷ luật đối với công viên chức nhà nước khi họ đã nghỉ hưu! Và chắc cũng không một quốc gia nào trên thế giới lại ban hành văn bản loại này cả! Nhưng để thực hiện chủ trương và quyết định của Đảng là phải “Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông VHH”, nên người đứng đầu 2 cơ quan Lập pháp và Hành pháp buộc phải ra văn bản để thi hành ý kiến chỉ đạo nói trên của Đảng, mặc cho hình thức kỷ luật này không dựa trên cơ sở một văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực nào! Ngày 21/1/2017, Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 của Quốc hội, và ngày 24/1/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/QĐ-TTg của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật hành chính đối với ông VHH. Cả 2 văn bản này của Quốc hội và Chính phủ đều đưa ra hình thức kỷ luật giống nhau từng câu, từng chữ, đó là “Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng”! Ngoài hình thức kỷ luật chưa hề có tiền lệ như đã nói, người viết bài này đang rất băn khoăn về tính pháp lý và hiệu lực của 2 văn bản nói trên, vì một khi đã “xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông VHH” thì cũng có nghĩa là xóa luôn hiệu lực mọi văn bản hành chính (bao gồm Thông tư, Chỉ thị, Quyết định, v.v...) mà ông VHH đã ký ban hành trong nhiệm kỳ đó trên tư cách là Bộ trưởng Bộ Công Thương! Như vậy, phải chăng Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng thời cũng xóa hết trách nhiệm về các sai phạm và tội lỗi mà ông VHH đã phạm phải trong nhiệm kỳ 2011-2016 hay sao? Nếu quả như vậy thì 3 văn bản kỷ luật ông VHH nói trên chẳng khác nào như một cái ô pháp lý, một cái phao cứu sinh giúp ông VHH thoát khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc sẽ vô tội nếu ông ta bị khởi tố trước pháp luật! Đây là vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị, ẩn chứa nhiều hệ quả khó lường, rất cần các chuyên gia luật pháp nghiên cứu, phân tích và mổ xẻ một cách kỹ càng!
Ngoài ra, người viết bài này xin được nói thêm: HIến pháp hiện hành (Hiến pháp 2013) không có điều khoản nào cho phép Chủ tịch Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm được quyền xóa tư cách ĐBQH hay xóa tư cách Bộ trưởng thuộc nhiệm kỳ trước (tức nguyên ĐBQH hay nguyên Bộ trưởng)! Do vậy, xét về góc độ pháp lý thuần túy, thì Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 14 và Quyết định số 106/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 là vi hiến! Một khi phát hiện một văn bản vi hiến hoặc trái pháp luật, thì nhất thiết phải thu hồi văn bản đó càng sớm càng tốt! Nếu không thu hồi, thì có thể sẽ có nhiều văn bản kỷ luật tương tự được ban hành với ý đồ cứu các quan chức đã về hưu hoăc đã chuyển công tác khác, mà trước đấy ở vị trí cũ, họ vi phạm kỷ luật hoặc pháp luật, chẳng hạn như “Xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông...” hay “Xóa tư cách nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ngài...”, hoặc ngay cả là “Xóa tư cách nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đối với đồng chí...”, v.v và v.v..!
Người xưa có câu: “Pháp luật tứ chương, đạo tặc đa hữu!” (Luật pháp bủa giăng, trộm cướp càng nhiều!). Song ngày nay có người nói một cách hài ước nhưng rất chí lý rằng: “Luật pháp ngày nay là để cho người ta vi phạm một cách hợp pháp!”. Phải chăng xã hội nước ta hiện tại lại như thế này sao?
Hà Nội, ngày 2/3/2017.
N.Đ.Q (Tác giả gửi BVB)
----------/
(*) -Tài liệu tham khảo:
1/. “Trò khỉ kết thúc năm rõ khỉ” (Gs-Ts Hoàng Xuân Phú)https://anhbasam.wordpress.com/2017/02/17/11-677-tro-khi-ket-thuc-nam-ro-khi/2/http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/31165802-quyet-dinh-ky-luat-ban-can-su-dang-bo-cong-thuong-va-dong-chi-vu-huy-hoang.html3/http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc hoi.aspx?ItemID=325754/http://datafile.chinhphu.vn/file-remote v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2017/01/106.signed.pdf
KỶ LUẬT QUAN CHỨC 'DÍNH FORMOSA' CÓ MA MỊ ĐƯỢC DÂN ?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 3-3-2017
Đã hoàn tất từ trước?
Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố bản kết luận về một số quan chức sai phạm nghiêm trọng về trách nhiệm liên quan đến vụ Formosa, ở Việt Nam đã xuất hiện dư luận cho rằng kết luận này thực ra “về cơ bản đã hoàn tất từ trước”, nhưng nay mới đưa ra là để xoa dịu các cuộc biểu tình liên tục của nạn nhân miền Trung.
Dường như bản kết luận trên cũng là một trong những phương án được đảng chuẩn bị sẵn để “cùng tắc biến” – nếu Hà Tĩnh và Nghệ An cứ nhất quyết “âm mưu bạo loạn” – thì sẽ bắt buộc phải “thí tốt”.
Luồng dư luận trên tỏ ra có cơ sở. Vào giữa năm 2016 khi nạn cá chết và cả người chết đã lan rộng khắp 4 tỉnh miền Trung, công luận đã bức bối yêu cầu đảng và chính phủ phải nghiêm trị những quan chức liên quan trực tiếp đến quá trình cấp phép cho Formosa và xả thải của Formosa. Trong đó đặc biệt là những cái tên như ông Võ Kim Cự trong thời gian giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010); ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường…
Nhưng bất chấp bị công luận lên án dữ dội, Võ Kim Cự – nhân vật đã cố tình vượt quyền để cấp phép cho Formosa thuê đất đến 70 năm và dù bị cả báo chí nhà nước không ít lần nêu tên – đã chẳng hề hấn gì.
Tương tự một kiểu thỏa thuận bí mật không hề được công bố giữa Chính phủ Việt Nam với Formosa để đổi lấy “bồi thường 500 triệu USD”, giới quan chức chính phủ mà ai cũng hiểu đứng đằng sau là giới đảng đã quay lưng trước các yêu cầu xử lý bức bối đối với quan chức sai phạm.
Những bằng chứng quay lưng
Từ tháng Tư năm 2016 đến nay, có quá nhiều bằng chứng về thái độ giả dối của giới quan chức từ trung ương đến địa phương về việc “sẽ làm sạch biển và ổn định đời sống cho ngư dân.”
Một bằng chứng rất rõ ràng về thái độ sẵn sàng quay lưng đối với nạn nhân môi trường là vào tháng 9/2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành một quyết định đền bù với định mức trả treo chỉ bằng 1-2 ngày ra biển của ngư dân, và cũng chỉ đền bù sáu tháng. Ngay khi đó, những ngư dân đã phải nhận phần gạo “hỗ trợ” mốc xanh của địa phương lập tức gầm lên: Vậy sau sáu tháng ấy chúng tôi sẽ sống bằng gì?
Một khi những người dân dù gần cạn dự trữ trong gia đình nhưng đã thẳng thừng quay lưng với định mức chỉ có ý nghĩa bố thí của chính quyền, những gì được tuyên giáo gọi là “lòng tin” vào “chính phủ liêm chính – kiến tạo – hành động” của Thủ tướng Phúc chỉ còn là tưởng tượng và núi lửa lâu ngày trầm nén bắt đầu phun trào.
Khi phong trào biểu tình của ngư dân – Giáo dân miền Trung nổ ra từ giữa năm 2016 và nhanh chóng vọt lên đến vài ba chục ngàn người, có lẽ chính quyền mới cuống cuồng lo sợ. Nói gì thì nói, đây chính là cái nôi của “Xô Viết Nghệ Tĩnh” năm nào. Trong sử Việt, tất cả những cuộc cách mạng khởi nguồn từ miền Trung đều mang một chỉ báo cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh chế độ cầm quyền.
‘Thí’
Ở Việt Nam chẳng có gì là tự nhiên. Càng chẳng phải vô cớ mà cuối cùng đảng mới chịu đem những “con tốt” Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai ra “thí”.
Nhưng “thí” mà chỉ “thi hành kỷ luật đảng” thì cũng như không. Sau hàng loạt cú bay thẳng sang trời Tây của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, kể cả Đại tá công an – Tổng biên tập báo Petrotimes là Nguyễn Như Phong bị đảng coi là “trở cờ”, gần như làn sóng “ly đảng” đã hình thành khá chắc chắn trong những đảng viên trung và cả cao cấp.
Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai rất có thể cũng nằm trong khuynh hướng vừa nêu.
Số người này, trong khi đã tích góp đủ tài sản để “ăn ba đời không hết”, chỉ còn mang mục tiêu làm sao bảo vệ được khối tài sản khổng lồ của mình và bảo toàn sinh mạng, còn cái hậu bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thậm chí bị khai trừ đảng chỉ là “chuyện nhỏ”.
Nhưng chuyện lớn hơn nhiều lại đã được khởi nguồn từ chuyến “kiểm tra công trình Formosa” ngay sau khi xảy ra vụ cá chết, một chuyến đi đầy ắp dấu hiệu che chắn của ông Nguyễn Phú Trọng.
Và sau đó tràn lan tin đồn về vụ xả thải Formosa còn liên quan đến trách nhiệm của ít nhất ba ủy viên Bộ Chính trị khác.
Lại có dư luận cho rằng Hà Tĩnh là tỉnh có đến 14 ủy viên Trung ương khóa 12, còn là quê cha đất tổ của cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nên mọi chuyện mới “êm”.
Nhưng lòng dân thì làm sao có thể êm được! Nhất là biển chết, người thất nghiệp và cái đói cứ cận kề mỗi bữa ăn…
Phép thử đối đầu và hiện thực khốn quẫn
Còn ai có thể tin vào hứa hẹn của Thủ tướng Phúc sẽ “đền bù hết 500 triệu USD cho ngư dân”?, khi cho tới nay số tiền bồi thường còm cõi ấy vẫn chưa được bất cứ cơ quan chính quyền nào minh bạch đã chi cho ai và chi bao nhiêu. Hay một phần, và thói thường là một phần lớn trong số đó, sẽ được các bộ ngành, chính quyền địa phương rút lại để từ đó sẽ phát sinh vô số nhũng nhiễu và nạn tham nhũng trên đầu hàng trăm ngàn người dân sắp không còn gì để ăn?
Không những không đối thoại với nạn nhân môi trường, đảng còn cố “thử đối đầu” với dân.
Cuộc đàn áp tàn bạo của công an Nghệ An đối với Giáo dân Song Ngọc tuần hành khiếu kiện vào “ngày lễ máu” 14 tháng Hai năm 2017, đặc trưng bởi thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay người”, còn hơn giọt nước tràn ly.
Trong khi rất nhiều Giáo dân bị công an dùng lựu đạn cay và dùi cui tấn công thì như một hiệu lệnh ngầm, những trang dư luận viên giật tít “Linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo Giáo dân ném đá trọng thương Giám đốc công an tỉnh Nghệ An”, cùng tấm hình một người không rõ mặt với vết nứt toang hoác đọng máu đen trên trán. Những dư luận viên sắt máu này còn đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn Giáo dân” và “phải bắt giam ngay Linh mục Nguyễn Đình Thục”…
Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu”, người dân đã phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những Giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh. Cho đến tận bây giờ, Giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn không hề xuất hiện để công luận được chứng kiến ông bị “ném đá đến trọng thương” như thế nào.
Rõ ràng, cuộc đàn áp mang tính thăm dò của đảng đã thất bại về hiệu ứng dư luận và truyền thông. Càng đàn áp lại càng khiến phản ứng của giáo dân bùng nổ.
Hiện thực khốn quẫn, quá khốn quẫn. Giờ đây, cho dù đảng có mang Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai ra xử lý hình sự cùng án tù cho số này, phần lớn hậu quả vụ “cá chết Formosa” vẫn còn sừng sững. Cá vẫn chết và biển vẫn đầy đe dọa tính mạng con người, quá nhiều thuyền tàu vẫn nằm bờ và ngư dân vẫn treo niêu, ngay cả tiền được xem là “hỗ trợ”, “bồi thường” cho ngư dân cũng mới chỉ nhỏ giọt và chưa hề được minh bạch…
Một lần bất tín vạn lần bất tín. Nguy cơ hàng đoàn ngư dân đói kém bỗng nổi dậy chống đối chính quyền là rất cận kề.
P.C.D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét